Mật Độ Trẻ Mới Mắc Nhiễm Khuẩn Hô Hấp Cấp Theo Dân Tộc


- Mật độ đợt mắc mới viêm phổi; viêm phổi nặng ở trẻ của các dân tộc ở năm 2008 cũng giảm hơn so với năm 2007. Giảm nhiều nhất cũng là trẻ dân tộc HMông, năm 2007 (0,29 đợt/trẻ/năm, tương ứng 290/1000 năm - trẻ), năm 2008 (0,12 đợt/trẻ/ năm, tương ứng với 120/1000 năm - trẻ), CSHQ đạt mức 58,62 %.

Bảng 3.32. Mật độ trẻ mới mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp theo dân tộc


Chỉ số nghiên

cứu


Dân tộc


Tổng thời gian nguy cơ (năm- người)

Không viêm phổi: Ho hoặc cảm lạnh

Viêm phổi; Viêm phổi nặng


Trẻ mắc

Mật độ mới

mắc (năm)

Mật độ mới mắc/1000 năm-trẻ


Trẻ mắc

Mật độ mới

mắc (năm)

Mật độ mới mắc/1000 năm-trẻ

Kinh

(1)

2007

2008

177

159

78

71

0,44

0,45

440

450

103

85

0,58

0,53

580

530

Tày, Nùng (2)

2007

2008

377

378

189

183

0,50

0,48

500

480

237

226

0,63

0,60

630

600

Dao

(3)

2007

2008

157

168

76

52

0,48

0,31

480

310

136

94

0,87

0,56

870

560

HMông (4)

2007

2008

28

26

7

6

0,25

0,23

250

230

11

7

0,39

0,27

390

270

Sán chí, Sán dìu (5)

2007

2008

19

19

11

4

0,58

0,21

580

210

21

13

1,11

0,68

1110

680

CSHQ ( %)


CSHQ (3) = 35,42

CSHQ (4) = 8,0

CSHQ (3) = 35,63

CSHQ (4) = 30,77

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Một số đặc điểm dịch tễ và hiệu quả can thiệp đối với nhiễm khuẩn hô hấp cấp của trẻ dưới 5 tuổi tại huyện Chợ Mới - tỉnh Bắc Cạn - 11


Từ kết quả bảng 3.32. cho thấy:

- Mật độ trẻ mới mắc không viêm phổi: Ho hoặc cảm lạnh ở trẻ dân tộc thiểu số, năm 2008 thấp hơn năm 2007. Mức độ giảm ở các dân tộc là khác nhau, trẻ dân tộc Dao: CSHQ (35,42 %), trẻ dân tộc HMông: CSHQ (8,0 %)

- Mật độ trẻ mới mắc viêm phổi; viêm phổi nặng ở trẻ các dân tộc cũng đều giảm theo năm, tỷ lệ mắc mới năm 2008 thấp hơn năm 2007, trẻ dân tộc Dao CSHQ (35,63 %), trẻ dân tộc HMông (CSHQ: 30,77 %).


* Đợt mắc bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp theo mùa tại khu vực can thiệp



Đợt mắc bệnh

2 1,78


1,56


1,80

1,5

1,34


1


0,5

1,19


0,91

1,09

1,13


0

Xuân Hè Thu Đông Mùa


KVP: Ho hoặc cảm lạnh - 2007 KVP: Ho hoặc cảm lạnh - 2008

Biểu đồ 3.7. Đợt mắc không viêm phổi: Ho hoặc cảm lạnh của trẻ theo mùa

Kết quả biểu đồ 3.7 cho thấy:

Không viêm phổi: Ho hoặc cảm lạnh có xu thế tăng cao ở mùa đông và mùa xuân, thấp nhất là mùa hè. Năm 2008 thấp hơn năm 2007 ở cả 4 mùa.


0,23

0,24

0,21

0,16

0,1

0,1

0,11

0,08

Đợt mắc bệnh 0,3

0,25


0,2


0,15


0,1


0,05


0

Xuân Hè Thu Đông Mùa


Viêm phi; Viêm phi nng - 2007 Viêm phi; Viêm phi nng - 2008


Biểu đồ 3.8. Đợt mắc viêm phổi; viêm phổi nặng của trẻ theo mùa

Kết quả biểu đồ 3.8. cho thấy:

Viêm phổi; viêm phổi nặng có xu thế tăng cao ở mùa đông – xuân, thấp nhất là mùa hè. Năm 2008 thấp hơn năm 2007 ở cả 4 mùa.


Bảng 3.33. Kết quả can thiệp đến số đợt mắc bệnh trung bình ở trẻ trước và sau khi dùng Broncho- Vaxom


Thời điểm nghiên cứu

Chỉ tiêu nghiên cứu

Trước can thiệp (n = 52)

Sau can thiệp (n = 52)


p

Giảm so với trước can thiệp

NKHHC chung (đợt)

12,46 ± 3,60

3,54 ± 2,38

<0,01

8,92 ± 3,97

NKHH trên cấp (đợt)

8,15 ± 3,71

2,56 ± 2,12

<0,01

5,59 ± 4,03

NKHH dưới cấp (đợt)

4,31 ± 1,05

0,98 ± 0,77

<0,01

3,33 ± 0,90

Ngày mắc NKHHC

trung bình


6,40 ± 2,32


2,79 ± 1,71


<0,01


3,61 ± 2,69

Từ kết quả bảng 3.33. cho thấy:

- Trẻ dùng Broncho- Vaxom, số đợt mắc bệnh trung bình của NKHHC chung, NKHH trên cấp, NKHH dưới cấp đều giảm, NKHHC chung: SCT (3,54 ± 2,38), TCT (12,46 ± 3,60), giảm so với trước can thiệp là (8,92 ± 3,97), với p <0,01.

- Ngày mắc NKHHC trung bình của trẻ: SCT (2,79 ± 1,71), TCT (6,40 ± 2,32), giảm hơn so với trước can thiệp là (3,61 ± 2,69), với p < 0,01.

Bảng 3.34. Kết quả can thiệp đến số đợt mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ trước và sau khi dùng Broncho- Vaxom


Thời điểm nghiên cứu

Chỉ tiêu nghiên cứu

Trước can thiệp

(n = 52)


Sau can thiệp

(n = 52)

Giảm so với trước can thiệp ( %)

Đợt mắc NKHHC chung

648

184

71,6

Đợt mắc NKHH trên cấp

424

133

68,6

Đợt mắc NKHH dưới cấp

224

51

77,2

Từ kết quả bảng 3.34. cho thấy:

Dùng Broncho-Vaxom, số đợt mắc NKHHC nhìn chung đều giảm, cụ thể:

- Nhiễm khuẩn hô hấp cấp chung sau can thiệp (184 đợt/ 52 trẻ), trước can thiệp (648 đợt/52 trẻ), giảm so với trước can thiệp là 71,6 %.

- Nhiễm khuẩn hô hấp cấp trên cấp sau can thiệp (133/52 trẻ), trước can thiệp (424 đợt/ 52 trẻ), giảm so với trước can thiệp là 68,6 %.

- Nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp sau can thiệp (51 đợt/52 trẻ), trước can thiệp (224 đợt/52 trẻ), giảm so với trước can thiệp là 77,2 %.


Bảng 3.35. Kết quả can thiệp đến tình hình mắc bệnh ở trẻ trước và sau khi dùng Broncho- Vaxom


Thời điểm nghiên cứu


Chỉ tiêu nghiên cứu

Trước can thiệp (n = 52)

Sau can thiệp (n = 52)


p


Giảm so với trước can thiệp ( %)

n

%

n

%

Mắc NKHHC chung

52

100

46

88,5

< 0,05

11,5

Mắc NKHH trên cấp

52

100

38

73,1

< 0,01

26,9

Mắc NKHH dưới cấp

52

100

36

69,2

< 0,01

30,8

Từ kết quả bảng 3.35. cho thấy:

Trẻ dùng Broncho- Vaxom thì tình hình mắc NKHHC của trẻ nhìn chung đều giảm, cụ thể: Nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp có 30,8 % trẻ không mắc lần nào còn đối với trước khi dùng thuốc thì 100 % trẻ đều bị mắc.


Bảng 3.36. Tác động của can thiệp đến sử dụng thuốc kháng sinh ở trẻ trước và sau khi dùng Broncho- Vaxom


Thời điểm nghiên cứu

Chỉ tiêu nghiên cứu

Trước can thiệp

(n = 52)

Sau can thiệp

(n = 52)


p

Giảm so với trước can thiệp

Số đợt sử dụng kháng sinh

Dùng kháng sinh

4,15 ± 1,22

52 (100 %)

1,04 ± 0,81

35 (67,3 %)

< 0,01

< 0,01

3,12 ± 1,25

32,7 ( %)

Từ kết quả bảng 3.36. cho thấy:

Dùng thuốc Broncho-Vaxom cho thấy, sử dụng kháng sinh khi trẻ mắc NKHHC đã giảm so với trước khi dùng thuốc, cụ thể:

- Đợt sử dụng kháng sinh trung bình của trẻ khi dùng Broncho-Vaxom (1,04 ± 0,81), trước khi dùng Broncho-Vaxom là (4,15 ± 1,22), giảm so với trước khi dùng Broncho-Vaxom là (3,12 ± 1,25), với p < 0,01.

- Tỷ lệ trẻ phải dùng kháng sinh khi dùng Broncho-Vaxom là (67,3 %), trước khi dùng Broncho-Vaxom (100 %), giảm so với trước khi dùng Broncho- Vaxom là (32,7 %), với p<0,01.


Kết quả theo dõi dọc của cán bộ y tế xã đối với trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp đến trạm y tế xã khám và điều trị (Chứng và can thiệp).

Bảng 3.37. Tình hình trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp đến trạm y tế xã


Chỉ tiêu nghiên

cứu

Nhóm nghiên cứu

Số trẻ mắc đến trạm

NKHH dưới cấp

NKHH trên cấp

Đợt trẻ mắc


X ± SD

Đợt trẻ mắc


X ± SD

Chứng

464

188

0,39 ± 0,35

1294

2,80 ± 1,14

Can thiệp

619

394

0,67 ± 0,26

1523

2,43 ± 0,07

p



< 0,01


< 0,01


Từ kết quả bảng 3.37. cho thấy:

Số đợt trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp dưới trung bình đến trạm ở nhóm can thiệp (0,67 ± 0,26) cao hơn so với nhóm chứng (0,39 ± 0,35), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê, với p < 0,01.


Bảng 3.38. Tình hình xử trí nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở tuyến xã




Lượt trẻ NKHHC

Hướng dẫn điều trị tại nhà

Điều trị tại trạm

Chuyển tuyến

Dùng kháng sinh

n

%

n

%

n

%

n

%

Chứng Can thiệp

p

1482

1917

1100

1781

74,2

92,9

349

94

23,5

4,9

33

42

2,3

2,2

1328

1238

89,6

64,6

< 0,01

< 0,01

> 0,05

< 0,01


Từ kết quả bảng 3.38. cho thấy:

- Hướng dẫn điều trị tại nhà của nhóm can thiệp (92,9 %) cao hơn so với nhóm chứng (74,2 %), với p < 0,01.

- Điều trị tại trạm ở nhóm can thiệp (4,9 %) thấp hơn so với nhóm chứng (23,5 %), với p < 0,01

- Tỷ lệ dùng kháng sinh ở nhóm can thiệp (64,6 %) thấp hơn so với nhóm chứng (89,6 %), với p < 0,01.


Đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp cấp của trẻ sau can thiệp

Bảng 3.39. Hiệu quả của can thiệp đối với nhiễm khuẩn hô hấp cấp của trẻ theo nhóm tuổi


Địa điểm nghiên cứu


Tháng tuổi

Nhóm can thiệp

Nhóm chứng


p

Trước can thiệp (1)

(n = 654)

Sau can thiệp (2)

(n = 684)

Điều tra lần đầu (3)

(n = 498)

Điều tra lần cuối (4)

(n= 468)

n

%

n

%

n

%

n

%










p1 & 2 < 0,01

< 2 tháng

15

31,9

6

15,8

13

28,9

15

36,6

p3 & 4 > 0,05










p2 & 4 < 0,01










p1 & 2 < 0,01

2 - < 12 tháng

38

43,2

19

21,3

21

31,3

23

41,1

p3 & 4 > 0,05










p2 & 4 < 0,01










p1 & 2 < 0,01

12 – 35 tháng

101

42,3

74

26,0

102

52,8

107

55,4

p3 & 4 > 0,05










p2 & 4 < 0,01










p1 & 2 < 0,01

36 – 60 tháng

122

43,6

67

24,6

94

48,7

69

38,8

p3 & 4 > 0,05










p2 & 4 < 0,01

Từ kết quả bảng 3.39. cho thấy:

Sau 2 năm can thiệp, nhiễm khuẩn hô hấp của trẻ đã được cải thiện rõ rệt: Tình trạng NKHHC sau can thiệp đều giảm ở tất cả các lứa tuổi so với trước can thiệp, cụ thể: trẻ < 2 tháng giảm từ 31,9 % (TCT) xuống còn 15,8 % (SCT) và 36,6 % (ĐC), 2 - < 12 tháng từ 43,2 % (TCT) xuống còn 21,3 % (SCT) và 41,1 % (ĐC), 12- 35 tháng giảm từ 42,3 (TCT) xuống còn 26,0 % (SCT) và 55,4 % (ĐC), 36 - 60 tháng giảm từ 43,6 % (TCT) xuống còn 24,6 % (SCT) và 38,8 % (ĐC). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê, với p <0,01.


Bảng 3.40. Hiệu quả của biện pháp can thiệp đối với tình hình mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp của trẻ


Địa điểm nghiên

cứu


Mức độ

mắc bệnh

Nhóm can thiệp

Nhóm chứng


p


CSHQ ( %)


HQCT ( %)

Trước can thiệp (1)

(n= 654)

Sau can thiệp

(2)

(n= 684)

Điều tra lần đầu (3)

(n= 498)

Điều tra lần cuối (4)

(n= 468)

n

%

n

%

n

%

n

%


NKHHC

chung


276


42,2


166


24,3


230


46,2


214


45,7

p1 & 2 < 0,01

p3 & 4> 0,05

p2 & 4 < 0,01

CT: 42,42

ĐC: 1,08


41,34


NKHH

trên cấp


221


33,8


152


22,2


195


39,2


182


38,9

p1 & 2 < 0,01

p3 & 4 > 0,05

p2 & 4 < 0,01


CT: 34,32

ĐC: 0,77


33,55


NKHH

dưới cấp


55


8,4


14


2,0


35


7,0


32


6,8

p1 & 2 < 0,01

p3 & 4 > 0,05

p2 & 4 < 0,01


CT: 76,19

ĐC: 2,86


73,33


Từ kết quả bảng 3.40. cho thấy:

Sau 2 năm can thiệp, tình hình NKHHC của trẻ đã được cải thiện rõ rệt: Nhiễm khuẩn hô hấp cấp nói chung ở nhóm can thiệp giảm từ 42,2 %

(TCT) xuống còn 24,3 % (SCT) và ĐC là 45,7 %, với p <0,01. HQCT đạt mức 41,34 %. Như vậy nhờ có can thiệp mà tỷ lệ NKHHC giảm được 41,34 %.

Nhiễm khuẩn hô hấp trên cấp ở nhóm can thiệp giảm từ 33,8 % (TCT) xuống còn 22,2 % (SCT) và ĐC là 38,9 với p < 0,01. HQCT đạt mức 33,55 %. Vậy sau 2 năm can thiệp tỷ lệ NKHH trên cấp giảm được 33,55 %

Nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp ở nhóm can thiệp giảm từ 8,4 % (TCT) xuống còn 2,0 % (SCT) và ĐC (6,8 %), với p < 0,01. HQCT đạt mức 73,33 %. vậy sau 2 năm can thiệp tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp giảm được 77,33 %.


Đánh giá sự chấp nhận của cộng đồng với biện pháp can thiệp trong nghiên cứu định tính: Đánh giá sự chấp nhận của cộng đồng đối với biện pháp can thiệp ở địa phương, nhóm nghiên cứu tiến hành phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm lãnh đạo cộng đồng, cán bộ y tế xã, nhân viên y tế thôn bản, các bà mẹ có con dưới 5 tuổi hoặc người chăm sóc trẻ để xác nhận ý kiến của cộng đồng. Kết quả được thể hiện qua các ý kiến sau:

* Sự chấp nhận của bà mẹ/người chăm sóc trẻ

Cách thức tổ chức và cách tổ chức truyền thông phù hợp với đặc thù của người dân ở miền núi, các bà mẹ được hướng dẫn cách chăm sóc trẻ, được NVYTTB thăm trẻ tại nhà, hướng dẫn dùng nguồn lực sẵn có ở địa phương để làm bếp riêng ra ngoài nhà ở, vệ sinh chuồng trại, đào hố ủ phân, che chắn nhà tránh lạnh mùa đông, tránh để trẻ tiếp xúc khói bếp, thuốc lá...

...Trước đây cháu cũng nói với chồng rồi nhưng anh ấy bảo không có tiền làm bếp riêng và đun trong nhà cũng được, nhưng qua nhiều lần được cô Luyến (Y tế thôn bản) nói cho biết đun bếp trong nhà ở sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con cháu. Vì vậy cháu đã nói với chồng và chồng cháu đã đồng ý, bây giờ thì cháu đã dùng phên nứa để làm bếp riêng cạnh trái nhà, chỉ mất công sức của mình thôi chứ không phải tốn tiền..

Bà Dương Thị L. 35 tuổi (dân tôc Tày) thôn Bản Tết, xã Nông Hạ

Khi phỏng vấn các bà mẹ đã cho biết rằng, họ được cung cấp kiến thức, hướng dẫn thực hành chăm sóc trẻ tại nhà để dự phòng và điều trị tại chỗ. Như vậy sẽ có lợi cho sức khỏe của trẻ và tiết kiệm được kinh tế cho gia đình.

Em 37 tuổi và có 6 đứa con, đẻ nhiều cũng khổ lắm, nhưng muốn nhiều con trai nên phải đẻ. Anh Kỳ là Y tế thôn bản hay đi xuống thôn và bảo nhiều lắm...khi trẻ con bị ho sốt thì cho ngậm mật ong với chanh, nếu nặng, sốt cao thì đi trạm xá. Khi trời rét cho mặc nhiều áo giữ ấm mới không rét, mới không hay bị ốm, giữ người sạch, rửa mặt, rửa chân tay cho trẻ sạch mới không hay bị bệnh...Anh Kỳ cũng bảo cho chuồng Trâu,chuồng Lợn...ra xa nhà. Còn bếp ở chung trong nhà ở thì nghĩ nhiều rồi nhưng sang năm mới làm riêng được, bây giờ chỉ lấy tấm phên ngăn giữa bếp và nhà được thôi ... bây giờ con em lâu lâu mới bị ốm một lần, bị nhẹ hơn. Anh Kỳ dặn em là phải chăm con ...Bây giờ con ốm nhẹ không phải đi bệnh viện, nên cũng đỡ tốn tiền, mỗi lần như vậy, đỡ được khoảng 600.000 đồng - 700.000 đồng, cả nhà em vui lắm.. Em thích các bác cứ đến nhà em như thế này để em biết được nhiều cái thêm...”

Bà Sầm Thị Ph. 37 tuổi (Dân tộc H’Mông) thôn Làng Chẽ, xã Quảng Chu.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/11/2022