Thẩm Định Phương Án Vay Và Trả Nợ Dự Án Đầu Tư


3.1 Thẩm định khách hàng

3.1.1. Đối với khách hàng là doanh nghiệp

- Tư cách pháp nhân: có đầy đủ tư cách pháp nhân; đối với các đơn vị hạch toán trực thuộc yêu cầu phải có Giấy uỷ quyền đi vay vốn của Công ty mẹ hoặc Bảo lãnh của Công ty mẹ.

- Tình hình sản xuất kinh doanh: sản xuất kinh doanh phải có lãi 2 năm liền kề, đối với các doanh nghiệp chưa thành lập được 2 năm tình hình sản xuất kinh doanh từ lúc thành lập cho đến thời điểm vay vốn phải có lãi;

- Cách thức, khả năng, kinh nghiệm tổ chức quản lý điều hành;

- Uy tín, lợi thế kinh doanh và các thông tin phi tài chính khác;

- Thực trạng tài chính

+ Kiểm tra các báo cáo tài chính;

+ Phân tích Báo cáo tài chính;

+ Quan hệ tín dụng với các ngân hàng khác;

+ Dự đoán xu thế tình hình tài chính của doanh nghiệp.

3.1.2. Đối với khách hàng là hộ gia đình, cá nhân

Thẩm định tình hình kinh doanh, thu nhập và tài sản. Đối với vay tiêu dùng cá nhân: nhu cầu tiêu dùng thực tế.

3.2. Thẩm định phương án vay và trả nợ dự án đầu tư

3.2.1. Đối với khoản vay ngắn hạn:

Thực hiện thẩm định phương án vay và trả nợ của khách hàng theo các nội dung cơ bản sau:

- Đối tượng cho vay phải phù hợp với chức năng sản xuất kinh doanh được ghi trong đăng ký kinh doanh của khách hàng và các quy định tại Quy chế cho vay do ngân hàng Nhà nước ban hành;

- Nhu cầu vay;

- Thị trường của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng của dự án;

- Điều kiện, biện pháp và khả năng thực hiện dự án của khách hàng;

- Tính khả thi và hiệu quả kinh tế của phương án kinh doanh.


- Nguồn tiền trả nợ và khả năng kiểm soát của NHCT về nguồn trả nợ của

khách hàng;

3.2.2. Đối với khoản vay trung và dài hạn:

Thực hiện thẩm định dự án đầu tư của khách hàng theo các nội dung cơ bản sau:

- Nhân tố ảnh hưởng đến dự án đầu tư:

+ Những yếu tố bên ngoài: Tình hình thị trường thế giới, giá cả, xu hướng

tiêu thụ, xu hướng xuất khẩu;

+ Những yếu tố bên trong: Về chính sách khuyến khích và hỗ trợ đầu tư của

Chính phủ, các Bộ, các ngành;

- Về thị trường cung cấp đầu vào và tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ;

- Về vị trí địa lý triển khai dự án;

- Về công nghệ, thiết bị sử dụng trong dự án;

- Khả năng sản xuất, kinh doanh;

- Về suất đầu tư;

- Những rủi ro;

- Thẩm định kế hoạch tài chính của dự án: Tổng nguồn thu, lợi nhuận, thời

hạn khấu hao, thời hạn hoàn vốn, ... ;

- Đánh giá khả năng quản lý và điều hành sản xuất, kinh doanh của doanh

nghiệp;

- Khả năng tài chính: thông qua việc phân tích các Báo cáo tài chính của khách hàng trong các năm tài chính kể từ khi triển khai dự án đầu tư cho đến khi có thể trả hết nợ vay ngân hàng;

- Nguồn tiền trả nợ và khả năng kiểm soát của NHCT về nguồn tiền trả nợ;

Hiệu quả của dự án: về tài chính và kinh tế-xã hội

3.3. Thẩm định bảo đảm tiền vay

3.3.1. Đối với các trường hợp cho vay có tài sản bảo đảm:

+ Chất lượng và khả năng chuyển đổi thành tiền;

+ Tính hợp pháp, đầy đủ của tài sản bảo đảm tiền vay;


+ Những rủi ro liên quan đến tài sản bảo đảm tiền vay: Biến động về giá cả,

thị trường, tư cách pháp lý và khả năng tài chính của người bảo lãnh;

+ Khả năng và biện pháp kiểm soát, quản lý của Ngân hàng Công thương

Hoàn Kiếm về bảo đảm tiền vay.

+ Lập biên bản đánh giá tài sản cầm cố, thế chấp (theo qui định)

+ Đối với tài sản bảo đảm được hình thành từ vốn vay phải có giá trị tối thiểu bằng 50% vốn đầu tư của dự án. Đối với tài sản mà Pháp luật có qui định phải mua bảo hiểm thì yêu cầu khách hàng viết cam kết mua bảo hiểm trong suốt thời hạn vay từ khi tài sản được hình thành và đưa vào sử dụng.

3.3.2. Đối với các trường hợp cho vay bảo đảm bằng tín chấp:

Khả năng thế chấp, cầm cố tài sản hoặc bảo lãnh của người thứ ba trong trường hợp khách hàng phải thế chấp, cầm cố theo yêu cầu của Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm (trường hợp khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích hoặc cán bộ tín dụng thấy có nguy cơ ảnh hưởng đến việc trả nợ của khách hàng)

3.4. Lập tờ trình

Cán bộ tín dụng lập tờ trình về kết quả thẩm định trong đó ghi rõ kết luận, kiến nghị của mình (cho vay hay không cho vay: lý do, mức cho vay, thời hạn ...). Khi trình kết quả thẩm định để Giám đốc xử lý, phải trình đầy đủ hồ sơ của khách hàng. Trong hồ sơ kèm theo bảng liệt kê danh mục hồ sơ có chữ ký của Trưởng phòng .

Sau khi nhận bộ hồ sơ vay vốn của khách hàng CBTD kiểm tra đánh giá sơ bộ, nếu thấy khả thi thì hẹn khách hàng xuống kiểm tra tình hình SXKD và kiểm tra tình hình TSĐB của khách hàng, thông thường xuống kiểm tra 1-2 lần. Sau đó CBTD lập tờ trình thẩm định gồm các yếu tố sau:

*) Giới thiệu doanh nghiệp: Bao gồm các nội dung được lấy từ hồ sơ pháp lý doanh nghiệp và có kết luận của CBTD về tính đầy đủ của hồ sơ pháp lý, phần này không có những thông tin về tư cách, những thông tin phi tài chính về khách hàng (Character).

*) Tình hình tài chính doanh nghiệp: Trong phần này CBTD đưa vào Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp với số liệu gần thời điểm cho vay nhất và liệt kê


một số chi tiết trong Bảng CĐKT như: tình hình công nợ phải thu, phải trả, hàng tồn kho, tình hình tài sản... Sau đó có đánh giá của CBTD về tình hình tài chính của khách hàng. Phần phân tích các chỉ tiêu tài chính, phân tích xu thế, phân tích báo cáo thu nhập, chi phí, báo cáo luồng tiền bị bỏ qua .

*) Kế hoạch và dự án vay vốn: Trong phần này CBTD đưa các thông tin về nhu cầu vốn vay, cơ cấu nguồn vốn tham gia dự án, mục đích sử dụng vốn vay, kế hoạch sử dụng vốn, đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án theo thực tế, khả năng trả nợ, nguồn trả nợ của dự án. Các dự kiến luồng tiền, thu nhập chi phí trong tương lai không được đề cập ở đây .

*) Tài sản đảm bảo: CBTD nêu rõ tên, vị trí, đặc điểm, giá trị, hồ sơ pháp lý của TSĐB. Sau đó là kết luận của CBTD về khả năng đảm bảo của tài sản.

*) Kết luận và đề xuất cho vay của CBTD : CBTD ghi rõ ý kiến cho vay

hoặc không cho vay .

Việc xác định giá trị tài sản đảm bảo (TSĐB) do một Hội đồng định giá tài sản dựa trên giá trị còn lại của tài sản công ty và thành lập Hội đồng thẩm định tại chi nhánh. Các thành viên hội đồng gồm: Trưởng phòng tín dụng, Trưởng phòng Kế hoạch và Dịch vụ Ngân hàng, Chánh văn phòng, CBTD. Các thành viên cùng đi đánh giá và ký vào biên bản định giá TSĐB.

Tờ trình được duyệt ở cấp phòng sau đó trình Tổng giám đốc duyệt, nếu vượt quyền phán quyết của Tổng giám đốc tờ trình được trình lên Chủ tịch Hội đồng Quản trị, nếu vượt quyền phán quyết Chủ tịch HĐQT sẽ triệu tập các thành viên của HĐQT xem xét quyết định. Hiện nay ngân hàng đã thành lập Hội đồng tín dụng và đã đi vào hoạt động khá tốt, phần lớn các khoản vay đều do phòng quản lý rủi ro và phòng khách hàng doanh nghiệp lớn thẩm định rồi trình Tổng giám đốc ký duyệt cho vay.

Sau khi được duyệt CBTD hoàn thiện thủ tục thế chấp tài sản, lập hợp đồng tín dụng theo mẫu của Ngân hàng công thương Việt Nam , hoàn thiện các thủ tục còn thiếu khác rồi thực hiện giải ngân.

Khi giải ngân CBTD kiểm soát mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng theo đúng kế hoạch kinh doanh, dự án xin vay đã lập. Trong bước này một số món


vay chưa kiểm soát được mục đích sử dụng vốn vay thể hiện ở chỗ cho khách hàng giải ngân bằng tiền mặt hoặc chuyển tiền vay sang tài khoản thanh toán của đơn vị.

Sau khi giải ngân CBTD mở tài khoản nghiệp vụ theo dõi, định kỳ 1 tháng 1 lần kiểm tra, đánh giá khách hàng, lập phiếu kiểm tra an toàn vốn vay và lưu vào hồ sơ tín dụng.

CBTD theo dõi đôn đốc thu hồi nợ, lập thông báo nợ đến hạn gửi cho khách hàng. Trong bước này những trường hợp gia hạn nợ thường không được chủ động đánh giá trước, một số trường hợp khi đến hạn khách hàng không trả được nợ CBTD mới xuống kiểm tra, một số trường hợp hết thời hạn trả nợ vẫn không có đơn xin gia hạn.

Khi phát sinh nợ quá hạn hồ sơ tín dụng được chuyển cho bộ phận xử lý nợ ở

phòng khác theo dõi và thực hiện xử lý.

Sau khi kết thúc khoản vay (khách hàng trả hết nợ gốc cộng lãi), CBTD làm thủ tục thanh lý hợp đồng tín dụng, giải chấp, trả lại hồ sơ tài sản đảm bảo cho khách hàng và lưu trữ hồ sơ tín dụng.

4. Một dự án minh họa

Để phản ánh một cách trung thực tình hình thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm, sau đây là quy trình thẩm định một dự án thực tế: “Dự án vay đầu tư một trạm nạp bình LPG Hà Nội”.

4.1. Giới thiệu về dự án

- Tên dự án: Đầu tư xây dựng trạm nạp bình LPG Hà Nội

-Chủ đầu tư: Công ty chế biến và Kinh doanh các sản phẩm khí(PVGC).

-Địa chỉ: 95B Lê Lợi- Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu

-Tổng vốn đầu tư: 7.873 triệu đồng Trong đó:

- Chuẩn bị đầu tư : 82 triệu đồng

- Chuẩn bị xây dựng : 548 triệu đồng

-Thực hiện đầu tư : 6071 triệu đồng

-Lãi vay vốn trong thời gian xây dựng: 422 triệu đồng


-Dự phòng phí : 300 triệu đồng

- Vốn lưu động : 450 triệu đồng

-Nguồn vốn đầu tư

Vốn tự có của PVGC :10%

Vay tổng công ty :30%

Vay Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm : 60%

-Thời gian hoạt động của dự án là 16 năm (2000-2015)

Để thuận tiện cho việc tính các chỉ tiêu kinh tế của Dự án và cân đối vay trả, trong dự án sẽ tính vay vốn cả từ 2 nguồn Tổng công ty và Ngân hàng theo lãi suất trần hiện hành của Ngân hàng là 12.6%/năm.

4.2. Thẩm định dự án vay vốn Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm

4.2.1. Thẩm định cơ sở pháp lý và sự cần thiết đầu tư của dự án

4.2.1.1. Cơ sở pháp lý của dự án

Xuất phát từ cơ sở hồ sơ mà chủ đầu tư gửi đến ngân hàng, cán bộ thẩm định đã tiến hành xem xét các yếu tố pháp lý của dự án.

-Theo quyết định số 4083/QĐ- HĐQT ngày 15/11/1997 của Hội đồng quản trị Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam v/v phê duyệt điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi “đầu tư xây dựng trạm nạp bình LPG Hà Nội” của công ty chế biến và kinh doanh sản phẩm khí.

- Quyết định số 618/ QĐ- HĐQT ngày 25/02/1999 của Hội đồng quản trị TCT Dầu khí Việt Nam v/v phê duyệt thiết kế thi công và tổng dự toán công trình “đầu tư xây dựng trạm nạp bình LPG Hà Nội” của công ty chế biến và kinh doanh sản phẩm khí.”.

- Quyết định số 3576/ HĐQT ngày 10/08/1996 cảu Hội đồng quản trị Tổng công ty Dầu khí Việt Nam về duyệt phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi “đầu tư xây dựng trạm nạp bình LPG Hà Nội”.

- Quyết định số 1600/ QĐ-UB/MTg ngày 15/09/1997 của UBNDTP HN v/v phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “đầu tư xây dựng trạm nạp bình LPG Hà Nội”.


Nhìn chung, chủ đầu tư và dự án đã hội tụ đủ những yếu tố pháp lý cần thiết, đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của tín dụng ngân hàng.

4.2.1.2. Về sự cần thiết phải đầu tư dự án:

Bằng các số liệu và phân tích cụ thể, chủ đầu tư đã chứng minh và làm rõ được sự cần thiết phải đầu tư xây dựng một cơ sở tàng chứa và phân phối khí hóa lỏng tại Hà Nội là hết sức cần thiết, PVGC thấy rằng Hà Nội là nơi tập trung đông dân cư có thu nhập cao đang và đang sẵn sàng chuyển đổi sử dụng LPG vào việc đun nấu trong gia đình, bên cạnh đó còn có nhiều cơ sở thương mại công nghiệp đang sử dụng LPG trong sản xuất. Do đó việc đầu tư xây dựng một trạm LPG tại Hà Nội là hết sức cần thiết, điều kiện tốt cho việc kinh doanh sản phẩm khí thực hiện tốt cho việc phân phối khí hóa lỏng cho khu vực miền Bắc phù hợp với xu thế phát triển hiện nay.

Trên cơ sở nội dung pháp lý và sự cần thiết phải đầu tư dự án được làm rõ, cán bộ thẩm định đã chuyển sang xem xét vấn đề thị trường qua các số liệu cụ thể do chủ đầu tư thuyết trình trong dự án.

4.2.2. Thẩm định về phương diện thị trường

4.2.2.1. Giới thiệu sản phẩm

Đây là phần giới thiệu của chủ đầu tư về sản phẩm LPG

Khí hóa lỏng (PLG) là sản phẩm dầu mỏ, được sản xuất từ quá trình lọc dầu (chưng cất dầu thô), từ khai thác mỏ khí và từ khí đồng hành của các mỏ dầu, được tàng chứa và vận chuyển ở trạng thái lỏng. Khi ấp suất hạ xuống thì sản phẩm này sẽ được chuyển đổi từ dạng lỏng sang dạng khí.

PLG được sử dụng rộng rãi cho các mục đích khác nhau, do nhiệt trị của sản phẩm rất cao, ít độc hại và không gây ô nhiễm môi trường. Các lĩnh vực sử dụng khí hóa lỏng gồm:

-Sử dụng trong gia đình: đun nấu , sưởi ấm…

-Sử dụng trong kinh doanh: nhà hàng, khách sạn, bệnh viện…

-Sử dụng trong công nghiệp: chế biến thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng,

chế tạo sản phẩm kim loại…


4.2.2.2. Phân tích thị trường

LPG đã được các công ty kinh doanh LPG giới thiệu tới các hộ gia đình ở Hà Nội vào cuối năm 1993. Hiện nay LPG đã trở nên quen thuộc và được sử dụng rộng rãi trong đun nấu của các tầng lớp nhân dân, cũng như trong các khách sạn nhà hàng…Ngoài ra hàng loạt các cơ sở công nghiệp cũng đang sử dụng LPG để làm nhiên liệu phục vụ sản xuất.

Nhu cầu PLG sẽ tăng lên theo tỷ lệ chuyển đổi hình thức trong khu vực thương mại, trong khi nhu cầu trong khu công nghiệp sẽ tăng theo sự tăng trưởng của GDP. Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng ở mức 5.8% năm 98 và dự đoán trong tương lai sẽ tăng từ 7-9%. Dự báo về nhu cầu LPG tại Hà Nội như sau:

Đối với nhu cầu LPG ở khối hộ gia đình thì chủ đầu tư căn cứ vào các nhân tố là hộ gia đình, mức tăng trưởng dân số hàng năm, mức tiêu thụ LPG ở các hộ gia đình hàng tháng, tỷ lệ mong muốn chuyển đổi.

Đối với nhu cầu ở khối thương mại: Chủ đầu tư căn cứ vào nhu cầu hiện tại và dự báo nhu cầu LPG trong khối thương mại ở Hà Nội dựa trên số liệu khảo sát thu nhâoj được và mối tương quan giữa nhu cầu về LPG giữa khu vực hộ gia đình và khối thương mại. Theo kinh nghiệm một số nước trong vùng, nhu cầu về khối LPG ở khối thương mại chiếm khoảng 15% tổng số nhu cầu của cả khối gia đình và khối thương mại cộng lại. Giả thuyết rằng mối tương quan tương tự sẽ được áp dụng tại thị trường Hà Nội Việt Nam.

Toàn bộ nhu cầu dự báo cho hai khối thị trường được tóm tắt trong bảng sau:

Bảng 2:Nhu cầu về LPG tại Hà Nội


Năm

2000

2005

20010

2015

Khối hộ gia đình

9391

22735

31384

41066

Khối hộ thương mại

1878

4547

6277

8213

Tổng cộng

11269

27282

37661

49279

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 79 trang tài liệu này.

Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm - 4

( Nguồn: Theo dự báo của phòng kinh doanh-Báo cáo nghiên cứu khả thi

PVGC)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/05/2022