1.3 Các nhân tố ảnh hưởng nghiệp
đến hiệu quả quản lý tài chính của doanh
uq
1.3.1 Các nhân tố chủ quan
1.3.1.1. Hình thức doanh nghiệp
Loại hình tổ chức của doanh nghiệp cũng có ảnh hưởng đến việc quản
lý tài chính của doanh nghiệp. Hiện nay, nghiệp chủ yếu sau:
Doanh nghiệp Nhà nước
Có thể bạn quan tâm!
- Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại Công ty Cổ phần may II Hưng Yên - 1
- Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại Công ty Cổ phần may II Hưng Yên - 2
- Sự Hình Thành Và Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần May Ii Hưng Yên
- 1: Biểu Đồ Cơ Cấu Tài Sản Giai Đoạn 20072009
- Sự Biến Động Về Quy Mô Và Cơ Cấu Nguồn Vốn.
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
Công ty cổ phần
Công ty trách nhiệm hữu hạn
Doanh nghiệp tư nhân
ở nước ta có các loại hình doanh
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
1.3.1.2. Đặc điểm kinh tế kĩ thuật của ngành kinh doanh
Mỗi ngành kinh doanh có đặc điểm về nhau, được thể hiện như sau:
Ảnh hưởng của tính chất ngành kinh doanh
mặt kinh tế
và kĩ thuật khác
Ảnh hưởng này thể
hiện trong thành phần và cơ
cấu vốn kinh doanh
của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới quy mô của vốn sản xuất kinh doanh cũng như tỷ lệ thích ứng để hình thành và sử dụng chúng, do đó ảnh hưởng tới tốc độ luân chuyển vốn và phương pháp đầu tư.
Ảnh hưởng của chu kỳ kinh doanh
Chu kỳ kinh doanh có ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng vốn và doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Những doanh nghiệp có chu kỳ ngắn thì nhu cầu vốn
lưu động giữa các thời kỳ thường không có biến động lớn, doanh thu cũng
khá ổn định nên tạo được sự cân bằng giữa thu chi cũng như việc bảo đảm nguồn vốn kinh doanh. Những doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm có
chu kỳ dài phải sử dụng một lượng vốn tương đối lớn nên nhu cầu vốn lưu động trong năm thường có biến động lớn. Những doanh nghiệp này thường gặp khó khăn về việc luân chuyển vốn, chi trả những khoản chi phí và trong việc thanh toán. Do vậy, doanh nghiệp cần tổ chức, quản lý nguồn tài chính
của mình sao cho đảm bảo được sự nguồn vốn của doanh nghiệp mình.
1.3.2 Các nhân tố khách quan
1.3.2.1 Sự ổn định của nền kinh tế
cân bằng thu chi cũng như
đảm bảo
Nền kinh tế ổn định tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của
doanh nghiệp. Sự ổn định của nền kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến mức doanh thu và nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Khi nền kinh tế có biến động có thể gây nên những rủi ro trong kinh doanh ảnh hưởng đến các khoản chi phí về đầu tư, chi phí vốn, tiền thuê nhà xưởng, máy móc thiết bị…
1.3.2.2 Ảnh hưởng của giá cả thị trường, lãi suất và tiền thuế
Giá cả thị trường bao gồm giá cả đầu vào và giá sản phẩm của doanh nghiệp đều có ảnh hưởng đến mức doanh thu và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Sự tăng hay giảm lãi suất cũng ảnh hưởng đến chi phí tài chính và các hình thức huy động vốn. Ngoài ra, việc tăng hay giảm thuế có ảnh hưởng đến khả năng đầu tư và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
1.3.2.3 Tiến bộ khoa học kĩ thuật
Sự tiến bộ khoa học kĩ thuật đòi hỏi doanh nghiệp phải ra sức cải tiến công nghệ, giảm chi phí nhằm tạo ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường. Doanh nghiệp có thể vận dụng khoa học kĩ thuật làm vũ khí cạnh tranh cho sản phẩm của mình hoặc ứng dụng khoa học kĩ thuật vào quản lý tài chính để đưa ra những quyết định đầu tư kịp thời.
1.3.2.4 Chính sách kinh tế và tài chính của Nhà nước đối với doanh nghiệp
Các doanh nghiệp đều hoạt động dưới sự quản lý của Nhà nước, chịu sự chi phối của các chính sách kinh tế, tài chính do Nhà nước đặt ra. Trong
nền kinh tế hiện nay, doanh nghiệp được Nhà nước tạo điều kiện kinh
doanh, tự chủ về mặt tài chính và tự chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Nhà nước đưa ra nhiều chính sách đầu tư, chính sách thuế, chính sách xuất nhập khẩu… nhằm khuyến khích doanh nghiệp kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực. Đây là vấn đề tác động lớn tới chính sách tài chính của doanh nghiệp.
1.4 Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính
1.4.1 Quản lý và sử dụng vốn:
1.4.1.1 Về việc quản lý vốn
* Đối với vốn lưu động:
Công ty cần có những biện pháp để quản lý vốn lưu động một cách
hiệu quả: lập kế hoạch nguồn vốn lưu động hàng quý, năm để xác định rõ số vốn lưu động sử dụng, so sánh với các quý, năm trước để lập hạn mức vốn lưu động cụ thể.
Các nhà quản lý công ty cần tích cực tìm kiếm và mở rộng thị trường vốn lưu động.
* Đối với vốn cố định:
Quản lý việc sử dưỡng đúng thời hạn.
dụng và khấu hao tài sản cố
định, kiểm tra và bảo
Đưa ra những quyết định thận trọng về việc đầu tư tài sản cố định mới vào sản xuất.
Bộ phận phụ trách việc thi công các công trình để mở rộng quy mô sản
xuất cần tập trung giám sát, chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ nhằm đưa công trình vào hoạt động sớm, thu hồi chi phí nhanh hơn.
1.4.1.2 Về việc sử dụng vốn
* Đối với vốn lưu động:
Xác định đúng đắn phương hướng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kết hợp ngành có chu kỳ sản xuất dài và ngành có chu kỳ sản xuất ngắn để khắc phục tính chất mùa vụ trong quá trình sử dụng vốn.
Không ngừng cải tiến và áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm rút ngắn chu kỳ sản xuất kinh doanh.
Không ngừng nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập, tiết kiệm vốn, giảm lượng vốn chiếm dụng trên một đơn vị sản phẩm.
Giảm đến mức tối cần thiết vốn dự trữ cho sản xuất, tổ chức lưu thông
hàng hóa một cách nhanh nhất, làm cho vốn không bị ứ đọng, thanh toán kịp thời các khoản nợ, giảm bớt các khoản chiếm dụng vốn.
* Đối với vốn cố định:
Đầu tư, trang bị đồng bộ, tập trung dứt điểm.
Trong đầu tư xây dựng cơ bản phải điều tra quy hoạch, thiết kế đầy đủ không lãng phí vốn.
Rút ngắn thời gian thi công, nhanh chóng đưa công trình vào hoạt động để thu hồi vốn.
Khai thác tối đa công suất và thời gian làm việc của tài sản cố định.
Thực hiện chế độ kiểm tra theo định kỳ, chế độ khấu hao đầy đủ.
1.4.2 Quản lý tài sản
1.4.2.1 Quản lý tài sản ngắn hạn
Quản lý thiết bị đọng vốn.
vật tư, nguyên vật liệu sản xuất, tránh lãng phí gây ứ
Kiểm tra, theo dõi lượng vật tư sử dụng, nếu thừa phải thu hồi nhập kho.
Các biện pháp quản lý tiền mặt:
Tăng tốc độ thu hồi tiền mặt bằng việc chi trả bằng séc
Lập lịch trình luân chuyển tiền mặt giữa ngân hàng và doanh nghiệp Giảm tốc độ chi tiêu tiền mặt bằng cách chậm trả
Kiểm tra thường xuyên hệ thống quản lý tiền mặt
1.4.2.2 Quản lý tài sản cố định
Áp dụng phương pháp khấu hao tài sản cố định phù hợp, khấu hao nhanh với các tài sản có giá trị lớn.
Thường xuyên đánh giá lại tài sản cố sản cố định
định, tránh tình trạng hao mòn tài
Tiến hành sửa chữa lớn tài sản cố định theo định kỳ.
Kiểm soát máy móc, dây chuyền sản xuất, làm việc hết công suất nhằm đem lại hiệu quả cao.
Tránh tình trạng mua tài sản cố định không phù hợp, không được sử dụng vào sản xuất kinh doanh.
1.4.3 Nâng cao khả năng thanh toán và giải quyết công nợ
* Các khoản phải thu:
Tạo một số ưu đãi nhằm đẩy nhanh chu kỳ thanh toán của khách hàng
Xem xét, đánh giá dự chịu cho khách hàng.
đoán tình hình nợ phải thu, xác định giới hạn bán
Áp dụng các biện pháp thu hồi vốn: chuẩn bị chứng từ, làm thủ tục thanh toán, thường xuyên nhắc nhở và áp dụng các biện pháp tích cực để thu hồi các khoản nợ quá hạn.
Trích lập dự phòng cho các khoản nợ có nguy cơ mất vốn.
* Các khoản phải trả:
Theo dõi sát sao các khoản phải trả, xem khoản nào cần phải thanh toán
ngay, khoản nào có chưa phải thanh toán và có thể thêm vốn đầu tư vào các chương trình, dự án khác.
chiếm dụng vốn để có
Dự trữ lượng tiền mặt cần thiết để thanh toán các khoản nợ đến hạn.
Dự trữ chứng khoán có tính thanh khoản cao: Trái phiếu, tín phiếu chính phủ.
Thanh toán kịp thời các khoản nợ đến hạn để giữ uy tín của công ty
1.4.4 Quản lý và sử dụng chi phí
Thanh lý tài sản cố định cũ, lạc hậu để giảm thiểu chi phí lưu kho.
Thanh lý hàng tồn kho: thành phẩm tồn kho để giảm chi phí bảo quản.
Xây dựng mức tiêu hao vật liệu cho từng loại sản phẩm, hạn chế đến
mức tối đa việc lãng phí vật liệu để làm hạ giá thành sản phẩm cho công ty.
Giảm thiểu chi phí hành chính đến mức tối đa, nâng cao chất lượng quản lý để việc quản lý hành chính có hiệu quả và không tốn kém.
1.4.5 Nâng cao khả năng sinh lời
Để nâng cao khả
năng sinh lời, nhà quản lý cần kết hợp tất cả
các
chính sách, giải pháp để tác động lên tất cả các hoạt động tài chính của doanh nghiệp.