Hình Thành Một Số Vùng Trọng Điểm Về Du Lịch Ở Thủ Đô Gắn Với Các Di Sản Văn Hoá


khách, chiều khách ở mỗi dân tộc, khách được tiếp nhận nhiều kiến thức qua chuyến đi, thưởng thức khám phá được nhiều cái đẹp, cái hay, cái bất ngờ, khách giữ lâu ấn tượng về sự quyến rũ của nghệ thuật, sự cám dỗ của cảnh quan danh thắng, sự ngọt ngào đậm đà của các món ăn, khách được đáp ứng thông tin nhanh nhạy rẻ mà tiện lợi… Khách được thưởng thức những điệu múa, những bản dân ca Việt Nam đậm chất trữ tình, sâu lắng.

Những sản phẩm du lịch từ điểm du lịch, tuyến du lịch đến khách sạn, nhà hàng, phương tiện đều phải hoàn hảo. Toàn bộ mối quan hệ với khách - chủ - sản phẩm du lịch và các thiết chế tạo nên bộ mặt văn hoá, phản ánh chất văn hoá tiên tiến của nền du lịch. Đồng thời cũng chính những yếu tố đó nó cũng là cơ sở cho những khát khao khám phá thiên nhiên của khách du lịch. Nếu thiếu những cái đó sẽ giảm đi nhu cầu khám phá của du khách. Người ta đã chững minh sự mệt mỏi gắng gượng của khách du lịch trên đường ngắm cảnh thủ đô khi bị ùn tắc giao thông, sự ô nhiễm môi trường, sự ứng xử không mấy thanh lịch của người dân bản địa, nạn ăn xin của một số cụ già, trẻ em lang thang trên đường phố... Từ góc độ xây dựng môi trường văn hoá trong hoạt động du lịch thì đây là một vấn đề rất bức xúc, là nhân tố trực tiếp và thường xuyên tạo ra ý nghĩa. Từ đó ảnh hưởng lâu dài đến phát triển du lịch ở thủ đô.

3.2.2. Hình thành một số vùng trọng điểm về du lịch ở Thủ đô gắn với các di sản văn hoá

Khu vực trung tâm hồ Hoàn Kiếm:

Là khu du lịch có hồ Gươm với Tháp Rùa, đền Ngọc Sơn, có trung tâm thương mại, và là tâm điểm giao lưu nối liền với hệ thống di tích khu phố cổ tạo thành một quần thể kiến trúc mang đậm nét Hà Nội. Củng cố và phát triển tuyến phố đi bộ tại Hàng Ngang - Hàng Đào vào tất cả các tối trong tuần. Đồng thời cần giữ gìn vẻ đẹp của các khu phố cổ để khu vực này mãi mãi là trung tâm của thủ đô.

Khu vực Ba Đình - Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh - Khu di tích khác:

Khu vực này ngày nay không chỉ là trung tâm chính trị, lịch sử mà còn là khu du lịch của thủ đô. Quảng trường Ba Đình, khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh, bảo tàng Quân đội, Văn Miếu Quốc Tử Giám, khu di tích Cổ Loa… đặc biệt Bảo tàng Dân tộc học ra đời


là một lợi thế tuyệt vời cho ngành du lịch. Các bảo tàng đem lại cho người xem hiểu biết về sự hình thành và phát triển của đất nước Việt Nam với trang sử oai hùng có những danh nhân lớn như Chủ tịch Hồ Chí Minh, một hình ảnh đất nước Việt Nam thu nhỏ với 54 dân tộc, người ta có thể hiểu biết đời sống sinh hoạt, phong tục tập quán của những tộc người này một cách khái quát khi chưa có điều kiện đến tận nơi hoặc từ đây mà họ lựa chọn cho mình một chuyến du lịch mới.

Khu du lịch Hồ Tây:

Hồ Tây là trung tâm văn hoá, du lịch nghỉ ngơi, vui chơi giải trí và là bộ phận không thể tách rời với hệ thống trung tâm thành phố. Nhìn tổng quát, tiềm năng của Hồ Tây về du lịch rất lớn, có thể cho ra đời và phát triển lâu bền loại hình du lịch có sức hẫp dẫn khách gần xa. Với mặt nước mênh mông, phong cảnh Hồ Tây tuyệt đẹp có nhiều loại hình vui chơi giải trí hẫp dẫn như bơi lội, câu cá, đua thuyền, lướt ván… được bao bọc xung quanh những làng nghề truyền thống cùng sắc màu của làng hoa Nghi Tàm, bánh tôm Hồ Tây cùng những di tích nổi tiếng của Tây Hồ… Nhưng nhìn chung thực trạng cơ sở hạ tầng và môi trường sinh thái của Hồ Tây hiện nay có rất nhiều việc phải làm nhất là phải có các công trình bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái quanh hồ. Giữ khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, thoáng đãng của Hồ Tây. Tuy đã thu hút được khách đi du lịch cuối tuần nhưng nếu công viên nước Hồ Tây được tổ chức hoạt động như công viên văn hoá Đầm Sen ở thành phố Hồ Chí Minh thì sẽ là một trọng điểm du lịch đầy ấn tượng có sức thu hút mạnh mẽ du khách, xứng đáng với tầm vóc du lịch của Thủ đô.

3.2.3. Bảo vệ tôn tạo và phát huy các di sản văn hoá trong hoạt động du lịch

Xây dựng cơ chế chính sách bảo vệ tôn tạo tài nguyên phục vụ phát triển du lịch. Đề nghị các cơ quan hữu quan cho phép trích quĩ phát triển sản xuất với tỉ lệ cần thiết cho việc tôn tạo các giá trị tài nguyên thiên nhiên môi trường và các giá trị nhân văn. Cho phép tính vào giá thành một tỉ lệ hợp lý coi như chi phí hợp lệ, hợp lý để hình thành quĩ bảo tồn cho các giá trị đó đối với từng cơ sở sản xuất kinh doanh du lịch.

Giáo dục nâng cao dân trí cho cộng đồng và khách du lịch. Sự phát triển du lịch đúng hướng còn cần đến sự tác động tích cực từ phía xã hội hay nói cách khác là đề cập


đến vai trò của nhân dân, các tổ chức xã hội và đoàn thể trong phát triển du lịch là sự cần thiết do đó:

Xây dựng thành chương trình quốc gia giáo dục và nâng cáo dân trí về bảo vệ các tài năng phục vụ cho phát triển du lịch.

Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ và nội dung cho chương trình giáo dục và nâng cao dân trí.

Có chính sách đãi ngộ với các cá nhân, tập thể tham gia vào chương trình.

Một số biện pháp cụ thể là:

Mỗi khu du lịch có qui trình khác nhau, do đó cần xác định mục đích việc tôn tạo phạm vi, đối tượng, nội dung công tác tôn tạo, xác định chủ đầu tư và nguồn vốn đầu tư cũng như chủ thể thực hiện. Vấn đề đặt ra: tôn tạo với mục đích cho du lịch hay cho môi sinh? Do đâu cấp vốn? Và ai sẽ là người thực hiện?....

Cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các ban ngành văn hoá và du lịch và các cơ quan địa phương trong việc bảo tồn, trùng tu, quản lý khai thác một cách hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch văn hoá hiện có.

Ngành Văn hoá - Thông tin cần sớm hoàn chỉnh qui hoạch chi tiết về bảo tồn, tôn tạo các di sản văn hoá. Trong quá trình trùng tu cần tập trung vào một số điểm nhất định, tránh dàn trải, chú trọng chất lượng của công tác trùng tu nhất là quá trình nghiệm thu.

Tập trung công tác nghiên cứu phục vụ các loại hình lễ hội truyền thống dân gian, các ngành nghề truyền thống. Tái hiện một số lễ hội cung đình, ca múa nhạc mang bản sắc văn hoá dân tộc phục vụ nhu cầu khách tham quan, góp phần đa dạng hoá sản phẩm du lịch.

áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật mới nhất vào lĩnh vực bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc như tin học phục vụ cho việc xây dựng và quản lý hệ thống dữ liệu các di tích.

3.2.4. Đa dạng hoá các sản phẩm và loại hình du lịch của Hà Nội

Để có thể khẳng định được mình và tạo nên sự hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế cần phải xây dựng được sản phẩm du lịch độc đáo và ở trình độ cao,


sản phẩm du lịch này không những hình thành trên cơ sở các tài nguyên du lịch, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, lễ hội truyền thống và nền văn hoá độc đáo của Thủ đô mà còn cần phải khai thác vị trí trung tâm của Thủ đô trong mối quan hệ với các vùng du lịch phụ cận của cả nước.

Sản phẩm du lịch của Hà Nội phải mang tính đặc trưng cho nền văn hoá và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Cần phải tập trung khai thác những tinh hoa, những truyền thống lịch sử, những giá trị độc đáo của văn hoá Thủ đô để tạo nên sản phẩm du lịch mang bản sắc riêng của văn hoá và con người Hà Nội đáp ứng nhu cầu của du khách.

Bên cạnh việc khai thác tốt các điểm du lịch hiện có ở Hà Nội, mở rộng các điểm du lịch xung quanh Hà Nội như Nam Định, Ninh Bình, Bắc Ninh, Hải Phòng, Quảng Ninh… để thiết lập các tuyến du lịch không những cho số người ở Hà Nội mà cả cho nhân dân trong nước và người nước ngoài đến thăm quan, làm việc tại Hà Nội.

Phát triển thêm nhiều loại hình du lịch như: Loại hình du lịch tham quan, nghiên cứu văn hoá, lịch sử, truyền thống của Thủ đô qua các di tích lịch sử, văn hoá, kiến trúc, các lễ hội dân gian, các nghề thủ công, truyền thống. Đây là tài nguyên vô giá thu hút mạnh mẽ du khách trong nước và quốc tế.

Để phát triển loại hình du lịch này cần phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu văn hoá, lịch sử, phân loại và xếp hạng các di tích có giá trị, tiến hành tu bổ, tôn tạo các di tích đó, tổ chức bảo vệ, giữ gìn các di tích lịch sử đồng thời phải hình thành các tuyến để đan kết các di tích này với nhau trong một chỉnh thể để giới thiệu cho du khách.

Việc phục hồi các lễ hội dân gian truyền thống, việc tổ chức và phát huy các làng nghề truyền thống ở Thủ đô cũng là điều có ý nghĩa hết sức quan trọng. Cần phải có một qui hoạch chung nhằm tạo điều kiện cho việc phục hồi và phát triển các nghề truyền thống này, không những để tạo thêm việc làm cho dân cư tạo thêm nguồn hàng xuất khẩu mà còn phục vụ ngay cho du khách quốc tế đến tham quan, nghiên cứu tại chỗ.

Hà Nội đã và đang trở thành một trung tâmchính trị, văn hoá khoa học, văn hoá lớn của cả nước. Vai trò của Hà Nội sẽ ngày càng trở nên quan trọng không những ở


trong nước mà cả quốc tế. Bởi vậy có thể và cần phải trú trọng phát triển loại hình du lịch Hội nghị để đáp ứng yêu cầu của khách trong nước và quốc tế đến Hà Nội tham dự các hội nghị khoa học, các hội thảo trong nước và quốc tế, các sinh hoạt văn hoá thể thao, các lễ kỷ niệm ngày lịch sử và truyền thống.

Nghỉ ngơi cuối tuần là một yêu cầu rất lớn của khách nước ngoài đang công tác ở Việt Nam cũng như một bộ phận dân cư ngày càng lớn. Hà Nội có khu vực Hồ Tây, nhiều công viên và nhiều danh thắng đáp ứng được yêu cầu nghỉ ngơi của du khách. Để phát triển loại hình này cần trú trọng xây dựng các cơ sở nghỉ ngơi, các câu lạc bộ thể thao, các trò vui chơi giải trí. Đặc biệt cần đảm bảo các dịch vụ phục vụ nghỉ ngơi, các nhà nghỉ bên hồ… Du lịch nghỉ cuối tuần không nên chỉ bó hẹp ở Thủ đô mà có thể vươn ra các vùng phụ cận xung quanh Hà Nội như Tam Đảo, Ba Vì, Hải Phòng, Quảng Ninh…

Có thể mở rộng liên doanh giữa Hà Nội với các cơ sở du lịch vệ tinh nêu trên trong việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cũng như tổ chức lữ hành. Làm như vậy sẽ mở rộng được địa bàn hoạt động của du lịch Thủ đô, tăng thêm lượng khách, đa dạng hoá các loại hình du lịch và mở rộng qui mô.

3.2.5. Tạo khả năng tăng trưởng nhanh nguồn du khách

Khai thác tiềm năng của du lịch Hà Nội có nhiều chỉ số để đánh giá. Trong đó số lượng khách là quan trọng. “Nói đến du lịch là phải nói đến khách, khách vào nhiều là du lịch phát triển. Muốn khách vào nhiều thì sản phẩm du lịch phải hấp dẫn, người làm du lịch phải thanh lịch” [46, tr.1].

Do đó sự tăng trưởng của dòng khách có vai trò hết sức quan trọng đến sự phát triển của ngành du lịch. Yêu cầu đó đòi hỏi du lịch Hà Nội phải có chiến lược thu hút khách quốc tế và khách nội địa. Thực tế bất cứ du khách nào mục đích của họ là được tham quan giải trí, tìm hiểu, thưởng thức các giá trị về cảnh quan thiên nhiên, về lịch sử văn hoá xã hội nơi mình đến, những khám phá về tinh thần mang tính văn hoá đặc sắc khác lạ với quê hương trong đó quan trọng nhất là di sản văn hoá, danh thắng thiên nhiên và phong cách ứng xử…


Để tăng nguồn du khách chúng ta cần quan tâm cae hai nguồn khách quốc tế và khách nội địa.

Khách quốc tế:

Hà Nội là trung tâm của cả nước với nguồn di tích phong phú, giàu tính dân tộc, là thành phố được mệnh danh là thành phố “vì hoà bình”, đồng thời với đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước là mở cửa để hội nhập… đó là vận hội mới của du lịch để hoà nhập với khu vực, mục tiêu đặt ra với ngành du lịch là phải đổi mới du lịch mang tính dân tộc kết hợp với tính hiện đại, không ngừng nâng cao đa dạng hoá chất lượng sản phẩm, tạo điều kiện để thu hút khách, góp phần thúc đẩy phát triển một số nghề truyrrgn thống, hàng tiêu dùng, các dịch vụ, giải quyết việc làm cho dân nơi có tài nguyên du lịch.

Bảng 3.1: Dự báo lượng khách quốc tế đến Hà Nội

(Theo số liệu thống kê của Sở Du lịch Hà Nội)


Năm

Khách quốc tế (Lượt)

2004

950.000

2005

1.050.000

2006

1.120.000

2007

1.250.000

2008

1.360.000

2009

1.480.000

2010

1.600.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Mối quan hệ giữa văn hoá và du lịch trong thời kỳ đổi mới ở nước ta hiện nay - 10


Như vậy theo dự báo trong năm tới, số khách nước ngoài vào Hà Nội sẽ tăng lên hơn gấp rưỡi so với năm 2004.

Khách nội địa:

Phát triển du lịch nội địa sẽ góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, giao lưu giữa các vùng với nhau góp phần nâng cao trình độ dân trí. Với vai trò là trái tim của cả nước, nhu cầu đến Hà Nội tham quan của nhân dân các tỉnh thành những năm qua và năm tới sẽ rất lớn.


Theo số liệu thống kê của Sở Du lịch Hà Nội, khách nội địa đến Hà Nội như sau:

Bảng 3.2: Dự báo số liệu khách du lịch Nội địa đến Hà Nội


Năm

Số lượng (Lượt)

2004

3.500.000

2005

3.600.000

2006

3.800.000

2007

4.200.000

2008

4.600.000

2009

5.000.000

2010

5.400.000


Theo ước tính so với khách quốc tế, khách nội địa số lượng thu hút rất lớn. Khách hành hương đến Hà Nội để dự lễ hội, xem triển lãm, vãng cảnh đặc biệt là khách tham quan viếng Lăng Bác, khách đi nghỉ dững mùa hè… Nhu cầu cơ bản của khách là phương tiện vận chuyển từ các địa phương đến nơi tham quan, đòi hỏi phải tổ chức mở rộng mạng lưới cung ứng dịch vụ cho khách từ ăn uống, mua sắm tại nơi đón khách một cách thuận lợi.

Để phát triển và mở rộng thị trường, kinh doanh du lịch phải lấy chữ “tín” làm đầu. Đó cũng là nội dung quan trọng trong chiến lược thu hút nguồn khách.

3.2.6. Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước đối với việc khai thác các giá trị văn hoá đặc trưng phục vụ cho việc phát triển du lịch:

Xuất phát từ đặc điểm của du lịch văn hoá, muốn phát triển được phải phụ thuộc vào đặc điểm tự nhiên, xã hội, truyền thống văn hoá và điều kiện phát triển kinh tế. Phạm vi hoạt động không ngừng mở rộng, khách tiêu dùng cũng đặc biệt, có sự thay đổi không ngừng về cơ cấu nguồn khách. Hoạt động du lịch tác động đến nhiều ngành đòi hỏi tính toàn diện trong chính sách và giải pháp cũng như sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng trong công tác quản lý. Từ đặc điểm của du lịch phải nhất thiết nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước. Nghị quyết 46/CP-TW ngày 14/10/1994 của Chính phủ đã chỉ rõ:


“Các thủ tục tổ chức đón tiếp, hướng dẫn khách còn phiền hà, sơ hở. Việc quản lý các thành phần kinh tế kinh doanh theo hướng pháp luật chưa được coi trọng”.

Mặc dù đến nay du lịch Hà Nội đã miễn visa cho sáu nước Đông Nam á và bỏ visa đơn phương đối với hai quốc gia là Nhật Bản và Hàn Quốc. Qui chế 849 của Bộ Công An thực hiện năm 2004 đã cho phép khách Trung Quốc được vào tất cả các tỉnh thành trong cả nước. Song việc quản lý nhà nước đối với du lịch trong thời gian tới vẫn cần tăng cường đổi mới:

- Sắp xếp các doanh nghiệp các cơ sở kinh doanh du lịch theo đúng hướng chuyên môn hoá nhằm tạo ra sản phẩm du lịch văn hoá có chất lượng hiệu quả.

- Phối hợp với các ngành hữu quan đổi mới và hoàn thiện chính sách xuất nhập cảnh, hải quan, đi lại, lưu trú cho khách du lịch, tiếp cận nhanh với thông lệ quốc tế và quá trình tự do hoá du lịch khu vực.

- Đổi mới và hoàn thiện những cơ chế, chính sách tự do và quyền tự chủ đầu tư kinh doanh du lịch, chống độc quyền tạo sân chơi bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.

- Đổi mới và hoàn thiện chính sách khuyến khích sách đầu tư và phát triển du lịch ở những khu văn hoá đặc biệt như Hồ Tây, khu Hoàn Kiếm đảm bảo cho các chủ đầu tư có cơ hội phát triển ổn định và có mức sinh lợi như các chủ đầu tư ở các ngành kinh tế khác.

- Đổi mới cơ chế chính sách thanh toán quốc tế cho khách du lịch, đảm bảo tiện lợi, an toàn.

Hoạt động du lịch rất phong phú và đa dạng nên quản lý nhà nước về du lịch bao gồm nhiều lĩnh vực. Do đó thành phố cần có những qui định cụ thể và các thức quản lý để vừa khuyến khích vào thành phố nhiều hơn vừa đảm bảo được trật tự kỷ cương trong hoạt động du lịch. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch, một số vấn đề hiện nay là việc thực hiện nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp với quản lý trên địa bàn, quyền hạn và trách nhiệm của các cấp về các lĩnh vực: quản lý qui hoạch, cấp giấy phép kinh doanh, quản lý hoạt động kinh doanh du lịch, kiểm tra và xử lý các vấn đề xã hội, quản lý khách vẫn còn chồng chéo, chưa làm rõ trách nhiệm quản lý ngành và địa phương.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/11/2023