Một số đặc điểm dịch tễ và hiệu quả can thiệp đối với nhiễm khuẩn hô hấp cấp của trẻ dưới 5 tuổi tại huyện Chợ Mới - tỉnh Bắc Cạn - 16


- Tỷ lệ dùng kháng sinh ở các xã can thiệp (64,6 %) thấp hơn so với các xã chứng (89,6 %), với p< 0,01. Hướng dẫn điều trị tại nhà của các xã can thiệp (92,9 %) cao hơn so với các xã chứng (74,2 %), với p < 0,01.

- Nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở các xã can thiệp giảm từ 42,2 % (trước can thiệp) xuống còn 24,3 % (sau can thiệp), 45,7 % (đối chứng), với p < 0,01. Hiệu quả can thiệp đạt mức 41,34 %.

- Nhiễm khuẩn hô hấp dưới ở các xã can thiệp giảm từ 8,4 % (trước can thiệp) xuống còn 2,0 % (sau can thiệp), 6,8 % (đối chứng), với p < 0,01. Hiệu quả can thiệp đạt mức 73,33 %.

* Mật độ mới mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp trong thời gian can thiệp giảm:

- Không viêm phổi: Ho hoặc cảm lạnh giảm sau can thiệp

+ Mật độ đợt mới mắc: Năm 2008 (3,51 đợt/ năm/trẻ, tương đương với 3510 đợt/1000 năm - trẻ) thấp hơn so với năm 2007 (5,43 đợt/năm/trẻ, tương đương với 5430/1000 năm - trẻ). Chỉ số hiệu quả đạt mức 35,36 %.

+ Mật độ trẻ mới mắc: Năm 2008 (0,42 trẻ/ năm, tương đương với 420/1000 năm - trẻ) thấp hơn so với năm 2007 (0,48 trẻ/năm, tương đương với 480/1000 năm - trẻ). Chỉ số hiệu quả đạt mức 12,5 %.

- Viêm phổi; viêm phổi nặng giảm sau can thiệp

+ Mật độ đợt mới mắc: Năm 2008 (0,31 đợt/ năm /trẻ, tương đương với 310 đợt/1000 năm - trẻ) thấp hơn so với năm 2007 (0,70 đợt/năm/trẻ, tương đương với 700/1000 năm - trẻ). Chỉ số hiệu quả đạt mức 55,71 %.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

+ Mật độ trẻ mới mắc: Năm 2007 (0,19 trẻ/ năm, tương ứng với 190/ 1000 năm - trẻ), năm 2008 (0,15 trẻ/ năm, tương ứng với 150 / 1000 năm - trẻ). Chỉ số hiệu quả đạt mức 21,1 %.

* Kết quả theo dõi trẻ uống thuốc tăng cường miễn dịch Broncho- Vaxom tốt hơn so với trước khi uống thuốc:

Một số đặc điểm dịch tễ và hiệu quả can thiệp đối với nhiễm khuẩn hô hấp cấp của trẻ dưới 5 tuổi tại huyện Chợ Mới - tỉnh Bắc Cạn - 16

- Số đợt mắc bệnh trung bình nhiễm khuẩn hô hấp cấp: Sau can thiệp (3,54 ± 2,38), trước can thiệp (12,46 ± 3,60), giảm so với trước can thiệp là (8,92 ± 3,97), với p <0,01.

- Đợt sử dụng kháng sinh trung bình của trẻ sau dùng thuốc là (1,04 ± 0,81), giảm rõ rệt so với trước dùng thuốc (4,15 ± 1,22), với p < 0,01.

- Tỷ lệ trẻ phải dùng kháng sinh sau dùng Broncho-Vaxom (67,3 %), trước dùng

Broncho-Vaxom (100 %), giảm so với trước dùng thuốc là 32,7 %), với p<0,01.


KHUYẾN NGHỊ


1. Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã và các ban ngành, phối hợp với trạm y tế, nhân viên y tế thôn bản tăng cường truyền thông - Giáo dục sức khỏe bằng các hình thức, nội dung phù hợp với người dân cộng đồng miền núi, vùng cao, dân tộc thiểu số. Huy động cộng đồng tham gia vào phòng chống bệnh tật nói chung và bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp nói riêng, cải thiện điều kiện vệ sinh nhà ở phù hợp với nguồn lực của gia đình và địa phương để giảm thiểu các yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ. Phối hợp tốt giữa gia đình, y tế và lãnh đạo cộng đồng các cấp trong công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em tại cộng đồng..

2. Sử dụng thuốc tăng cường miễn dịch (Broncho - Vaxom) cho nhóm trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp tái phát nhiều lần tại cộng đồng bằng xã hội hóa.

3. Mô hình can thiệp có hiệu quả tốt ở cộng đồng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng cao. Cần được nhân rộng sang các địa bàn khác tương tự nhằm tăng cường sự hưởng lợi của cộng đồng.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ, CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


1. Đàm Thị Tuyết, Nguyễn Thành Trung (2009), "Sự chấp nhận của cộng đồng đối với giải pháp can thiệp phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn", Tạp chí Y học thực hành, Hà Nội, 40(680), tr. 50 -55.

2. Đàm Thị Tuyết, Mai Anh Tuấn, Nguyễn Thành Trung (2010), "Tác động của truyền thông giáo dục sức khoẻ đến kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn", Tạp chí Y học thực hành, Hà Nội, 2(705), tr.79-83.

3. Đàm Thị Tuyết, Nguyễn Thành Trung, Trương Việt Dũng (2010), "Hiệu quả và tính an toàn của Broncho-Vaxom trong dự phòng nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ dưới 5 tuổi tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn", Tạp chí Y học thực hành, Hà Nội, 8(730), tr. 31-34.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


Phần 1: Tiếng Việt

1. Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Trung ương - Dự án NKHHCT trẻ em (2007), Báo cáo tình hình hoạt động của chương trình NKHHC trẻ em - huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Trung ương, Hà Nội.

2. Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Trung ương - Dự án NKHHCT trẻ em (2007), Báo cáo tình hình hoạt động dự án NKHHCT trẻ em, tỉnh Hà Tĩnh, Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Trung ương - Dự án NKHHCT trẻ em, Hà Nội.

3. Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Trung ương - Dự án NKHHCT trẻ em (2007), Báo cáo hoạt động chương trình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính - tỉnh Bắc Giang, Bệnh viện Lao và bệnh phổi Trung ương - Dự án NKHHCT trẻ em, Hà Nội.

4. Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Trung ương - Dự án NKHHCT trẻ em (2007), Báo cáo thực trạng tình hình hoạt động dự án NKHHCT trẻ em - tỉnh Phú Thọ, Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Trung ương - Dự án NKHHCT trẻ em, Hà Nội.

5. Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Trung ương - Dự án NKHHCT trẻ em (2007), Báo cáo tình hình hoạt động dự án NKHHCT trẻ em - tỉnh Quảng Trị, Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Trung ương, Hà Nội.

6. Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Trung ương - Dự án NKHHCT trẻ em (2007), Báo cáo tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp trẻ em - tỉnh Phú Thọ, Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Trung ương, Hà Nội.

7. Bệnh viện Lao và bệnh phổi Trung ương - Dự án NKHHCT trẻ em (2007), Báo cáo về tình hình hoạt động của chương trình NKHHCT trẻ em - huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Trung ương - Dự án NKHHCT trẻ em, Hà Nội.

8. Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Trung ương - Dự án NKHHCT trẻ em (2007), Hội thảo triển khai kế hoạch hoạt động dự án NKHHCT trẻ em các tỉnh trọng điểm năm 2007 và giai đoạn 2007 - 2010, Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Trung ương, Hà Nội.

9. Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Trung ương - Dự án NKHHCT trẻ em (2007), Tình hình hoạt động NKHHCT trẻ em thành phố Đà Nẵng, Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Trung ương - Dự án NKHHCT trẻ em, Hà Nội.

10. Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Trung ương - Dự án NKHHCT trẻ em (2007),

Báo cáo thực trạng hoạt động nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ em, huyện


Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Trung ương - Dự án NKHHCT trẻ em, Hà Nội.

11. Trần Thị Biển (1997), "Căn nguyên gây bệnh và tỷ lệ kháng lại kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em dưới 3 tuổi điều trị tại khoa nhi bệnh viện Xanh - Pôn, Hà Nội", Tạp chí Y học thực hành, (3), tr. 42 - 44.

12. Bộ giáo dục và Đào tạo (2008), Địa lý, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.

13. Bộ môn Nhi -Trường đại học Y - Dược thành phố Hồ Chí Minh (1992), "Đặc điểm giải phẫu và sinh lý bộ máy hô hấp trẻ em", Bài giảng Nhi khoa, Tập II, tr. 9 - 14, 28.

14. Bộ môn Nhi - Trường đại học Y khoa Hà Nội (2000), "Đặc điểm giải phẫu, sinh lý bộ phận hô hấp trẻ em", Bài giảng Nhi khoa, tập 1, tr. 274 - 279.

15. Bộ môn Nhi - Trường đại học Y khoa Hà Nội (2000), "Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính", Bài giảng Nhi khoa, tr. 321 - 324.

16. Bộ môn Nhi - Trường Đại học Y khoa Hà Nội (2000), "Viêm phế quản phổi", Bài giảng Nhi khoa, tập 1, tr. 302.

17. Bộ môn Nhi - Trường Đại học Y Hà Nội (2000), "Viêm phế quản phổi", Bài giảng Nhi khoa, tập 1, tr. 303.

18. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2005), Ban hành chuẩn hộ nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006- 2010, quyết định số 170/2005/QĐ - TTg, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Hà Nội.

19. Bộ trưởng Bộ Xây dựng (2005), Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam: TCXDVN 353: 2005 "Nhà ở liên kế - tiêu chuẩn thiết kế", Bộ Xây dựng, Hà Nội.

20. Bộ trưởng chủ nhiệm Ủy ban dân tộc (2005), Ban hành qui định tiêu chí phân định vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển, Ủy ban dân tộc, Hà Nội.

21. Bộ Y tế (2001), Đánh giá và phân loại trẻ bệnh từ 2 tháng đến 5 tuổi, Bộ Y tế, Hà Nội.

22. Bộ Y tế (2001), Khám lại, Bộ Y tế, Hà Nội.

23. Bộ Y tế (2001), Xử trí trẻ bệnh từ 1 tuần đến 2 tháng tuổi, Bộ Y tế, Hà Nội.

24. Bộ Y tế (2002), "Quyết định số 35/2001/QĐ-TTG ngày 19/3/2001 của Thủ tường Chính phủ về việc phê duyệt: Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2001- 2010", Các chính sách và giải pháp thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu, tr. 8 - 16.


25. Bộ Y tế (2002), "Quyết định số 370 /2002/QĐ- BYT ngày 07/2/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành: Chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn 2001 - 2010", Các chính sách và giải pháp thực hiện chăm sóc sức khoẻ ban đầu, tr. 58 - 69.

26. Bộ Y tế (2003), Xử trí nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ em ở bệnh viện huyện, Bộ Y tế, Hà Nội.

27. Bộ Y tế (2004), Phương pháp triển khai và lượng giá giảng dạy lồng ghép chăm sóc trẻ ốm, Nhà xuất bảnY học, Hà Nội.

28. Bộ Y tế (2006), Xử trí lồng ghép các bệnh thường gặp ở trẻ em, Nhà xuất bản lao động xã hội, Hà Nội.

29. Bộ Y tế (2007), Niên giám thống kê y tế, Xưởng in Tin học và Đời sống, Hà Nội.

30. Bộ Y tế (2008), Hướng dẫn chẩn đoán, xử trí và phòng lây nhiễm cúm A (H5N1) ở người, Bộ Y tế, Hà Nội.

31. Bộ Y tế - Dự án nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ em (2006), Hội thảo định hướng xây dựng kế hoạch hoạt động, Bộ Y tế, Hà Nội.

32. Bộ Y tế - Dự án nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ em (2006), Hội thảo định hướng xây dựng kế hoạch hoạt động, Bộ Y tế, Hà Nội.

33. Bộ Y tế -Viện dinh dưỡng - Dự án Fao: GCP/VIE/018/FRA (1998), Hướng dẫn đánh giá tình hình dinh dưỡng và thực phẩm ở một cộng đồng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

34. Nguyễn Việt Cồ, Trần Quị và cộng sự (1998), "Giới thiệu về chương trình NKHHCT trẻ em", Tài liệu huấn luyện dành cho cán bộ tuyến xã, tr.1 - 2.

35. Nguyễn Việt Cồ, Trần Quị và cộng sự (1998), "Thăm khám, phân loại và xử trí ho hoặc khó thở ở trẻ em tại tuyến y tế cơ sở", Tài liệu huấn luyện dành cho cán bộ tuyến xã, tr. 6 - 7.

36. Hàn Trung Điền (2002), Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 1 tuổi tại cộng đồng và tác động của truyền thông giáo dục sức khỏe, Luận án tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.

37. Đỗ Chí Đồng (2001), Phát hiện và điều trị bệnh Lao, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

38. Nguyễn Tiến Dũng (2005), "Thực hành xử trí Nhiễm khuẩn hô hấp cấp của cán bộ y tế xã thuộc trung tâm y tế huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây", Tạp chí Y học Việt Nam, 2 (307), tr. 6 - 12.

39. Nguyễn Tiến Dũng, Lê Thị Hoàn, Nguyễn Sỹ Hùng (2007), "Hiệu quả và tính an toàn của Broncho- Vacxom trong dự phòng nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em", Tạp chí Y học Việt Nam, 1 (337), tr. 1- 7.


40. Nguyễn Hồng Hà (2009), "Nguy cơ dịch cúm H1N1 vào Việt Nam rất cao",

Báo Lao động, (93).

41. Nguyễn Thanh Hà (2002), Nguy cơ dinh dưỡng liên quan đến nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em dưới một tuổi và một số giải pháp can thiệp, Luận án tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.

42. Đỗ Hàm (2001), Vi khí hậu nhà ở miền núi phía Bắc và một số bệnh thường gặp, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

43. Phạm Thu Hiền, Đào Minh Tuấn (2010), Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tái phát và hiệu quả điều trị dự phòng của Broncho- Vaxom, giải pháp tăng cường miễn dịch trong điều trị nhiễm khuẩn hô hấp, Hội hô hấp Hà Nội, Hà Nội. tr. 41- 46.

44. Nguyễn Minh Hiếu (2006), "Thực trạng kê đơn kháng sinh tại tuyến xã trong điều trị trẻ dưới 5 tuổi mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính", Tạp chí Y học thực hành, (3), tr. 104 - 107.

45. Đàm Khải Hoàn (2008), "Nghiên cứu huy động cộng đồng cải thiện hành vi vệ sinh môi trường cho người dân tộc thiểu số ở vùng đặc biệt khó khăn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên", Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ.

46. Đàm Khải Hoàn, Hạc Văn Vinh, Đàm Thị Tuyết (2003), "Thử nghiệm mô hình giáo viên "cắm bản" tham gia truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản cho phụ nữ ở các bản vùng cao huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên", Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ, tr. 21- 23, 75 - 76.

47. Lưu Ngọc Hoạt (2008), Thống kê - Tin học ứng dụng trong nghiên cứu Y học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

48. Phạm Thị Minh Hồng (2004), "Đặc điểm lâm sàng và vi sinh trong nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ dưới 2 tuổi", Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 1 (8), tr. 116 - 122.

49. Nguyễn Thị Thanh Hương (2008), "Thực hành chăm sóc tại nhà trẻ dưới 5 tuổi bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của các bà mẹ tại huyện Quảng Trạch, Quảng Bình", Tạp chí Y học thực hành, 8 (614 + 615).

50. Phan Lê Thanh Hương (2004), "Căn nguyên vi khuẩn và tính kháng kháng sinh trong nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em 2002- 2003", Tạp chí Y học Việt Nam, (294), tr. 49 - 56.

51. Hoàng Khải Lập (1994), Bài giảng thực hành vệ sinh, Trường Đại học Y khoa Bắc Thái, Bắc Thái.


52. Hoàng Thủy Long (1995), "Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em, căn nguyên và lựa chọn phương pháp chẩn đoán phòng thí nghiệm", Tạp chí Vệ sinh phòng dịch, 5 (25).

53. Hoàng Minh (2002), "Lao màng não", Lao màng Não, Lao màng ngoài tim, Lao màng bụng, tr. 44.

54. Hoàng Minh (1999), "Bệnh Lao ở trẻ em", Giải đáp về bệnh Lao, tr.72 - 95.

55. Hoàng Minh (2002), "Lao màng ngoài tim", Lao màng não, Lao màng ngoài tim, Lao màng bụng, tr. 183.

56. Lê Nhật Minh, Trần Hải Âu, Lê Thị Kim Tuyến, Nguyên Lê Khánh Hằng, Lê Thị Quỳnh Mai (2008), "Nghiên cứu phát hiện Chlamydia pneumonia gây viêm đường hô hấp cấp bằng phương pháp PCR", Tạp chí Y học thực hành, 9 (618 + 619), tr. 64 - 66.

57. Lê Thị Nga, Bế Văn Cẩm, Tạ Thanh Phương, Nguyễn Thành Trung (1995), "Kết quả điều tra kiến thức các bà mẹ dân tộc Sán Dìu, H'Mông về bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp trẻ em", Nội san Lao và bệnh Phổi, (18), tr. 68 - 73.

58. Bùi Thanh Nghị (2009), "Đánh giá kiến thức các bà mẹ có con dưới 5 tuổi về bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính tại huyệnViệt Yên - tỉnh Bắc Giang", Tạp chí Y học thực hành, (646 + 647), tr. 113 -119.

59. Đào Ngọc Phong (1998), Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ, tập II, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

60. Hoàng Trọng Quang (2003), Hướng dẫn xử trí lồng ghép các bệnh thường gặp

ở trẻ, Nhà xuất bản Y học, Thành phố Hồ Chí Minh.

61. Trần Qụy, H.T.Hiệp (1993), Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ em, Bộ Y tế - Chương trình viêm Phổi trẻ em (ARI), Hà Nội.

62. Sở Y tế Cao Bằng (2008), Báo cáo công tác y tế 2007, phương hướng năm 2008, Sở Y tế Cao Bằng, Cao Bằng.

63. Sở Y tế Điện Biên (2008), Báo cáo thực hiện công tác y tế năm 2007 và phương hướng nhiệm vụ năm 2008, Sở Y tế Điện Biên, Điện Biên.

64. Sở Y tế Hà Giang (2008), Báo cáo tổng kết công tác y tế năm 2007 và phương hướng nhiệm vụ năm 2008, Sở Y tế Hà Giang, Hà Giang.

65. Sở Y tế Lai Châu (2008), Báo cáo tổng kết công tác y tế năm 2007, phương hướng nhiệm vụ năm 2008, Sở Y tế Lai Châu, Lai Châu.

66. Sở Y tế Yên Bái (2008), Báo cáo công tác y tế năm 2007- Phương hướng năm 2008, Sở Y tế Yên Bái, Yên Bái.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/11/2022