Nâng cao hiệu quả cho vay lại vốn ODA tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - 25


trách nhiệm; (ii) xây dựng quy chế làm việc của ban quản lý dự án một cách chặt chẽ, có chính sách đãi ngộ, chế độ thưởng, phạt và kinh phí hoạt động rõ ràng, minh bạch. Chủ đâu tư phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước về hiệu quả dự án ODA.

Thứ tư, Tăng cường công tác theo dõi và đánh giá sau dự án

Cho đến nay công tác theo dõi và đánh giá sau dự án chưa được chú ý đúng mức và đang nảy sinh nhiều vấn đề mà Nhà nước phải đứng ra khắc phục hậu quả. Bởi vậy, cần tăng cường vai trò cho hệ thống theo dõi và đánh giá dự án, nhằm cung cấp những thông tin phản hồi giúp hoạt động cho vay lại vốn ODA hiệu quả hơn. Kinh nghiệm của Trung Quốc và Malaysia cho thấy sự tham gia của đối tượng thụ hưởng quyết định sự thành công của việc đầu tư vốn ODA trong phát triển cơ sở hạ tầng. Trên thực tế, việc tham gia của đối tượng thụ hưởng vào quá trình này là rất khó khăn do cơ sở hạ tầng là những dự án có đối tượng thụ hưởng rộng và phức tạp. Nhà nước cần xây dựng cơ chế để mở rộng hoạt động giám sát dự án ODA không chỉ gồm Quốc hội và các cơ quan quản lý, mà cần có sự giám sát của cộng đồng người hưởng lợi để đánh giá toàn diện hiệu quả dự án ODA.

3.3.2. Đối với Bộ Tài chính

Để nâng cao hiệu quả cho vay lại vốn ODA tại VDB, thì Bộ Tài chính là cơ quan mật thiết và có vai trò quan trọng. Luật quản lý nợ công quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của Bộ Tài chính là cơ quan giúp Chính phủ thống nhất quản lý nợ công, xây dựng mục tiêu, định hướng huy động và sử dụng vốn vay nước ngoài. Trong mối quan hệ quản lý nguồn vốn ODA cho vay lại qua VDB, Bộ Tài chính là cơ quan trực tiếp và duy nhất ủy quyền cho VDB thực hiện cho vay lại. Bộ Tài chính nhân danh Chính phủ tổ chức đàm phán, ký kết hợp đồng vay vốn ODA với nhà tài trợ; xác định điều kiện cho vay lại cụ thể đối với từng dự án; xây dựng cơ chế tài chính cho khoản vay và thực hiện ủy quyền cho vay lại cho VDB. Đảm bảo hiệu quả cho vay lại vốn ODA tại các TCTD, Bộ Tài chính cần thực hiện:

- Ban hành thông tư và các văn bản hướng dẫn cụ thể đánh giá hiệu quả xã hội của dự án sử dụng vốn ODA cho vay lại. Đánh giá sau dự án là quy định bắt buộc theo Nghị định số 84/2015/NĐ-CP nhằm mục đích thực hiện đánh giá mức độ


hoàn thành các mục tiêu đề ra, hiệu quả đã đạt được, các tác động ảnh hưởng và tính bền vững của dự án. Dự án hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản đưa ra phương pháp đánh giá dựa trên 5 tiêu chí gồm sự phù hợp, hiệu suất, hiệu quả, tác động và tính bền vững trên cơ sở đó chấm điểm cho từng dự án. Hiệu quả xã hội của dự án cũng cần phải được xem xét dựa trên tiêu chí giá trị gia tăng, thặng dư xã hội của dự án ODA. Để đảm bảo tính thống nhất trong đánh giá và các ngân hàng sử dụng thông tin trong hoạt động cấp tín dụng cho vay lại, quản lý chủ đầu tư, Bộ Tài chính cần phải có những hướng dẫn cụ thể.

- Thường xuyên hướng dẫn VDB, các TCTD trong hoạt động cho vay lại vốn ODA và vốn vay nước ngoài, hướng dẫn cách thức thực hiện kiểm soát chi chặt chẽ và đúng quy định pháp luật.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

- Kịp thời ghi thu ghi chi, đối chiếu số liệu với TCTD cũng như tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho dự án ODA đảm bảo nâng cao hiệu quả cho vay lại vốn ODA và vốn vay nước ngoài, góp phần phát triển KTXH.

- Kịp thời trình Thủ tướng Chính phủ các quyết định xử lý nợ khoản vay ODA. Phối hợp và hỗ trợ ngân hàng trong việc thực hiện các giải pháp xử lý nợ xấu, giúp ngân hàng thực hiện tái cơ cấu gắn với xử lý nợ xấu hiệu quả.

Nâng cao hiệu quả cho vay lại vốn ODA tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - 25

3.3.3. Đối với Chủ đầu tư

Thứ nhất, nâng cao năng lực và ý thức trong việc đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả

Thiếu năng lực thực hiện dự án, tổ chức quản lý dự án kém và thiếu khả năng trong việc bố trí vốn đối ứng của chủ đầu tư làm cho dự án ODA không đảm bảo tiến độ, không đảm bảo sử dụng vốn ODA đúng mục đích như cam kết và hiệu quả dự án thấp. Điều này ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân và khả năng trả nợ vốn ODA cho vay lại. Vì vậy, nâng cao ý thức của chủ đầu tư trong việc đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả là một yêu cầu bắt buộc để nâng cao hiệu quả cho vay lại ODA tại ngân hàng.

- Chủ dự án cần nâng cao ý thức và tinh thần trách nhiệm trong việc sử dụng vốn ODA cho vay lại vốn thông qua VDB. Gắn trách nhiệm của từng cá nhân cụ thể


đối với dự án đầu tư và khoản vay ODA. Đảm bảo tuân thủ các quy định trong hợp đồng cho vay lại, có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ với VDB và Nhà nước.

- Đảm bảo thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng cho vay lại giữa chủ đầu tư và VDB. (1) Sử dụng vốn vay vào đúng mục đích, có hiệu quả theo thể hiện trong dự án và hồ sơ vay vốn. (2) Thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ vay đầy đủ và đúng hạn.

- Tích cực hợp tác với ngân hàng trước, trong và sau quá trình thực hiện nghĩa vụ đối với khoản ODA vay lại. Thường xuyên trao đổi thông tin với ngân hàng về các vấn đề liên quan, góp phần làm tăng hiệu quả dự án đầu tư và làm giảm đáng kể rủi ro nguồn vốn cho vay của ngân hàng.

Thứ hai, đảm bảo hiệu quả các khâu công tác trong quy trình dự án ODA

Dự án ODA là những dự án phức tạp cả khía cạnh kinh tế và kỹ thuật, phải trải qua các thủ tục trong nước cũng như thủ tục của các nhà tài trợ. Thời gian triển khai và thực hiện dự án ODA tương đối dài, trung bình từ 2 đến 5 năm. Để đảm bảo tiến độ và hiệu quả kinh tế xã hội của dự án ODA, cần phải:

- Phân tích kỹ lưỡng giai đoạn đầu như chuẩn bị dự án, thiết kế kỹ thuật, dự toán tài chính. Phân bổ vốn đầu tư phù hợp, chuẩn bị đầy đủ ngân sách để đảm bảo hiệu quả công tác chuẩn bị dự án. Phối hợp chủ động, chặt chẽ và tích cực với nhà tài trợ trong giai đoạn đầu, chia sẻ thông tin, tham khảo ý kiến của cơ quan đối tác.

- Trong giai đoạn thực hiện: nên sử dụng tư vấn cho quá tình thực hiện; tăng cường trao đổi thông tin trong nội bộ và giữa các cơ quan quản lý, ban quan lý dự án, nhà tài trợ để cải tiến công tác thực hiện, giải quyết nhanh các vướng mắc; chuẩn bị đủ vốn đối ứng, đồng thời phải có vốn dự phòng đầu tư;

Thứ ba, nâng cao năng lực quản lý, vận hành dự án ODA.

- Ban Quản lý dự án phải nâng cao trách nhiệm trong hoạt động đầu tư, gắn với các chế tài xử lý vi phạm cụ thể từ thực hiện công tác lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, dự án, đến thiết kế, dự toán, tổ chức đấu thầu và thi công xây dựng công trình. Cần phải tăng cường năng lực cho Ban quản lý dự án, đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn ODA, tránh hiện tượng thất thoát, lãng phí trong quá trình tổ chức thực hiện dự án.


- Chủ đầu tư sử dụng vốn ODA cho vay lại, cần phải nâng cao năng lực quản lý, nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến dự án và quy trình quản trị vận hành dự án đầu tư. Tiếp thu những chương trình trợ giúp và tư vấn của VDB, thường xuyên học hỏi kinh nghiệm quản trị dự án. Cần xây dựng hệ thống quản trị tài chính theo chuẩn mực và quy định của ngành.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Nâng cao hiệu quả cho vay lại vốn ODA có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu chiến lược của VDB. Cụ thể là phát triển VDB theo hướng bền vững và hiệu quả, tự chủ về tài chính, tái cơ cấu hoạt động tập trung vào xử lý nợ xấu và trở thành một công cụ hữu hiệu của Chính phủ trong thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển, hoạt động chuyên nghiệp và hiện đại. ODA là nguồn vốn quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. ODA đã giúp Việt Nam có những thành công đáng kể, góp phần đưa nền kinh tế từng bước hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới. ODA cung cấp một lượng vốn đáng kể cho đất nước trong quá trình phát triển kinh tế và xã hội..

Trên cơ sở lý luận trình bày ở Chương 1 và cơ sở thực tiễn được phân tích ở Chương 2. Chương 3 của Luận án đã làm được các vấn đề sau:

Thứ nhất, Luận án đưa ra quan điểm và định hướng nhằm nâng cao hiệu quả cho vay lại vốn ODA tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Thứ hai, Luận án đề xuất hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay lại vốn ODA. Tập trung vào các nhóm giải pháp chính như: Đảm bảo vốn ODA được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả; nâng cao hiệu quả công tác thu hồi nợ; tăng cường quản lý rủi ro; nâng cao hiệu quả tài chính đối với hoạt động cho vay lại vốn ODA; nâng cao chất lượng thẩm định duyệt vay. Nhóm các giải pháp bổ trợ như nâng cao chất lượng nhân lực, hiện đại hóa hạ tầng công nghệ.

Thứ ba, Để các giải pháp được thực hiện đồng bộ và khả thi, Luận án cũng đã kiến nghị các điều kiện thực hiện giải pháp với các cơ quan quản lý Nhà nước và với chủ dự án.


KẾT LUẬN


ODA cho vay lại tại VDB là một trong những nguồn vốn quan trọng, đóng góp vào việc thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong từng thời kỳ phát triển. ODA cho vay lại cung cấp cho nền kinh tế một lượng vốn đáng kể với nhiều ưu điểm để đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội, các dự án trọng điểm, mũi nhọn nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Nâng cao hiệu quả cho vay lại vốn ODA giúp VDB tối ưu hóa hiệu quả hoạt động, thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, tái cơ cấu hoạt động VDB và đảm bảo tự chủ tài chính. Nâng cao hiệu quả hoạt động này giúp sử dụng vốn ODA của Nhà nước phát huy hiệu quả, từ đó phát triển kinh tế xã hội theo hướng hội nhập, hiện đại và bền vững. Trong bối cảnh ODA đang có xu hướng giảm, thay vào đó là các nguồn vốn kém ưu đãi và vốn vay thương mại, nâng cao hiệu quả cho vay lại ODA tại VDB càng trở thành vấn đề mấu chốt và quan trọng, đòi hỏi thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ. Theo mục tiêu đặt ra, Luận án đã thực hiện được các nội dung sau:

- Hệ thống hóa và phân tích cơ sở lý luận khoa học về hiệu quả cho vay lại vốn ODA tại các TCTD. Luận án nghiên cứu bản chất và vai trò của nguồn vốn ODA đối với phát triển nền kinh tế, phương thức tài trợ vốn ODA cho dự án từ đó khẳng định cho vay lại vốn ODA thông qua các TCTD là kênh tín dụng vốn đảm bảo tận dụng và sử dụng vốn ODA một cách hiệu quả. Luận án đã nghiên cứu đồng bộ các mảng nội dung, hình thức, quy trình cho vay lại ODA tại TCTD; phân tích, làm rõ khái niệm, các nhân tố ảnh hưởng cũng như hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả cho vay lại vốn ODA tại các TCTD dựa trên giác độ mục tiêu sử dụng vốn ODA phát triển nền kinh tế và mục tiêu của TCTD.

- Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về hiệu quả cho vay lại vốn ODA tại các tổ chức tín dụng, điển hình là Malaysia, Trung Quốc và Thái Lan, rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả cho vay lại ODA tại các TCTD.


- Bằng các phương pháp khoa học, Luận án đã nghiên cứu thực trạng hiệu quả cho vay lại vốn ODA tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam, đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế về hiệu quả cho vay lại vốn ODA của ngân hàng này, luận án cũng đã chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp.

- Trên cơ sở các luận cứ khoa học và thực tiễn, Luận án đã đề xuất hệ thống giải pháp đồng bộ và khoa học nhằm nâng cao hiệu quả cho vay lại vốn ODA tại VDB. Để các giải pháp được thực hiện khả thi, Luận án cũng đã kiến nghị các điều kiện thực hiện giải pháp.

Với những nội dung đã thực hiện, tác giả hy vọng kết quả nghiên cứu của Luận án sẽ đóng góp nhất định cả về phương diện lý luận và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả cho vay lại vốn ODA tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Từ đó thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển của VDB và đảm bảo vốn ODA được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế bền vững.


DANH MỤC CÁC BÀI BÁO LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


1. Trần Thị Lưu Tâm (2018), Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay lại nguồn vốn ODA tại các tổ chức tín dụng, Tạp chí Tài chính, số 685 tháng 7/2018, trang 7-10.

2. Trần Thị Lưu Tâm (2018), Hiệu quả cho vay lại vốn ODA tại ngân hàng Phát triển Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Tài chính, số 687 tháng 8/2018, trang 19-22.

3. Trần Thị Lưu Tâm (2018), Hoàn thiện công tác thẩm định cho vay lại vốn ODA tại các tổ chức tín dụng, Tạp chí Tài chính, số 695, tháng 12/2018, trang 18-21.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt

1. Nguyễn Thị Lan Anh (2015), Hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại khu vực Tây Bắc, Việt Nam, Luận án tiến sĩ Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

2. Lê Xuân Bá, Nguyễn Thị Tuệ Anh, Ngô Minh Tuấn (2008), Phân cấp quản lý vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ở Việt Nam - Chính sách thực ở địa phương, NXB Tài Chính, Hà Nội.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2012), Nghiên cứu, xây dựng cơ chế quản lý việc giải ngân vốn đối ứng cấp phát từ ngân sách cho các chương trình, dự án ODA", Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội.

4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), Báo cáo đánh giá toàn diện 20 năm quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và các Nhà tài trợ (1993-2013), Hà Nội.

5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2016), Thông tư 12/2016/TT-BKHĐT về quản lý và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi, ngày 08/6/2016.

6. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 111/2016/TT-BTC về hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án ODA, ngày 30/6/2016.

7. Bộ Tài chính (2016), Hướng dẫn thực hiện cơ chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam, ban hành theo Thông tư số 67/2016/TT-BTC, ngày 30/6/2016.

8. Bộ Tài chính (2017), Quy trình cho vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ, http://www.mof.gov.vn/webcenter/ (truy cập ngày 01/11/2017).

9. Ngô Ngọc Bửu (1997), Một số vấn đề pháp lý trong quá trình quản lý và thực hiện dự án có vốn ODA, Tạp chí Kinh tế phát triển, 1997(10).

10. Chính phủ (2015), “Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam”, ban hành theo Quyết định 1515/QĐ-TTg, ngày 03/09/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

11. Chính phủ (2018), “Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài giai đoạn 2018 - 2020, tầm nhìn 2021-2025", ban hành theo Quyết định 1489/QĐ-TTg, ngày 06/11/2018.

Xem tất cả 217 trang.

Ngày đăng: 27/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí