Nghề sửa chữa thiết bị điện công nghiệp - 1

bộ lao động - thương binh và xã hội

Tổng cục dạy nghề

Dự án Giáo dục Kỹ thuật và Dạy nghề (VTEP)


Logo


Sách hướng dẫn giáo viên


Môn học: vẽ điện Mã số: CIE 01 11 00

Nghề sửa chữa thiết bị

điện công nghiệp

Trình độ lành nghề


Hà Nội - 2007



(Mặt sau trang bìa)


Tuyên bố bản quyền :


Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình Cho nên các nguồn thông tin có thể được

phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo .


Mọi mục đích khác có ý đồ lệch lạc hoặc

sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

Tổng Cục Dạy nghề sẽ làm mọi cách để bảo vệ bản quyền của mình.


Tổng Cục Dạy Nghề cám ơn và hoan nghênh các thông tin giúp cho chúng tôI sửa chữa,hiệu đính và hoàn thiện tốt hơn tàI liệu này.


Địa chỉ liên hệ:


Dự án giáo dục kỹ thuật và nghề nghiệp Tiểu Ban Phát triển Chương trình Học liệu

................



Mã tài liệu


Mã quốc tế ISBN : ......

Lời tựa


(Vài nét giới thiệu xuất xứ của chương trình và tài liệu)


Tài liệu này là một trong các kết quả của Dự án GDKT-DN ..


(Tóm tắt nội dung của Dự án)


(Vài nét giới thiệu quá trình hình thành tài liệu và các thành phần tham gia)


(Lời cảm ơn các cơ quan liên quan, các đơn vị và cá nhân đã tham gia )


(Giới thiệu tài liệu và thực trạng)


Sách hướng dẫn giáo viên là tài liệu hướng dẫn giảng dạy cho từng mô đun/môn học trong hệ thống mô đun và môn học đào tạo cho

nghề Sửa chữa thiết bị điện công nghiệp ở cấp trình độ lành nghề

Các thông tin trong tài liệu có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức các bài dạy cho mô

đun/môn học một cách hợp lý. Giáo viên vẫn có thể thay đổi hoặc điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình đào tạo .

Đây là tài liệu thử nghiệm sẽ được hoàn chỉnh để trở thành Sách hướng dẫn giáo viên chính thức trong hệ thống dạy nghề.


Hà nội, ngày ...... tháng...... năm.... Giám đốc Dự án quốc gia

Môc lôc


TT

Nội dung

TRAN

G

1

Lời tựa ................................................................................................

3

2

Môc lôc...............................................................................................

4

3

Giới thiệu về môn học.......................................................................

5

4

Các hình thức day và học..................................................................

7

5

Các nguồn lực cần thiết cho môn học ............................................

8

6

Bài 1: Khái niệm chung về bản vẽ điện ..........................................

10

7

Bài 2: Vẽ các ký hiệu qui ước dùng trong vẽ điện .........................

13

8

Bài 3: Vẽ sơ đồ điện ..........................................................................

24

9

Kế hoạch và cách thức đánh giá kết quả học tập môn học ..........

60

10

Tài liệu tham khảo.............................................................................

61

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 68 trang tài liệu này.

Nghề sửa chữa thiết bị điện công nghiệp - 1

Giới thiệu về mô đun


Vị trí, ý nghĩa, vai trò môn học:


Vẽ điện là một trong những môn học cơ sở thuộc nhóm nghề điện - điện tử dân dụng và công nghiệp. Môn học này có ý nghĩa bổ trợ cần thiết cho các mô đun/ môn học chuyên môn khác. Sau khi học tập môn học này, học viên có đủ kiến thức cơ sở để đọc, phân tích và thực hiện các bản vẽ, sơ đồ điện chuyên ngành để học tập tiếp các mô đun/ môn học chuyên mộn như: Máy điện, Cung cấp điện, Kỹ thuật lắp đặt điện, Trang bị điện 1, Trang bị

điện 2...


Môn học này phải được học ngay ở học kỳ đầu tiên song song với các môn học Điện kỹ thuật, An toàn lao động...


Mục tiêu của môn học:


Sau khi hoàn tất môn học này, học viên có năng lực:


Vận dụng các nguyên tắc, tiêu chuẩn qui ước của vẽ điện để đọc, phân tích các sơ đồ

điện thuộc các lĩnh vực như : chiếu sáng, cung cấp điện, trang bị điện, điện tử dân dụng và công nghiệp... Thực hiện hoàn chỉnh các dạng bản vẽ trên theo yêu cầu cho trước.


Mục tiêu thực hiện của môn học:


Học xong môn học này, học viên có năng lực:


Vẽ và nhận dạng được các ký hiệu điện, các ký hiệu mặt bằng xây dựng trên bản vẽ điện theo Vit nam (TCVN) và Tiêu chuẩn IEC (International Electrotechnical Commission).


Thực hiện bản vẽ điện theo TCVN và IEC.

Vẽ, đọc được các bản vẽ điện chiếu sáng; bản vẽ lắp đặt điện; cung cấp điện; sơ đồ mạch điện tử ...


Phân tích được các bản vẽ điện để thi công đúng như thiết kế.

Dự trù được khối lượng vật tư cần thiết phục vụ quá trình thi công.

Đề ra phương án thi công phù hợp, thi công đúng với thiết kế kỹ thuật.

Nội dung chính của môn học


a. Các ký hiệu điện, ký hiệu mặt bằng xây dựng.


b. Các nguyên tắc cơ bản để vẽ và đọc một bản vẽ điện.


c. Các tiêu chuẩn qui ước được dùng trong bản vẽ.


d. Ký hiệu điện theo TCVN 1613 - 75 đến TCVN 1639 - 75, ký hiệu mặt bằng xây dựng theo tiêu chuẩn TCVN 185 - 74.


e. Nguyên tắc trình bày bản vẽ theo IEC.


f. Các nguyên tắc để chuyển đổi từ sơ đồ nguyên lý sang sơ đồ nối dây và ngược lại.


g. Cách phân tích sơ đồ đơn tuyến để dự trù vật tư và đề xuất phương án thi công.


Môn học này bao gồm 3 bài học sau: Bài 1: Khái niệm chung về bản vẽ điện.

Bài 2: Vẽ các ký hiệu qui ước dùng trong bản vẽ điện. Bài 3: Vẽ sơ đồ điện.

Các hình thức dạy - học chính trong môn học

Hoạt động học tập trên lớp về:


Khái niệm về bản vẽ điện, qui tắc bắt buộc để thực hiện một bản vẽ điện.

Các tiêu chuẩn dùng trong vẽ điện.

Các ký hiệu qui ước về chiếu sáng, máy điện, cung cấp điên, điện tử...

Các dạng sơ đồ điện, qui tắc chuyển đổi qua lại giữa các dạng sơ đồ với nhau.

Dự trù vật tư và vạch phương án thi công hệ thống điện dân dụng, điện công nghiệp.


Hoạt động tự nghiên cứu các tài liệu liên quan đến lĩnh vực vẽ điện.


Hoạt động giải bài tập về:


Nhận dạng các loại ký hiệu điện ứng với từng dạng sơ đồ khác nhau.

Vẽ các sơ đồ hệ thống điện theo yêu cầu cho trước.

Lập dự trù vật tư và vạch phương án thi công theo bản vẽ và điều kiện cho trước.


Hoạt động khảo sát thực tế về:


Vẽ lại sơ đồ điện của phòng học, xưởng học, hệ thống điện sẵn có.

Phân tích ưu nhược điểm và đề xuất phương án cải tiến khả thi cho các sơ đồ trên.

các nguồn lực cần thiết cho môn học


Vật liệu:


Giấy vẽ các loại.

Một số bản vẽ mẫu.


Dụng cụ và trang thiết bị:


Dụng cụ vẽ các loại.

Bàn vẽ kỹ thuật.

Mô hình hệ thống cung cấp điện cho một căn hộ/một xưởng công nghiệp.

Mô hình các mạch điện, mạng điện cơ bản.

Một số khí cụ điện: cầu dao, cầu chì, các loại công tắc, các loại đèn điện, một số linh kiện điện tử...

Học liệu:

- Hướng dẫn môn học Vẽ điện (MG).

- Giáo trình lý thuyết.

- Phiếu thực hành.

- Bộ ngân hàng bài tập và câu hỏi trắc nghiệm.

- Giáo trình Vẽ điện, Lê Công Thành, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM - 1998.

- Tiêu chuẩn nhà nước: Ký hiệu điện; Ký hiệu xây dựng.

- Các tạp chí về điện.

Các nguồn lực khác

- Phòng học lý thuyết chuyên môn.

- PC.

- Phần mềm chuyên dùng.

- Projector.

- Overhead.

- Máy chiếu vật thể ba chiều.

Xem tất cả 68 trang.

Ngày đăng: 24/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí