Hạn Chế Của Nghiên Cứu Và Hướng Nghiên Cứu Tiếp Theo 76283


cứu trong tương lai kế thừa và phát triển thêm các mối quan hệ liên quan đến ý định quay lại của khách DL tại Việt Nam hoặc tại nhiều bối cảnh, quốc gia trên thế giới. Đồng thời, nhấn mạnh việc đánh giá ý định quay lại của khách du lịch không chỉ tập trung vào từng nhân tố mà phải xem xét sự ảnh hưởng qua lại giữa các nhân này.

Đóng góp 2: Việc khẳng định vai trò điều tiết của văn hóa lên mối quan hệ giữa nhận thức rủi ro, hạnh phúc chủ quan và ý định quay lại của khách du lịch là một điểm mới có ý nghĩa khoa học mạnh mẽ. Với các nghiên cứu trước đó, trong bối cảnh du lịch, các nhà nghiên cứu thường được xem xét văn hóa dưới góc độ là biến kiểm soát. Kết quả nghiên cứu này đã minh chứng văn hóa hay các nhóm văn hóa (chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa bi quan, chủ nghĩa bình quyền, chủ nghĩa giai cấp) chi phối mối quan hệ giữa nhận thức rủi ro, hạnh phúc chủ quan và ý định quay lại. Kết quả này giúp các nhà nghiên cứu tiếp theo kế thừa trong các lĩnh vực khác nhau và khám phá vai trò điều tiết của văn hóa lên các mối quan hệ giữa các nhân tốt khác lên ý định quay lại.

Đóng góp 3: Nghiên cứu minh chứng rõ ràng có sự tác động của NTRR đến HPCQ của khách DL. Đây là một điểm hoàn toàn mới. Điều mà các nghiên cứu trước đó chưa từng đề cập và làm sáng tỏ. Với đóng góp khoa học này đã khẳng định vai trò quan trọng của nhận thức thức rủi ro trong việc cảm nhận HPCQ của khách DL.

Đóng góp 4: Chưa có nghiên cứu nào trước đó đánh giá mối quan hệ giữa công bằng dịch vụ và nhận thức rủi ro. Kết quả nghiên cứu này khẳng định công bằng dịch vụ có ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức rủi ro của khách du lịch. Đây là kết quả có ý nghĩa khoa học quan trọng. Cung cấp nền tảng lý thuyết giúp các nhà nghiên cứu tiếp tục phát triển các hướng nghiên cứu tiếp theo.

Đóng góp 5: Tất cả các nghiên cứu thực nghiệm trước đây đều cho rằng hạnh phúc chủ quan là một công cụ đo lường sự hạnh phúc của khách du lịch sau quá trình sử dụng dịch vụ. Việc phát hiện hạnh phúc chủ quan của khách du lịch được hình thành và phát triển ngay trong quá trình trải nghiệm du lịch là một đóng góp hết sức quan trọng của luận án.


5.3.2 Đóng góp về mặt thực tiễn

Kết quả nghiên cứu là một căn cứ vững chắc cho các nhà hoạch định chính sách, hoạch định chiến lược sử dụng để có những giải pháp gia tăng ý định quay lại của khách du lịch từ tác động vào công bằng dịch vụ, nhận thức rủi ro và hạnh phúc chủ quan của khách du lich. Nhằm khuyến khích khách DL quay lại điểm đến và sử dụng dịch vụ du lịch.

Từ việc xác định vai trò điều tiết của VH đối với mối quan hệ giữa các nhân tố với YĐQL của khách du lịch, mang ý nghĩa thực tiễn giúp các nhà quản lý có thể nhận diện khách hàng đang thuộc loại văn hóa nào để nắm bắt các phản ứng cũng như dự đoán các hành vi của họ. Điều này, đặt ra nhiệm vụ cho nhà quản lý phải có những biện pháp, hành động tương ứng với từng nhóm VH khác nhau, nhằm mục tiêu cuối cùng là nâng cao sự hài lòng và khuyến khích khách DL quay lại.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 320 trang tài liệu này.

Nghiên cứu xác định được các thành phần của các nhân tố như: công bằng dịch vụ, nhận thức rủi ro và hạnh phúc chủ quan của khách du lịch. Đây cũng là một công cụ để các nhà quản lý, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực DL, lữ hành, lưu trú có những giải pháp nhằm tằng cường hoặc giảm thiểu các nhân tố này. Từ đó, tổng hòa chung làm thay đổi ý định quay lại của du khách theo kế hoạch mong muốn.

Đồng thời, kết quả kiểm định sự khác biệt trị trung bình của ý định quay lại dựa vào các nhóm phân loại theo các tiêu chí nhân khẩu học giúp các nhà quản lý xác định được nhóm nhận khẩu nào có ý định quay lại cao/thấp. Từ đó, thực hiện phân đoạn thị trường và xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp.

Mối quan hệ giữa nhận thức rủi ro, hạnh phúc chủ quan và ý định quay lại của khách du lịch tại Việt Nam - Trường hợp nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh - 24

Dựa vào những kết quả đạt được, nghiên cứu này còn đóng vai trò định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực hành vi tiêu dùng. Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo giúp các nhà nghiên cứu thực nghiệm trong lĩnh vực du lịch gợi mở và phát triển thêm.

5.4 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo

Nghiên cứu đã làm rõ mối quan hệ giữa các nhân tố như CBDV, NTRR, HPCQ và YĐQL. Đồng thời nghiên cứu cũng xác định được vai trò điều tiết của VH đối với các mối quan hệ giữa nhận thức rủi ro, hạnh phúc chủ quan và ý định quay lại. Dù đạt được những thành công trong việc giải quyết được các mục tiêu nghiên cứu và


trả lời các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra, nghiên cứu vẫn còn những hạn chế cần được hoàn chỉnh bởi các nghiên cứu tiếp theo về chủ đề này.

Hạn chế về phương pháp lấy mẫu: Tuy nghiên cứu đã thực hiện lấy mẫu khảo sát với quy mô lớn, nhưng phương pháp lấy mẫu được sử dụng là phương pháp phi xác suất. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu cho thấy có sự phân bố tương đối hợp lý trong các thành phần nhân khẩu học của nghiên cứu, nhưng bản chất phương pháp phi xác xuất vẫn phần nào ảnh hưởng đến tính đại diện của mẫu, ảnh hưởng đến tính phổ quát của kết quả nghiên cứu. Các nghiên cứu trong tương lai nên kiểm định lại mô hình nghiên cứu với phương pháp lấy mẫu mang tính chất đại diện cao hơn.

Hạn chế về không gian nghiên cứu: Nghiên cứu đã thực hiện lấy mẫu khảo sát tại các địa điểm DL trọng điểm tại Tp. HCM. Tuy đã hướng đến các loại hình điểm đến khác nhau liên quan đến các loại hình DL khác nhau nhằm tăng tính đại diện, các nghiên cứu tiếp theo nên thực hiện khảo sát ở phạm vi rộng hơn, tại nhiều địa điểm DL các trong cũng như ngoài Thành phố.

Hạn chế về thời gian: Nghiên cứu thực hiện khảo sát khách DL trong khoảng thời gian ngắn (tháng 6 đến tháng 12 năm 2019), dữ liệu thu thập trong 6 tháng không cho phép nghiên cứu đánh giá tác động của yếu tố mùa vụ trong hành vi của du khách. Nghiên cứu trong tương lai có thể thu thập dữ liệu nghiên cứu theo thời gian để trả lời câu hỏi liệu yếu tố mùa vụ có ảnh hưởng và làm thay đổi các mối quan hệ đã kiểm định hay không.

Nghiên cứu đánh giá vai trò điều tiết của VH đối với các mối quan hệ. Phương pháp đo lường VH được sử dụng trong nghiên cứu giúp phân nhóm các quan sát vào 4 nhóm VH trong thang đo định danh. Các nghiên cứu trong tương lai có thể tiếp cận các phương pháp đo lượng VH khác (thang đo thứ bậc, thang đo khoảng, thang đo tỷ lệ) và phân chia VH dựa theo các tiêu chí khác để khai thác sâu hơn vai trò điều tiết của yếu tố này.

TÓM TẮT CHƯƠNG 5

Chương này đã nêu bật một số kết luận của nghiên cứu. Trong đó, khẳng định mối quan hệ giữa CBDV, NTRR, HPCQ và YĐQL. Đồng thời cũng chỉ rõ vai trò điều tiết của VH lên mối quan hệ giữa NTRR, HPCQ và YĐQL.


Bên cạnh đó, hàm ý quản trị cho các nhà quản trị là nội dung được tập trung trình bày một cách cụ thể nhất. Các hàm ý được trình bày theo các nhóm chính, bao gồm:

- Gia tăng ý định quay lại của các nhóm du khách khách nhau

- Gia tăng ý định quay lại của du khách thông qua gia tăng hạnh phúc chủ quan.

- Gia tăng ý định quay lại của du khách thông qua giảm thiểu nhận thức rủi ro.

- Cải thiện cảm nhận công bằng dịch vụ để gia tăng ý định quay lại thông qua nhận thức rủi ro và hạnh phúc chủ quan.

- Hàm ý về sự khác biệt về văn hóa.

Tiếp đến, những đóng góp về mặt khoa học và thực tiễn cũng được trình bày. Đồng thời, nội dung chương này cũng đề cập một số hạn chế của luận án và đề xuất những hướng nghiên cứu kế thừa và phát triển trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Nguyễn Văn Đính và Trần Minh Hòa (2006). Giáo trình kinh tế du lịch. NXB Lao động Xã hội.

2. Hà Nam Khánh Giao và Bùi Nhất Vương (2020). Giáo trình cao học: Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh – Cập nhật SmartPLS. NXB Tài Chính.

3. Đinh Phi Hổ và Đặng Trang Viễn Ngọc (2020). “Ảnh hưởng hình ảnh điểm đến du lịch đến hài lòng và ý định viếng thăm lại Thành phố Phan Thiết: Cách tiếp cận mô hình cấu trúc tuyến tính”. Tạp chí công thương

4. Trần Phan Đoan Khánh & Nguyễn Lê Thùy Liên, (2020). “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định quay trở lại của du khách tại điểm đến du lịch Tiền Giang”. Tạp Chí Công Thương.

5. Phan Huy Lê, (2007). Lịch sử và Văn hóa Việt Nam. NXB Giáo dục.

6. Huỳnh Nhựt Phương và Nguyễn Thúy An (2017). “Phân tích các yếu tố của điểm đến du lịch tác động đến ý định trở lại của du khách – trường hợp du khách đến thành phố Cần Thơ”. Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ.

7. Nguyễn Thị Minh Phương (2017). “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định quay trở lại của du khác tại điểm đến du lịch Tiền Giang”. Tạp chí Công Thương.

8. Trần Ngọc Thêm, (2013). Những vấn đề văn hóa học lý luận và ứng dụng. NXB Văn hóa – Văn nghệ

9. Trần Ngọc Thêm, (2016). Hệ giá trị Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại và con đường tới tương lai. NXB Văn hóa – Văn nghệ.

10. Nguyễn Đình Thọ (2011). Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh. NXB Lao động Xã hội

11. Nguyễn Đình Thọ, (2013), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. NXB Tài chính.

12. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2008). “Nghiên Cứu Khoa Học Marketing - Ứng Dụng Mô Hình Cấu Trúc Tuyến Tính SEM”, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

13. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, (2010). Nghiên cứu khoa học quản trị kinh doanh. NXB Thống kê.

14. Trần Thuận, (2020). Nam bộ vài nét lịch sử - văn hóa. NXB Văn hóa – Văn nghệ

15. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. NXB Hồng Đức.

TÀI LIỆU TIẾNG ANH


16. Abubakar, A. M., Ilkan, M., Al-Tal, R. M., & Eluwole, K. K. (2017). eWOM, revisit intention, destination trust and gender. Journal of Hospitality and Tourism Management, 31, 220-227.

17. Adams, J. S. (1965). Inequity in social exchange. In Advances in experimental social psychology (Vol. 2, pp. 267-299). Academic Press.

18. Andrews, F. M., & Inglehart, R. F. (1979). The structure of subjective well- being in nine western societies. Social indicators research, 6(1), 73-90.

19. Ajzen, I. (1991). The theory of planned behavior. Organizational behavior and human decision processes, 50(2), 179-211.

20. Artuğer, S. (2015). The effect of risk perceptions on tourists’ revisit intentions. European Journal of Business and Management, 7(2), 36-43.

21. Bauer, R. A. (1960). Consumer behavior as risk taking. Chicago, IL, 384-398.

22. Bontempo, R. N., Bottom, W. P., & Weber, E. U. (1997). Cross‐cultural differences in risk perception: A model‐based approach. Risk analysis, 17(4), 479-488.

23. Boas, F. (1938). 1965. The Mind of Primitive Man.

24. Buchan, H. F. (2005). Ethical decision making in the public accounting profession: An extension of Ajzen’s theory of planned behavior. Journal of Business Ethics, 61(2), 165-181.

25. Byrne, B. M. (2010). Structural equation modeling with AMOS Basic concepts, applications, and programming (Multivariate Applications Series).

26. Campbell, A. (1976). Subjective measures of well-being. American psychologist, 31(2), 117.

27. Carlisle, S., Henderson, G., & Hanlon, P. W. (2009). ‘Wellbeing’: A collateral casualty of modernity?. Social science & medicine, 69(10), 1556-1560.

28. Carballo, R. R., León, C. J., & Carballo, M. M. (2017). The perception of risk by international travellers. Worldwide Hospitality and Tourism Themes.

29. Caulkins, D. D. (1999). Is Mary Douglas's grid/group analysis useful for cross- cultural research?. Cross-Cultural Research, 33(1), 108-128.

30. Chang, L. L., Backman, K. F., & Huang, Y. C. (2014). Creative tourism: a preliminary examination of creative tourists’ motivation, experience, perceived value and revisit intention. International Journal of Culture, Tourism and Hospitality Research.

31. Chai, S. K., Liu, M., & Kim, M. S. (2009). Cultural comparisons of beliefs and values: Applying the grid-group approach to the World Values Survey. Beliefs and Values, 1(2), 193-208.

32. Çetinsöz, B. C., & Ege, Z. (2013). Impacts of perceived risks on tourists' revisit intentions. Anatolia, 24(2), 173-187.

33. Chen, Y. Q., & Zhang, H. (2012). Investigation of sports tourism visitors risk perception and coping behavior. Journal of Hebei Institute of Physical Education, 26(3), 38-43.

34. Chen, Y., Lehto, X. Y., & Cai, L. (2013). Vacation and well-being: A study of Chinese tourists. Annals of Tourism Research, 42, 284-310.

35. Chen, X., Cheng, Z. F., & Kim, G. B. (2020). Make It Memorable: Tourism Experience, Fun, Recommendation and Revisit Intentions of Chinese Outbound Tourists. Sustainability, 12(5), 1904.

36. Chen, J. V., Htaik, S., Hiele, T. M., & Chen, C. (2017). Investigating international tourists’ intention to revisit Myanmar based on need gratification, flow experience and perceived risk. Journal of Quality Assurance in Hospitality & Tourism, 18(1), 25-44.

37. Chew, E. Y. T., & Jahari, S. A. (2014). Destination image as a mediator between perceived risks and revisit intention: A case of post-disaster Japan. Tourism Management, 40, 382-393.

38. Clemmer, E. C., & Schneider, B. (1996). Fair service. Advances in services marketing and management, 5, 109-126.

39. Cohen, E. (1972). Toward a sociology of international tourism. Social research, 164-182.

40. Collins, B. J., Mossholder, K. W., & Taylor, S. G. (2012). Does process fairness affect job performance? It only matters if they plan to stay. Journal of Organizational Behavior, 33(7), 1007-1026.

Xem tất cả 320 trang.

Ngày đăng: 29/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí