- Du lịch xã hội: Hấp dẫn những người mà đối với họ sự tiếp xúc, giao lưu với những người khác là quan trọng nhất. Đối với một số người khi được đồng hành với các thành viên của một nhóm xã hội trong các tour du lịch cũng làm họ thõa mãn, hài lòng. Một số người khác tìm kiếm cơ hội được hòa nhập với cư dân bản xứ ở điểm đến. Thăm gia đình cũng có thể được bao hàm trong loại này.
- Du lịch hoạt động: Loại hình du lịch này thu hút khách bằng một hoạt động xác định trước và thách thức phải hoàn thành trong chuyến đi, trong kỳ nghỉ của họ.
- Du lịch giải trí: Loại hình này nảy sinh từ nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn để phục hồi thể lực và tinh thần cho con người. Loại hình du lịch này thu hút những người mà lý do chủ yếu của họ đối với chuyến đi là sự hưởng thụ và tận hưởng kỳ nghỉ.
- Du lịch thể thao: Thu hút những người ham mê thể thao để nâng cao thể chất, sức khỏe. Tham gia chơi các môn thể thao như quần vợt, đánh gôn, bóng chuyền bãi biển, lướt són, trượt tuyết, đi xe đạp đường trường…là những ví dụ cho các hoạt động phù hợp với loại hình du lịch này.
- Du lịch chuyên đề: Loại hình du lịch này liên quan đến một nhóm nhỏ, ít người đi du lịch với cùng mục đích chung hoặc mối quan tâm đặc biệt nào đó chỉ đối với riêng họ
- Du lịch tôn giáo: thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng đặc biệt của những người theo các đạo phái khác nhau.Nó bộc lộ trong các cuộc hành hương đến những nơi có ý nghĩa tâm linh hay những địa điểm tôn giáo được tôn kính
- Du lịch sức khỏe: hấp dẫn những người tìm kiếm cơ hội cải thiện điều kiện thể chất của mình. Các khu an dưỡng, nghỉ mát ở vùng núi cao hoặc ven biển, các điểm có suối nước nóng hoặc nước khoáng là những nơi điển hình tạo ra loại du lịch này.
- Du lịch dân tộc học: Loại du lịch này đặc trưng hóa cho những người quay
trở về quê cha đất tổ tìm hiểu lịch sử, nguồn gốc của quê hương, dòng doi gia đình hoặc tìm kiếm khôi phục các truyền thống văn hóa bản địa
Phân loại theo phạm vi lãnh thổ
Có thể bạn quan tâm!
- Một số giải pháp marketing nhằm thu hút khách du lịch Tây Âu tới thành phố Sầm Sơn - tỉnh Thanh Hóa - 1
- Một số giải pháp marketing nhằm thu hút khách du lịch Tây Âu tới thành phố Sầm Sơn - tỉnh Thanh Hóa - 2
- Sơ Đồ Quy Trình Marketing Điểm Đến Du Lịch [4,43]
- Cơ Sở Hạ Tầng Và Vật Chất Kĩ Thuật Phục Vụ Du Lịch
- Cơ Cấu Khách Du Lịch Đến Thành Phố Sầm Sơn,tỉnh
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
- Du lịch quốc tế: liên quan đến các chuyến đi vượt qua khỏi phạm vi lãnh thổ (biên giới) quốc gia của khách du lịch
- Du lịch trong nước: là những chuyến đi của cư dân chỉ trong phạm vi quốc gia của họ.
-Du lịch nội địa: bao gồm du lịch trong nước và du lịch quốc tế đến.
-Du lịch quốc gia: bao gồm du lịch nội địa và du lịch ra nước ngoài.
Phân loại theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch
- Du lịch biển: du lịch biển là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên trong các vùng có tiềm năng về biển, hướng tới thỏa mãn nhu cầu của con người về vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng, tắm biển.
-Du lịch núi: là hoạt động du lịch diễn ra trong một không gian địa lý xác định và hạn chế như đồi núi với đặc điểm đặc biệt và thuộc tính có gắn liền với một cảnh quan cụ thể, địa hình, khí hậu, đa dạng sinh học (thực vật và động vật) và cộng đồng địa phương.
-Du lịch dã ngoại: dã ngoại là một hình thức hoạt động bổ ích dành cho mọi lứa tuổi, thông qua việc vui chơi, giải trí, tham quan ngắm cảnh vừa giúp nâng cao sức khỏe, vừa được khám phá những điều mới lạ.
-Du lịch miệt vườn: hình thức du lịch miệt vườn ngày nay rất được phổ biến và được nhiều người yêu thích. Việc du lịch miệt vườn đến các vườn trái cây trĩu quả, không những tận hưởng bầu không khí trong lành mát mẻ, lại còn được hái trái cây, tham gia vui chơi thỏa thích
Phân loại theo phương tiện giao thông
-Du lịch xe đạp: du lịch phượt bằng xe đạp cũng là một cách vận động tốt giúp nâng cao được sức khỏe của bạn. Khi du lịch xe đạp bạn sẽ tự chủ và linh hoạt hơn trong việc di chuyển.
- Du lịch ô tô: du lịch ô tô cũng quan trọng bậc nhất trên thế giới, là phương tiện chủ yếu nối liền các thành phố du lịch. Ô tô du lịch ngày nay còn tích hợp các phương tiện giải trí, hay giường nằm sang trọng giúp người đi thoải mái hơn
- Du lịch bằng tàu hoả: một loại phương tiện du lịch an toàn với tốc độ di chuyển nhanh, đầy đủ tiện nghi, bạn có thể ngắm cảnh đường dài qua khung kính cửa sổ
- Du lịch bằng tàu thuỷ: chuyến du lịch bằng tàu là một điều thuận tiện, tàu thủy vừa là phương tiện vận chuyển vừa là cơ sở lưu trú, cung cấp cho du khách mọi tiện nghi giải trí cao cấp trong một chuyến tham quan dài.
- Du lịch máy bay: là một trong những loại hình hiện đại, có thể di chuyển với khoảng cách địa lí xa trong thời gian ngắn.
Phân loại theo độ dài chuyến đi
- Du lịch ngắn ngày: là loại hình du lịch thường kéo dài từ 1- 3 ngày (hoặc dưới 1 tuần) tập trung chủ yếu vào những ngày nghỉ cuối tuần.
- Du lịch dài ngày: là loại hình du lịch thường gắn với các kì dài ngày từ vài tuần đến vài tháng ở địa điểm cách xa nơi ở của khách.
Phân loại theo hình thức tổ chức
- Du lịch theo đoàn: là loại hình có sự tham gia của một nhóm khách thường thuộc vào các tổ chức, sử dụng dịch vụ của các doanh nghiệp lữ hành.
- Du lịch cá nhân: là hoạt động du lịch do cá nhân tự quyết định về chuyến đi như lịch trình, cơ sở cung ứng các dịch vụ. Loai hình này ngày càng phát triển vì
có những ưu thế nhất định như linh hoạt, đề cao được nhu cầu của cá nhân du khách trong chuyến đi.
- Du lịch gia đình: là loại hình du lịch do các gia đình tự tổ chức hoặc sử dụng dịch vụ của các công ty lữ hành.
1.3 Cơ sở lý thuyết về Marketing điểm đến du lịch
1.3.1 Điểm đến du lịch
Qua quá trình nghiên cứu, các chuyên gia về marketing du lịch đã đưa ra những khái niệm tổng quát về điểm đến du lịch :
“Điểm đến du lịch là nơi có các yếu tố hấp dẫn, các yếu tố bổ sung và các sản phẩm kết hợp những yếu tố này để đáp ứng các nhu cầu và mong muốn của du khách”- Tiến sĩ Nguyễn Văn Đảng – Trường đại học Thương mại. [3,3]
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh: “Điểm đến du lịch là một điểm đến mà chúng ta có thể cảm nhận được bằng đường biên giới về địa lý, đường biên giới về chính trị hay đường biên giới về kinh tế, có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút và đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch” [5,342]
Theo luật du lịch: “Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch”. Như vậy điểm đến du lịch phải là nơi có tài nguyên du lịch, có sức hấp dẫn khách du lịch.
Phân loại điểm đến du lịch
-Căn cứ vào quy mô điểm đến được phân loại theo 3 quy mô chính: Megadestination (Quy mô lớn ở cấp độ châu lục), Macto-destination (Điểm đến vĩ mô ở cấp độ quốc gia), Micro-destination (Điểm đến vi mô – cấp độ vùng, tỉnh, thành phố, thị xã, thị trấn…)
- Căn cứ vào vị trí: có thể phân loại điểm đến là ở vùng biển hay vùng núi, là
thành phố hay nông thôn.
-Căn cứ vào giá trị tài nguyên du lịch: có thể phân loại đó là điểm đến có giá trị tài nguyên tự nhiên hay nhân văn.
- Căn cứ vào đất nước: có thể phân loại điểm đến là điểm đến du lịch là một đất nước hay một nhóm đất nước, hay có thể là một khu vực.
- Căn cứ vào mục đích: có thể phân loại điểm đến sử dụng với mục đích khác nhau.
- Căn cứ vào vị trí quy hoạch: đó là điểm đến thuộc trung tâm du lịch của vùng hay là những điểm đến phụ cận. (Theo T.S Nguyễn Văn Đảng ) - [3,4-5]
Các yếu tố cấu thành điểm du lịch
- Điểm hấp dẫn du lịch: Các điểm hấp dẫn của một điểm đến du lịch dù mang đặc điểm nhân tạo, đặc điểm tự nhiên hoặc là các sự kiện thì cũng đều gây ra động lực ban đầu cho sự thăm viếng của khách.
- Giao thông đi lại: Sự sáng tạo trong việc tổ chức giao thông du lịch sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các tập du khách trong việc tiếp cận điểm đến và là một yếu tố quan trọng thu hút khách du lịch.
- Nơi ăn nghỉ: Các dịch vụ lưu trú của điểm đến không chỉ cung cấp nơi ăn nghỉ mang tính chất mà còn tạo được cảm giác chung về sự tiếp đãi cuồng nhiệt và ấn tượng khó quên về món ăn và đặc sản địa phương.
- Các tiện nghi và dịch vụ hỗ trợ: Du khách đòi hỏi một loạt các tiện nghi, phương tiện và các dịch vụ hỗ trợ tại điểm đến du lịch. Bộ phận này có đặc điểm là mức độ tập trung về sở hữu thấp.
- Các phương diện khác: Các hoạt động các yếu tố cấu thành của một điểm đến du lịch trên địa phương diện khác phương diện vật chất, đó là cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật của điểm đến.
Điều quan trọng để điểm đến du lịch trở thành hấp dẫn và thu hút khách đòi hỏi phải có sự quản trị kinh doanh điểm đến. Vấn đề quản trị kinh doanh điểm
đến liên quan đến rất nhiều vấn đề từ marketing, tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến điểm đến đến việc phát triển sản phẩm tại điểm đến, đặc biệt là sự phối kết hợp chặt chẽ các chủ thể tại điểm đến nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách để họ có những cảm xúc và trải nghiệm sâu sắc.
1.3.2 Marketing điểm đến du lịch
Trong lĩnh vực du lịch, marketing điểm đến du lịch bao gồm một loạt các hoạt động nhằm thu hút khách du lịch đến và sự dụng các sản phầm dịch vụ du lịch được cung cấp tại điểm đến đó. Thông qua những hoạt động này, điểm đến tìm kiếm những thay đổi tích cực về mặt giá trị nhờ cung cấp các lợi ích cho khách du lịch hiện tại và khách du lịch tiềm năng, đồng thời làm lợi cho các thành phần khác tham gia vào hoạt động du lịch tại điểm đến. Phát triển điểm đến du lịch bền vững đòi hỏi các lợi ích về mặt kinh tế, xã hội, môi trường và cộng đồng tại điểm đến phải được đảm bảo một cách hài hòa.
Bên cạnh đó cũng đã có nhiều tổ chức nghiên cứu và các học giả khác nhau đưa ra khái niệm marketing điểm đến du lịch, cụ thể là:
Trong cuốn “Xúc tiến điểm đến du lịch”, Tiến sĩ Nguyễn Văn Đảng đã đưa ra khái niệm về marketing điểm đến du lịch: “Marketing điểm đến du lịch là quá trình quản trị cho phép tổ chức marketing, tạo dựng duy trì mối quan hệ giữa điểm đến du lịch
và khách du lịch hiện tại cũng như khách du lịch tiềm năng, thông qua việc dự báo và đáp ứng các nhu cầu của khách du lịch đối với điểm đến và có khả năng dễ dàng giao tiếp liên hệ với điểm du lịch” [3,20].
Theo Tiến sĩ Karl Albrecht – nhà hoạch định chiến lược kinh doanh, thành viên của Hiệp hội marketing điểm đến đa quốc gia (Destination Marketing Association International – DMAI), marketing điểm đến du lịch được định nghĩa là “cách thức tiếp cận với sự phát triển kinh tế và văn hóa của một khu vực (vùng
miền) một cách chủ động, chiến lược và tập trung vào con người đồng thời giúp cân bằng và hòa nhập những lợi ích của khách du lịch, các nhà cung cấp dịch vụ và cộng đồng tại đó”
Như vậy, có thể thấy Marketing điểm đến du lịch là quá trình các tổ chức quản lý điểm đến tiến hành nghiên cứu thị trường lựa chọn thị trường khách du lịch mục tiêu thiết lập, duy trì và phát triển thị trường khách bằng cách tạo ra và mang lại cho họ những giá trị ưu việt của điểm đến du lịch mà họ mong đợi.
1.3.3 Vai trò của Marketing điểm đến du lịch
Đối với điểm đến
Trong bối cảnh thị trường du lịch ngày càng đa dạng và phát triển, các điểm đến du lịch có xu hướng bị bão hòa và lu mờ, không có những điểm nhấn để phân biệt và thu hút khách du lịch so với các đối thủ khác. Cuộc cạnh tranh giành khách du lịch thu hút khách du lịch so với các đối thủ khác. Cuộc cạnh tranh giành khách du lịch đang dần tập trung vào làm nổi bật linh hồn và bản sắc của điểm đến.Do đó, marketing điểm đến du lịch trở thành công cụ quan trọng làm nổi bật những điểm khác biệt, lợi thế cạnh tranh của một điểm đến, giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận và đưa ra lựa chọn. Từ đó xây dựng nên bản sắc riêng, khiến khách hàng có thể dễ dàng nhận biết các sản phẩm du lịch của điểm đến đó.
Marketing điểm đến du lịch là cầu nối gắn kết, mối liên hệ đa dạng và chặt chẽ giữa điểm đến và khách hàng tiềm năng. Tác động trực tiếp tới việc đưa ra quyến định lựa chọn điểm đến của khách hàng
Khách du lịch lựa chọn một điểm đến thường do những hình ảnh trong suy nghĩ của khách hàng về điểm đến đó. Những hình ảnh đó thường được tạo nên từ những nguồn thông tin đa dạng: Internet, truyền hình, phim ảnh, tin tức, tạp chí, phóng sự, quan điểm của những người xung quanh… Việc thực hiện marketing điểm đến sẽ đem đến cho khách du lịch cái nhìn chính xác, khách
quan, những hình ảnh thiện cảm, kích thích mong muốn tìm hiểu và trải nghiệm. Hạn chế những hình ảnh sai lệch từ những nguồn không chính thức về điểm đến
Hiện nay, marketing điểm đến du lịch không những là hoạt động hữu hiệu thu hút khách du lịch, mà còn là một xu hướng tất yếu nhằm đạt được các mục tiêu phát triển tổng thể của điểm đến.[10,4]
Đối với khách du lịch
Trong thời đại hiện nay, khi giá trị của thời gian và sự tiện lợi ngày càng được đề cao, khách hàng luôn có xu hướng chủ động tìm kiếm thông tin để đưa ra quyết định một cách sáng suốt. Nhất là đối với thị trường du lịch, khi đưa ra quyết định cho một kỳ nghỉ đồng nghĩa với việc khách hàng cần lựa chọn được một địa điểm phù hợp với nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn, giải trí của họ, phù hợp với khoản chi phí họ dự định bỏ ra, và những điểm thú vị của điểm đến mà họ muốn khám phá. Như vậy, marketing điểm đến sẽ cung cấp cho khách hàng một cái nhìn tổng quan về điểm đến, giới thiệu cho họ một cách khái quát về những đặc điểm nổi bật của điểm đến như văn hóa, phong tục tập quán, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, tín ngưỡng, con người... giúp rút ngắn thời gian và công sức trong việc tìm kiếm thông tin, lựa chọn được điểm đến phù hợp nhất với mong muốn của mình.
Bên cạnh đó, marketing điểm đến du lịch là một phương pháp cạnh tranh hữu hiệu, không chỉ nhằm phát triển thương hiệu, tăng độ biết đến của địa điểm du lịch với khách hàng, nó còn giúp nâng cao, củng cố chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch tại chính điểm đến đó qua các chương trình tổng thể tác động vào tất cả các đối tượng trong ngành du lịch. Như vậy, khách hàng sẽ là đối tượng hưởng lợi từ các hoạt động marketing thông qua việc được tiếp xúc với những sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao với giá thành cạnh tranh.
Việc lựa chọn điểm đến du lịch ngày nay đã trở thành một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá lối sống của du khách. Vì vậy điểm đến du lịch cần có sức