hấp dẫn cao, thu hút được sự quan tâm sâu sắc của khách du lịch. Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) thậm chí còn cho rằng: “Thế kỷ tới 23 sẽ đánh dấu sự nổi lên của các điểm đến du lịch như một mặt hàng thời trang. Sự lựa chọn điểm đến du lịch sẽ giúp xác định đặc điểm du khách và trong một thế giới tính đồng nhất ngày càng tăng, đặc trưng của một du khách là một cơ sở để phân biệt anh ta với du khách khác”.
Như vậy, điểm đến du lịch ngày nay không chỉ là một địa điểm nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi, giải trí, khám phá của khách hàng mà còn là một sản phẩm tạo ra phong cách, đẳng cấp của họ. Xu hướng này càng khẳng định vị thế quan trọng của marketing điểm đến trong việc tạo nên đẳng cấp du lịch của điểm đến trong mắt khách hàng. [10,5]
Đối với doanh nghiệp du lịch
Khi ngành công nghiệp du lịch đang ngày càng phát triển và cạnh tranh lẫn nhau một cách gay gắt, thì việc các doanh nghiệp du lịch hoạt động marketing đơn lẻ, tự phát sẽ làm giảm mức độ hiệu quả của các chiến dịch marketing hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, việc tự thân vận động trên quá nhiều thị trường khiến các doanh nghiệp không thể tập trung khai thác được hết các thể mạnh cũng như đặc điểm nổi trội, lợi thế cạnh tranh của điểm đến. Marketing điểm đến du lịch là một sự hỗ trợ đắc lực.
cho các doanh nghiệp. Tăng cường sự quảng bá, phát triển thương hiệu, củng cố hình ảnh của điểm đến, thu hút sự quan tâm của khách du lịch đến với điểm du lịch tạo tiền đề vững chắc cho các chiến lược marketing, chăm sóc khách hàng cụ thể sau đó của doanh nghiệp.
Thêm vào đó, marketing điểm đến còn là sự định hướng chủ chốt cho tất cả các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch trong việc thiết kế ra các sản phẩm marketing của mình từ đó tạo được sự đồng bộ, chuyển nghiệp, tiết kiệm chi phí
đáng kể cho các doanh nghiệp trong việc nỗ lực thu hút khách du lịch. [10, 6]
1.3.4 Quy trình marketing điểm đến du lịch
Hoạt động Marketing điểm đến được các tổ chức du lịch quốc gia và vùng thực hiện, thậm chí các tổ chức du lịch tư nhân cũng có thể sử dụng quy trình marketing du lịch này ở phạm vi tổng quát. Hoạt động marketing du lịch hiệu quả phải tính đến nhiệm vụ của tổ chức cũng như các yếu tố thuộc môi trường bên trong và bên ngoài tổ chức đó.
Có thể bạn quan tâm!
- Một số giải pháp marketing nhằm thu hút khách du lịch Tây Âu tới thành phố Sầm Sơn - tỉnh Thanh Hóa - 1
- Một số giải pháp marketing nhằm thu hút khách du lịch Tây Âu tới thành phố Sầm Sơn - tỉnh Thanh Hóa - 2
- Cơ Sở Lý Thuyết Về Marketing Điểm Đến Du Lịch
- Cơ Sở Hạ Tầng Và Vật Chất Kĩ Thuật Phục Vụ Du Lịch
- Cơ Cấu Khách Du Lịch Đến Thành Phố Sầm Sơn,tỉnh
- Đánh Giá Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Tại Thành Phố Sầm Sơn-Tỉnh Thanh Hóa
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
Quy trình lập kế hoạch marketing cho điểm đến du lịch được phát sinh từ công thức marketing căn bản: [7,41]
Marketing= R+ STP+ Mm+ I+ E+ C
Trong đó:
R (research): nghiên cứu thị trường
S (segmentation): phân đoạn thị trường
T (target market): xác định thị trường mục tiêu P (positioning): định vị
M (marketing- mix): hỗn hợp marketing
I (implementation): thực hiện kế hoạch marketing E (evaluation): đánh giá kế hoạch marketing
C (control): điều chỉnh kế hoạch marketing
Quy trình lập kế hoạch marketing cho điểm đến du lịch sau đây được các tổ chức du lịch nhà nước và tư nhân trên phạm vi toàn cầu đón nhận và đã áp dụng thành công. Mô hình này nhấn mạnh vào các nhiệm vụ quản lý chiến lược đối với một nhà quản lý du lịch điểm đến.
Hình 1.1. Sơ đồ quy trình marketing điểm đến du lịch [4,43]
(Nguồn: Giáo trình Marketing điểm đến du lịch (ĐH Mở- khoa Du lịch)
Quy trình lập kế hoạch marketing cho điểm đến du lịch bao gồm các nội dung cụ thể sau:
-Xác định tầm nhìn:
“Tầm nhìn là một lời thông báo chung mang tính định hướng, có ảnh hưởng đến mục tiêu và chiến lược cụ thể. Trong các tuyên bố về tầm nhìn của mình, các tổ chức du lịch quốc gia và vùng thường đề cập đén một ngành du lịch phát triển và bền vững trong khu vực với các tác động tích cực đối với cộng đồng. Vấn đề này thường được phát triển trong suốt quá trình lập kế hoạch marketing và có thể được đánh giá lại từ kết quả của việc phân tích thực trạng.
-Phân tích thực trạng:
Mục tiêu của quá trình phân tích thực trạng điểm đến là để việc xác định các cơ hội, thách thức, thế mạnh, điểm yếu và các vấn đề mà điểm đến đang phải đối mặt. Tổ chức du lịch phải tiến hành phân tích tất cả các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài có thể tác động đến điểm đến cũng như rà soát toàn bộ nguồn lực bên trong của điểm đến. Hoạt động này bao gồm cả việc đánh giá các tình huống marketing hiện tại, thông tin về tất cả các thành phần thuộc môi trường vĩ mô, các xu hướng trên thị trường và các đối thủ cạnh tranh.
- Xác định nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu và chiến lược cho điểm đến:
Các mục tiêu và chỉ tiêu chung của tổ chức quản lý nhà nước về du lịch ở điểm đến thường chỉ ra các đích cụ thể như chi tiêu, thị phần, lượng khách, doanh thu và mức sinh lời. Những mục tiêu dài hạn thường đặt ra trong một khoảng thời gian tương đối dài (có thể tới 20 năm, nhưng thông thường là từ 3-5 năm). Mục tiêu của các đơn vị kinh doanh du lịch thường khác biệt hẳn so với mục tiêu của các tổ chức quản lý nhà nước về du lịch và nhìn chung có định hướng lợi nhuận rõ rệt.
- Chiến lược marketing cho điểm đến:
Chiến lược marketing cho điểm đến nhấn mạnh vào các chiến lược trong ngắn hạn và các chiến thuật có liên quan cần phải được thực hiện để đạt được mục tiêu của điểm đến. Có thể là kế hoạch trong năm hay 1 - 2 năm, trong đó làm rõ các nội dung liên quan đến các mục tiêu lâu dài của tổ chức. Chiến lược marketing ngắn hạn thường bao hàm chiến lược tiếp cận thị trường mục tiêu, chiến lược định vị, xây dựng thương hiệu và chiến lược hỗn hợp marketing.
- Đánh giá và điều chỉnh :
Giai đoạn điều chỉnh và đánh giá là một phần quan trọng trong toàn bộ qui
trình marketing bởi vì giai đoạn này cung cấp các thông tin phản hồi cho điểm đến về mức độ thành công của các chiến lược và chiến thuật của nó. Những thông tin này có thể tiếp tục được sử dụng trong hoạt động phân tích thực trạng điểm đến và là căn cứ để tổ chức du lịch ở điểm đến ra các quyết địng marketing chiến lược trong tương lai.
Tiểu kết chương 1
Ở chương 1 của khóa luận, tác giả đã tổng hợp các cơ sở lý thuyết có liên quan đến đề tài khóa luận. Đây cũng là cơ sở để phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động marketing điểm đển du lịch tại thành phố Sầm Sơn-tỉnh Thanh Hóa ; đồng thời cũng là cơ sở để đưa ra các giải pháp cho đề tài. Trong chương này, đề tài đã đưa ra được những khái niệm liên quan đến du lịch, marketing điểm đến du lịch; vai trò của du lịch, marketing điểm đến du lịch; các loại hình du lịch; chức năng marketing điểm đến; quy trình marketing và marketing điểm đến du lịch.
Đây chính là các lý thuyết nền tảng để tiếp tục đi sâu phân tích và đánh giá thực trạng thu hút khách du lịch đến với thành phố Sầm Sơn-tỉnh Thanh Hóa ở chương 2.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ SẦM SƠN - TỈNH THANH HÓA
2.1 Khái quát về thành phố Sầm Sơn- tỉnh Thanh Hóa
2.1.1 Vị trí địa lý
Sầm Sơn là một thành phố ven biển thuộc tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam.
Thành phố Sầm Sơn cách trung tâm thành phố Thanh Hóa 16 km về phía đông, cách thủ đô Hà Nội 176 km về phía đông nam, có vị trí địa lý:
● Phía bắc giáp huyện Hoằng Hóa với sông Mã là ranh giới tự nhiên
● Phía nam giáp huyện Quảng Xương
● Phía đông giáp Vịnh Bắc Bộ
● Phía tây giáp thành phố Thanh Hóa.
Thành phố Sầm Sơn có diện tích tự nhiên 44,94 km² là thành phố có diện tích nhỏ nhất cả nước, dân số năm 2019 là 108.320 người.
Sầm Sơn nằm trên vùng đồng bằng phù sa, độ cao dưới 50 mét. Khoáng sản: Không đáng kể. Động thực vật: Không đáng kể. Chăn nuôi không được chú trọng, chỉ nuôi gà với quy mô nhỏ. Dân cư Sầm Sơn chủ yếu là người Kinh. [11]
2.1.2 Tài nguyên du lịch
Sầm Sơn có tiềm năng du lịch rất phong phú, đa dạng, gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Đây là ưu thế nổi bật nhất của Sầm Sơn, là điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển nhiều loại hình du lịch hấp dẫn như du lịch biển, du lịch núi, du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch sinh thái, du lịch tâm linh…
* Về tài nguyên du lịch tự nhiên:
Sầm Sơn có bờ biển dài khoảng 9 km, từ cửa Hới (sông Mã) đến Vụng Tiên (Vụng Ngọc) với các bãi biển đẹp như bãi biển nội thị (A, B, C, D), bãi biển Quảng Cư, Bãi Lãn, Bãi Vụng Tiên... Các bãi biển này đều có đặc điểm chung là rộng,
bằng phẳng, độ dốc thoải, bãi cát trắng mịn, sóng biển vừa phải, nước biển ấm, trong xanh có nồng độ muối trên dưới 30%, ngoài ra còn có Canxidium và nhiều khoáng chất khác có tác dụng chữa bệnh... rất phù hợp cho tắm biển và các hoạt động vui chơi giải trí nên từ lâu đã là khu nghỉ mát nổi tiếng trong cả nước. Theo đánh giá Sầm Sơn là nơi rất có lợi cho sức khỏe, nghỉ dưỡng vào mùa đông, đồng thời là thị trường tiêu dùng, mua sắm lớn cho 1,5 - 2 triệu khách du lịch hiện nay và khoảng 4 - 5 triệu du khách trong tương lai, tạo cơ sở để phát triển sản xuất nông, lâm, thủy sản hàng hóa và các mặt hàng TTCN của các vùng lân cận. Hiện nay Sầm Sơn mới khai thác 3 bãi biển ở khu vực nội thị vào mục đích du lịch, chủ yếu là tắm biển. Thời gian tới có thể khai thác các bãi biển ở khu vực Quảng Cư và Nam Sầm Sơn, hình thành một khu du lịch - nghỉ dưỡng biển lớn của vùng và cả nước với các hoạt động du lịch phong phú và đa dạng như: tắm biển, nghỉ dưỡng và các loại hình thể thao, vui chơi giải trí khác...
Bên cạnh các bãi biển trên, Sầm Sơn còn có núi Trường Lệ cao 76 mét nằm sát biển, được coi như là hòn ngọc của Sầm Sơn. Mặt khác ở đây có những bãi cỏ rộng, những sườn thoải và các đồi được cấu tạo từ đá granit cổ sinh hay đá biến chất dạng bát úp (điển hình là khối hoa cương Độc Cước) phù hợp cho du lịch cắm trại và các hoạt động vui chơi giải trí khác. Trên núi Trường Lệ còn có các di tích như đền Độc Cước, đền Cô Tiên, đền Tô Hiến Thành... rất có giá trị du lịch văn hóa, du lịch tâm linh. Đặc biệt hòn Trống Mái trên núi Trường Lệ là cảnh quan tự nhiên độc đáo của Sầm Sơn cũng như của cả nước, rất hấp dẫn khách du lịch.
Ngoài ra, cảnh quan tự nhiên dọc hai bờ sông Mã, sông Đơ cũng là điều kiện lý tưởng để Sầm Sơn phát triển các tuyến du lịch sinh thái trên sông, biển. Xuất phát từ Cửa Hới ở phía Bắc, du khách có thể đi thuyền đến Hòn Mê và xa hơn về phía Nam, hoặc ngược dòng sông Mã đi thăm các di tích Hàm Rồng, Lam Sơn, di tích triều vua Lê và các di tích, danh thắng khác trong tỉnh. Đặc biệt sông Đơ
chảy dọc thị xã (từ Sông Mã ở phía Bắc đến cống Trường Lệ ở phía Nam) có cảnh quan tự nhiên khá hấp dẫn với các đầm sen ở phía Nam đền An Dương Vương là nguồn tài nguyên du lịch tiềm năng của Sầm Sơn để phát triển du lịch sinh thái.
Tóm lại, sự đan xen giữa các loại địa hình (sông, núi, biển), giữa các bãi biển với núi Trường Lệ và cảnh quan sông nước, cùng với các hồ, đầm ở Quảng Cư và những rặng thông, phi lao dọc ven biển... tạo nên sự phóng phú và đa dạng của tài nguyên du lịch trên địa bàn, là điều kiện rất thuận lợi để Sầm Sơn phát triển nhiều loại hình du lịch hấp dẫn.
* Về tài nguyên du lịch nhân văn:
Bên cạnh những tài nguyên du lịch tự nhiên, Sầm Sơn còn có nguồn tài nguyên du lịch nhân văn khá phong phú gồm các di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội, ngành nghề truyền thống và các giá trị văn hóa khác. Theo thống kê, trên địa bàn Sầm Sơn có 16 di tích, là một trong số các địa phương có tỷ lệ di tích cao trong cả nước, trong đó có 6 di tích cấp Quốc gia gồm:
- Đền Độc Cước (hay còn gọi là đền Thượng), nằm trên hòn Cổ Giải thuộc dãy núi Trường Lệ. Đền thờ thần Độc Cước, được xây dựng cách đây 700 năm. Hàng năm người dân Sầm Sơn tổ chức lễ hội bánh trưng, bánh dầy vào ngày 12 tháng 5 âm lịch để tế thần.
- Đền Cô Tiên, nằm trên hòn Đầu Voi ở phía Tây núi Trường Lệ, phía trên Vụng Ngọc. Đây là đền thờ Chúa Liễu Hạnh, trước đây là nơi thờ vọng thần Độc Cước.
- Đền Tô Hiến Thành (hay còn gọi là đền Trung), thờ Thái úy Tố Hiến Thành, vị quan thanh liêm, cương trực của triều Lý.
- Hòn Trống Mái là danh thắng nổi tiếng gắn với huyền thoại về một mối tình chung thủy.