B: Dàn Bài Phỏng Vấn Sâu (Nghiên Cứu Định Tính)


PHỤ LỤC 4: THẢO LUẬN NHÓM VÀ PHỎNG VẤN SÂU

PHỤ LỤC 4A: DÀN BÀI THẢO LUẬN NHÓM


I. Giới thiệu

Xin chào Quý thầy/ cô, quý chuyên gia trong lĩnh vực du lịch và quý khách du lịch!

Tôi là Đặng Thị Thanh Loan, hiện đang là Nghiên cứu sinh ngành Quản trị kinh doanh trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

Hiện tôi đang thực hiện luận án nghiên cứu về “Mối quan hệ giữa động cơ du lịch, hình ảnh điểm đến và lựa chọn điểm đến - Nghiên cứu trường hợp điểm đến du lịch tỉnh Bình Định” tại Trường Đại học Kinh tế Tp Hồ Chí Minh.

Tôi rất hân hạnh được thảo luận với Quý vị một số vấn đề về mối quan hệ giữa động cơ du lịch, hình ảnh điểm đến và lựa chọn điểm đến - Nghiên cứu trường hợp điểm đến du lịch tỉnh Bình Định. Xin quý vị vui lòng trao đổi thẳng thắn các ý kiến của mình. Tất cả các ý kiến đều rất hữu ích cho việc nghiên cứu, giúp cho đề tài gắn kết chặt chẽ hơn giữa cơ sở lý thuyết và thực tiễn sinh động, góp phần nhận diện và đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy khách du lịch lựa chọn điểm đến Bình Định.


II. Nội dung thảo luận

Một vài định nghĩa về lựa chọn điểm đến

Lựa chọn điểm đến, ở cấp độ vĩ mô, được định nghĩa như là quá trình chọn một điểm đến từ các lựa chọn thay thế cạnh tranh (Woodside và Lysonski, 1989; Crompton, 1992; Tham và cộng sự, 2013).

Ở cấp độ vi mô, lựa chọn điểm đến được hiểu như là một chức năng của sự tương tác giữa các hạn chế thực tế như thời gian, tiền bạc, các kỹ năng và hình ảnh điểm đến (Woodside và Lysonski, 1989).

Theo Huybers (2004, trang 1), “Lựa chọn điểm đến du lịch có thể được định nghĩa như

là việc lựa chọn một điểm đến từ một tập hợp các lựa chọn thay thế của khách du lịch”.

Quý vị có nhận xét gì về các định nghĩa trên: Quý vị có thống nhất với các định nghĩa trên không? Nếu không thống nhất với các định nghĩa nào trong số định nghĩa trên, vui lòng cho biết định nghĩa của mình?


Trong buổi thảo luận hôm nay, chúng ta sẽ xoay quanh một số vấn đề:

1. Theo Quý vị, có những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự lựa chọn điểm đến của khách du lịch?

……………………………………………………………………………………………

2. Quý vị có đồng ý với các phát biểu:

1/ Có một mối quan hệ thuận chiều giữa động cơ du lịch và hình ảnh điểm đến.

2/ Có một mối quan hệ thuận chiều giữa động cơ du lịch và lựa chọn điểm đến.

3/ Có một mối quan hệ thuận chiều giữa hình ảnh điểm đến và lựa chọn điểm đến.

4/ Có một mối quan hệ nghịch chiều giữa rào cản du lịch và hình ảnh điểm đến

5/ Có một mối quan hệ nghịch chiều giữa rào cản du lịch và lựa chọn điểm đến

…………………………………………………………………………………………

3. Theo Quý vị có thể bổ sung mối quan hệ nào nữa? Tại sao?

…………………………………………………………………………………………

4. Theo quý vị, các mối quan hệ này có thể xuất hiện đồng thời không?

…………………………………………………………………………………………

5. Theo Quý vị, các yếu tố bên trong những yếu tố động cơ du lịch, hình ảnh điểm đến, rào cản du lịch và lựa chọn điểm đến là gì?

…………………………………………………………………………………………


Xin chân thành cảm ơn ý kiến đóng góp của Quý vị!

III. Tóm tắt kết quả thảo luận

1. Mặc dù có cách diễn đạt khác nhau nhưng các ý kiến đều thống nhất “Lựa chọn điểm đến là quyết định đến thăm điểm đến cũng như cam kết thăm lại và giới thiệu cho người khác”.

2. Khi được hỏi có những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự lựa chọn điểm đến của khách du lịch thì hầu hết ý kiến cho rằng đó là mục đích chuyến đi và hình ảnh điểm đến. Ngoài ra có 5 ý kiến đề xuất đến rào cản du lịch, 3 ý kiến đề xuất đến các đặc điểm cá nhân và 1 ý kiến đề xuất đến đặc điểm chuyến đi.

3. Khi được hỏi về mối quan hệ giữa các khái niệm, hầu hết các ý kiến đều đồng ý với các phát biểu:

1/ Có một mối quan hệ thuận chiều giữa động cơ du lịch và hình ảnh điểm đến.

2/ Có một mối quan hệ thuận chiều giữa động cơ du lịch và lựa chọn điểm đến.


3/ Có một mối quan hệ thuận chiều giữa hình ảnh điểm đến và lựa chọn điểm đến.

4/ Có một mối quan hệ nghịch chiều giữa rào cản du lịch và hình ảnh điểm đến

5/ Có một mối quan hệ nghịch chiều giữa rào cản du lịch và lựa chọn điểm đến

4. Có một số ý kiến đề xuất bổ sung mối quan hệ: “Có một mối quan hệ nghịch chiều giữa rào cản du lịch và động cơ du lịch” vì theo họ khi khách du lịch nhận thấy tồn tại trở ngại trong việc đi du lịch thì động cơ du lịch của họ cũng sẽ giảm đi.

5. Theo nhiều ý kiến, các mối quan hệ giữa các khái niệm nghiên cứu được đề xuất có thể

xuất hiện đồng thời.

6. Dựa trên thang đo nháp mà tác giả gửi trước cho từng thành viên, các đối tượng tham gia cùng thảo luận để điều chỉnh, bổ sung các thành phần đo lường và các biến quan sát. Cụ thể:

Thang đo động cơ du lịch:

Các đối tượng tham gia thống nhất với 5 thành phần tác giả đề xuất đồng thời đề nghị điều chỉnh 1 biến quan sát “ngắm cảnh” thành biến “tận hưởng cảnh đẹp, không gian dễ chịu” trong thành phần “thư giãn”.

Thang đo hình ảnh điểm đến:

Các đối tượng tham gia thống nhất với 6 thành phần của hình ảnh điểm đến được tác giả đề xuất đồng thời đề nghị bổ sung thêm 3 biến quan sát:

- Bổ sung thêm biến quan sát “những món ăn ngon và đặc sản hấp dẫn” trong thành phần “văn hóa, lịch sử và nghệ thuật”.

- Bổ sung thêm biến quan sát “không có tình trạng ăn xin, chèo kéo, thách giá” trong thành phần “môi trường du lịch”.

- Bổ sung thêm biến quan sát “bầu không khí rất mới lạ” trong thành phần “bầu không

khí”.

Thang đo rào cản du lịch:

Từ kết quả nghiên cứu khám phá, các đối tượng tham gia thống nhất thang đo rào cản du lịch nên được xây dựng dựa vào những mục có tổng tần suất các thuộc tính trên 10%.

Thang đo lựa chọn điểm đến:

Từ nội hàm khái niệm lựa chọn điểm đến được thảo luận, dựa trên các tài liệu gửi kèm về các nghiên cứu của Phetvaroon (2006), Yue (2008), các đối tượng tham gia thảo luận và thống nhất thang đo lựa chọn điểm đến gồm 4 biến quan sát:


1. Bình Định là sự lựa chọn đầu tiên của tôi khi quyết định đi du lịch

2. Lựa chọn điểm đến Bình Định là một quyết định đúng đắn của tôi

3. Tôi sẽ giới thiệu Bình Định cho những người khác

4. Tôi sẽ chọn Bình Định cho những lần lựa chọn tiếp theo

Bên cạnh đó, các giảng viên và các nhà quản trị du lịch cũng đề xuất thang đo biến “đặc điểm nhân khẩu xã hội học” và “đặc điểm chuyến đi” nên sử dụng theo thang đo thường được sử dụng trong các tài liệu du lịch và các báo cáo thống kê của Tổ chức Du lịch Thế giới (1995) và các Cơ quan Du lịch Việt Nam. Trong đó, các biến phản ánh đặc điểm nhân khẩu xã hội học của khách du lịch là giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, mức thu nhập và quốc tịch. Đối với đặc điểm chuyến đi, khách du lịch nên được hỏi về số lần đã đến thăm Bình Định, cách thức tổ chức, thời gian lưu trú và người đi cùng.


PHỤ LỤC 4B: DÀN BÀI PHỎNG VẤN SÂU (NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH)


I. Giới thiệu

Xin chào Quý thầy/ cô, quý chuyên gia trong lĩnh vực du lịch và quý khách du lịch!

Tôi là Đặng Thị Thanh Loan, hiện đang là Nghiên cứu sinh ngành Quản trị kinh doanh trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

Hiện tôi đang thực hiện luận án nghiên cứu về “Mối quan hệ giữa động cơ du lịch, hình ảnh điểm đến và lựa chọn điểm đến - Nghiên cứu trường hợp điểm đến du lịch tỉnh Bình Định” tại Trường Đại học Kinh tế Tp Hồ Chí Minh.

Tôi rất hân hạnh được nhờ Quý vị góp ý về các thang đo trong nghiên cứu. Xin quý vị vui lòng trao đổi thẳng thắn các ý kiến của mình. Tất cả các ý kiến đều rất hữu ích cho việc nghiên cứu, giúp cho đề tài gắn kết chặt chẽ hơn giữa cơ sở lý thuyết và thực tiễn sinh động, góp phần nhận diện và đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy khách du lịch lựa chọn điểm đến Bình Định.


II. Góp ý các thang đo

Thang đo của các yếu tố trong mô hình mối quan hệ giữa động cơ du lịch, hình ảnh điểm đến và lựa chọn điểm đến (động cơ du lịch, hình ảnh điểm đến, rào cản du lịch, lựa chọn điểm đến) với thang đo Likert 5 bậc (bảng hỏi gửi kèm). Với từng thang đo, xin quý vị vui lòng cho biết:

1. Có phát biểu nào chưa rõ nghĩa trong bảng hỏi không? Đó là những phát biểu nào?

……………………………………………………………………………………...

2. Các phát biểu đã hợp lý chưa? Nếu chưa, nên thay đổi, chỉnh sửa như thế nào?

……………………………………………………………………………………..

3. Cần bổ sung thêm phát biểu nào? Hoặc loại bỏ phát biểu nào? Tại sao?

…………………………………………………………………………………….


Xin chân thành cảm ơn ý kiến đóng góp của Quý vị!


III. Tóm tắt kết quả phỏng vấn sâu

Thang đo động cơ du lịch:

Có 3 biến quan sát được đề nghị bổ sung:

- Bổ sung biến “thưởng thức món ăn mới” trong thành phần “mới lạ.

- Bổ sung thêm biến “thực hiện nhu cầu tâm linh” trong thành phần “tăng cường mối quan

hệ”.

- Bổ sung thêm biến “thực hiện mong muốn đến thăm một điểm đến của tôi” trong thành phần “uy tín”.

Thang đo hình ảnh điểm đến:

Có 2 biến quan sát được đề nghị bổ sung:

- Bổ sung thêm biến “giá cả hợp lý” trong thành phần “môi trường du lịch”.

- Bổ sung thêm biến quan sát “nhà vệ sinh công cộng đầy đủ, sạch sẽ” trong thành phần “cơ sở hạ tầng chung”.

Thang đo rào cản du lịch:

Các đối tượng thống nhất với thang đo tác giả đề xuất từ kết quả thảo luận nhóm.

Thang đo lựa chọn điểm đến:

Các đối tượng thống nhất với thang đo tác giả đề xuất từ kết quả thảo luận nhóm.


PHỤ LỤC 5: CÂU HỎI ĐIỀU TRA SƠ BỘ ĐỊNH LƯỢNG

PHỤ LỤC 5A: CÂU HỎI ĐIỀU TRA KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA


PHIẾU KHẢO SÁT


Kính chào Ông/Bà!

Tôi là Đặng Thị Thanh Loan, hiện đang là Nghiên cứu sinh ngành Quản trị kinh doanh trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

Hiện tôi đang thực hiện luận án nghiên cứu về “Mối quan hệ giữa động cơ du lịch, hình ảnh điểm đến và lựa chọn điểm đến - Nghiên cứu trường hợp điểm đến du lịch tỉnh Bình Định” tại Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Sự thành công của đề tài phụ thuộc vào sự hồi đáp của Ông/Bà cho bảng câu hỏi này. Xin Ông/Bà vui lòng dành thời gian quí báu trong chuyến đi du lịch của mình để dành cho nghiên cứu này. Những thông tin do Ông/Bà cung cấp sẽ được giữ kín và chỉ phục vụ riêng cho việc nghiên cứu học thuật.

Nếu có bất cứ thắc mắc nào, xin Ông/Bà vui lòng liên hệ tại địa chỉ email:

dangthanhloan@fbm.edu.com hoặc điện thoại đến số: 01694751359.

Trân trọng cảm ơn Ông/Bà đã quan tâm và dành thời gian tham gia cuộc khảo sát này.


Phần 1: Thông tin cá nhân

1. Giới tính


2. Tuổi


1. Nam 2. Nữ

1. Từ 18-35 2. Từ 36-55 3. Trên 55

3. Trình độ học vấn, chuyên môn:

1. Trung học 2. Trung cấp, cao đẳng 3. Đại học 4. Sau Đại học

4. Nghề nghiệp:

1. Doanh nhân 2. Nhân viên nhà nước 3. Công nhân 4. Thành phần khác

5. Thu nhập trung bình mỗi tháng:

1. Dưới 9 triệu 2. 9 triệu- 14 triệu 3. Trên 14 triệu

6. Ông/Bà đã đến với Bình Định

1. Lần đầu 2. Lần 2 3. Lần 3 4. Trên 3 lần


7. Ông/Bà đi du lịch với:

1. Đi một mình 2. Đi với gia đình 3. Đi với bạn bè/đồng nghiệp

8. Ông/Bà đi đến Bình Định bằng hình thức:

1. Đi tự do 2. Theo tour

9. Ông/Bà lưu lại Bình Định trong thời gian:

1. Dưới 1 ngày 2. 1- 2 ngày 3. 3 -7 ngày 4. Trên 1 tuần


Phần 2: Thông tin các nhân tố trong mô hình lựa chọn điểm đến

Mục đích Ông/Bà đến Bình Định là để:

Mức độ đồng ý

Thóat khỏi thói quen hàng ngày

1

2

3

4

5

Làm mới cảm xúc, thể chất

1

2

3

4

5

Được tự do hành động theo cách mình cảm nhận

1

2

3

4

5

Tận hưởng cảnh đẹp, không gian dễ chịu

1

2

3

4

5

Tìm cảm giác mạnh, hứng thú

1

2

3

4

5

Trải nghiệm phong tục, lối sống khác nhau

1

2

3

4

5

Thưởng thức món ăn mới

1

2

3

4

5

Thấy những nét độc đáo của vùng

1

2

3

4

5

Thăm di tích lịch sử, văn hóa

1

2

3

4

5

Nâng cao kiến thức về điểm đến

1

2

3

4

5

Làm phong phú thêm kinh nghiệm cuộc sống của tôi

1

2

3

4

5

Thăm bạn bè, người thân

1

2

3

4

5

Tham gia các hoạt động, sự kiện, hội nghị, hội thảo, triễn lãm…

1

2

3

4

5

Gặp gỡ những người mới

1

2

3

4

5

Thực hiện nhu cầu tâm linh

1

2

3

4

5

Đến thăm một nơi mà gây ấn tượng cho bạn bè và gia đình tôi

1

2

3

4

5

Đến thăm một nơi mà bạn bè tôi muốn đến

1

2

3

4

5

Đến thăm một nơi mà hầu hết mọi người đánh giá cao

1

2

3

4

5

Thực hiện mong muốn đến thăm một điểm đến của tôi

1

2

3

4

5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 290 trang tài liệu này.

Mối quan hệ giữa động cơ du lịch, hình ảnh điểm đến và lựa chọn điểm đến - Nghiên cứu trường hợp điểm đến du lịch tỉnh Bình Định - 26

1. Phần này đề cập đến động lực du lịch của Ông/Bà khi chọn Bình Định là điểm đến. Xin Ông/Bà vui lòng cho ý kiến bằng cách khoanh tròn các số mô tả tốt nhất mức độ đồng ý của mình với mỗi yếu tố (biến) đo lường sau đây với: 1 = Hoàn toàn không đồng ý; 2 = Không đồng ý; 3 = Trung lập; 4 = Đồng ý; 5 = Hoàn toàn đồng ý.

Ngày đăng: 25/04/2023