Sự Nghiệp Sáng Tác Của Nguyễn Bắc Sơn

NỘI DUNG

Chương 1

KHÁI QUÁT VỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ VÀ SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN BẮC SƠN

1.1. Khái quát về nghệ thuật tự sự

1.1.1. Lịch sử nghiên cứu

Hội thảo tự sự học đầu tiên ở nước ta (2001- khoa văn, ĐHSPHN) và sau đó là việc xuất bản công trình Tự sự học - một số vấn đề lí luận và lịch sử (Nxb. ĐHSP, 2003) dường như đã góp phần chính danh trong tiếng Việt tên gọi một chuyên ngành nghiên cứu văn học quan trọng ở Âu - Mĩ, chuyên ngành Tự sự học - Narratology.

Tự sự học là một lĩnh vực tri thức rộng lớn, có lịch sử lâu đời. Tuy chủ nghĩa cấu trúc và tiền thân của nó là trường phái hình thức Nga đã làm cho lý thuyết tự sự trở thành một học vấn có hệ thống chặt chẽ, nhưng kiến thức về tự sự đã không ngừng được khám phá từ xưa đến nay.

Tự sự học vốn là một nhánh của thi pháp học hiện đại, nghiên cứu cấu trúc của văn bản tự sự và các vấn đề liên quan, hay nói cách khác là nghiên cứu đặc điểm nghệ thuật trần thuật của văn bản tự sự nhằm tìm một cách đọc. Tên gọi Tự sự học - Narratology, Narratologie, là do nhà nghiên cứu Pháp gốc Bungari Tezvetan Todorov đề xuất năm 1969, trong sách Ngữ pháp “Chuyện mười ngày”. Cái mà Todorov gọi là ngữ pháp ở đây chính là kết cấu tự sự của tác phẩm. Thực ra nghiên cứu cấu trúc tự sự là một truyền thống lâu đời trong văn học phương Tây. Hoàn toàn có thể xem Thi pháp học của Aristotle là một trong những khởi đầu của truyền thống đó. Trong quá trình phát triển, nó đã khẳng định vai trò quan trọng của mình trong ngành tự sự học, trong khoa văn học và trong các khoa học nhân văn; là một bộ môn nghiên cứu liên ngành, có tính quốc tế.

Bản chất của tự sự ngày nay được hiểu là một sự truyền đạt thông tin, là quá trình phát ra đơn phương trong quá trình giao tiếp, văn bản tự sự là cụm thông tin được phát ra, và tự sự có thể thực hiện bằng nhiều phương thức, con đường. Song trong các hình thức tự sự, có thể nói tự sự trong văn học là phức tạp nhất và là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của tự sự học. Nó không chỉ có trong truyện ngắn, tiểu thuyết mà còn có trong thơ, kịch.

Lý thuyết tự sự ngày càng được quan tâm hơn trên phạm vi thế giới bởi nó là công cụ cơ bản nhất, sắc bén nhất để giúp ta có thể đi sâu vào các lĩnh vực nghiên cứu điện ảnh, giao tiếp, phương tiện truyền thông, nghiên cứu văn hóa. Lý thuyết tự sự có thể coi như một bộ phận không thể thiếu trong hành trang nghiên cứu văn học ngày nay. Nó là một bộ phận cấu thành của hệ hình lí luận hiện đại.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Tự sự học hiện đại cho thấy rõ vai trò của chủ thể trong trần thuật khi phân biệt kể cái gì và kể như thế nào. Lần đầu tiên nó làm cho người trần thuật vô hình vốn ít được người ta chú ý phân tích, được hiện ra như là một hệ thống biểu đạt. Lý thuyết tự sự cũng chỉ ra kết cấu của các tầng bậc trần thuật và theo đó xuất hiện các kiểu người trần thuật khác nhau. Lý thuyết tự sự hiện đại đã nêu ra các khái niệm về góc nhìn, điểm nhìn…điều đó giúp phân tích, nhận dạng hình thức tự sự. Tự sự học hiện đại có thể được chia làm ba thời kì: tự sự học trước chủ nghĩa cấu trúc, tự sự học cấu trúc chủ nghĩa và tự sự học hậu cấu trúc chủ nghĩa.

Trước cấu trúc chủ nghĩa, tự sự học nghiên cứu các thành phần và chức năng của tự sự. B.Tomasepxi, năm 1925, đã nghiên cứu các yếu tố và đơn vị của tự sự. V.Shklovski chia truyện thành hai lớp: chất liệu và hình thức. V.Propp nghiên cứu cấu trúc và chức năng tự sự trong truyện cổ tích (1928). Từ những năm 20 của thế kỉ trước, Bakhtin đã nghiên cứu mối quan hệ giữa tác giả và nhân vật, ngôn từ trần thuật và tính đối thoại của nó. Họ trở thành những người mở đường cho tự sự học hiện đại. Ở phương Tây, với sáng tác của Flaubert ở thế kỉ XIX, cũng như sáng tác của Henry James (Mĩ) và M.Proust (Pháp) ở đầu thế kỉ XX, người ta đã biết rằng trong tiểu thuyết sự kiện không phải là cái quan trọng nhất, mà quan trọng nhất là ý thức, là phản ánh tâm lí của nhân vật đối với sự kiện, từ đó người ta quan tâm tới “trung tâm ý thức”, chi tiết trong tiểu thuyết phải lọc qua trung tâm ý thức của nhân vật mới bộc lộ ý nghĩa. Từ đó, các vấn đề điểm nhìn, dòng ý thức được đặc biệt quan tâm với Percy Lubock (1921), K.Friedemann (1910). Về sau các vấn đề này còn được phát triển bởi một loạt tác giả Âu, Mĩ khác như J.Pouillon, A.Tate, CI.Brooks, T.Todorov, G.Gennette… Những tìm tòi này gắn với ý thức về kĩ thuật của tiểu thuyết.

Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn - 3

Giai đoạn thứ hai của lí thuyết tự sự là chủ nghĩa cấu trúc, đi tìm mô hình cho hình thức tự sự, mở đầu với công trình Dẫn luận phân tích tác phẩm tự sự của R.Barthes năm 1968 và “S/Z” năm 1970 (tác phẩm này đã bắt đầu chuyển sang hậu

cấu trúc chủ nghĩa); T.Todorov có tác phẩm Ngữ pháp “Chuyện mười ngày”… Sơ khởi của quan niệm này là hình thái học truyện cổ tích của Propp, tiếp theo là nghiên cứu cấu trúc thần thoại của Claude Levi-Strauss và mô hình hành vi ngôn ngữ của Roman Jakobson. Đặc điểm của lí thuyết tự sự chủ nghĩa cấu trúc là lấy ngôn ngữ học làm hình mẫu, xem tự sự học là sự mở rộng của cú pháp học, còn trữ tình là sự mở rộng của ẩn dụ. Todorov xem nhân vật như danh từ, tình tiết là động từ, trong chủ nghĩa hiện thực thì tình tiết thuộc thức chủ động, còn trong thần thoại là thuộc thức bị động… A.J.Greimas vận dụng sự đối lập trục liên kết và trục lựa chọn để nghiên cứu cấu trúc tự sự. G.Genette tuyên bố mỗi câu chuyện là sự mở rộng của một câu - chủ yếu là vị ngữ động từ vì ông sử dụng tràn lan các thuật ngữ ngôn ngữ học. R.Barthes cũng tán thành quan điểm đó. Mục đích của chủ nghĩa cấu trúc là nghiên cứu bản chất ngôn ngữ, bản chất ngữ pháp của tự sự nhằm tìm một cách đọc tự sự mà không cần đối chiếu giản đơn tác phẩm tự sự với hiện thực khách quan. Mặc dù không phủ nhận được mối quan hệ văn học với đời sống, nhưng họ đã góp phần làm sáng tỏ bản chất biểu đạt và giao tiếp của tự sự. Song sự lạm dụng mô hình ngôn ngữ học đã làm cho tự sự học gặp khó khăn, và chính Todorov cũng vấp phải thất bại, bởi ông chỉ quan tâm ngữ pháp tự sự hơn là văn bản tự sự.

Giai đoạn thứ ba của tự sự học là gắn liền với kí hiệu học, một bộ môn quan tâm tới các phương thức biểu đạt ý nghĩa khác nhau, lấy văn bản làm cơ sở (Jean - Claude Coquet). Ở đây, hình thức tự sự là phương tiện biểu đạt ý nghĩa của tác phẩm. Tư tưởng này gắn với việc phân tích ý thức hệ của M.Bakhtin. Các tác giả như Iu.Lotman, B.Uspenski, cũng theo hướng này, nhìn thấy đằng sau điểm nhìn một lập trường quan điểm xã hội thẩm mĩ nhất định. Đặc điểm của lý thuyết tự sự hiện nay, tuy cũng coi trọng phân tích hình thức nhưng không tán thành việc sao phỏng giản đơn các mô hình ngôn ngữ học mà đi theo kí hiệu học và siêu kí hiệu học. Pierre Macherey, nhà mácxít Pháp cho rằng bất cứ sự đồng nhất nào giữa phê bình văn học với ngôn ngữ học đều sẽ thất bại, bởi nó bỏ qua vai trò tác động của hình thái ý thức, còn Iu.Lotman cho rằng thông tin ngôn ngữ là thông tin phi văn bản, mà điểm xuất phát của văn bản lại chính là chỗ bất cập của ngôn ngữ khiến nó trở thành văn bản. Nếu văn bản trở về với ý nghĩa của ngôn ngữ học thì có nghĩa là sự sụp đổ của văn hóa. Như thế lý thuyết tự sự phải gắn với chức năng nhận thức và giao tiếp.

Tổng quan quá trình phát triển của lý thuyết tự sự, nhà lí luận tự sự Mĩ Gerald Prince chia làm ba nhóm theo ba loại hình. Nhóm một là những nhà tự sự học chịu ảnh hưởng của các nhà hình thức chủ nghĩa Nga như V.Propp, trong số này có Greimas, ông đã giản lược số chức năng của Propp xuống tới con số 20 và làm nổi bật lôgic tự sự. Các tác giả như Todovov, Barthes, Remak, Norman Friedman, Northrop Frye, Etienne Souriau…, mỗi người một cách, chú ý tới cấu trúc của câu chuyện được kể, đi tìm mẫu cổ của tự sự, chức năng của biến cố và quy luật của tổ hợp, lôgic phát triển và loại hình cốt truyện… Khi cực đoan nhất họ cho rằng tác phẩm tự sự không chi phối bởi chất liệu. Một câu chuyện có thể kể bằng văn học, điện ảnh, ba lê, hội họa…đều được, do đó bỏ qua hoặc không đi sâu vào đặc trưng biểu đạt của chất liệu. Nhóm thứ hai lấy G.Genette làm tiêu biểu đã xem nguồn gốc của tự sự là dùng ngôn ngữ nói hay viết mà biểu đạt, cho nên vai trò của người trần thuật được coi là quan trọng nhất. Họ chú ý lớp ngôn từ của người trần thuật với các yếu tố cơ bản như điểm nhìn, giọng điệu… Đây là nhóm đông nhất thu hút nhiều nhà nghiên cứu như Dolezel, Micke Bal. Nhóm thứ ba đại diện là Gerald Prince và Seymour Chatman, họ coi trọng phương pháp nghiên cứu tổng thể, hay dung hợp. J.Culler cũng thuộc phái này, ông coi trọng cả cấu trúc sự kiện lẫn cấu trúc lời văn. Nghiên cứu tự sự đang là một xu thế có nhiều triển vọng trong lý luận văn học và có ý nghĩa văn hóa rộng lớn.

1.1.2. Khái niệm nghệ thuật tự sự

Trong Từ điển tự sự học (University of Nebraska Press xuất bản 1987), mục từ Narratology của Gerand Prince có hai định nghĩa:

Định nghĩa 1: Lí thuyết về tác phẩm tự sự ra đời dưới ảnh hưởng của Chủ nghĩa cấu trúc. Narratology nghiên cứu hình thức, quy luật vận động, tính chất của các tác phẩm tự sự với các chất liệu khác nhau, nghiên cứu năng lực tự sự của chủ thể sản sinh và đối tượng tiếp nhận tác phẩm tự sự. Các bình diện mà nó tìm hiểu bao gồm “nội dung câu chuyện” “hình thức trần thuật” cùng mối quan hệ giữa hai cái đó.

Định nghĩa 2: Nghiên cứu tác phẩm tự sự trong tính cách là một biểu đạt văn tự đối với sự kiện câu chuyện (tiêu biểu là G.Genette). Trong nghĩa hạn định này, narratology không quan tâm bản thân câu chuyện, mà tập trung sự chú ý vào thoại ngữ tự sự.

Như vậy có thể thấy, Narratology trong định nghĩa thứ nhất chính là một lí luận tổng quát liên quan đến mọi tác phẩm tự sự trong một trọn vẹn chỉnh thể và quá trình. Chúng ta có thể hiểu bao quát rằng, mọi tác phẩm tự sự ở đây là chỉ tất cả các loại hình và dạng thức tự sự, cho dù là tự sự trên/bằng/với chất liệu/phương tiện nào chứ không chỉ là ngôn từ lời nói. Nó cũng nghiên cứu hai đầu của cái quá trình giao tiếp tự sự đó - chủ thể sản sinh tự sự và kẻ tiếp nhận tự sự. Đó không chỉ là hình ảnh một người nói/viết và bên kia, hình ảnh người đọc/người nghe. Tất cả các tác phẩm tự sự đều vật chất hoá thành một dạng “văn bản” bởi những chủ thể tác giả tồn tại/hiển hiện trên những cấp độ bao hàm nhau “kể” cho những đối tượng thụ nhận cũng tồn tại /hiển hiện trên những cấp độ bao hàm tương ứng một “câu chuyện”.

Narratology trong định nghĩa thứ hai có một sở chỉ hạn định hơn. Nó nghiên cứu văn học tự sự ( tiểu thuyết, truyện kể là thực liệu điển hình). Thậm chí nó còn tiếp tục giới hạn sự quan tâm trong phạm vi hình thức biểu đạt câu chuyện bằng lời văn tự. Ở đây nhắc đến G. Genette như là đại diện tiêu biểu của khuynh hướng tự sự học này. Ta đều biết tác phẩm đại biểu của Gérard Genette là Thoại ngữ tự sự (Discours du recit. Seuil, 1972. J.E.Lewin dịch ra tiếng Anh Narrative Discourse. Ithaca: Cornell Univ. Press, 1980). Trong đó Genette đề xuất khái niệm ngữ thái, phân xuất thoại ngữ trần thuật và hành động trần thuật từ cái thực thể mà chẳng hạn Mieke Bal (Hà Lan) cũng gọi bằng tiếng Pháp là văn bản tự sự (texte narratif). Những tác phẩm tự sự bằng/trên chất liệu khác dĩ nhiên không liên quan đến khái niệm ngữ thái của Genette.

Tự sự học hiện đại cố gắng khu biệt narrative và naration như là khu biệt giữa “chuyện kể ra” “hoạt động kể chuyện”. Người ta giả định rằng mọi chuyện trên đời cho tới trước lúc được kể nên lời là cứ tồn tại trong trạng thái “vốn thế”. Và những sự - việc tồn tại “vốn thế” đó không phải là narrative (tạm gọi là truyện kể, hoặc chuyện kể - trong cách nói “chuyện kể rằng...”) mà là story (tạm gọi là chuyện, câu chuyện, trong cách nói “có một câu chuyện...”). Các học giả Trung Quốc gọi cái này là “cố sự” (với nghĩa “chuyện đã xảy ra” - nhấn mạnh yếu tố “cố” (tạm lấy đầu đề Cố sự tân biên dịch theo cách của Trương Chính - Chuyện cũ viết lại để minh hoạ cho ý này). Sau khi ta thuật ra/kể nên “chuyện đã xảy ra” đó thì mới có kết quả hiện trình narrative, tức là một câu chuyện do hình tượng một người trần thuật

hướng về độc - thính giả từ một góc độ nào đó, tồn tại trong một kết cấu ngôn từ nhất định. Công việc đó trở nên có khả năng chính là nhờ hoạt động naration. Chung quy, naration dịch thành “thuật kể/trần thuật/kể chuyện” chỉ hoạt động, còn narrative dịch thành “tự sự/ truyện kể”, chỉ kết quả của hoạt động narration, cái kết quả “chuyện kể ra” hoặc nói chính xác hơn “chuyện có được nhờ kể, chuyện nhờ kể mà nên”. Vì nói “câu chuyện” sợ người ta vẫn nghĩ đến “chuyện đã xảy ra” chưa từng kể đến chứ không phải là những “chuyện xưa kể rằng” - sản phẩm thường thấy trong nền văn hoá đọc. Thế nhưng, những rào đón như thế này thường cũng khó mà tự mình kín kẽ. Ta hoàn toàn có thể cật vấn rằng, vậy làm thế nào để biết đến những “cố sự ” đó? Huống hồ có cho đó là “sự cố” hay không lại còn là một chuyện khác. Làm thế nào để biết đó là những sự - việc tồn tại “vốn thế” (sự - việc dưới “dạng bản lai chân diện mục”) trong “thực tế hiện thực”. Cái “câu chuyện/story/histoire/cố sự” theo nghĩa này phải được hiểu là những kết cấu sự kiện có tính cách “khách quan” chưa từng kinh qua bất cứ biểu thuật nào và vì thế không chịu bất cứ ảnh hưởng của một lập trường quan điểm hay sự “nhào nặn” của hình thức biểu thuật. Trên thực tế những câu chuyện ta đọc được, nghe được không thể còn có “tính khách quan” giả tưởng đó được nữa. Tự sự học giải cấu trúc dường như muốn đi đến cùng trong vấn đề này. Các nhà tự sự học giải cấu trúc cho rằng chúng ta (cả độc giả lẫn nhà viết truyện) chỉ có thể tiếp xúc với câu chuyện thông qua thoại ngữ tự sự đã sản sinh nên nó. Họ cho rằng tự sự học giả định sự kiện tồn tại trước thoại ngữ nói về hoặc biểu đạt chúng. Vì vậy đã kiến lập nên một trật tự tầng bậc. Thế nhưng tác phẩm tự sự trong quá trình vận tác thường lật nhào trật tự đó. Các tác phẩm tự sự không phải là biểu đạt sự kiện như là biểu đạt sự thực đã biết, mà là biểu đạt chúng như là sản vật của sức mạnh hay yêu cầu của thoại ngữ.

Lí thuyết tự sự học hiện đại lần đầu tiên cho người ta thấy sự phức tạp của cấu trúc tự sự. Nó quan tâm đến nhiều vấn đề khác nhau của tác phẩm.

Tác giả không bao giờ hiện diện trong tác phẩm như là một người kể, người phát ngôn, mà chỉ xuất hiện như là một tác giả hàm ẩn, một cái “Tôi” thứ hai của nhà văn, với tư cách là người mang hệ thống quan niệm và giá trị trong tác phẩm. Tác giả thực sự xuất hiện chỉ như người ghi, người sao lục lời kể hoặc là người nghe trộm người kể. Người trần thuật là kẻ được sáng tạo ra để mang lời kể. Và hành vi trần

thuật là hành vi của người trần thuật đó mà sản phẩm là văn bản tự sự. Người trần thuật trong văn bản văn học là một hiện tượng nghệ thuật phức tạp nhất mà ngôi kể chỉ là hình thức biểu hiện ước lệ. Người trần thuật vốn không có gì là ngôi kể, mà chỉ là chủ thể kể. Sự khác biệt của “ngôi thứ nhất”, “ngôi thứ ba” chỉ là khác nhau về mức độ bộc lộ và ẩn dấu của người trần thuật mà thôi. Sự ẩn dấu của ngôi kể thứ ba làm cho nó gần như là vô nhân xưng. Ngôi kể là yếu tố tạo thành tiếng nói, giọng điệu. Điều quan trọng nữa là kể theo điểm nhìn nào. Đây là vấn đề tiêu cự trần thuật làm phân biệt các hình thức tự sự khác nhau.

Ý thức chủ thể tự sự cũng là một hiện tượng phức tạp, nhiều tầng, bao gồm tác giả hàm ẩn, người trần thuật (có thể nhiều vai) và nhân vật (có thể nhiều người). Từ đó, cấu trúc tự sự có nhiều tiếng nói, nhiều giọng điệu, có tính đối thoại, một vấn đề đã được M.Bakhtin nêu lên.

Lí thuyết tự sự hiện đại lần đầu tiên làm cho người trần thuật vô hình vốn ít được người ta chú ý phân tích, được hiện ra như một hệ thống biểu đạt. Nó cho người ta thấy người trần thuật đã can dự vào tiến trình tự sự như thế nào, từ hình thức đến bình luận.

Lí thuyết tự sự đã chỉ ra kết cấu và tầng bậc trần thuật, mà người trần thuật ở bậc càng cao thì càng xuất hiện sau. Nhiệm vụ của nó là cung cấp, giới thiệu người trần thuật ở bậc thấp, phân biệt trần thuật chính, trần thuật phụ, siêu tự sự (super narative) là biện pháp che giấu tính hư cấu và do đó, gia tăng khả năng hư cấu cho tiểu thuyết. Tự sự càng phát triển thì siêu tự sự cũng phát triển theo, xuất hiện các kiểu người trần thuật khác nhau.

Lí thuyết tự sự cho thấy rõ sự biến dạng thời gian bằng các biện pháp rút gọn, tỉnh lược, kéo dài, dừng lại, lặp lại và các hình thức đổi thay tính liên tục của sự kiện. Từ đó nó giúp quan sát cụ thể cơ chế của nghệ thuật tự sự.

Lí thuyết tự sự học hiện đại đã nêu ra vấn đề phương vị hay nói cách khác là góc nhìn (narrative perspective) với điểm nhìn, tiêu cự trần thuật với mô hình trần thuật. Nó cũng nghiên cứu sâu về hành vi ngôn ngữ tự sự và các hình thức của nó. Bao gồm việc phân loại các cách chuyển thuật ngôn ngữ người khác, như trực tiếp, gián tiếp tự do, các hình thức độc thoại nội tâm, dòng ý thức. Tự sự học gắn chặt với phong cách học tiểu thuyết. Ngày nay người ta không thể nghiên cứu phong cách học

tiểu thuyết mà bỏ qua các vấn đề của tự sự học. Tự sự học hiện đại đang tiếp tục nghiên cứu cấu trúc tình tiết, đơn vị cơ bản của tự sự, các kiểu tổ hợp tình tiết, loại hình hóa cốt truyện.

Như vậy nghiên cứu tự sự học có ý nghĩa văn hóa rộng lớn. Nó mở ra khả năng nghiên cứu truyền thống tự sự trong mỗi nền văn học. Nó cho ta thấy không chỉ là kĩ thuật trần thuật của các thể loại, các nhà văn, mà còn cho ta thấy cả truyền thống văn hóa ở đằng sau nó. Nó cho ta thấy cả ưu điểm và chỗ yếu của các truyền thống văn học, từ đó có cái nhìn sâu sắc và toàn diện về truyền thống văn học ấy.

1.2. Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Bắc Sơn

1.2.1. Vài nét về tiểu sử Nguyễn Bắc Sơn

Nhà văn Nguyễn Bắc Sơn có tên khai sinh Nguyễn Công Bác. Sinh năm 1941. Quê quán : Hữu Bằng, Thạch Thất, Hà Nội. Sinh ra ở Nam Định, kháng chiến chống Pháp, gia đình ông tản cư lên Phú Thọ, ở xã Tân Phong, huyện Hạ Hòa. Ở đây ngay từ tuổi thiếu niên, ông đã tham gia đoàn thiếu nhi nghệ thuật Lưu Hữu Phước, trong trại Thiếu nhi Bác Hồ, biểu diễn múa hát phục vụ kháng chiến. Năm 1955, ông trở về Hà Nội, tốt nghiệp đại học Sư phạm năm 1962 trở thành thầy giáo dạy Văn trường THPT Hoàn Kiếm trong 10 năm. Ông kể, hồi còn học phổ thông, cũng đã từng ấp ủ mộng văn chương vì cũng có chút năng khiếu, nhưng rồi theo thời gian, cái mộng văn chương ấy cũng tắt ngấm. Năm 1972 ông vào bộ đội, tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, từ năm 1981 đến 1992 ông là phó hiệu trưởng trường Chu văn An danh tiếng, được bổ nhiệm làm hiệu trưởng nhưng ông từ chối sau đó vui vẻ về làm trưởng phòng quản lý báo chí, xuất bản của sở Văn hoá thông tin Hà Nội, bởi vì: “Nghề báo chí xuất bản, gắn với sách vở chữ nghĩa” là niềm đam mê từ lâu của ông. Chính trong quãng thời gian 10 năm ở Sở Văn hoá thông tin Hà Nội, ông đã đến với thực tế đời sống, cọ sát và va đập đến tận cùng với cuộc đời của một anh công chức ngành văn hoá, chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng trong tiến trình đổi mới của đất nước. Cơ chế thị trường đang xuất hiện, nhiều giá trị bị đảo lộn, đời sống con người, tư duy và bản lĩnh cũng phải đổi thay chóng mặt để thích ứng với thời cuộc, vì thế có biết bao bi kịch đau đớn trong cái đời sống phức tạp ấy. Nguyễn Bắc Sơn đã sống đến tận cùng cuộc sống đang sở hữu, làm việc hết mình và tích lũy vốn sống hết mình.

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 26/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí