Một số giải pháp marketing nhằm thu hút khách du lịch Tây Âu tới thành phố Sầm Sơn - tỉnh Thanh Hóa - 2

Sầm Sơn đúng nghĩa được trả lại trọn vẹn cho du khách với cát trắng trải dài, du khách thoải mái tham gia các hoạt động ngoài trời như thưởng thức hòa nhạc, thả diều, team building... Diện mạo, không gian đô thị và văn hóa du lịch mới mẻ đang là thỏi nam châm thu hút khách đến Sầm Sơn

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, du lịch Sầm Sơn vẫn gặp không ít hạn chế, khó khăn như: Dịch vụ du lịch hạn chế, chất lượng chưa cao; giá trị gia tăng du lịch thấp; một bộ phận lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch chưa được đào tạo chuyên nghiệp, bài bản,… Điều đó đò hỏi ngành du lịch thành phố Sầm Sơn phải có sự đầu tư đúng đắn vào việc quản bá hình ảnh với những định hướng dài hạn và những giải pháp marketing phù hợp,mang tính đột phá để thu hút khách du lịch trong tương lai.

Xuất phát từ thực tế trên, tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp marketing nhằm thu hút khách du lịch Tây Âu đến thành phố Sầm Sơn-tỉnh Thanh Hóa” làm đề tài khóa luận của mình

2. Mục đích nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về Du lịch và Marketing điểm đến du lịch


- Đánh giá thực trạng hoạt động Marketing điểm đến du lịch tại thành phố Sầm Sơn-tỉnh Thanh Hóa

- Đề xuất một số chiến lược marketing thu hút khách du lịch Tây Âu đến thành phố Sầm Sơn-tỉnh Thanh Hóa

3. Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là hoạt động marketing điểm đến du lịch tại thành phố Sầm Sơn-tỉnh Thanh Hóa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

4. Phạm vi nghiên cứu

-Về thời gian: khóa luận tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động marketing điểm đến du lịch tại thành phố Sầm Sơn-tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn 2017-

Một số giải pháp marketing nhằm thu hút khách du lịch Tây Âu tới thành phố Sầm Sơn - tỉnh Thanh Hóa - 2

2020; đề xuất một số giải pháp marketing nhằm thu hút khách du lịch đến thành phố Sầm Sơn-tỉnh Thanh Hóa.

-Về không gian: khóa luận tập trung nghiên cứu hoạt động marketing điểm đến du lịch trong phạm vi thành phố Sầm Sơn-tỉnh Thanh Hóa.

5. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập các nguồn thông tin từ internet,sách vở,báo chí,các khóa luận,chuyên đề tham khảo có liên quan

- Phương pháp phân tích: Từ những số liệu sơ cấp, thứ cấp thu nhập được tiến hành phân tích, từ đó có những nhận xét, đánh giá về vấn đề cho chính xác khách quan và đạt hiệu quả cao

- Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp số liệu từ nguồn sách báo, internet, tạp chí… khác nhau nhằm có được cái nhìn tổng quát nhất về vấn đề nghiên cứu.

- Phương pháp đánh giá và dự báo: Phương pháp được sử dụng trong nhiệm vụ đề ra các định hướng mục tiêu và các giải pháp marketing nhằm thu hút khách du lịch Tây Âu trên địa bàn thành phố Sầm Sơn,tỉnh Thanh Hóa.

6. Bố cục nghiên cứu

Bên cạnh phần Mở đầu và Kết luận, phần Nội dung của Khóa luận gồm 3 chương:


- Chương I: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết về du lịch, marketing điểm đến du lịch

- Chương II: Thực trạng hoạt động marketing điểm đến du lịch tại Thành phố Sầm Sơn-tỉnh Thanh Hóa

- Chương III: Một số chiến lược marketing nhằm thu hút khách du lịch Tây Âu tới Thành phố Sầm Sơn-tỉnh Thanh Hóa

PHẦN 2: NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DU LỊCH VÀ MARKETING ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1 Trên thế giới

Nghiên cứu để tìm ra giải pháp thu hút khách du lịch là một việc làm quan trọng nhằm góp phần mang lại hiệu quả phát triển điểm đến du lịch. Đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề này.

Cụ thể như Buhalis (2000), “Marketing cạnh tranh điểm đến trong tương lai” [1], cho rằng điểm đến du lịch là sự kết hợp của nhiều sản phẩm du lịch mang đến các trải nghiệm tích hợp cho khách du lịch. Theo nghiên cứu của Buhalis (2000) chỉ ra, mỗi điểm đến được chủ yếu cầu thành từ 6 thành tố chính sau (viết tắt là 6As):điểm tham quan (Attractions), khả năng tiếp cận (Accessibility), Tiện nghi (Amenities), gói dịch vụ có sẵn (Available packages), hoạt động và dịch vụ bổ trợ (Activities and ancillary services

Nhóm tác giả Philip Kotler, John T. Bowen, Jame C. Makens, (2010), Marketing for Hospitality and Tourism đã luận giải nhiều vấn đề về lý luận và kinh nghiệm tổ chức hoạt động marketing trong khách sạn và du lịch.

Theo Murphy (2000) , cho rằng sự đa dạng và chất lượng sản phẩm/dịch vụ sẽ là cách hữu hiệu đem lại một trải nghiệm thích thú của khách du lịch và tác động đến sự quay lại của khách du lịch.

Hay như Hu và Ritchie (1993) nhìn nhận điểm đến là gói dịch vụ và tiện nghi trong du lịch bao gồm tập hợp của sự đa dạng các thành tố tạo nên từ điểm du lịch.

Hai nhà kinh tế học R.Lanquar và R.Hollie đưa ra những phương pháp marketing thu hút khách du lịch trong cuốn Marketing du lịch (Bản dịch từ tiếng Pháp), Nxb Thế giới, năm 1992.

Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đã nghiên cứu hoặc chủ yếu nghiên cứu những nguyên lý quản trị marketing trong lĩnh vực khách sạn du lịch hoặc nghiên cứu về chiến lược, tác nghiệp marketing của các loại hình doanh nghiệp du lịch.

1.1.2 Tại Việt Nam

Qua tra cứu tại các thư viện, các website cho thấy, trong thời gian gần đây Việt Nam cũng đã có nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến hoạt động marketing nhằm thu hút khách du lịch:

Công trình Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 – 2010, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trong các công trình này ngoài việc xác định tổ chức không gian du lịch theo lãnh thổ (chia 3 vùng) thì việc xác định sản phẩm du lịch đặc trưng từng vùng, các mục tiêu và giải pháp về công tác xúc tiến, quảng bá du lịch nhằm thu hút khách được xem là những mục tiêu quan trọng.

Luận văn thạc sỹ kinh tế “Giải pháp marketing nhằm thu hút khách du lịch đến tỉnh Lào Cai” của tác giả Bùi Thị Thanh,2014 tại trường Đại học Thương Mại.Tuy nhiên luận văn chưa xác định và có giải pháp cụ thể đối với thị trường mục tiêu.

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Định hướng chiến lược marketing thu hút thị trường khách du lịch Nga đến Việt Nam” của TS. Đỗ Thị Thanh Hoa, 2008. Đề tài đề cập đến các nội dung: Tổng quan một số cơ sở lý luận chính về marketing du lịch và chiến lược marketing. Cùng với phân tích tổng quan thị trường khách du lịch Nga đến Việt Nam như: những nhân tố tạo cầu du lịch, đặc điểm thị trường khách Nga khi đi du lịch nước ngoài, đặc điểm thị trường khách Nga đến Việt Nam. Từ đó tác giả đã đề xuất một số giải pháp thu hút khách du lịch Nga đến Việt Nam.

Những đề tài trên mới chỉ nghiên cứu một khía cạnh nào đó về du lịch như xác định sản phẩm du lịch chính của địa phương, phân vùng, xác định tuyến điểm

du lịch đầu tư... Chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách có hệ thống về hoạt động marketing thu hút khách cũng như phân tích và đánh giá sâu thực trạng hoạt động marketing thu hút khách đến thành phố Sầm Sơn-tỉnh Thanh Hóa. Vì vậy, việc đi sâu nghiên cứu giải pháp marketing thu hút chính khách du lịch đến với thành phố Sầm Sơn- tỉnh Thanh Hóa là một khoảng trống, chưa có đề tài nào đi sâu vào phát triển du lịch Sầm Sơn dựa trên nhiều khía cạnh và giải pháp. Đó cũng là lý do tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Một số giải pháp marketing nhằm thu hút khách du lịch Tây Âu đến thành phố Sầm Sơn- tỉnh Thanh Hóa”

1.2 Cơ sở lý thuyết về Du lịch‌

1.2.1 Khái niệm

Ngày nay du lịch trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến. Hiệp hội lữ hành quốc tế đã công nhận du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới vượt lên cả ngành sản xuất ô tô, thép điện tử và nông nghiệp. Vì vậy, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Thuật ngữ du lịch đã trở nên khá thông dụng, nó bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp với ý nghĩa là đi một vòng. Du lịch gắn liền với nghỉ ngơi, giải trí, tuy nhiên do hoàn cảnh, thời gian và khu vực khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau nên khái niệm du lịch cũng không giống nhau.

Luật Du lịch Việt Nam 2005 [11,18] đã đưa ra khái niệm như sau: “Du lịch là các hoạt động liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.

Ngày nay, theo Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO): Du lịch là hoạt động về chuyến đi đến một nơi khác với môi trường sống thường xuyên của con người và ở lại đó để tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài các hoạt động để có thù lao ở nơi đến với thời gian liên tục ít hơn một năm.

Năm 1811, định nghĩa về du lịch lần đầu tiên xuất hiện tại nước Anh: “Du lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của các cuộc hành trình với mục đích giải trí”.

Theo ông Kuns (người Thụy Sỹ): “Du lịch là hiện tượng những người ở chỗ khác, ngoài nơi ở thường xuyên, đi đến bằng các phương tiện giao thông và sử dụng các xí nghiệp du lịch”.

Theo Wikipedia thì: “Du lịch là việc đi lại nhằm mục đích niềm vui hoặc kinh doanh; cũng là lý thuyết và thực hành về tổ chức các chương trình đi du lịch, ngành kinh doanh nhằm thu hút, cung cấp và giải trí cho khách du lịch, và việc kinh doanh của các tổ chức điều hành các tour du lịch.”

Nhìn từ góc độ kinh tế, du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ, có nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác. Như vậy, du lịch là một ngành kinh tế độc đáo phức tạp, có tính đặc thù, mang nội dung văn hoá sâu sắc và tính xã hội cao.

Để làm cơ sở phân tích cho các nội dung có liên quan trong khóa luận, đề tài sử dụng khái niệm về du lịch được định nghĩa theo Luật Du lịch Việt Nam 2005 [11]:“Du lịch là các hoạt động liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.

1.2.2 Chức năng của Du lịch

Du lịch có những chức năng nhất định. Có thể xếp các chức năng ấy thành 4 nhóm: xã hội, kinh tế, sinh thái và chính trị.

Chức năng xã hội

Thể hiện ở vai trò của du lịch trong việc giữ gìn, hồi phục sức khoẻ và tăng

cường sức sống của nhân dân. Trong chừng mực nào đó, du lịch có tác dụng hạn chế các bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và khả năng lao động của con người. Thông qua hoạt động du lịch, đông đảo quần chúng nhân dân có điều kiện tiếp xúc với những thành tựu văn hoá phong phú và lâu đời của các dân tộc, từ đó tăng thêm lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết quốc tế, hình thành phẩm chất tốt đẹp như lòng yêu lao động, tình bạn… Điều đó quyết định sự phát triển cân đối về nhân cách của mỗi cá nhân trong toàn xã hội.

Chức năng kinh tế

Chức năng này của du lịch thể hiện ở sự liên quan mật thiết với vai trò của con người như là lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội. Hoạt động sản xuất là cơ sở tồn tại của xã hội. Việc nghỉ ngơi, du lịch một cách tích cực và được tổ chức hợp lý sẽ đem lại những kết quả tốt đẹp. Một mặt nó góp phần vào việc phục hồi sức khoẻ cũng như khả năng lao động và mặt khác đảm bảo tái sản xuất mở rộng lực lượng lao động với hiệu quả kinh tế rõ rệt.

Ngoài ra chức năng kinh tế của du lịch còn thể hiện ở khía cạnh khác. Đó là dịch vụ du lịch, một ngành kinh tế độc đáo, ảnh hưởng đến cơ cấu ngành và cơ cấu lao động của nhiều ngành kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, ngoại thương… và là cơ sở quan trọng, tạo đà cho nền kinh tế phát triển.

Chức năng sinh thái

Tạo môi trường sống ổn định về mặt sinh thái. Nghỉ ngơi du lịch là nhân tố có tác dụng kích thích việc bảo vệ, khôi phục và tối ưu hoá môi trường thiên nhiên bao quanh, bởi vì chính môi trường này có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và hoạt động của con người.

Việc đẩy mạnh hoạt động du lịch, tăng mức độ tập trung khách vào những vùng nhất định đòi hỏi phải tối ưu hoá quá trình sử dụng tự nhiên với mục đích du lịch. Lúc này đòi hỏi con người phải tìm kiếm các hình thức bảo vệ tự nhiên,

đảm bảo điều kiện sử dụng nguồn tài nguyên một cách hợp lí.


Giữa xã hội và môi trường trong lĩnh vực du lịch có mối quan hệ chặt chẽ. Một mặt xã hội đảm bảo sự phát triển tối ưu của du lịch, nhưng mặt khác lại phải bảo vệ môi trường tự nhiên khỏi tác động phá hoại của các dòng khách du lịch và việc xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch. Như vậy, giữa du lịch và bảo vệ môi trường có mối liên quan gần gũi với nhau.

Chức năng chính trị


Chức năng chính trị của du lịch được thể hiện ở vai trò to lớn của nó như một nhân tố hoà bình, đẩy mạnh các mối giao lưu quốc tế, mở rộng sự hiểu biết giữa các dân tộc. Du lịch quốc tế làm cho con người sống ở các khu vực khác nhau hiểu biết và xích lại gần nhau. Mỗi năm, hoạt động du lịch có những chủ đề khác nhau,như “Du lịch là giấy thông hành của hoà bình” (1967), “Du lịch không chỉ là quyền lợi, mà còn là trách nhiệm của mỗi người” (1983)… kêu gọi hàng triệu người quí trọng lịch sử, văn hoá và truyền thống của các quốc gia, giáo dục lòng mến khách và trách nhiệm của chủ nhà đối với khách du lịch, tạo nên sự hiểu biết và tình hữu nghị giữa các dân tộc.

1.2.3 Các loại hình Du lịch


Phân loại theo mục đích chuyến đi


- Du lịch thiên nhiên: Loại hình du lịch này hấp dẫn những người thích tận hưởng bầu không khí ngoài trời, thích thưởng thức những phong cảnh đẹp và đời sống thực vật hoang dã.

- Du lịch văn hóa: Loại hình này thu hút những người mà mối quan tâm chủ yếu của họ là truyền thống lịch sử, phong tục tập quán, nền văn hóa nghệ thuật… của điểm đến.

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 07/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí