Các Yếu Tố Liên Quan Đến Nhiễm Khuẩn Hô Hấp Dưới Cấp


nguyên vi khuẩn khác gây viêm phổi cần phải xem xét là: Trực khuẩn ho gà, tụ cầu trùng vàng, trực khuẩn lao, Chlamydia trachomatis [115]. Baqui A. H. Rahman, M. và cộng sự (2007) đã tiến hành nghiên cứu tỷ lệ mắc và căn nguyên gây bệnh do vi khuẩn đối với nhiễm khuẩn cấp đường hô hấp dưới ở 18.983 trẻ dưới 5 tuổi tại vùng nông thôn ở Matlab - Bangladesh trong 2 năm, đã đưa ra nhận định: Vi khuẩn chiếm ưu thế là tụ cầu trùng vàng (38,5 %), Haemophilus influenzea (0,4 %) và Streptococcus pneumoniae (0,8 %) [82].

4.2. Các yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp

Chúng tôi đã phỏng vấn các bà mẹ hoặc người chăm sóc trẻ dựa trên bảng câu hỏi có sẵn về tình trạng kinh tế, văn hóa xã hội, những thông tin liên quan đến trẻ, kiến thức của các bà mẹ về việc nuôi dưỡng chăm sóc trẻ kết hợp với quan sát thực hành của bà mẹ, điều kiện vệ sinh nhà ở. Kết quả nghiên cứu điều tra cắt ngang cộng đồng, phân tích để xác định một số yếu tố có liên quan đến NKHH dưới cấp như sau:

* Sữa mẹ và tiêm chủng là những yếu tố liên quan chặt chẽ đến NKHH dưới cấp

Thời gian cai sữa sớm và tiêm chủng không đầy đủ cho trẻ có liên quan chặt chẽ với tình trạng NKHH dưới cấp của trẻ (bảng 3.13). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng những trẻ cai sữa sớm dưới 12 tháng có nguy cơ mắc nhiễm khuẩn hô hấp dưới cao gấp 7,82 lần nhóm trẻ cai sữa hợp lý với p <0,01. Trẻ được tiêm chủng không đầy đủ hoặc đủ nhưng không đúng lịch, có nguy cơ mắc NKHH dưới cấp cao gấp 8,2 lần so với trẻ được tiêm phòng đủ và đúng lịch.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nhận định của nhiều tác giả khác ở các nước đang phát triển. Việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ có thể làm cho trẻ có tình trạng dinh dưỡng tốt hơn trong những tháng đầu sau khi sinh, và điều này cũng góp phần làm giảm số mới mắc bệnh nhiễm khuẩn và tình trạng nặng của bệnh. Hầu hết các nghiên cứu quan tâm đến sự kết hợp giữa sữa mẹ và tử vong ở trẻ và cho là sữa mẹ đóng vai trò như là yếu tố bảo vệ. Một nghiên cứu đã cung cấp thông tin về tử vong đặc hiệu do nhiễm khuẩn hô hấp dưới liên quan tới trẻ được nuôi bằng sữa mẹ. Những đứa trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 3,6 lần. Nghiên cứu về sự liên quan giữa sữa mẹ và vào viện do viêm phổi ở một số nước trên thế giới (Trung Quốc, Brazil, Canada và Argentina) đều chỉ ra rằng: Trẻ em không được nuôi bằng sữa mẹ có nguy cơ vào viện cao gấp từ 1,5 đến 4 lần [92], [130]. Chantry


C. J. và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của nuôi con đầy đủ bằng sữa mẹ đối với nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em Hoa Kỳ (2006) cho thấy, trẻ nhỏ chỉ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong thời gian 4 tháng đầu, có nguy cơ viêm phổi lớn hơn (6,5 %) so với trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong cả 6 tháng đầu (1,6 %) với (OR= 4.27; 95 % CI: 1.27-14.35). Kết luận cho thấy, nguy cơ gia tăng nhiễm khuẩn hô hấp cấp (bao gồm viêm phổi ở trẻ) khi chỉ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 4 tháng so với nhóm trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ liên tục trong 6 tháng [94].

Nghiên cứu của Broor S. và cộng sự năm 2001 (Ấn Độ), phân tích hồi quy logistic thấy rằng trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ có nguy cơ nhiễm khuẩn hô hấp dưới cao gấp 1,64 lần, trẻ tiêm chủng không đầy đủ theo tuổi, có nguy cơ nhiễm khuẩn hô hấp dưới cao gấp 2,85 lần. Qua đó các tác giả đi đến kết luận rằng: Trẻ không được nuôi con bằng sữa mẹ, tiêm chủng không đầy đủ theo lịch là các yếu tố nguy cơ quan trọng liên quan tới nhiễm khuẩn hô hấp dưới. Vì vậy, việc xác định các yếu tố nguy cơ của nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp nặng có thể giúp cho giảm gánh nặng bệnh tật [87]. Khi phân tích hồi quy logistic cũng cho kết quả: Tiêm chủng không đầy đủ là yếu tố đứng hàng thứ nhất trong các yếu tố liên quan đến NKHH dưới cấp ở trẻ nhỏ tại huyện Chợ Mới trong nghiên cứu của chúng tôi.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

* Kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) của bà mẹ với NKHH dưới cấp

Kết quả nghiên cứu cho thấy kiến thức, thực hành của bà mẹ có liên quan chặt chẽ đến nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp. Kết quả trong bảng 3.14 cho thấy, nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp có liên quan chặt chẽ với kiến thức chăm sóc trẻ của bà mẹ. Nhóm trẻ là con của bà mẹ có kiến thức kém, có nguy cơ mắc nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp cao gấp 3,69 lần so với nhóm trẻ con của bà mẹ có kiến thức trung bình và khá tốt, với p < 0,01. Khi phân tích yếu tố thực hành chăm sóc trẻ của bà mẹ với chương trình phòng chống NKHHC. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi trong bảng 3.15 cho thấy, nhóm trẻ con của bà mẹ có thực hành kém thì có nguy cơ mắc nhiễm khuẩn hô hấp dưới cao gấp 5,18 lần nhóm trẻ con của bà mẹ có thực hành trung bình, khá và tốt, với p<0,01. Từ kết quả trên cho thấy, có ít bà mẹ hiểu biết được dấu hiệu khi trẻ mắc NKHHC nói chung, dấu hiệu viêm phổi nói riêng, dấu hiệu bất thường cần đưa trẻ đến trạm y tế xã và còn cho trẻ dùng kháng sinh khi trẻ bị ho và cảm lạnh. Một số bà mẹ khi con

Một số đặc điểm dịch tễ và hiệu quả can thiệp đối với nhiễm khuẩn hô hấp cấp của trẻ dưới 5 tuổi tại huyện Chợ Mới - tỉnh Bắc Cạn - 13


bị bệnh, lẽ ra phải đưa con đến trạm y tế xã thì lại đưa con đến thầy lang hoặc cúng bái... Điều này cũng phù hợp với địa điểm chúng tôi nghiên cứu đó là miền núi, vùng cao, giao thông đi lại khó khăn, chủ yếu là dân tộc thiểu số, phong tục tập quán còn lạc hậu, cuộc sống của người dân dựa vào đồng ruộng, nương rẫy là chủ yếu, vì vậy việc tiếp cận với thông tin còn nhiều hạn chế. Vấn đề này cũng đã được các tác giả đề cập đến. Năm 2002, Hàn Trung Điền nghiên cứu NKHHC ở trẻ dưới 1 tuổi tại cộng đồng và tác động của TT - GDSK tại Bắc Giang, Hà Tĩnh, Quảng Trị cho thấy rằng: Khả năng nhận biết dấu hiệu NKHHC của bà mẹ còn hạn chế. Đa số bà mẹ chỉ biết dấu hiệu ho, sốt, mệt mỏi. Dấu hiệu thở nhanh, khó thở còn ít được bà mẹ biết. Nguyên nhân cơ bản là do bà mẹ không được truyền thông, ít được tiếp cận thông tin. Nhiều bà mẹ tự mua kháng sinh để chữa cho trẻ và không biết cho con uống thêm nước khi con mắc NKHHC. Vẫn còn một số bà mẹ chỉ đưa trẻ mắc NKHHC đến cơ sở y tế (CSYT) khi tự chữa tại nhà không khỏi [36]. Nguyễn Thị Thanh Hương và cộng sự (2008), nghiên cứu thực hành chăm sóc tại nhà trẻ dưới 5 tuổi bị NKHHC của các bà mẹ tại huyện Quảng Trạch, Quảng Bình, cho thấy: Tỷ lệ các bà mẹ có kiến thức tốt về NKHHC nhìn chung còn thấp [49]. Năm 2009, Bùi Thanh Nghị: Đánh giá kiến thức các bà mẹ có con dưới 5 tuổi về bệnh nhiễm khuẩn hô hấp tại huyện Việt Yên – tỉnh Bắc Giang cho thấy, tỷ lệ bà mẹ biết chăm sóc khi trẻ bị NKHHC ở đó chiếm tỷ lệ trên 80 %, cao hơn nghiên cứu của chúng tôi [58], có lẽ Việt Yên là một huyện trung du, ở đó điều kiện về kinh tế, văn hóa, xã hội của người dân tốt hơn, người dân có đời sống cao hơn, các bà mẹ có nhiều cơ hội, được tiếp cận với phương tiện truyền thông nhiều hơn so với địa điểm chúng tôi nghiên cứu là khu vực miền núi, vùng cao, nơi chủ yếu là người dân tộc thiểu số sinh sống, cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn, phong tục tập quán còn lạc hậu. Ngoài ra, Chan G. C và cộng sự (2006) đã tiến hành nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về sử dụng kháng sinh của các bà mẹ đối với nhiễm khuẩn hô hấp trên (URTI) ở trẻ em, tại trung tâm chăm sóc sức khỏe ban đầu, huyện Hulu Langat cho thấy rằng: Các cha, mẹ thường thiếu kiến thức và nhận thức sai lệch về sử dụng kháng sinh đối với nhiễm khuẩn hô hấp trên cấp tính ở trẻ. Việc nâng cao trình độ học vấn và kiến thức của các ông bố, bà mẹ có thể làm giảm kê đơn kháng sinh không cần thiết và việc sử dụng kháng sinh ở cộng đồng [93].


Đánh giá thái độ của các bà mẹ về NKHHC qua thang điểm likert và thực tiễn quan sát, phỏng vấn được trình bày tại biểu đồ 3.4 cho thấy: Phần lớn các bà mẹ đều đồng ý và cho rằng: Trẻ mắc NKHHC có thể phát hiện được tại nhà, có thể phòng được và phát hiện sớm sẽ tránh được tử vong. Tỷ lệ đồng ý khoảng từ 57,9 % đến 76,3 %. Chỉ có số ít bà mẹ không biết (9,2 % đến 24,1 %). Qua điều tra chúng tôi thấy, mặc dù hơn một nửa các bà mẹ cho rằng: Có thể phòng được NKHHC cho trẻ và phát hiện sớm sẽ tránh được tử vong, nhưng họ không có kiến thức và kỹ năng, nên không biết làm thế nào để phòng chống bệnh này cho con của mình.

* Về một số yếu tố liên quan khác

Loại nhà ở tạm bợ, tình trạng nhà ở ẩm thấp, bếp đun trong nhà sàn hoặc đun trong nhà nhỏ tạm vì không có bếp, chuồng gia súc dưới gầm sàn hoặc cạnh nhà, trong nhà có ông hoặc bố hút thuốc lá hoặc thuốc lào là những yếu tố liên quan đến NKHH dưới cấp cho trẻ nhỏ, có ý nghĩa thống kê được trình bày trong kết quả (bảng 3.12). Khu vực chúng tôi nghiên cứu thuộc miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, chủ yếu là người dân tộc thiểu số, ở đó cuộc sống người dân còn gặp nhiều khó khăn, phong tục tập quán còn lạc hậu, khí hậu mùa đông khắc nghiệt, điều này cũng được thể hiện ở kết quả đo vi khí hậu nhà ở trong nghiên cứu của chúng tôi. Về khía cạnh này cũng được nhiều nghiên cứu trên thế giới đề cập đến: Một số nghiên cứu về yếu tố phơi nhiễm với NKHHC trẻ em ở Brazil, trung Quốc đã cho thấy, ảnh hưởng của tình trạng nhà ở gần nguồn ô nhiễm, có vật nuôi trong gia đình và khói thuốc lá, là các yếu tố quyết định quan trọng, liên quan tới bệnh hô hấp của trẻ em [101], [113], [125]. Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết luận của các tác giả trên.

Một vài nghiên cứu khác ở Nepan, Gambia, Nam Phi, Brazil, Đài Loan và ở một số nước đang phát triển cũng cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp cao hơn ở trẻ nhỏ phơi nhiễm với ô nhiễm không khí trong nhà ở. Trẻ em sống gần lò sưởi đốt bằng củi có nguy cơ viêm phổi cao gấp 5 lần so với trẻ cùng tuổi và cùng giới ở những gia đình không dùng lò sưởi [92], [102]. Không khí trong nhà bị ô nhiễm từ việc đốt các nhiên liệu để nấu ăn cũng làm gia tăng bệnh NKHH trên cấp, NKHH dưới cấp và tử vong ở trẻ [106], [81], [84], [96]. Những trẻ sống trong gia đình có người hút thuốc lá thì có nguy cơ mắc NKHH dưới cấp cao hơn so với nhóm trẻ khác [80]. Kết quả phân tích logistic trong


nghiên cứu của chúng tôi cũng cho kết quả tương tự, đây là các yếu tố liên quan làm gia tăng NKHH dưới cấp cho trẻ nhỏ tại Chợ Mới, Bắc Kạn.

* Về trình độ học vấn của các bà mẹ

Có sự khác biệt về tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp dưới giữa hai nhóm trẻ của bà mẹ có trình độ từ tiểu học trở xuống và các bà mẹ có trình độ từ THCS trở lên (bảng 3.11). Nhóm trẻ là con của bà mẹ có trình độ từ tiểu học trở xuống có nguy cơ mắc nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp cao gấp 1,79 lần so với nhóm trẻ của bà mẹ có trình độ học vấn từ THCS trở lên (p<0,05). Nhận định này phù hợp với nghiên cứu của một số tác giả như: Luiz Fernando (2004), Nascimento

L.F.C và cộng sự (2004), Macedo S. E. (2007) các nghiên cứu đều được tiến hành nghiên cứu ở Brazil, các tác giả đã nhận định trình độ học vấn thấp của cha, mẹ là yếu tố nguy cơ nhập viện đối với trẻ bị viêm phổi, cụ thể là: Trình độ học vấn của cha mẹ thấp (từ mù chữ đến lớp 4) có con vào viện bị viêm phổi cao hơn từ 2 đến 3 lần [104], [118], [113]. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Pawlinska-Chmara R. năm 2007, ở 119 trẻ gái và 106 trẻ trai ở Ba lan, cho thấy: Con của các bà mẹ có trình độ cấp 1 và cấp 2 thì có nguy cơ mắc các bệnh hô hấp cao hơn 2 lần so với con của các bà mẹ có trình độ đại học [123]. Phải chăng yếu tố học vấn có ảnh hưởng lớn đến kiến thức nuôi con của các bà mẹ, học vấn các bà mẹ ở đây thấp kèm theo phong tục tập quán lạc hậu là nguy cơ cho tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp dưới tăng cao.

Để xác định được cường độ đích thực của yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp của trẻ, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích hồi quy logistic: Phân tích được mối liên quan giữa các biến độc lập với nhau ảnh hưởng đến biến phụ thuộc (nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp của trẻ), loại trừ được ảnh hưởng của các biến nhiễu đến yếu tố liên quan và xác định được độ mạnh thực sự của yếu tố liên quan đến tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp của trẻ thông qua OR hiệu chỉnh. Kết quả phân tích hồi qui logistic các vấn đề liên quan đến tình trạng NKHH dưới cấp của trẻ em ở Chợ Mới, Bắc Kạn lần lượt như sau: Tiêm chủng không đủ hoặc đủ nhưng không đúng lịch, thực hành chăm sóc trẻ kém, cai sữa sớm dưới 12 tháng, kiến thức chăm sóc trẻ kém, chuồng gia súc gần nhà, tình trạng nhà ẩm thấp. Hai yếu tố đó là loại nhà và trình độ học vấn của cha mẹ không còn là yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn hô


hấp dưới của trẻ tại cộng đồng nghiên cứu. Kết quả phân tích của chúng tôi cũng phù hợp với tác giả Broor, S. và cộng sự năm 2001 (ở Ấn Độ) [87].

Ngoài các yếu tố trên, vấn đề vị trí xã hội của người mẹ và gánh nặng công việc hàng ngày của họ cũng đóng một vai trò quan trọng. Theo chúng tôi, khi bà mẹ có kiến thức nuôi con, nhưng vị trí xã hội của họ không cho phép họ thực hiện những hiểu biết của mình thì cũng không mang lại kết quả gì. Điều này hay gặp ở các dân tộc ít người có những đặc điểm riêng về tập quán sinh sống, về chế độ quyền lực trong gia đình... làm hạn chế khả năng chăm sóc con cái của người mẹ. Nhận xét này phù hợp với thông tin chúng tôi thu nhận được từ phỏng vấn các bà mẹ về việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Có thể nói việc thay đổi kiến thức, thái độ và thực hành mới chỉ là bước đầu của việc thay đổi hành vi của người phụ nữ. Chỉ khi thay đổi được hành vi, tác dụng mới có tính bền vững. Một vấn đề liên quan nữa cũng trong tình trạng “bỏ ngỏ” đó là gánh nặng công việc hàng ngày của các bà mẹ nuôi con nhỏ. Thực chất muốn thoát khỏi nghèo đói, người phụ nữ có vai trò rất lớn trong nguồn nhân lực lao động. Hàng ngày họ phải lao động rất vất vả ở nương rẫy, đồng ruộng, làm ra của cái vật chất cho gia đình và xã hội. Khi về nhà, mọi công việc trong gia đình cũng lại đến tay người phụ nữ. Vì vậy, họ không còn thời gian để chăm sóc con, ngay cả khi con bị ốm. Gánh nặng lao động của người phụ nữ rất nhiều, nhất là hiện nay với tốc độ phát triển kinh tế xã hội, miền núi cũng đang chuyển dịch từ tự cung tự cấp sang kinh tế thị trường. Phụ nữ, họ càng phải tiếp tục vai trò của mình trong một bối cảnh mới của xã hội với trách nhiệm nặng nề. Trong khi đó ở vùng nông thôn, miền núi, các yếu tố giúp cho người phụ nữ thoát khỏi cảnh lao động nặng nhọc chưa được cải thiện, do đó họ vẫn là người chịu thiệt thòi và làm cho con cái họ bị thiệt thòi trong chăm sóc sức khỏe.

4.3. Hiệu quả của can thiệp cộng đồng phòng chống NKHHC ở trẻ em

4.3.1. Mô hình can thiệp phòng chống NKHHC ở trẻ em

Can thiệp phòng chống NKHHC nói chung, giảm thiểu mắc và tử vong do viêm phổi cộng đồng nói riêng là mục tiêu chính của nghiên cứu này. Vậy mô hình can thiệp cho vùng miền núi khó khăn, vùng dân tộc thiểu số có gì đặc biệt? Có gì khác với chương trình ARI đã tiến hành ở nhiều nơi? Đây là mô hình can thiệp cộng đồng miền núi, phù hợp, với nhiều biện pháp hợp lý, khả thi và hiệu quả được chứng minh tốt. Biện pháp trọng tâm của mô hình này là


TT- GDSK qua tuyên truyền miệng bằng tiếng dân tộc và tiếng kinh; là các tờ rơi được thiết kế phù hợp với đặc điểm văn hóa dân tộc thiểu số; là băng hình, băng tiếng kết hợp với bài hát điệu then sát hợp với văn hóa bản địa. Đó là biện pháp huy động cộng đồng cùng tham gia với vai trò chính của nhân viên y tế. Nhân viên y tế thôn bản được huy động tối đa cho theo dõi dọc 2 tuần 1 lần tại nhà kết hợp với truyền thông. Các họat động sản xuất, văn hóa, giao lưu buôn bán cũng được kết hợp cùng với phong trào xây dựng đời sống văn hóa làng bản miền núi được khuyến khích. Giải pháp y tế tăng cường đưa dịch vụ y tế đến dân với việc chăm sóc y tế tại nhà được hệ thống y tế cơ sở thực hiện phối hợp chặt chẽ giữa huyện, xã và thôn bản. Cùng với việc khám phát thuốc chữa bệnh tại các tuyến là chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu (tiêm chủng, phòng chống suy dinh dưỡng và thiếu vi chất, nuôi con bằng sữa mẹ, chống bệnh dịch…) được thúc đẩy và được chính quyền đồng tổ chức và thực hiện tốt. Việc cung cấp thuốc tăng cường miễn dịch Broncho- Vaxom được thực hiện cho nhóm trẻ được theo dõi dọc hay mắc NKHHC nhiều lần đã phát huy hiệu quả tích cực.

Như vậy, trong hai năm can thiệp tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn chúng tôi sử dụng biện pháp huy động cộng đồng để phòng chống NKHHC có hiệu quả. Kết quả hoạt động của mô hình can thiệp, nhân viên YTTB là lực lượng tình nguyện, do dân tại thôn cử ra, vì vậy họ là những người gần dân và hiểu dân nhất. Nhiệm vụ chủ yếu của họ là TT - GDSK, hướng dẫn nhân dân thực hiện vệ sinh phòng bệnh, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em và kế hoạch hoá gia đình, sơ cứu ban đầu và chăm sóc bệnh thông thường, thực hiện các chương trình y tế trong thôn bản. Vì vậy, họ đã được trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản để có thể hướng dẫn cho người dân nói chung và bà mẹ nói riêng có thể tự bảo vệ sức khỏe. Về khía cạnh này cũng được một số nghiên cứu trên thế giới đề cập đến: Sylla A. (2007) nghiên cứu ở Senegal về quá trình quản lý và phân loại bệnh do nhân viên y tế cộng đồng, đã đưa ra nhận định: Nhân viên y tế trình độ thấp, được đào tạo lại có thể áp dụng theo tiêu chuẩn đánh giá của WHO. Họ có thể giúp đỡ việc chăm sóc có liên quan tới trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp ở cộng đồng. Tuy nhiên cần phải nhấn mạnh rằng, nhân viên y tế cộng đồng phải nhận biết được các dấu hiệu bệnh nặng sớm và theo dõi các ca bệnh nặng [137]. Kết quả hoạt động của các thành viên tham gia mô hình, cho thấy: NVYTTB đã triển khai được 891 buổi TT- GDSK tại thôn với 10.656 lượt bà


mẹ tham gia, số lần tham dự trung bình là 10,8 lần/1 bà mẹ trong thời gian can thiệp. Kết quả này cho chúng ta thấy sự hoạt động tích cực của NVYTTB và sự hợp tác nhiệt tình của các bà mẹ trong công tác TT- GDSK tại cộng đồng. Kết quả này giải thích khi đánh giá sau can thiệp, KAP các bà mẹ được nâng lên rõ rệt, mô hình can thiệp giúp các bà mẹ tiếp cận với thông tin y tế, phát hiện được bệnh và có thái độ phòng, xử trí đúng về NKHHC ở trẻ. Đặc điểm văn hóa của các bà mẹ người dân tộc thiểu số ở đây chủ yếu là dân tộc Tày, Nùng, Dao,

HMông...cũng có những đặc tính đặc trưng của người phụ nữ Việt Nam. Họ

chính là người chăm sóc cho con mình và mong muốn con mình lớn nhanh, khỏe mạnh, tránh được các bệnh tật trong đó có NKHHC. Họ rất mong muốn làm sao có thể chăm sóc con tốt nhất và đây cũng là điểm mấu chốt nhất trong chiến lược chăm sóc phòng chống NKHHC, đặc biệt là viêm phổi. Vì vậy, khi y tế thôn bản kết hợp với cán bộ y tế xã tiến hành các buổi TT - GDSK tổ chức tại các thôn bản, các bà mẹ đã tự nguyện tham gia. Các bà mẹ chấp nhận vì con họ được chăm sóc, được dự phòng, ít mắc bệnh hơn. Vì vậy gia đình cũng giảm được chi phí cho thuốc men, đi lại, bà mẹ không phải nghỉ việc để chăm sóc trẻ ốm, lợi ích họ nhìn thấy rất rõ ràng. Ngay cả trong gia đình, người bà thường xuyên phải chăm sóc cháu, có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ nhỏ cũng nhận thấy lợi ích cho họ thực sự. Lúc còn phải nuôi con, họ đã chứng kiến phải chăm con khi con bị ốm. Đến nay phải chăm sóc cháu họ càng thấm thía hơn. Điều thuận lợi cho chúng tôi là ở đây dù là dân tộc thiểu số, nhưng số bà mẹ mù chữ chiếm tỷ lệ thấp, đa số các bà mẹ đều biết đọc, biết viết, học tiểu học, THCS ... nên họ dễ dàng tiếp cận với các thông tin về giáo dục sức khỏe. Tờ rơi, tranh ảnh, đĩa CD về phòng chống NKHHC cũng được người dân ở đây sử dụng. Nhóm cán bộ nghiên cứu đã sao 58 đĩa CD từ chương trình phòng chống NKHHC do Bộ Y tế dày công biên soạn và dàn dựng. Một số gia đình có tivi và đầu đĩa (của Trung Quốc khá rẻ 200-300 nghìn đồng), khi có đĩa CD nhiều người dân cùng xem và chia sẻ trong khi nhàn rỗi hoặc hội họp. Kết hợp với một số đĩa hài Xuân Hinh, ca nhạc dân tộc, điệu then, khèn mèo đã thu hút cộng đồng quan tâm sử dụng nhiều hơn. Truyền miệng do NVYTTB áp dụng tỏ ra rất phù hợp với người dân sinh sống ở những nơi có sự gắn kết cộng đồng chặt chẽ. Cách thức tổ chức truyền thông theo cụm dân cư cũng khích lệ người dân tham gia nhiều hơn và thường qui hơn. Hơn nữa, truyền miệng được lồng ghép với các chương trình của địa phương như phổ

Xem tất cả 140 trang.

Ngày đăng: 05/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí