Tiếp Cận Theo Lý Thuyết Tương Tác Biểu Tượng Và Biểu Tượng Trong Nghi Lễ.


lực [dynamistic], trực tiếp hay gián tiếp, và tích cực [positive] hay tiêu cực [negative] (điều cấm kỵ). Van Gennep tập trung chủ yếu vào những nghi lễ phân ly sum họp trong trật tự của chúng. Ông chỉ ra những nghi lễ mang tính bảo vệ [protective rites] và tính sinh sản [fertility rites] trong nghi lễ chuyển đổi. Để kết hôn là vượt qua từ nhóm của những đứa trẻ hoặc tuổi thiếu niên để bước vào nhóm trưởng thành, chuyển từ thị tộc này sang thị tộc khác, từ gia đình này sang gia đình khác, từ làng này sang làng khác. Sự phân ly của cá nhân từ những nhóm này làm họ yếu đi nhưng được làm mạnh lên khi họ gia nhập vào nhóm khác.

Các nghi thức mang ý nghĩa“sum họp” [corporation] là một bữa ăn chung sau khi nhà trai nộp tiền cưới hoặc nhà gái nộp của hồi môn, một bữa ăn chung không liên quan đến điều kiện kinh tế, hay sự tham dự tập thể trong một nghi thức thiên về tôn giáo [essentially religious ceremony]. Trong số những nghi lễ sum họp có thể chia nghi lễ nào mang ý nghĩa cá nhân và nghi lễ nào kết hợp hai người trẻ với nhau: đưa hoặc trao đổi thắt lưng, vòng tay, nhẫn hoặc quần áo, buộc người này với người kia bằng sợi dây, gợi nên lòng yêu thương nhau bằng vài cách (thắt chặt tay nhau, đan tay nhau, hôn, ôm, cụng đầu nhau, ngồi lên nhau, nằm lên nhau), sử dụng vài thứ của người kia (sữa, trầu, thuốc lá, dụng cụ làm việc); tặng người kia đồ ăn hoặc thức uống, ăn cùng nhau; gói một mẫu vải hay khăn trùm đầu; ngồi cùng một chỗ, uống máu của nhau, cùng ăn một loại thức ăn hay chung một đĩa, uống chung một thức uống, xoa bóp nhau, làm dấu thánh [xức dầu thánh – anointing] (bằng máu hay đất sét), tắm cho nhau, và đi vào nhà mới…Đó là những nghi lễ thiêng về sự hòa hợp.

Giai đoạn chuyển tiếp (đính hôn) có hoặc không có ý nghĩa giới tính. Trong thời gian đã đính hôn, đôi nam nữ vẫn chưa được phép quan hệ tính giao, con cái được sinh ra trong thời gian này sẽ không được xã hội thừa nhận, cho dù chắc chắn là đôi nam nữ sẽ cưới nhau.

Nghiên cứu lễ cưới của nhiều dân tộc, Van Gennep đưa ra kết luận lễ cưới ở những dân tộc tương tự nhau, chỉ khác nhau ở chi tiết, và dường như dễ hiểu nếu chúng ta biết rằng mục đích của nghi lễ là hòa nhập người “lạ” (stranger – thành


viên mới) vào cộng đồng. Sau lễ cưới, người chồng đến sống ở gia đình nhà vợ hoặc người vợ sống ở gia đình nhà chồng, trong mỗi trường hợp, đôi hôn phối này phải tham dự vào những thực hành nghi lễ linh thiêng để trở thành thành viên trong gia đình.

Tang lễ: Tang lễ được xem là nghi lễ thiên về sự phân ly. Tang lễ bao gồm những nghi thức đưa người chết gia nhập vào thế giới người chết. Tang lễ ở những dân tộc khác nhau thì khác nhau. Mặt khác tang lễ còn tùy vào giới tính, tuổi, địa vị xã hội của người chết. Tang lễ càng phức tạp hơn nếu như người đó có những quan niệm khác nhau, hay trái ngược nhau về thế giới sau khi chết – tất cả những điều này được phản ánh trong nghi lễ. Lễ tang bao gồm những nghi thức mang tính tiêu cực (điều cấm kỵ) với mục đích cách ly người chết khỏi xã hội người sống, thân thể người chết được đặt trong trạng thái linh thiêng và tinh khiết. Trong suốt thời gian người sống để tang, người chết ở trong tình trạng giữa thế giới người sống và người chết. Người chết sẽ trở về thế giới bên kia sớm hay không tùy thuộc mức độ quyến luyến của người thân, người thân càng ít thể hiện sự quyến luyến người chết, người chết càng sớm siêu thoát. Việc để tang được dựa trên cấp bậc dòng họ, thân tộc (họ cha, họ mẹ, hai họ). Những đàn ông góa vợ, đàn bà góa chồng có thể thuộc về thế giới đặc biệt trong thời gian dài, và họ chỉ thoát khỏi tình trạng này thông qua nghi thức thích hợp. Phụ nữ chết khi đang mang thai linh hồn khó siêu thoát. Trong thời gian chịu tang phải tránh mặc những trang phục sặc sỡ. Những điều cấm đoán trong thời gian để tang được xem là nghi lễ tái hòa nhập vào cuộc sống xã hội, tương tự như nghi lễ tái hòa nhập đối với người nhập đạo. Cái chết của người có địa vị đứng đầu xã hội sẽ làm ngưng trệ các hoạt động xã hội. Nếu người đó là lãnh đạo quốc gia (tù trưởng, thủ tướng, chủ tịch…) qua đời sẽ có quốc tang [public mourning], có những ngày nghỉ.

Những nghi lễ chuyển đổi khác: Nghi lễ liên quan đến tóc, những nghi lễ cho điều đầu tiên (Lễ động thổ, khánh thành, mang thai và sinh con lần đầu tiên, cắt tóc lần đầu, mọc cái răng đầu tiên, lần đầu ăn thức ăn rắn, bước đi đầu tiên, lần kinh nguyệt đầu tiên


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Những nghi lễ gắn liền với sự thay đổi của năm, mùa hoặc tháng. Lễ tha thứ [forgiving]

Nghi lễ chuyển đổi còn được tìm thấy trong những nghi thức giao mùa

Nghi Lễ Chuyển Đổi Của Người Hoa Quảng Đông Ở Thành Phố Hồ Chí Minh Hiện Nay - 7

Nghi lễ chuyển đổi của một ngày liên quan đến sự qua đi của một ngày, chu kỳ hàng ngày của mặt trời.

Mục đích của tất cả những nghi lễ trên làm động- thực vật sinh sôi nảy nở, làm màu mỡ đất đai, cây cối đơm hoa kết trái. Một số nghi lễ tổ chức khi chuẩn bị đi săn hay đánh bắt cá, nghi thức mở rộng totem, và một vài phương diện nghi lễ cho chiến tranh, hôn lễ.

Khảo sát tất cả những nghi lễ trên, Van Gennep đưa ra kết luận: Một cá nhân được đặt ở nhiều bộ phận khác nhau của xã hội, đồng đại và lịch đại. Để chuyển từ phân loại này sang phân loại khác và để gia nhập vào những bộ phận [section] khác nhau, bản thân người đó từ khi mới sinh ra đến khi chết đi phải trải qua những nghi thức khác nhau về hình thức nhưng giống nhau về chức năng. Đôi khi cá nhân ấy phải đứng một mình, tách rời tất cả các nhóm, hay cá nhân là thành viên của một nhóm đặc biệt nào đó, cách ly với những thành viên khác. Hai cách phân chia cơ bản nhất là đặc trưng của tất cả những xã hội không coi trọng thời gian và địa điểm: sự phân cách giới tính là giữa đàn ông và đàn bà, sự phân cách ma thuật – tôn giáo là giữa thế tục và linh thiêng. Tuy nhiên, đối với những nhóm đặc biệt – hội tôn giáo, thị tộc totem, đẳng cấp, nhóm nghề nghiệp – chỉ xuất hiện trong vài xã hội.

Cuộc sống là một chuỗi nối tiếp được thêm vào những sự kiện đặc biệt và tạm thời như mang thai, bệnh tật, những hiểm nguy, những chuyến đi dài… Mục đích giống nhau dẫn đến hình thức hoạt động giống nhau. Đối với tập thể cũng như cá nhân, bản thân cuộc sống nghĩa là để phân ly và hội tụ, để thay đổi hình thức và điều kiện, để chết và được tái sinh. Nó là để hành động và dừng lại, để chờ đợi và nghỉ ngơi, và sau đó bắt đầu hành động lại nhưng theo cách khác. Luôn có những ngưỡng mới phải vượt qua: ngưỡng của mùa hè và mùa đông, của một mùa hay một năm, của một tháng hay một đêm, ngưỡng của sinh, thời niên thiếu, trưởng thành và già đi, ngưỡng của cái chết và ngưỡng của cuộc sống vị lai.


Dựa vào sự phân chia và mô tả các nghi lễ của van Gennep, chúng tôi có thể nhận diện được những nghi lễ nào trong đời sống của người Hoa Quảng Đông là nghi lễ chuyển đổi. Tuy nhiên, chủ thể nghiên cứu của van Gennep là các bộ tộc ở châu Phi, có bối cảnh văn hóa khác với chủ thể mà chúng tôi nghiên cứu nên các nghi lễ mà chúng tôi nghiên cứu sẽ có tên gọi, nội dung, cấu trúc, chức năng không hoàn toàn giống với những nghi lễ mà van Gennep đề cập.

1.3.2.Tiếp cận theo lý thuyết chức năng

Phân tích xã hội bằng phương pháp chức năng là đánh giá các thiết chế xã hội về mặt vai trò mà chúng đóng trong đời sống xã hội. Thuyết Chức năng đạt tới vị trí thống trị và được chấp nhận như là lý luận của xã hội học hiện đại trong Xã hội học Mỹ sau Thế chiến II. Nửa đầu thế kỷ XX, Malinowski và Radcliffe-Brown được xem là những người lập nên trường phái Chức năng trong Nhân học. Tư tưởng cơ bản của Chức năng luận là bất kỳ một hệ thống ổn định nào cũng bao gồm những bộ phận khác nhau nhưng có liên hệ với nhau, chúng cùng nhau vận hành để tạo nên cái toàn bộ, tạo nên sự ổn định hệ thống. Có thể hiểu được một bộ phận trong hệ thống khi hiểu được cái cách mà nó đóng góp vào sự vận hành của hệ thống. Sự đóng góp vào việc vận hành ổn định của hệ thống được gọi là chức năng. Các bộ phận có tầm quan trọng chức năng khác nhau đối với hệ thống [8: 3].

Các lý thuyết gia Chức năng dùng ba định nghĩa khác nhau về khái niệm chức năng [37 : 51-52]:

1. Định nghĩa thứ nhất hiểu “chức năng” theo một nghĩa có vẻ toán học. Mọi tập tục đều có tương quan với tất cả những tập tục khác trong cộng đồng, vì vậy mỗi tập tục quy định tình trạng của những tập tục kia.

2. Định nghĩa thứ hai, do Malinowski sử dụng, được rút ra từ sinh lý học. Chức năng của các tập tục là để thỏa mãn những nhu cầu sinh học chủ yếu của cá nhân thông qua phương tiện văn hóa.

3. Định nghĩa thứ ba do Radcliffe-Brown lấy từ quan điểm của Durkheim. Chức năng của mỗi tập tục là vai trò mà nó nắm giữ trong việc duy trì sự toàn vẹn của hệ thống xã hội.


Theo Radcliffe-Brown, phân tích chức năng đối với một hiện tượng xã hội là tìm kiếm xem nó có đóng góp gì vào việc duy trì liên kết của xã hội [8: 4]. Chức năng của một tập quán xã hội đặc thù là sự đóng góp của nó cho toàn bộ đời sống xã hội như là sự vận hành của toàn thể hệ thống xã hội.

Đối với Malinowski, bất kỳ văn hóa của cộng đồng nào trong tiến trình phát triển của nó đều tạo ra một hệ thống cân bằng, ổn định, trong đó mỗi bộ phận đều thực hiện chức năng của nó. Nếu triệt tiêu một yếu tố quan trọng nào đó trong văn hóa thì toàn bộ hệ thống văn hóa tộc người sẽ lâm vào tình trạng suy thoái và hủy hoại [37: 46]

Phân tích chức năng của nghi lễ chuyển đổi là phân tích các phương thức tác động của nghi lễ trong xã hội bao gồm: chức năng tâm lý, chức năng xã hội, chức năng văn hóa - giáo dục. Tất cả các nghi lễ đều có đầy đủ những chức năng này nhưng tùy từng nghi lễ, chức năng này sẽ nổi trội còn chức năng kia lại mờ nhạt.

1.3.3. Tiếp cận theo lý thuyết tương tác biểu tượng và biểu tượng trong nghi lễ.

Những năm 70 của thế kỷ XX là thời hoàng kim của “Nhân học biểu tượng”, ngành khoa học “liên kết và giải thích về các sự kiện thông qua biểu tượng luận với các cấu trúc xã hội và các sự kiện xã hội trong những điều kiện cụ thể” (Raymond Firth) [36: 65] hay “Nhân học biểu tượng đề cập đến văn hóa như một thực thể có tính độc lập tương đối, là một hệ thống ý nghĩa mà qua đó các nhà nhân học muốn tạo ra để giải mã và diễn dịch các biểu tượng và các nghi lễ trọng tâm” [36: 59] (Spencer, 1996, tr.535-539). Có thể hiểu hướng tiếp cận của Nhân học biểu tượng là một nỗ lực hiểu được vai trò của những biểu tượng trong đời sống và văn hóa con người [15: 3]. Những nhà nhân học biểu tượng tiêu biểu: Clifford Geertz, Victor Turner, David Schneider, Mary Douglas. [78: 2]

Trong một bài viết có sức thuyết phục “Religion as a Cultural System” [Tôn giáo như một hệ thống văn hóa] (1966), Clifford Geertz là người đầu tiên tiếp cận hướng nghiên cứu biểu tượng. Ông xem “biểu tượng được dùng để chỉ bất cứ thứ gì làm dấu hiệu cho biết một điều hoặc một người khác…” [6: 312], và “biểu tượng


như một loại phương tiện của văn hóa, các biểu tượng chuyển tải ý nghĩa và thông tin mà con người nhìn thấy, nhận thức và suy nghĩ về thế giới của họ. ( …) văn hóa không đóng khung trong tiềm thức của từng cá nhân đơn lẻ mà bao gồm một tập hợp hệ thống các biểu tượng thể hiện thế giới quan về nhận thức, đặc tính, giá trị…” [18: 60] và “chỉ khi chúng ta so sánh tinh tế hành động mang tính biểu tượng với hành động tâm lý và xã hội mà chúng ta có được thì chúng ta mới có thể đương đầu một cách hiệu quả với những lĩnh vực của đời sống xã hội và tâm lý trong đó tôn giáo (hoặc nghệ thuật, khoa học hay tư tưởng) đóng một vai trò quyết định” [61: 46] và biểu tượng hướng dẫn hành động. Văn hóa là một hệ thống nhận thức có kế thừa, được diễn đạt dưới những hình thức biểu tượng và nhờ hệ thống biểu tượng này con người giao tiếp với nhau, duy trì và phát triển tri thức và hành vi trong cuộc sống (được Geertz chỉ ra trong quyển “Sự giải thích của văn hóa”). Nhiệm vụ của nhà nhân học là giải thích ý nghĩa biểu tượng của các nền văn hóa. Geertz giải thích rằng thế giới biểu tượng được sử dụng như là phương tiện chuyển tải những ý niệm của con người. Những biểu tượng cho nhà nhân học biết được tộc người đó nhận thức về thế giới như thế nào. Khái niệm của biểu tượng là ý nghĩa của biểu tượng. Đối với Geertz “trò đá gà là chìa khóa biểu tượng đối với nhân cách người Bali, bởi vì đó là nghi lễ để người Bali biểu hiện những giá trị của mình”. Ông cho rằng nhà nhân học cần quan sát sự phân tầng xã hội người Bali trong tổ chức cộng đồng dân cư ở trong và chung quanh khu vực trò đá gà. [35: 721]

Victor Turner nghiên cứu cộng đồng người Ndembu ở Zambia theo hướng tiếp cận ý nghĩa biểu tượng trong nghi lễ Nkang a - lễ thành đinh của thiếu nữ. Victor Turner “không coi các biểu tượng như những khuôn mẫu có chứa những đặc tính và nhận thức xã hội mà là một cách điều khiển tiến trình xã hội. Turner căn cứ vào đó để trả lời các câu hỏi: bản chất thực tế của các biểu tượng là gì? Chúng ảnh hưởng đến tiến trình xã hội ra sao? Turner có xu hướng tập trung vào những vấn đề mâu thuẫn và xung đột nội tại của xã hội. Ông coi các biểu tượng và hành động biểu tượng có ý nghĩa quan trọng là duy trì và thống nhất xã hội”. [18: 60] Nói cách khác, biểu tượng chung của cộng đồng là phương tiện để các thành viên hiểu và


tăng cường tình đoàn kết giữa các thành viên với nhau. Đó là lý do tại sao ông thấy rằng những biểu tượng nghi lễ ẩn chứa những biểu tượng cốt yếu vượt xa khả năng vốn có của nó. Chức năng của những biểu tượng không chỉ thể hiện một giá trị hay niềm tin mà việc sử dụng chúng cũng có ảnh hưởng đến cá nhân một cách sâu sắc. Vì thế Turner cho rằng những biểu tượng chính trong nghi lễ có khả năng và có thể sử dụng để kết nối những điều đã biết và những điều chưa biết. Thực chất, những hành động nghi lễ và những biểu tượng nghi lễ thường có liên quan đến ý tưởng thanh tao và trở nên hiển nhiên trong suốt tiến trình nghi lễ. Những biểu tượng được sử dụng riêng lẽ nhưng cũng có khi được dùng trong mối liên kết với những biểu tượng khác. Dù những biểu tượng linh thiêng hay thế tục đều có ý nghĩa nhất định trong cấu trúc văn hóa. Nó có khả năng biến một khái niệm thành hiện thực, để nói lên điều gì đó mà không cần ngôn từ và để bày tỏ cảm xúc của con người. Hiểu được ý nghĩa đằng sau những hành vi mang tính biểu tượng và chính những biểu tượng cho phép chúng ta đi vào bản chất của thế giới và thấy rằng điều gì quan trọng và có ý nghĩa. Victor Turner đã sử dụng “nghi lễ và biểu tượng như một chìa khóa để tìm hiểu cấu trúc và tiến trình xã hội” [36: 74]

David Schneider nhấn mạnh văn hóa như một “hệ thống của những biểu tượng và ý nghĩa” mà qua đó có thể thấu hiểu được “bản chất của thế giới” (Schneider 1977:64). Theo Schneider (1980:5), sự quy củ của hành vi không nhất thiết là “văn hóa” và văn hóa cũng không thể được luận ra từ tính quy củ của hành

vi. Schneider quan tâm đến những mối liên hệ giữa những biểu tượng văn hóa và những sự kiện có thể quan sát được và cố gắng xác định những biểu tượng và ý nghĩa chi phối những luật lệ của một xã hội (Keesing 1974:81). Schneider khác với Geertz do ông không quan tâm nhiều đến văn hóa của cuộc sống thường nhật. Ông định nghĩa một hệ thống văn hóa như là “một chuỗi của những biểu tượng” mà mỗi biểu tượng là “điều gì đó đại diện cho điều khác” (1980:1) [105]

Mary Douglas nghiên cứu xã hội của người châu Phi trong “Natural Symbols” [Những biểu tượng tự nhiên] (1970) đã đưa ra mối quan hệ chặt chẽ giữa nghi lễ, tư tưởng, biểu tượng và tổ chức xã hội. Douglas tin rằng các biểu trưng


được chia sẻ thúc đẩy sự đoàn kết xã hội và cung cấp các cơ chế cho sự kiểm soát xã hội. Mary Douglas cho rằng “chủ nghĩa Tượng trưng cơ thể là một phần của kho tàng biểu tượng chung, mang cảm xúc sâu sắc do trải nghiệm của cá nhân. Nhưng các nghi lễ rút ra một cách có chọn lọc từ kho tàng biểu tượng chung này…”. [35: 678]

Trong “Symbols: Public and Private” [Những biểu tượng: Công khai và riêng tư] [36], Raymond Firth cho rằng “những gì nổi bật trong bối cảnh xã hội đương thời, được lưu hành rộng rãi theo quan điểm về tính tượng trưng, và công khai, thường được sử dụng như một biểu tượng để mô tả về những đồ vật, những con người, những hành động, những mối quan hệ về các mối quan tâm của công chúng”[36: 66]. Đối với Raymon Firth, những sự việc trong đời sống từ những sản phẩm hàng hóa, một công cụ sản xuất, một loài động vật, một hoạt động ngoại giao, một môn thể thao, một công trình kiến trúc… đến một nghi lễ, một sự kiện, một hành động… đều có thể trở thành biểu tượng trong một bối cảnh cụ thể. Như gấu trúc khổng lồ quý hiếm làm biểu tượng của Quỹ động vật hoang dã thế giới. Cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Nixon và Thiên hoàng Nhật Bản năm 1971 là “một hành động biểu tượng mang tính cốt lõi”… Một mục sư được cho là “biểu tượng” của nhà thờ. Thiên hoàng Nhật Bản là “biểu tượng quốc gia và sự thống nhất của nhân dân”…Con người không chỉ sống với biểu tượng, nhưng con người còn sắp đặt và bộc lộ bản chất thông qua chính những biểu tượng của anh ta. [36: 65-77]. Theo Raymond Firth “các nhà nhân học đã quan sát xem những biểu tượng gì được con người sử dụng thực sự, họ nói gì về những biểu tượng ấy, trong tình huống nào những biểu tượng sẽ bộc lộ ra và sự phản ứng với chúng”. [36: 74]

Những nhà Nhân học biểu tượng có hướng tiếp cận biểu tượng khác nhau nhưng trong luận án này chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu biểu tượng trong nghi lễ của Victor Turner để xác định được biểu tượng là gì, cấu trúc và thuộc tính biểu tượng có được qua những nguồn nào, các phương pháp thu thập ý nghĩa của các biểu tượng cùng những cấp độ phân tích ý nghĩa đó. Theo Victor Turner “Biểu tượng là những sự vật, hành động, các mối quan hệ, hiện tượng, điệu bộ và

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/11/2022