Mô hình chiến lược" Đại dương xanh" và thực tế áp dụng đối với các doanh nghiệp Việt Nam - 12

1.2 Xây dựng một mô hình liên kết giữa Nhà nước, doanh nghiệp, và các hiệp hội doanh nghiệp

Thiết nghĩ, đây là một vẫn đề rất thiết thực để tạo điều kiện giúp đỡ cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đưa ra được ý tưởng tốt cho kinh doanh. Bằng việc đưa ra một trung tâm liên kết giữa 3 thành phần này, với Nhà nước đóng vai trò định hướng, và hướng dẫn về đường lối chính sách, với các hiệp hội doanh nghiệp đóng vai trò giúp đỡ về chiến lược, vốn, kỹ thuật, các doanh nghiệp có thể sẽ dễ dàng hơn trong việc triển khai cho mình một ý tưởng kinh doanh mới nhắm tới Đại dương Xanh.

Đây là một mạng kết nối đa dạng và rộng khắp tới những doanh nghiệp trẻ, những doanh nghiệp thành công, người tiêu dùng và cả các cơ quan quản lý

Hình 28 - Sơ đồ liên kết Nhà nước - Doanh nghiệp - Hiệp hội


2. Đối với các doanh nghiệp chưa áp dụng mô hình chiến lược Đại dương Xanh.

2.1. Thực hiện từng bước mô hình chiến lược Đại dương Xanh.

Như đã phân tích, việc quan trọng đối với các doanh nghiệp chưa thực hiện mô hình Đại dương Xanh là cần phải vạch ra cho mình được một Đại dương Xanh hoàn toàn mới. Để xác định đúng những cơ hội mở ra Đại dương Xanh - khoảng thị trường hấp dẫn đem lại lợi nhuận cao, doanh nghiệp nên tuân theo các nguyên tắc đã được phân tích ở trên và tập trung vào thực hiện các quy trình chiến lược đã đề ra.

Thực hiện được các nguyên tắc này, doanh nghiệp không chỉ xác định được hướng đi mới cho mình, mà còn hạn chế được rất nhiều các rủi ro khác có thể gặp phải.

Nguyên tắc thực hiện

Rủi ro giảm bớt

1. Xác lập ranh giới thị trường

Rủi ro trong tìm kiếm

2. Tập trung vào sơ đồ tổng thể

Rủi ro hoạch định

3. Mở rộng tới các nhu cầu chưa tồn tại

Rủi ro về quy mô

4. Đưa ra trình tự hợp lý trong chiến lược

Rủi ro về mô hình kinh doanh

5. Vượt qua rào cản về tổ chức

Rủi ro về tổ chức

6. Xây dựng sự đồng thuận nội bộ

Rủi ro về quản lý

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Mô hình chiến lược Đại dương xanh và thực tế áp dụng đối với các doanh nghiệp Việt Nam - 12


2.2. Áp dụng thương mại điện tử và các công nghệ Internet vào hoạt động kinh doanh.

Ở thế kỷ XX, người ta định nghĩa mù chữ là không biết công nghệ thông tin và Internet. Có rất nhiều doanh nghiệp đã tận dụng được Internet để giao dịch, nhưng vẫn có nhiều doanh nghiệp chưa làm được điều này. Thương mại điện tử (TMĐT) - Một hướng đi mới áp dụng chiến lược Đại dương Xanh Hiện nay, Internet là mạch máu của nền kinh tế toàn cầu, nó mang lợi

ích cho tất cả và không ngoại trừ một ai. Việt Nam là một trong những quốc gia hoàn toàn có đủ yếu tố thuận lợi để phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập toàn cầu. Việc định hướng chiến lược và áp dụng phương pháp thực hiện đúng đắn sẽ mang lại thành công cho doanh nghiệp. TMĐT không chỉ gói

trong việc mua bán qua mạng, thanh toán tiền và giao hàng. Theo cá nhân người viết nó bắt nguồn từ ý tưởng kinh doanh đúng đắn, cách thức xây dựng thương hiệu và thời cơ của doanh nghiệp, TMĐT có những sản phẩm riêng đặc trưng mà thương mại truyền thống không thể có, đó là những hàng hoá vô hình, có những nhà máy ảo và văn phòng ảo lưu động,Giới hạn về không gian và địa lý trong TMĐT cũng bị xoá bỏ.Trong những năm gần đây, ngày càng nhiều các doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu chuyển hướng kinh doanh bằng việc áp dụng thương mại điện tử vào trong hoạt động của mình. Những doanh nghiệp này đã và đang được đánh giá cao với hiệu quả hoạt động và tính tiện lợi của dịch vụ mang lại cho khách hàng.

Cạnh tranh là yếu tố luôn tồn tại với kinh tế thị trường, bất kể nó là hình thức nào điện tử hay truyền thống. Nó là sự chạy đua giữa các nhà kinh doanh. Cạnh tranh là động lực thúc đẩy kinh doanh theo đúng nghĩa thì nó sẽ có lợi cho người mua về giá cả, các dịch vụ khuyến mãi, hậu mãi đi kèm sản phẩm. Tuy nhiên nếu cạnh tranh khốc liệt bằng cách giảm giá thành sản phẩm sẽ làm cho doanh nghiệp thua lỗ vì lợi nhuận không đủ cho chi phí kinh doanh, làm cho doanh nghiệp mất thương hiệu, uy tín do chất lượng hàng và dịch vụ đi kèm sẽ giảm theo sự cạnh tranh. Có nhiều điểm TMĐT chiếm ưu thế hơn so với Thương mại Truyền thống. Nhưng có những mặt hàng, loại hình kinh doanh thì không thể áp dụng TMĐT được. Do đó cách tốt nhất là phối hợp cả 2 hình thức một cách hài hoà sẽ mang lại kết quả tốt nhất. Ngoài ra việc luôn đổi mới, đa dạng về dịch vụ cũng như hàng hoá sẽ mang lại kết quả tốt.Tuy nhiên, số lượng các doanh nghiệp này chưa nhiều, và chỉ hạn chế ở một số ngành nghề, một số mặt hàng. Trên Thế giới, đa phần các loại sản phẩm hay dịch vụ đều có thể thực hiện thông qua thương mại điện tử, tạo tiện lợi rất nhiều cho cả người cung cấp và người mua hàng. Chính vì vậy, đây vẫn còn là một thị trường vô cùng tiềm năng và luôn rộng mở đối với các doanh nghiệp sẵn sàng thay đổi, sẵn sàng áp dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động kinh doanh của mình.

Ngoài ra, trong thời gian gần đây, rất nhiều các bạn trẻ thuộc thế hệ 8X, 9X đã biết tận dụng các công nghệ tiên tiến của Internet để đưa ra một số mô hình kinh doanh khá mới mẻ và thu hút. Một số mô hình kinh doanh được xây dựng trên cơ sở kết hợp công nghệ truyền hình và Internet để xây dựng nên các website truyền hình đang rất được đông đảo giới trẻ quan tâm.

Đây có thể nói là một sự sáng tạo mới, tuy chưa thực sự chuẩn tắc, nhưng đã bắt đầu từ những ý tưởng mang tính bản chất của Đại dương Xanh. Việc khai thác được hết công dụng và tính năng của công nghệ Internet sẽ giúp cho các doanh nghiệp, tổ chức Việt nam mở rộng được hoạt động của mình tới nhiều nhóm khách hàng khác nữa.

2.3 Kết hợp giữa tầm nhìn và sáng tạo.

Đối với các doanh nghiệp chưa thực hiện mô hình chiến lược Đại dương Xanh, điều quan trọng để thực hiện chiến lược này thành công là phải thay đổi lại tư duy và suy nghĩ về cách thức hoạt động của mình. Cần phải dừng suy nghĩ “cạnh tranh liên tục”, “cạnh tranh sống còn” với các doanh nghiệp khác trong ngành, và đầu tư vào tìm kiếm ý tưởng để thay đổi hướng kinh doanh.

Trong kinh doanh, vốn liếng không phải là quan trọng nhất, kinh nghiệm cũng không quan trọng. Hai thứ này có thể có được không sớm thì muộn. Điều quan trọng hơn là những ý tưởng sáng tạo. Sáng tạo mới giúp doanh nghiệp đến với những giá trị gia tăng lớn nhất cho thị trường và cho khách hàng.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải nhận định khuynh hướng thị trường sẽ đi về đâu và sẽ chuyển hướng như thế nào dưới tác động của một và tình huống có thể xảy tới trong tương lai, và rồi từ đó định hướng công ty theo những cách thức tốt nhất mà có thể đưa ra.

Kết hợp với yếu tố tầm nhìn, các doanh nghiệp phải đặt vị thế của mình vào vị thế của khách hàng, đưa suy nghĩ của mình theo suy nghĩ của khách

hàng, và tìm một chỗ đứng trong tâm trí họ, đồng điệu với họ để sáng tạo, để cùng khách hàng chia sẻ thành công. Trên cơ sở sự kết hợp này, doanh nghiệp sẽ mang lại được giá trị gia tăng lớn nhất cho khách hàng của mình.

2.4 . Khơi dậy sự tận tâm và tinh thần tự giác trong công ty.

Trong thành công của mô hình Đại dương Xanh, không chỉ đơn thuần bao gồm các nguyên tắc đã nêu trên, mà còn một phần rất quan trọng làm nên sự thành bại của chiến lược, đó là các yếu tố vô hình trong công ty.

Bất cứ một công ty nào đã thực hiện thành công mô hình này cũng đều có thể chỉ ra được tầm quan trọng của các yếu tố vô hình này tới thành công của họ. Cũng như các doanh nghiệp thất bại trong việc thực hiện chiến lược Đại dương Xanh cũng sẽ chỉ ra được những sự thiếu hụt mà đó chính là nguyên nhân chính gây ra sự thất bại ngay cả khi họ đã đi đúng con đường được vạch ra.

Các yếu tố vô hình đó trong doanh nghiệp chính là niềm tin, sự tận tâm, và tự nguyện hợp tác sâu rộng trong tổ chức. Các doanh nghiệp sẽ không thể thành công nếu như quá trình thực hiện và quá trình triển khai bị tách rời, hay quá chậm chạp.

Tất nhiên, các phương thức khuyến khích nhân viên truyền thống bằng quyền lực và tiên bạc theo kiểu “củ cà rốt và cái gậy” vẫn phát huy tác dụng. Nhưng những động lực đó không đủ mạnh để các nhân viên có thể quên đi những sở thích cá nhân nhằm cống hiến hết mình cho công việc. Và một khi không thể kiểm soát được hành vi không chắc chắn của nhân viên, thì việc bị lôi kéo và ngầm phá hoại là điều không thể tránh khỏi.

Vì vậy, các doanh nghiệp cần hình thành một quy trình rõ ràng, hợp lý ngay từ đầu, để mọi người đều nhận ra được sự thỏa hiệp và hy sinh là cần thiết cho công cuộc xây dựng một doanh nghiệp vững mạnh.

2.5. Mạnh dạn đầu tư cho công nghệ

Đây có thể coi là yếu tố quyết định đối với các ngành sản xuất sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao. Trong xu thế phát triển chung hiện nay, các sản phẩm sản xuất ra đang dần được tăng cường hàm lượng kỹ thuật nhằm làm tăng sự hữu dụng và tiện lợi cho người sử dụng.

Các doanh nghiệp Việt Nam đa số đều có một đặc điểm chung là thiếu vốn, do đó dè dặt trong việc đầu tư công nghệ. Tuy nhiên, một khi công nghệ sản xuất của doanh nghiệp không đủ đáp ứng để tạo ra những sản phẩm thu hút được người tiêu dùng, người sử dụng, thì những doanh nghiệp đó khó lòng tạo ra được các giá trị gia tăng mới cho sản phẩm - yếu tố quan trọng tạo ra Đại dương Xanh.

Chính vì vậy, mạnh dạn đầu tư cho công nghệ, đi tắt đón đầu, lợi dụng ưu thế về cồng nghệ để tạo dựng một khoảng thị trường riêng so với các đối thủ trong ngành.

2.6. Tăng cường đầu tư cho hoạt động nghiên cứu thị trường

Theo một điều tra với 175 doanh nghiệp, có 175 doanh nghiệp, chỉ có 16% số doanh nghiệp được khảo sát cho rằng cần có hoạt động nghiên cứu thị trường một cách thường xuyên, 84% còn lại cho rằng đó là việc không cần thiết. Trên thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam được coi là “lười” nghiên cứu thị trường so với các nước trong khu vực và trên Thế giới, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.[33]

Trong khi đó, một nguyên lý đặc thù của mô hình chiến lược Đại dương Xanh là dựa trên những nghiên cứu về thị trường, về tâm lý người tiêu dùng để tìm ra một khoảng thị trường mới, đáp ứng những nhu cầu còn tiềm ẩn. Chính vì vậy, để thực hiện tốt chiến lược Đại dương Xanh, các doanh nghiệp cần phải đầu tư hơn nữa cho các hoạt động nghiên cứu thị trường.

Nghiên cứu thị trường không chỉ giúp các doanh nghiệp xác định được các nhu cầu tiềm ẩn, mà còn nhận ra được những giá trị không cần thiết, hay

các giá trị mà các đối thủ khác trong ngành đang sử dụng, từ đó đưa ra được một đường giá trị mới cho công ty.

3. Đối với các doanh nghiệp đã thực hiện chiến lược Đại dương Xanh.

3.1. Hãy “bơi càng xa càng tốt”

Thực hiện mô hình chiến lược Đại dương Xanh cũng như một cuộc đua bơi lội. Trong đó, doanh nghiệp của ta có xuất phát điểm tốt hơn và xuất phát trước. Khi đó, các đối thủ xuất phát chậm hơn sẽ rất khó khăn để đuổi kịp. Tuy nhiên, nếu như không bơi một cách ổn định, chí ít là giữ được tốc độ ban đầu, thì rất dễ bị các đối thủ ở các đường đua khác vượt qua. Vì vậy, trong Đại dương Xanh, các doanh nghiệp cần phải bơi đi xa nhất có thể để khỏi bị đuổi kịp.

Trên thực tế, Luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam còn chưa đủ mạnh, các doanh nghiệp Việt Nam còn chưa có ý thức bảo vệ mình, nên khi vừa tạo ra Đại dương Xanh thì dường như ngay lập tức, nó đã trở thành Đại dương Đỏ. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng các “vũ khí” để tạo ra các rào cản trong Đại dương Đỏ có thể sẽ hình thành và “bơi càng xa càng tốt” để tạo khoảng cách lớn với những người theo sau.

Đối với các doanh nghiệp đã thực hiện thành công Đại dương Xanh, không bao giờ được quan niệm Đại dương Xanh là không có cạnh tranh. Doanh nghiệp chỉ có thể dẫn đầu một thời gian, nhưng các đối thủ đi sau hoàn toàn có thể bắt chước và tạo ra chuỗi giá trị mới để phá vỡ thế độc quyền. Cạnh tranh vẫn là bản chất của thị trường và là động lực của phát triển.

Sự xuất hiện của Đại dương Xanh chứng tỏ cạnh tranh đã được nâng lên một tầm cao mới, một mức độ mới, mà sau đó, cách thức cạnh tranh trong Đại dương Đỏ cũng sẽ gay gắt hơn. Do đó, điều cần thiết là phải chiếm lấy vị trí dẫn đầu trong Đại dương Xanh với lợi thế của người đi trước.

3.2. Xây dựng chiến lược Đại dương Hồng

Những Đại dương Xanh không tồn tại mãi, chúng có thể bị nhuốm đỏ bất cứ lúc nào. Và nếu không tỉnh táo, doanh nghiệp sẽ có thể bị tụt hậu so với đối thủ cạnh tranh, người mở đường sẽ nhanh chóng bị loại khỏi cuộc chơi. Người viết sử dụng cùm từ “đại dương hồng” để mô tả tình huống này. Đại dương hồng thực chất là sự chuyển tiếp từ Đại dương Xanh sang đại dương đỏ, nơi doanh nghiệp đưa ra Chiến lược Đại dương Xanh vẫn giữ một vị thế nhất định song ngày càng có nhiều đối thủ bắt chước.

Hình thành chiến lược đại dương hồng: Nhiệm vụ cốt lõi của doanh nghiệp trong giai đoạn này là bên cạnh việc xây dựng một Đại dương Xanh với đường giá trị hoàn toàn khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp cần xác định những giá trị bổ sung và những điểm thay đổi. Giá trị bổ sung là những lợi ích đặc biệt dành cho khách hàng song nhu cầu mới chỉ nằm ở dạng tiềm năng, khách hàng cần thời gian để chấp nhận, hoặc quy mô thị trường còn quá nhỏ. Điểm thay đổi là những điểm giữ vai trò quan trọng trên đường giá trị mà sự thay đổi của các điểm này có thể làm cho đường giá trị chuyển sang một đường mới. Chiến lược đại dương hồng hướng đến việc lựa chọn và di chuyển các điểm trên đường giá trị một cách hợp lý và có trọng điểm. Những thay đổi này được vạch kế hoạch từ trước và sẽ được áp dụng từng phần vào từng thời điểm. Giá trị bổ sung cho phép doanh nghiệp xác định triển vọng đổi mới sản phẩm trong tương lai cũng như khả năng sẽ được đông đảo khách hàng chấp nhận hay không. Còn điểm thay đổi đóng vai trò chủ yếu trong việc tái cấu trúc những đường giá trị khi đã tối đa hoá quy mô Đại dương Xanh.

Thực hiện chiến lược Đại dương Hồng: Ngay trong khi đối thủ cạnh tranh còn chưa kịp phản ứng, doanh nghiệp đã chuẩn bị cho những bước đị tiếp theo. Và khách hàng hình thành một thói quen tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp một cách rất tự nhiên. Việc thực hiện đổi mới như vậy được thực hiện theo sơ đồ sau:

Sơ đồ đổi mới đường giá trị theo chiến lược Đại dương Hồng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022