VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
----------
NGUYỄN THỊ HỒNG PHƯỚC
MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAI
Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số : 8.38.01.04
Có thể bạn quan tâm!
- Miễn trách nhiệm hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 2
- Nguyên Tắc, Ý Nghĩa, Tác Dụng Phân Loại Miễn Tnhs
- Khái Quát Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Các Quy Phạm Về Miễn Trách Nhiệm Hình Sự Trong Pháp Luật Hình Sự Việt Nam.
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. LÊ TƯỜNG VY
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực.
Vậy tôi viết lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn./.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Thị Hồng Phước
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 12
1.1. Khái niệm, đặc điểm miễn trách nhiệm hình sự 12
1.2.Nguyên tắc, ý nghĩa, tác dụng của phân loại miễn trách nhiệm hình sự 20
1.3. Phân biệt miễn TNHS và miễn hình phạt 21
1.4. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển các quy phạm về miễn trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam 24
1.5. Quy định của pháp luật hình sự một số nước trên thế giới về miễn trách nhiệm hình sự 33
Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI 38
2.1. Quy định của Bộ luật hình sự 2015 về miễn trách nhiệm hình sự 38
2.2. Thực tiễn áp dụng miễn trách nhiệm hình sự trên địa bàn tỉnh Đồng Nai 49
Chương 3: HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI 64
3.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam
về chế định miễn trách nhiệm hình sự 64
3.2. Một số kiến nghị đối với quy định về miễn trách nhiệm hình sự cần được hướng dẫn để tạo điều kiện thuận lợi trong thực tiễn áp dụng 66
3.3. Những giải pháp khác nhằm áp dụng đúng các quy định của pháp luật hình
về miễn trách nhiệm hình sự trên địa bàn tỉnh Đồng Nai 68
KẾT LUẬN 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLHS : Bộ luật Hình sự BTP : Bộ Tư pháp
TNHS : Trách nhiệm hình sự TA : Tòa án
TAND : Tòa án nhân dân TTHS : Tố tụng hình sự XHCN : Xã hội chủ nghĩa VKS : Viện kiểm sát CQĐT : Cơ quan điều tra
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Miễn trách nhiệm hình sự giai đoạn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ 2015-2020 51
Bảng 2: Bảng so sánh tỷ lệ miễn tnhs/ hình phạt 52
của TAND Đồng Nai và TAND cả nước 52
Bảng 3: Miễn trách nhiệm hình sự giai đoạn điều tra, truy tố trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ 2015-2020 52
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Mahatma Gandhi – vĩ nhân lớn của đất nước Ấn Độ đã từng nói “Công lý mà tình yêu mang lại là sự đầu hàng, công lý mà luật pháp mang lại là sự trừng phạt. Justice that love gives is a surrender, justice that law gives is a punishment”.
Đúng vậy, khi pháp luật ẩn chứa đằng sau sự trừng trị là tính nhân đạo nhân văn, việc áp dụng pháp luật nhằm giúp cho người phạm tội sửa chữa những lỗi lầm, phát huy phần NGƯỜI trong bản chất con người của mình.
Ngày 02/6/2005, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 49/NQ-TW về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020; trong đó, xác định nhiệm vụ “coi trọng việc hoàn thiện chính sách hình sự và thủ tục tố tụng tư pháp, đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội”[16, Tr4].
Miễn trách nhiệm hình sự (TNHS) là một trong những chế định quan trọng của Luật Hình sự Việt Nam thể hiện rò nét nhiệm vụ nêu trên. Đây là biện pháp mang tính chất khoan hồng, nhân đạo của Nhà nước ta, thông qua việc các cơ quan tiến hành tố tụng quyết định xoá bỏ hậu quả pháp lý cho người thực hiện hành vi phạm tội mà hành vi đó đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Quy định này tạo điều kiện cho người phạm tội có môi trường để tự cải tạo, giáo dục, nhanh chóng trở thành người lương thiện, có ích cho xã hội mà không phải gánh chịu các hậu quả pháp lý bất lợi của TNHS.
Chế định miễn TNHS trong BLHS năm 2015 được xây dựng dựa trên tinh thần kế thừa những quy định của BLHS 1985 và BLHS năm 1999 với nhiều nội dung mới quán triệt tinh thần của Hiến pháp 2013, đề cao tính tích cực, hướng thiện của con người. Tuy nhiên, trong thực tiễn áp dụng pháp luật, do một số nội dung miễn TNHS vẫn còn bất cập nên dẫn đến việc các cơ quan
tiến hành tố tụng nhận thức không đúng, áp dụng pháp luật không thống nhất, chẳng hạn: tình tiết do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa không rò ràng, tiêu chí xác định bệnh hiểm nghèo chưa cụ thể, cho phép miễn TNHS mang tính tùy nghi dẫn đến việc áp dụng tùy tiện... Vì vậy, cần có sự quan tâm nghiên cứu quy định về miễn TNHS tại Điều 29 BLHS năm 2015 một cách thấu đáo trên cơ sở phát hiện các vướng mắc, bất cập từ thực tiễn áp dụng pháp luật để đề xuất những giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về chế định này.
Đồng Nai là một tỉnh nằm ở cửa ngò phía đông Thành phố Hồ Chí Minh và là một tỉnh nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam. Với nền kinh tế phát triển năng động, Đồng Nai cũng đang đứng trước những thách thức về tình hình phát triển tội phạm gia tăng, việc đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm đang đè nặng lên vai trò của các cơ quan tư pháp trong việc áp dụng pháp luật hình sự.
Từ những lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Miễn trách nhiệm hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Miễn TNHS là chế định thể hiện rò nét nhất chính sách phân hoá TNHS và chính sách nhân đạo của luật hình sự. Chính vì vậy, nhiều nhà nghiên cứu luật học trong và ngoài nước rất quan tâm đến đề tài này.
2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Liên quan đến đề tài nghiên cứu, có các công trình nghiên cứu ở nước ngoài gồm một số công trình nghiên cứu bằng tiếng Anh và tiếng Nga, cụ thể như sau:
Thứ nhất, về công trình nghiên cứu bằng tiếng Anh:
- Michael Bogdan (chủ biên), Mục 4 - Miễn trách nhiệm hình sự, trong sách: Luật hình sự Thụy Điển trong kỷ nguyên mới, Nxb. Elanders Gotab, Stockholm, 2000;
- TS. AgnêBaransKaitê và TS. Jonas Prapistis, Miễn trách nhiệm hình sự và mối quan hệ với Hiến pháp và tư pháp, Tạp chí Tư pháp, Cộng hòa Látvia, số 7 (85)/2006;
- GabrielHallevy, The Matrix of Derivative Criminal Liability, Nxb.
Spinger, London, 2012;
- Iveta VitkutėZvezdinienė, Exemption from Criminal Liability: the Problems of the Implementation of the Presumption of Innocence Principle, Social Studies Journal, Lithuania,số 04/2009;
Thứ hai, về công trình nghiên cứu bằng tiếng Nga:
- Iakovlev A. M, “Cuộc đấu tranh chống tình trạng tái phạm”, Maxcova, 1964;
- Bagri-Sakhamatov L.V, “Trách nhiệm hình sự và hình phạt”, NXb. Đại học, Minsk, 1976;
- TkatrevxkiIu. M, “Trách nhiệm hình sự và cơ sở của trách nhiệm hình sự”. Chương 2 – Trong sách: Luật hình sự Xô Viết (Phần chung), Nxb.
ĐHTH Maxcova, 1981;
- Naumov A. V. “Trách nhiệm hình sự và cơ sở của trách nhiệm hình sự”. Chương 10 – Trong sách: Giáo trình Luật hình sự (Phần chung), Nxb. XPARK, Maxcova, 1996,…
Những công trình nghiên cứu này đã tổng hợp những vấn đề lý luận về TNHS nói chung, đây là những vấn đề được các nhà luật học trên thế giới thừa nhận về khái niệm, bản chất của TNHS nói chung. Những vấn đề lý luận của TNHS được đề cập đến trong các công trình trên là cơ sở quan trọng để tác giả tiếp cận dưới góc độ miễn TNHS của pháp luật Việt Nam.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Với tư cách là một chế định cơ bản của Luật Hình sự, miễn TNHS thu hút sự quan tâm nghiên cứu của đông đảo các học giả trong nước, được thể hiện qua các công trình nghiên cứu như sau:
2.2.1. Nhóm các luận án, luận văn, Khóa luận
- Trịnh Tiến Việt, “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam”, luận án tiến sĩ luật học, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2008. Trong công trình nghiên cứu tầm tiến sĩ này tác giả đã phân tích những vấn đề cơ bản miễn TNHS và thực tiễn áp dụng chế định này theo quy định của BLHS năm 1999.
- Mai Khắc Phúc, Biện pháp miễn, giảm trách nhiệm hình sự trong Bộ luật Hình sự 1999, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường đại học Luật TPHCM, năm 2006; trong luận văn tác giả đề cập vấn đề lý luận, thực tiễn của các biện pháp miễn TNHS theo quy định của BLHS năm 1999.
- Mai Thị Thuỷ, Miễn, giảm trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội trong Luật Hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường ĐH Luật TPHCM, năm 2013.
- Đặng Ngọc Huy, Miễn trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2015;
- Vò Chí Vương, Miễn, giảm trách nhiệm hình sự trong chấp hành án theo pháp luật Hình sự Việt Nam. Lý luận và thực tiễn, Khoá luận tốt nghiệp, Trường đại học Luật TPHCM, năm 2002,
- Đỗ Thị Thư Nhàn, Biện pháp miễn trách nhiệm hình sự trong Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999 – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Khoá luận tốt nghiệp, Trường đại học Luật TPHCM, năm 2012;
- Trần Thị Thơ, Biện pháp miễn trách nhiệm hình sự trong Bộ luật Hình sự 1999. Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Khóa luận tốt nghiệp, Trường đại học Luật TPHCM, năm 2015.
- Nguyễn Ngọc Thương, Miễn trách nhiệm hình sự trong Luật Hình sự Việt Nam, Khoá luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật TPHCM, 1999.