Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Mức Sinh

Tỉ suất tái sinh thô (Gross Reproduction Rate)


Biểu thị con số trung bình sinh ra gái trong suốt cuộc đời của phụ nữ Việc 2


Biểu thị con số trung bình sinh ra gái trong suốt cuộc đời của phụ nữ.


Việc phân tích các tỉ suất sinh rất cần cho công tác đánh giá chính xác tình hình dân số và là cơ sở cho các dự báo dân số.


1.2.Các nhân tố ảnh hưởng tới mức sinh


Tình hình hôn nhân: Tuổi kết hôn là nhân tố quan trọng hàng đầu. Trước đây, tuổi kết hôn thường rất trẻ (dưới 14 tuổi). Ngày 07/11/1962, Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua quy định về việc kết hôn. Theo đó tuổi được kết hôn tối thiểu là không dưới 15. Ở Việt Nam, lứa tuổi được kết hôn là nam từ 20 và nữ từ 18.


Nhân tố tâm lý xã hội


Các điều kiện chính trị xã hội (chiến tranh thế giới làm vợ xa chồng, điều kiện khắc nghiệt cũng làm giảm tỉ suất sinh).


Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc có một quan niệm riêng về hôn nhân và gia đình. Ở nhiều nước, quan niệm "con đàn cháu đống”, “trời sinh voi trời sinh cỏ” … còn rất phổ biến.


Trong xã hội nông nghiệp, con cái là nguồn lao động, là chỗ dựa về tinh thần và vật chất cho bố mẹ về già. Vì vậy, mức sinh rất cao.


Điều kiện sống: mức sống và sức khỏe ảnh hưởng rất lớn tới khả năng sinh của từng cá nhân và cộng đồng. Tình trạng bệnh tật nói chung ảnh hưởng không chỉ tới việc sinh mà cả thể trạng của đứa trẻ sinh ra. Mức sống và sức khỏe còn tác động tới ý thức, dân trí, điều kiện nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và sức khỏe bà mẹ sau khi sinh.


Trình độ dân trí.


2.Quá trình tử vong 2.1.Các chỉ báo

Tỉ suất tử vong thô hay mức chết (Crude Death Rate):


Người ta quy ước:


ớ CDR  11‰: thấp


ấ 11‰  CDR  15‰ : trung bình

15‰  CDR  25‰ : cao 25‰  CDR: rất cao

Tỉ suất tử vong trẻ em hay tỉ suất chết chu sinh (Infant Mortality Rate)


Phản ánh đầy đủ trình độ nuôi dưỡng và tình hình sức khỏe chung của trẻ em ở một lãnh thổ. Có nhiều loại tỉ suất tử vong trẻ em (tử vong trước hoặc trong khi sinh, tử vong trẻ em ở các độ tuổi khác nhau). Phổ biến nhất là tỉ suất tử vong của trẻ em dưới 1 tuổi.


Tuổi thọ trung bình (hay triển vọng sống)


Tuổi thọ trung bình thường được ước lượng. Tuổi thọ thay đổi rõ rệt qua các thời kỳ với xu hướng ngày càng tăng. Thời kỳ nguyên thủy, tuổi thọ của một người chỉ khoảng 18-20 năm, thời kỳ phong kiến ở Châu Âu là 21 năm, thời kỳ chủ nghĩa tư bản là 34 năm và hiện nay là 63,7 đối với nam và 67,8 đối với nữ (thống kê năm 1995).


Tuổi thọ trung bình giữa giới nam và giới nữ, giữa các quốc gia thì khác nhau. Trừ một vài nước, chỉ số này ở nữ giới thường cao hơn ở nam giới 3- 4 tuổi.


Tuổi thọ trung bình ở các nước phát triển cao hơn ở các nước đang phát triển (71,2 và 78,6 tuổi so với 62,4 và 65,3, năm 1995). Những nước có tuổi thọ trung bình cao nhất trên thế giới là những nước thuộc Bắc Âu, Bắc Mỹ (74/80) và thấp nhất thuộc về khu vực Đông Phi (49/51), Tây Phi (50/53).


2.2.Các nhân tố ảnh hưởng tới mức tử vong


Kết cấu dân số theo độ tuổi; hoàn cảnh chính trị, kinh tế-xã hội .v.v… ảnh hưởng tới mức tử vong. Có thể nêu một số nhân tố chủ yếu sau:


Chiến tranh


Chiến tranh là nguyên nhân trực tiếp gây chết người hàng loạt trong một khoảng thời gian ngắn. Chỉ tính riêng 2 cuộc chiến tranh thế giới đã cướp đi sinh mạng của khoảng 66 triệu người (gần 16 triệu người trong chiến tranh thế giới thứ nhất và 50 triệu trong chiến tranh thế giới thứ 2).


Chiến tranh cũng là nguyên nhân gián tiếp làm tăng tỉ suất tử vong, bởi vì chiến tranh còn gây ra đói kém, bệnh tật.


Đói kém và dịch bệnh


Làm tăng mức tử vong một cách đột ngột trong những thời điểm nhất định. Phần lớn người dân lao động, nhất là ở các nước đang phát triển sống trong cảnh nghèo đói. Số người thiếu ăn trên thế giới tăng dần trong các năm qua 1950 (700 triệu người); 1975 (1.200 triệu người); 1980 (1.300 triệu người) ;

chủ yếu tập trung ở các nước đang phát triển thuộc châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latinh, vì vậy làm tăng tỉ suất tử vong.


Trước đây, dịch bệnh là mối đe dọa thường xuyên của con người. Ngày nay, tiến bộ trong ngành y tế đã chặn đứng được các nạn dịch lớn, song ở tầm vi mô vẫn còn tác động nhất định đến tỉ suất tử vong.


Tai nạn


Cũng trực tiếp làm tăng tỉ suất tử vong ở nhiều khu vực trên thế giới. Ví dụ, chỉ riêng các tai nạn ôtô đã làm 250.000 người chết và hàng chục triệu người bị thương. Mưa, bão, các sự cố trong tự nhiên có thể làm gia tăng tỉ lệ người chết trong năm đó.


3.Gia tăng dân số tự nhiên


Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên (Rate of Natural Increase)


Tỉ suất gia tăng dân số trung bình hàng năm Average Annual Growth Rate Sự thay đổi 20


Tỉ suất gia tăng dân số trung bình hàng năm (Average Annual Growth Rate)


Sự thay đổi dân số trung bình hàng năm (thường căn cứ vào số dân ở giữa năm, ngày 01/7 hàng năm) được tính bằng công thức sau (P2: dân số ở năm sau, P1 là dân số ở năm trước).



AAGR thường được tính cách nhau một năm và được tính như sau:


4 Gia tăng cơ học Tương quan giữa số xuất cư và số nhập cư Tỉ suất nhập 23


4.Gia tăng cơ học


Tương quan giữa số xuất cư và số nhập cư.


Tỉ suất nhập cư (Immigration rate)


Tỉ suất xuất cư Emmigration rate Tỉ suất gia tăng thực tế Rate of Real Increase Là 25


Tỉ suất xuất cư (Emmigration rate)

Tỉ suất gia tăng thực tế Rate of Real Increase Là tổng hợp gia tăng tự nhiên và 27


Tỉ suất gia tăng thực tế (Rate of Real Increase)


Là tổng hợp gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học IV KẾT CẤU DÂN SỐ Kết cấu 29


Là tổng hợp gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học.


IV. KẾT CẤU DÂN SỐ

Kết cấu dân số là một khái niệm dùng để chỉ tập hợp những bộ phận hợp thành dân số của một lãnh thổ (nhóm nước, từng nước hoặc từng vùng) được phân chia dựa trên những tiêu chuẩn nhất định.


Việc nghiên cứu kết cấu dân số có vai trò rất quan trọng. Giúp chúng ta nắm được thực trạng, có thể dự báo các quá trình và động lực dân số của một lãnh thổ nào đó. Nhìn chung, kết cấu dân số gồm kết cấu sinh học (kết cấu theo độ tuổi, giới tính), kết cấu dân tộc (kết cấu theo thành phần dân tộc, kết cấu theo quốc tịch) và kết cấu xã hội của dân cư (kết cấu giai cấp, kết cấu theo lao động, kết cấu theo trình độ văn hóa).


1.Kết cấu sinh học


Phản ánh thành phần, thể trạng về mặt sinh học của dân cư ở một lãnh thổ nào đó. Kết cấu sinh học bao gồm kết cấu dân số theo độ tuổi và kết cấu dân số theo giới tính.


Kết cấu dân số theo độ tuổi


Kết cấu dân số theo độ tuổi là tập hợp các nhóm người được sắp xếp theo những lứa tuổi nhất định nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu các quá trình dân số và các quá trình kinh tế-xã hội.


Kết cấu dân số theo độ tuổi được chú ý nhiều, bởi vì nó thể hiện tổng hợp tình hình sinh, tử, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của một lãnh thổ. Do những khác biệt về chức năng xã hội và chức năng dân số giữa nam và nữ, kết cấu dân số theo độ tuổi thường được nghiên cứu cùng với kết cấu dân số theo giới tính gọi là kết cấu dân số theo độ tuổi-giới tính.


Có 2 cách phân chia độ tuổi với việc sử dụng các thang bậc khác nhau:


Độ tuổi có khoảng cách đều nhau. Sự chênh lệch về tuổi giữa 2 độ tuổi kế tiếp nhau có thể là 1 năm, 5 năm hay 10 năm (người ta thường sử dụng khoảng cách 5 năm). Cách này được dùng để phân tích, dự đoán các quá trình dân số.

Độ tuổi có khoảng cách không đều nhau. Thông thường người ta chia thành 3 nhóm tuổi:


Dưới độ tuổi lao động (0-14 tuổi); Trong độ tuổi lao động (15-59 tuổi); và

Trên độ tuổi lao động (từ 60 tuổi trở lên).


Cách này nhằm đánh giá những chuyển biến chung về kết cấu dân số. Những nước được coi là có dân số "trẻ" nếu tỉ lệ người trong độ tuổi 15 vượt quá 35%, số người trong độ tuổi trên 60 ở mức 10%, là dân số "già" khi độ tuổi 0-14 dao động trong khoảng 30-35%, độ tuổi 60 vượt quá 10% dân số.


Bng 3. Kết cấu dân số theo độ tuổi (%) năm 1995


Châu lục

Dưới 15 tuổi

Từ 15 đến 64 tuổi

Từ 65 tuổi trở lên

Toàn thế giới

33

61

6

Âu

20

66

14

Á

35

60

5

Phi

45

52

3

Bắc Mỹ

21

67

12

Mỹ Latinh

36

59

5

Úc và Đại dương

26

65

9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 207 trang tài liệu này.


Các nước đang phát triển có kết cấu dân số trẻ vì lứa tuổi dưới 15 chiếm khoảng 40% tổng số dân. Với lực lượng trẻ tiềm tàng như vậy, dù có giảm tỉ suất sinh tới mức chỉ đủ để tái sản xuất dân cư giản đơn (2 con/gia đình), số dân vẫn cứ tiếp tục tăng trong một khoảng thời gian dài trước khi đạt tới sự ổn định.


Các nước kinh tế phát triển thường có loại hình kết cấu dân số già. Nguyên nhân chủ yếu là do mức gia tăng tự nhiên thấp và số người cao tuổi ngày càng nhiều hơn.


Kết cấu dân số theo giới tính


Trên một lãnh thổ, bao giờ cũng có nam giới, nữ giới. Tương quan giữa giới này so với giới kia hoặc so với tổng số dân được gọi là kết cấu theo giới (hay kết cấu nam nữ). Kết cấu này khác nhau tùy theo lứa tuổi.

Kết cấu nam nữ được tính dựa trên số lượng nam trên 100 nữ; hoặc số lượng nữ trên 100 nam; hoặc số lượng nam (hoặc nữ) so với tổng số dân (tính bằng %).


Tháp tuổi (tháp dân số)


Kết cấu dân số theo độ tuổi và giới tính thường được thể hiện trực tiếp bằng tháp tuổi. Tháp tuổi là công cụ đắc lực để nghiên cứu kết cấu dân số theo độ tuổi của một lãnh thổ nào đó.


Tháp tuổi phản ánh tất cả các sự kiện của dân số trong một thời điểm nhất định. Nhìn tháp tuổi, có thể thấy rõ số dân theo từng độ tuổi, từng giới tính. Từ đó dễ dàng suy ra tình hình sinh, tử và phán đoán các nguyên nhân làm tăng hoặc giảm số dân của từng thế hệ.


Hiện nay, người ta phân biệt 3 dạng tháp tuổi cơ bản là dạng phát triển (dân số trẻ), dạng ổn định (dân số tăng chậm) và dạng suy thoái (dân số già).


Hình 1 Các dạng tháp tuổi cơn bản Hình 2 Tháp dân số Mexico năm 1980 và 2050 Năm 38


Hình 1. Các dạng tháp tuổi cơn bản

Hình 2 Tháp dân số Mexico năm 1980 và 2050 Năm 1980 tỉ suất sinh ở Mexico khá cao 39


Hình 2 Tháp dân số Mexico năm 1980 và 2050 Năm 1980 tỉ suất sinh ở Mexico khá cao 40


Hình 2.Tháp dân số Mexico năm 1980 và 2050


Năm 1980, tỉ suất sinh ở Mexico khá cao, trẻ em đông, số người thọ ít, tuổi thọ trung bình cao.


Hình 3 Tháp dân số Sweden năm 1989 và 2050 Năm 1989 tỉ suất sinh ở Sweden thấp số 41

Hình 3 Tháp dân số Sweden năm 1989 và 2050 Năm 1989 tỉ suất sinh ở Sweden thấp số 42


Hình 3.Tháp dân số Sweden năm 1989 và 2050


Năm 1989, tỉ suất sinh ở Sweden thấp, số người sống thọ nhiều, tuổi thọ trung bình cao.


Tỉ suất sinh ở Sweden thấp số người sống thọ nhiều tuổi thọ trung bình cao 43


Tỉ suất sinh ở Sweden thấp số người sống thọ nhiều tuổi thọ trung bình cao 44

Xem tất cả 207 trang.

Ngày đăng: 08/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí