Mô Hình Loại Bỏ - Cắt Giảm - Gia Tăng - Hình Thành Của Pacific Airlines

Máy bay: Pacific Airlines chọn sử dụng dòng máy bay Boeing B737 của Mỹ, một trong những dòng máy bay thành công nhất trong lịch sử hàng không thế giới. Các hãng hàng không giá rẻ nổi tiếng trên thế giới từ Southwest Airlines (Mỹ) cho đến Ryanair và EasyJet (Châu Âu), Virgin Blue (Australia), GOL (Brazil) cũng có cùng lựa chọn như vậy. Pacific Airlines nhận thấy rằng đối với các chuyến bay nội địa và quốc tế dưới 5 giờ bay thì dịch vụ hạng thương gia (business class) là không thực sự cần thiết (có thể gây lãng phí cho cả hành khách lẫn hãng hàng không) và còn làm phức tạp thêm việc cung ứng dịch vụ này (ví dụ như thời gian làm thủ tục lâu hơn và giá vé đắt hơn cho mọi hành khách do hành khách bay hạng phổ thông cũng phải cùng chia sẻ chi phí chung của cả chuyến bay). Còn đối với một hành trình ngắn thì những điều hành khách thực sự cần lại là việc bay đúng giờ, tần suất bay dày (có nhiều lựa chọn cho khách hàng), rút ngắn thời gian làm thủ tục hành khách và hành lý tại sân bay đi và sân bay đến (tiết kiệm thời gian), giá vé máy bay rẻ (tiết kiệm tiền), cách mua vé đơn giản và thái độ phục vụ tận tình, thân thiện. Những giá trị này chính là cơ sở để Pacific Airlines lựa chọn dòng máy bay Boeing B737-400 cho mô hình hàng không giá rẻ và cách tổ chức cung ứng dịch vụ.

Đội bay: Pacific Airlines có 100% phi công nước ngoài gồm nhiều quốc tịch khác nhau do công ty Parc Aviation (Ai-len) tuyển dụng và cung cấp. Họ đều là những phi công chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm bay. 100% tiếp viên là người Việt Nam, được tuyển chọn và đào tạo kỹ lưỡng, có kỹ năng và ý thức nghề nghiệp tốt, luôn luôn cố gắng mang đến cho hành khách những dịch vụ trên không dễ chịu nhất. Công ty đưa ra slogan “Chúng tôi

giảm giá vé và tăng thêm nụ cười”.[32]

Đường bay: Pacific Airlines cắt giảm một số đường bay quốc tế đi Đài Loan, đường bay Đà Nẵng - Hong Kong và một số đường bay nội địa như Đà

Nẵng - Hà Nội - Đà Nẵng. Thay vào đó, Pacific Airlines tập trung hướng tới đường bay TP Hồ Chí Minh - Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đến Nha Trang, Huế. Hiện Pacific Airlines đang triển khai phát triển các đường bay đến các nước Đông Nam á và coi đây là chiến lược phát triển của hãng. Việc tăng tần suất bay trên các tuyến có nhu cầu cao sẽ giảm bớt chi phí, làm gọn nhẹ cơ cấu và gia tăng hiệu quả kinh doanh cho Pacific Airlines.

Phương thức thanh toán: Pacific Airlines nhận thấy rằng cách hành khách mua vé máy bay trong mô hình hàng không truyền thống là quá phức tạp và bất tiện (từ việc tìm hiểu về lịch bay, giá vé đến việc mua vé, thanh toán và thực hiện các thay đổi chuyến bay khi phát sinh). Vì vậy, Pacific Airlines quyết tâm làm cho việc mua vé máy bay từ nay trở nên đơn giản đến mức tối đa. Hiện nay, Pacific Airlines sử dụng hệ thống bán vé và làm thủ tục chuyến bay mới nhất, hiện đại nhất của Navitaire là New Skies. Bên cạnh đó, tổ chức thẻ tín dụng Master Card và Ngân hàng Vietcombank cung cấp giải pháp thanh toán trực tuyến (online payment) cho các loại thẻ tín dụng, được đảm bảo bằng các công cụ an ninh mạng và an ninh thẻ tốt nhất. PA cũng là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên cung ứng giải pháp thương mại điện tử toàn diện. Hiện nay Pacific Airlines tham gia 3 hệ thống bán vé máy bay toàn cầu (GDS) là Abacus, Amadeus và Galileo với tổng số trên 100.000 điểm bán (POS) trên toàn thế giới. Bất kỳ đại lý bán vé máy bay nào ở trong và ngoài nước có trang bị một trong các GDS thông dụng này đều có thể đặt chỗ, bán vé và thanh toán tiền vé bằng thẻ tín dụng cho các chuyến bay nội địa, quốc tế của Pacific Airlines mà không cần đăng ký đại lý.

Như vậy có thể nhận thấy rằng Pacific Airlines đã thực hiện khá hiệu quả những nguyên tắc cơ bản của chiến lược Đại dương Xanh. Sơ đồ sau cho thấy rõ hơn điều đó:

Hình 20 - Đường giá trị của Pacific Airlines


Trong đó :

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.


(1) : đường giá trị của các hãng hàng không khác

Mô hình chiến lược Đại dương xanh và thực tế áp dụng đối với các doanh nghiệp Việt Nam - 10


(2) : đường giá trị của Pacific Airlines


Như vậy, bên cạnh việc tiếp tục gia tăng lợi ích cho đông đảo khách hàng (chính là những yếu tố quan trọng nhất chi phối quyết định mua hàng của người tiêu dùng) bao gồm: giá vé và sự tiện lợi khi đặt vé, Pacific Airlines đã hướng đến mục tiêu lợi nhuận thông qua một loạt biện pháp cắt giảm những chi phí không cần thiết một cách hợp lý. Sắp tới, Pacific Airlines sẽ chỉ sử dụng loại máy bay Boeing B737-400. Điều đó giúp công ty giảm được chi phí đáng kể cho khâu bảo dưỡng. Theo tính toán của các chuyên gia hàng không quốc tế, một chủng loại máy bay với số lượng 20 chiếc đưa vào khai thác thì mới đạt hiệu quả lợi nhuận. Chi phí tiếp tục giảm khi Pacific Airlines đã đào tạo thành công đội ngũ tiếp viên biết thêm về thương vụ. Theo quy định của ngành hàng không, mỗi tháng tiếp viên có tổng số giờ bay từ 80 đến 90 giờ. Như vậy khi sử dụng đội ngũ tiếp viên ở giờ nghỉ bay cho phục vụ các dịch vụ mặt đất, Pacific Airlines đã giảm được số lao động, nhưng làm tăng

thu nhập cho lực lượng tiếp viên hàng không của mình. Đây cũng chính là trình tự hợp lý mà Pacific Airlines đã sử dụng.

Hình 21 - Mô hình Loại bỏ - Cắt giảm - Gia tăng - Hình thành của Pacific Airlines


Hiện nay, hãng hàng không giá rẻ Pacific Airlines đã chính thức đổi tên thành Jetstar Pacific vào ngày 23/05/2008 sau khi ký kết Hợp đồng đầu tư với Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) về việc mua 30% cổ phần của Pacific Airlines (Jetstar Pacific) để trở thành cổ đông chiến lược.

4.2. Công ty Cổ phần Xuyên Thái Bình (Pan Pacific Corp.)


Pan Pacific Corp. là một trong những công ty cung cấp dịch vụ vệ sinh công nghiệp và bảo dưỡng chuyên nghiệp đầu tiên tại Việt Nam, hoạt động trên các lĩnh vực: dịch vụ vệ sinh công nghiệp; hoạt động xử lý chất thải rắn, lỏng, khí thải công nghiệp; dịch vụ sửa chữa nhà; dịch vụ chống mối mọt, diệt côn trùng; dịch vụ trang trí nhà cửa, phong cảnh, vườn cảnh, công viên, vườn thú; dịch vụ quản lý nhà cao tầng, căn hộ

Công ty đã xây dựng thành công hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000, được tổ chức BVQI Anh Quốc đánh giá và cấp giấy chứng nhận vào ngày 22 tháng 6 năm 2004.

Hệ thống quản lý này liên tục được điều chỉnh, hoàn thiện theo thực tế hoạt động kinh doanh của công ty. Công ty đã ký kết hợp đồng với Công ty IMCC để tư vấn, giám sát và đánh giá lại quy trình quản lý mỗi năm 02 lần vào tháng 3 và tháng 10.

Từ những ngày đầu hoạt động, công ty đã có định hướng và chiến lược phát triển kinh doanh rõ ràng, cụ thể. Thực tế đã chứng minh chiến lược phát triển này hoàn toàn phù hợp với tình hình phát triển của công ty.

Cụ thể hoá cho kế hoạch 5 năm từ 2005-2010, công ty sẽ phấn đấu cho những mục tiêu sau:

Phát hành cổ phần ra công chúng và đăng ký giao dịch chính thức tại Trung tâm Giao Dịch Chứng Khoán Hà Nội (HASTC) nhằm tạo ra một kênh huy động vốn mới.

Duy trì tốc độ tăng trưởng 50% mỗi năm, chú trọng ký kết hợp đồng với các công trình mang tính chiến lược.

Mở rộng hoạt động công ty, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ cung cấp thông qua hoạt động đầu tư, mua bán, sát

Các công ty cùng ngành nghề


Các công ty có ngành nghề liên quan.

Hình 22 - Mô hình Loại bỏ - Cắt giảm - Gia tăng - Hình thành của Pan Pacific


Được thành lập từ năm 1998, hiện nay vốn điều lệ của Pan Pacific là 32 tỷ đồng. Đầu năm 2006, Ban điều hành Cty đã mua lại 80% Pan Pacific - Hà Nội. Việc sáp nhập này đã góp phần giúp doanh số của Cty trong năm 2006 tăng hơn 200% so với năm 2005, lợi nhuận trước thuế của Cty đạt gần 20 tỷ đồng.

Sơ đồ dưới đây mô tả chiến lược mà công ty đã áp dụng với những yếu tố cơ bản quyết định thành công của doanh nghiệp trong ngành gồm:

(1) giá cả, (2) các dịch vụ bổ sung, (3) trang thiết bị hiện đại, (4) mức độ hoàn thành/chất lượng công việc, (5) tính chuyên nghiệp và thái độ của nhân viên, (6) thời gian hoàn thành công việc và (7) sự linh hoạt khi có yêu cầu bất ngờ.


Hình 23 - Sơ đồ chiến lược của Pan Pacific


Trong đó :


(1) : đường giá trị của các doanh nghiệp khác


(2) : đường giá trị của Pan Pacific


4.3. Phở 24

Phở 24 là một thương hiệu nổi tiếng của tập đoàn An Nam. Giám đốc tập đoàn, ông Lý Quý Trung đã rất thành công khi lựa chọn mô hình bán loại đồ ăn giữa phân đoạn quán phở bình dân nhà hàng sang trọng - điều chưa từng có trên thị trường. Chính sự lựa chọn độc đáo này đã giúp cho Phở 24 có được một thị phần đáng kể.

Để thực hiện chiến lược của mình, Phở 24 đã cố gắng sáng tạo và đổi mới trong sản phẩm. Sự pha trộn giữa sản phẩm và dịch vụ một cách bài bản, khoa học đã biến Phở 24 từ một thứ tưởng chừng rất bình thường trở thành một thương hiệu trị giá 30 triệu USD trong một thời gian ngắn.

Nhận thấy tiềm năng của thị trường phở cao cấp còn chưa được khai thác, doanh nghiệp đã trở thành người đi tiên phong trong lĩnh vực này. Nhìn chung, chiến lược của Phở 24 dựa trên khuôn khổ bốn hành động mô hình mạng: loại bỏ- cắt giảm – gia tăng – hình thành:

Hình 24 - Mô hình Loại bỏ - Cắt giảm - Gia tăng - Hình thành của Phở 24


Trên cơ sở này, đường giá trị của Phở 24 cũng có khá nhiều khác biệt, với các yếu tố cơ bản là: (1) giá cả; (2) khả năng tạo ra khẩu vị riêng biệt, độc đáo, đặc sắc; (3) sự cầu kì trong cách thưởng thức; (4) không gian sạch sẽ, thoải mái, sang trọng; (5) phong cách phục vụ chuyên nghiệp; (6) công thức chế biến thống nhất và sự phù hợp với nhiều khẩu vị; (7) đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; (8) thương hiệu nổi tiếng và mô hình kinh doanh ấn tượng.

Hình 25 - Đường giá trị của Phở 24


Trong đó :


(1) : đường giá trị của các của hàng phở khác


(2) : đường giá trị của Phở 24

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí