Mặt trái của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam - 1

đại học quốc gia hà nội trường đại học kinh tế

*********


Nguyễn thị thoa


Mặt tráI của đầu tư trực tiếp Nước ngoài ở việt nam


Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 60 31 01


Luận văn thạc sỹ kinh tế chính trị


Người hướng dẫn khoa học:

Pgs.ts. mai thị thanh xuân


hà nội - 2008

MỤC LỤC TRANG

MỞ ĐẦU 1

Chơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẦU T 5

TRỰC TIẾP NỚC NGOÀI

1.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài 5

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài 5

1.1.2 Nguyên nhân ra đời của đầu tư trực tiếp nước ngoài 10

1.1.3 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài 13

1.2 Vai trò của đầu tư trực tiếp nớc ngoài 16

1.2.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nước chủ đầu tư 16

1.2.2 Đầu t trực tiếp nớc ngoài đối với nước nhận đầu tư 16

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài 27

1.3.1 Các nhân tố bên trong 27

1.3.2 Các nhân tố bên ngoài 30

Chơng 2: PHÂN TÍCH MẶT TRÁI CỦA ĐẦU TƯ 33

TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1 Khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam từ 33

1995 đến nay

2.1.1 Thực trạng thu hút FDI 33

2.1.2 Những đóng góp chính của FDI vào sự phát triển kinh tế - xã hội Việt 44

Nam

2.2 Mặt trái của đầu tư trực tiếp nớc ngoài nước ta hiện nay và nguyên 54

nhân của tình trạng đó

2.2.1 Mặt trái của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở nước ta hiện nay 54

2.2.2 Nguyên nhân tạo ra mặt trái của đầu tư trực tiếp nước ngoài 80



Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ MẶT

TRÁI CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI

85

3.1

Quan điểm, định hướng về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam

85

3.1.1

Quan điểm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam

85

3.1.2

Triển vọng thu hút trực tiếp đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian tơi

87

3.2

Một số giải pháp chủ yếu hạn chế mặt trái của đầu trực trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam

91

3.2.1

Cơ cấu lại các dự án đầu tư nước ngoài phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế đất nước

91

3.2.2

Không nên cấp phép cho các dự án có công nghệ lạc hậu hoặc gây ô nhiễm môi trường

93

3.2.3

Xây dựng các quy định về quyền và nghĩa vụ của cán bộ công nhân làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

95

3.2.4

Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ thẩm định dự án FDI

97

3.2.5

Tăng cường hiệu lực của công cụ pháp luật và vai trò quản lý của nhà nước

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Mặt trái của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam - 1

3.2.6 Phát triển mạnh các tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài


102


KẾT LUẬN 105

Tài liệu tham khảo 107

Phụ lục 111


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


CNH, HĐH : Công nghiệp hoá, hiện đại hoá DN : Doanh nghiệp

FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FPI : Đầu tư gián tiếp

NLĐ : Người lao động

TNCs : Các công ty xuyên quốc gia

WTO : Tổ chức thương mại thế giới


DANH MỤC BẢNG BIỂU TRANG


Bảng 2.1:

Vốn FDI phân theo đối tác năm 2008

37

Bảng 2.2:

Vốn đầu tư vào một số ngành công nghiệp năm 2007

39

Bảng 2.3:

Vốn đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ năm 2007

40

Bảng 2.4:

Vốn đầu tư trong lĩnh vực Nông - Lâm - Nghiệp năm 2007

42

Bảng 2.5:

Tỉ lệ đầu tư so với GDP

46

Biểu đồ 2.1:

Tổng vốn đầu tư nước ngoài 2000 - 11/2008

36

Biểu đồ 2.2:

Lợng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ 1995 - 2007

44

Biểu đồ 2.3:

Đóng góp từ khu vực có vốn FDI

47

Biểu đồ 2.4:

FDI vào BĐS theo lĩnh vực năm 2008

58

MỞ ĐẦU


1) Sự cần thiết của đề tài

Tiến trình đổi mới kinh tế của Việt Nam tính đến nay đã được hơn 20 năm. Trong hơn 20 năm đó, nền kinh tế đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, trong đó có sự đóng góp quan trọng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho sự phát triển kinh tế- xã hội nước ta, có tác dụng to lớn trong việc thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa thông qua việc mở ra nhiều ngành nghề mới và nhiều loại sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng và xuất khẩu. Theo đó, khu vực đầu tư nước ngoài cũng tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao năng lực quản lý và trình độ công nghệ... cho nền kinh tế. Đặc biệt, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã thúc đẩy việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Để khẳng định vai trò quan trọng của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã thừa nhận khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một thành phần kinh tế, một bộ phận hữu cơ gắn kết ngày càng chặt chẽ và bình đẳng với các thành phần kinh tế khác của nền kinh tế, và được khuyến khích phát triển. Tuy nhiên, đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ có tác động tích cực, mà nó còn có tác động ngược chiều (mặt trái) đối với nền kinh tế nước ta, do đó nếu thiếu sự quản lý của nhà nước, hoặc nhà nước quản lý kém hiệu quả thì những mặt trái sẽ bùng phát. Vì vậy, việc nhận diện và làm rò tác động hai mặt, nhất là mặt trái của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam, từ đó tìm ra giải pháp phù hợp hạn chế đến mức thấp nhất mặt trái của nó là hết sức cần thiết.

Đề tài luận văn thạc sĩ của chúng tôi với tiêu đề “Mặt trái của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam” là nhằm góp phần tìm ra giải pháp cho vấn đề đó.

2) Tình hình nghiên cứu

Đầu tư trực tiếp nước ngoài và tác động của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay là một vấn đề lớn và phức tạp, do đó luôn được các cấp, các ngành, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Đã có hàng trăm công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề này, trong đó liên quan trực tiếp đến đề tài có các công trình đáng chú ý sau :

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam- Thực trạng và giải pháp, của Trần Xuân Tùng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005. Công trình này đã phân tích được bản chất và xu thế vận động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), cũng như vai trò của nó đối với quá trình phát triển kinh tế nước ta trong quá trình đổi mới, nêu được nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế của việc thu hút FDI ở Việt Nam; đồng thời đưa ra được một số giải pháp cơ bản nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI.

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài với công cuộc công nghiệp hóa ở Việt Nam, của TS Nguyễn Trọng Xuân, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 2002. Thông qua việc làm rò bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài, tác giả đưa ra một số quan điểm và giải pháp về thu hút FDI nhằm phục vụ công cuộc CNH, HĐH trong thời gian tới ở nước ta.

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, của Vũ Trường Sơn, NXB thống kê, Hà Nội - 1997. Từ việc phân tích hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam từ 1988 - 1997 và tác động của nó đến tăng trưởng kinh tế, tác giả đã đưa ra các giải pháp nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI.

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế ở Việt Nam, của ThS Nguyễn Văn Tuấn, NXB Tư pháp, Hà Nội - 2005. Đây là một đề tài nghiên cứu

có phạm vi rộng về lịch sử hình thành, phát triển của hoạt động FDI, trên cơ sở đó tác giả cũng đưa ra một số giải pháp nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI đối với kinh tế Việt Nam.

Các công trình trên đây đã nhìn nhận, tiếp cận vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau, giúp tôi có được những quan điểm, nhận thức chung về lý luận đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài (ĐTTTNN) và nhiều tài liệu cần thiết để kế thừa trong quá trình thực hiện luận văn. Tuy vậy, mặt trái của ĐTTTNN thì lại chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống, nhất là dưới giác độ của một luận văn thạc sỹ.

3) Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục tiêu nghiên cứu: là nhằm tìm ra những mặt trái của ĐTTTNN tại Việt Nam hiện nay, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp khắc phục, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực ĐTTTNN ở nước ta trong thời gian tới.

* Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về ĐTTTNN.

- Phân tích, đánh giá mặt trái của ĐTTTNN tới sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam thời gian qua.

- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm hạn chế đến mức thấp nhất mặt trái của ĐTTTNN, nhằm phát huy những tác động tích cực của nó trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội ở nước ta.

4) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.

* Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: mặt trái của ĐTTTNN ở Việt Nam.

+ Về thời gian: chủ yếu từ 1995 đến nay.

5) Phương pháp nghiên cứu

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 24/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí