Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm - 2


Quan hệ đại lý với các chi nhánh Ngân hàng Standard Chartered Bank tại Hà nội, London, New York, Tokyo, Hongkong, Singapore, Shanghai, Sydney, Dubai, Seoul, Taipei, Kuala Lumber, quan hệ đại lý với các chi nhánh Ngân hàng Berliner bank đã hoạt động tốt, đáp ứng được yêu cầu của công tác thanh toán quốc tế.

Tài khoản USD mở tại CitiBank New York đã hoạt động từ 01/07/1999.

Tài khoản JPY mở tại FujiBank Tokyo đã hoạt động từ 18/08/1999.

Quy trình nghiệp vụ:

Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm đã ban hành tất cả các mẫu biểu của các nghiệp vụ thanh toán quốc tế và các văn bản liên quan tới các nghiệp vụ thanh toán quốc tế như :

- Quy định tạm thời về quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế.

- Quy định về nghiệp vụ thanh toán bằng hình thức tín dụng chứng từ và nhờ thu chứng từ.

- Quy định về mã khoã giữa hội sở và chi nhánh.

- Quy định tạm thời về việc chiết khấu chứng từ, Quy định về kinh doanh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 79 trang tài liệu này.

ngoại tệ...

1.3.3.3. Kinh doanh ngoại tệ

Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm - 2

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ đã được đẩy mạnh doanh số mua bán ngoại tệ

cả năm đạt gần 13 triệu USD

1.3.3.4. Các nghiệp vụ khác

Trong năm 1999, Ban điều hành đã tập trung chỉ đạo khai thác các nghiệp vụ khác như: bảo lãnh dự thầu, làm đại lý cho MASTER CARD và VISA CARD, kinh doanh ngoại tệ,... đã góp phần tăng thu nhập cho ngân hàng.

2. Khái quát chung về công tác thẩm định dự án đầu tư

2.1. Khái niệm , mục đích, yêu cầu của công tác thẩm định dự án đầu tư

2.1.1. Khái niệm

Thẩm định dự án đầu tư là các bước công việc được thực hiện xen kẽ của cấp có thẩm quyền trong tiến trình đầu tư, trên cơ sở các tài liệu có tính chất pháp lý, các giait trình kinh tế kỹ thuật đã được thiết lập “ thẩm tra lại”, “đánh giá lại” về cá


mặt như: tính pháp lý, tính hợp pháp, tính phù hợp, tính thống nhất, tính hiệu quả, tính hiện thực đứng trên giác độ một doanh nghiệp, một tổ chức và trên giác độ toàn bộ nền kinh tế nhằm hợp pháp hóa dự án và điều chỉnh tiến trình thực hiện đầu tư.

Có rất nhiều quan điểm về thẩm định dự án đầu tư, song đứng trên giác độ chủ thể là Ngân hàng thì thẩm định dự án đầu tư là quá trình thẩm tra xem xét một cách khách quan, khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản của dự án, nhằm đánh giá tính hợp lý, tính hiệu quả, tính khả thi của dự án có khả năng trả nợ hay không để từ đó ra quyết định cho vay.

2.1.2. Mục đích

- Đánh giá tính phù hợp của dự án: Mục tiêu của dự án phải phù hợp với mục

tiêu kinh tế xã hội của đất nước, của ngành, của địa phương.

- Đánh giá tính hợp pháp của các tài sản, tài chính hình thành nên vốn đầu tư.

- Đánh giá tính hợp pháp và thống nhất của dự án

- Đánh giá tính hiệu quả của dự án: hiệu quả của dự án được xem xét trên hai

phương diện, hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội

- Đánh giá tính khả thi, tính hiện thực của dự án: Một dự án cho dù đã đảm bảo được bốn mục đích trên nhưng kế hoạch tổ chức thực hiện không rõ ràng, cán bộ tổ chức thực hiện không có năng lực, triển khai thực hiện gặp ách tắc, môi trường pháp lý không thông thoáng thì dự án cũng có thể không hoặc khó thực thi

2.2. Nội dung thẩm định dự án đầu tư

2.2.1. Thẩm định hồ sơ vay vốn

Sau khi nhận hồ sơ, cán bộ tín dụng kiểm tra hồ sơ xem có đầy đủ hồ sơ giấy

tờ cần thiết không? Các hồ sơ giấy tờ chính cần phải có bao gồm:

+ Giấy đề nghị vay vốn

+ Hồ sơ về khách hàng vay vốn

+ Hồ sơ về dự án xin vay vốn

+ Hồ sơ về đảm bảo nợ vay


2.2.2. Thẩm định khách hàng vay vốn

2.2.2.1.Thẩm định tư cách pháp nhân của khách hàng

Trong thẩm định tư cách pháp nhân của khách hàng, cán bộ thẩm định cần

trả lời được các vấn đề sau:

- Khách hàng vay vốn có trụ sở tại địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố, nơi đó Ngân hàng công thương có trụ sở tại đó không?

- Khách hàng vay vốn là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự không?

- Khách hàng vay vốn là doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp có đủ hành vi năng lực dân sự, năng lực pháp luật dân sự và hoạt động theo luật doanh nghiệp?

- Khách hàng vay vốn là công ty hợp danh có hoạt động theo luật doanh nghiệp không, thành viên công ty có đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự?

- Điều lệ, quy chế tổ chức của khách hàng vay vốn có thể hiện rõ về phương

thức tổ chức, quản trị điều hành?

- Giấy phép đầu tư chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề còn hiệu lực trong thời hạn cho vay?

- Khách hàng vay vốn là đơn vị hạch toán có giấy ủy quyền vay vốn của

pháp nhân trực tiếp?

- Mẫu dấu chữ ký.

2.2.2.2. Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của khách hàng

a) Đánh giá tình hình tài chính

Cán bộ thẩm định sẽ đánh giá tình hình tài chính qua các chỉ tiêu sau:

* Kiểm tra khả năng tự chủ tài chính

- Có vốn tự có tham gia vào dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ và đời sống

- Kinh doanh có hiệu quả, có lãi, trường hợp bị lỗ thì phải có phương án khả

thi khắc phục lỗ, đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết

Đối với khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống, phải có nguồn thu ổn định để trả nợ ngân hàng



thương

- Không có nợ khó đòi hoặc nợ quá hạn lớn hơn 6 tháng tại Ngân hàng công


* Phân tích tài chính khách hàng: thông qua các chỉ tiêu

- Chỉ tiêu về cơ cấu vốn hoặc khả năng cân đối vốn

- Chỉ tiêu về tình hình công nợ và khả năng thanh toán

- Chỉ tiêu về khả năng sinh lời và hiệu quả hoạt động

- Chỉ tiêu về phân phối lợi nhuận (áp dụng trong doanh nghiệp đã cổ phần hóa) b) Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh

* Các điều kiện về sản xuất

- Xem xét đánh giá thực trạng của máy móc thiết bị, nhà xưởng và công nghệ

sản xuất hiện tại

- Những thay đổi về khả năng sản xuất và tỉ lệ sử dụng thiết bị

- Những thay đổi của đơn đặt hàng và số lượng trên % giá trị sản phẩm chưa

thực hiện được

- Những thay đổi về tỷ lệ phế phẩm

- Danh sách nguyên vật liệu chính, tình hình cung cấp sử dụng và những thay đổi về giá mua của nguyên vật liệu, tình hình nhà cung cấp các nguyên vật liệu chính, chất lượng nguyên vật liệu

* Kết quả sản xuất

- Những thay đổi về đầu ra của sản phẩm

- Những thay đổi về thành phần của sản phẩm

- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi

- Những thay đổi về hiệu quả sản xuất

* Công suất hoạt động

* Hiệu quả công việc

Những thay đổi về chi phí sản xuất, số giờ lao động, các kết quả và các nhân tố ảnh hưởng tới sự thay đổi này

* Chất lượng sản phẩm

* Các chi phí


Những thay đổi về chi phí sản xuất và so sánh với đối thủ cạnh tranh c) Đánh giá quan hệ tín dụng

Ngoài vay vốn tại Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm , doanh nghiệp còn có vay vốn tại các tổ chức tín dụng nào khác, nếu có thì vay bao nhiêu tiền với lãi suất là bao nhiêu, tình trạng dư nợ hiện tại như thế nào.

Việc đánh giá quan hệ tín dụng của doanh nghiệp để Ngân hàng xem xét doanh nghiệp có đủ nguồn vốn tài trợ cho dự án không, khả năng tham gia vốn tự có vào một khoản vay như thế nào.

d) Đánh giá năng lực quản lý của doanh nghiệp

Năng lực quản trị điều hành của ban lãnh đạo được xem xét trên các phương diện:

- Danh sách ban lãnh đạo, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm cách thức quản

lý, kỹ năng nắm bắt thị trường, thích ứng hội nhập thị trường.

- Uy tín ban lãnh đạo, đoàn kết trong ban lãnh đạo và doanh nghiệp, những

biến động về nhân sự lãnh đạo của công ty.

- Ai là người ra quyết định thực sự trong doanh nghiệp, ban lãnh đạo có khả năng ra các quyết định dựa vào các thông tin tài chính không, việc ra quyết định có phải được tập trung vào một người và cách thức quản lý của họ hay không?

2.2.3. Thẩm định dự án đầu tư

Khi nhận được hồ sơ gửi tới cán bộ tín dụng kiểm tra lại các nội dung sau:

*Thẩm định mục tiêu và điều kiện pháp lý của dự án:

Xem xét mục tiêu của dự án có phù hợp với mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước, mục tiêu phát triển kinh tế ngành, địa phuơng trong thời kỳ phát triển kinh tế.

Xem xét tư cách pháp nhân, năng lực của chủ đầu tư( sở trường, uy tín kinh doanh và khả năng tài chính). Đây là nội dung quyết định phân lớn đến việc đình hoãn hay hủy bỏ dự án.

*Thẩm định sản phẩm, thị trường:

Nội dung thị trường của dự án được ngân hàng rất quan tâm vì khả năng hoàn trả vốn vay ngân hàng của dự án phụ thuộc rất lớn vào sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, đồng thời thị trường cũng là nơi đánh giá cuối cùng về chất lượng sản phẩm, về khả năng tiêu thụ và về hiệu quả thực sự của dự án .


Vì vậy thẩm định ngân hàng cần đặc biệt chú ý đến thị trường của dự án

Nội dung thẩm định bao gồm :

- Thẩm định về phương án sản phẩm :

Ngân hàng xem xét cơ cấu sản phẩm chính, phụ; những sản phẩm này có thực sự đáp ứng được yêu cầu của thị trường không ?

Xem mô tả tính chất lý, hoá, cơ học... các đặc điểm kỹ thuật, mỹ thuật ưu

việt của sản phẩm so sánh với các sản phẩm đang có bán trên thị trường.

Sản phẩm đòi hỏi phải đạt được tiêu chuẩn chất lượng gì?

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án:

Tình hình tiêu thụ sản phẩm cùng loại trong thời gian qua. Khả năng nắm bắt thông tin về thị trường và mối quan hệ của chủ đầu tư trong thị trường sản phẩm. Dự kiến khả năng tiêu thụ trong thời gian tới.

Về dự kiến khu vực thị trường của dự án cần chú ý không nên chỉ tập trung sản phẩm vào một thị trường hoặc một nhà tiêu thụ duy nhất mà nên mở ra nhiều thị trường , nhiều nhà tiêu thụ ... để tránh tình trạng ép giá và ứ đọng sản phẩm .

Xem xét tính hợp lý , hợp pháp và mức độ tin cậy của các văn bản như : đơn đặt hàng , hiệp định đã ký, các biên bản đàm phán, hợp đồng tiêu thụ hoặc bao tiêu sản phẩm ... ( nếu có )

- Khả năng cạnh tramh và các phương thức cạnh tranh:

Mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp khác , tổng lưọng sản xuất trong nước là bao nhiêu ? Xu hướng tăng hay giảm trong thời gian tới ? Khả năng nhập khẩu sản phẩm tương tự có thể xảy ra hay không ? Mức độ tin cậy của các dự báo nói trên.

So sánh giá thành sản phẩm của dự án với giá thành của sản phẩm tương tự hiện có trên thị trường xem cao hay thấp hơn, chỉ rõ nguyên nhân đó. Phải phân tích để thấy rõ được những ưu việt của sản phẩm dự án so với các sản phẩm hiện tại .

Tiêu chuẩn chất luợng mà sản phẩm cần đạt được, tỷ lệ xuất khẩu, các biện

pháp tiếp thị (đặc biệt là đối với các sản phẩm xuất khẩu).


*Thẩm định công nghệ kỹ thuật của dự án:

-Thẩm định địa điểm xây dựng công trình :

Căn cứ vào các tiêu chuẩn về lựa chọn địa điểm xác định các tiêu chuẩn chính, từ đó chọn địa điểm phù hợp nhất;

Đánh giá tính hợp lý về kinh tế , về qui hoạch và bảo vệ môi trường . Đối với dự án nông nghiệp cần chú ý : Điều kiện tự nhiên như khí hậu, thổ nhưỡng, thuỷ văn, nguồn nước tưới, độ dốc, độ phèn, độ pH ... có phù hợp với cây trồng và vật nuôi không ?

- Thẩm định về qui mô công suất :

Có quá lớn hay quá nhỏ không ? Nếu quá lớn sản phẩm khó tiêu thụ hệ số sử dụng tài sản cố định thấp, lâu hoàn vốn. Quá nhỏ sản phẩm tiêu thụ nhanh, không chiếm được thị phần, bỏ lỡ cơ hội đầu tư.

Cần chú ý qui mô công suất phải cân đối với nhu cầu thị trường và khả năng

cung cấp nguyên vật liệu (NVL) cũng như khả năng quản lý và nhu cầu nhân lực .

Thẩm định về công nghệ sản xuất :

Chủ đầu tư đã đưa ra bao nhiêu phương án lựa chọn công nghệ, ưu nhược điểm chính của từng phương án, lý do nào dẫn đến lựa chọn phương án hiện tại .

Hiệu quả của công nghệ: Tỷ lệ phế thải, mức tiêu hao NVL, tiêu hao năng lượng, suất đầu tư....

Mức độ tự động hoá, cơ khí hoá, chuyên môn hoá, đặc điểm của NVL đầu vào. Phương án được lựa chọn có phù hợp với khả năng về vốn đầu tư , có phù hợp với điều kiện thực tiễn ở Việt Nam hay không? (điều kiện NVL, năng lượng, tay nghề công nhân, khí hậu ) Tính tiên tiến của công nghệ? Công nghệ sạch hay không ?

Khuyến khích lựa chọn công nghệ hiện đại so với trình độ chung của quốc tế và khu vực. Tuy nhiên trong một số trường hợp có thể dùng công nghệ thích hợp với trình độ và thực tiễn của Việt Nam nhưng những công nghệ này phải ưu việt hơn các công nghệ hiện có trong nước.

Công nghệ được đưa vào Việt Nam như thế nào ? Các hợp đồng chuyển giao

công nghệ - thiết bị được tiến hành ra sao ? ( Thời gian, giá cả, các điều kiện kèm


theo, phương thức thanh toán...) . Nếu có khả năng, cán bộ Ngân hàng còn có thể xem sơ đồ công nghệ kèm theo dự án .

Công nghệ có đòi hỏi phải kèm theo Know-how ( bí quyết nhà nghề, bí quyết

kỹ thuật ) hay không?

- Thẩm định về sự lựa chọn máy móc thiết bị :

Trên cơ sở danh mục thiết bị trong dự án, Ngân hàng cần xem xét xuất xứ của thiết bị (nước sản xuất thiết bị), năm chế tạo thiết bị, ký mã hiệu thiết bị, các đặc tính tính năng kỹ thuật, tiêu hao NVL, nhiên liệu năng lượng cho một đơn vị sản phẩm.

Ngân hàng có thể xem tổng thể thiết bị sử dụng cho dự án trong bảng tổng hợp thiết bị trong đó ghi rõ tên thiết bị, số lượng sử dụng, đơn giá ... Các thiết bị trong bảng thường được chia ra : nhóm thiết bị sản xuất; nhóm thiết bị cung cấp năng lượng ( Biến áp, máy phát điện ...); nhóm thiết bị phụ trợ: nồi hơi, quạt thông gió, điều hoà phân xưởng; nhóm thiêt bị vận chuyển : ô tô, xe nâng hàng, cần trục công nghiệp; nhóm thiết bị văn phòng: máy Photocopy, computer, fax, điều hoà...

Về giá thiết bị: Phần lớn thiết bị của dự án là nhập ngoại nên giá thường là: giá CIF + chi phí bốc dỡ vận chuyển đến tận chân công trình.

Nếu thời gian giao máy dài (>18 tháng) thì phải lưu ý đến tốc độ trượt giá.

Đối với thiết bị đã qua sử dụng, cần xem xét thêm: Các chỉ tiêu chất lượng của thiết bị đã qua sử dụng so với thiết bị mới cùng loại (hiện nay quy định chất lượng còn lại phải đảm bảo tối thiểu 80% so với nguyên thuỷ, mức tăng tiêu hao nguyên vật liệu, năng lượng không vượt quá 10% so với nguyên thuỷ); Số giờ thiết bị đã hoạt động, điều kiện hoạt động của thiết bị, số lần thiết bị được sửa chữa và đại tu....Các điều kiện bảo đảm bảo hành đối với thiết bị đã qua sử dụng. Xem xét tương quan giữa giá cả và chất lượng thiết bị và một điều quan trọng nữa là phải đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường. Nhìn chung, thẩm định về công nghệ - thiết bị là nội dung khó đối với ngân hàng vì thiếu kiến thức chuyên môn, thiếu kinh nghiệm, thiếu thông tin,... Do đó, ngân hàng cần thiết lập mối quan hệ với các chuyên gia, các tổ chức tư vấn trong và ngoài nước để khai thác thông tin, hoặc mời làm tư vấn...đảm bảo tính chính xác của thẩm định.

Xem tất cả 79 trang.

Ngày đăng: 15/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí