Lý thuyết xác suất và thống kê toán - 2

Các biến cố ngẫu nhiên thường được ký hiệu bởi các chữ cái: A, B, C...

Ví dụ 1.7. Tung một đồng tiền xu xuống đất là một phép thử, còn việc xuất hiện mặt nào đó là biến cố. Ta có hai biến cố:

N = “xuất hiện mặt ngửa” S = “xuất hiện mặt sấp”

Ví dụ 1.8. Gieo một son súc sắc là một phép thử

- Gọi A là biến cố “xúc xắc xuất hiện mặt có số chấm nhỏ hơn hoặc bằng sáu” thì A là biến cố chắc chắn.

- Gọi B là biến cố “ xuất hiện mặt 7 chấm” thì B là biến cố không.

- Gọi Ak = “Xuất hiện mặt k chấm”. Khi đó: A1, A2, . . . A6 là các biến cố ngẫu nhiên.

1.2.2. Các phép toán và mối quan hệ giữa các biến cố.

a. Quan hệ kéo theo

Biến cố A gọi là kéo theo biến cố B khi và chỉ khi A xảy ra thì B cũng xảy ra

Ký hiệu: A Ð B

Mô tả hình học của quan hệ kéo theo có thể hình dung A là tập con của tập B.


B

A

Hình 1.1: Minh họa hình học quan hệ kéo theo

b. Quan hệ tương đương

Hai biến cố A và B gọi là tương đương khi và chỉ khi A xảy ra thì B cũng xảy ra và ngược lại.

Ký hiệu: A = B

c. Biến cố tổng

Biến cố C gọi là biến cố tổng của hai biến cố A, B nếu C xảy ra khi có ít nhất

A hoặc B xảy ra. Ký hiệu C =

Chú ý:

A+ B .

- Biến cố sơ cấp là biến cố không thể phân tích thành tổng của các biến cố khác.

- Mọi biến cố ngẫu nhiên A đều có thể biểu diễn thành tổng của các biến cố sơ cấp. Các biến cố sơ cấp trong tổng này được gọi là các biến cố thuận lợi cho biến cố A.

- Biến cố chắc chắn là tổng của mọi biến cố sơ cấp có thể có, nghĩa là mọi biến cố sơ cấp đều thuận lợi cho biến cố . Do đó còn được gọi là không gian các biến cố sơ cấp.

Ví dụ 1.9. Gieo đồng thời 2 con súc sắc. C = “tổng số chấm xuất hiện là 2”, A = “con súc sắc thứ nhất xuất hiện mặt 1 chấm”, B = “con súc sắc thứ hai xuất hiện mặt 1 chấm”. Khi đó C = A + B.

Mô tả hình học của biến cố tổng có thể hình dung C là hợp của hai tập hợp A

và B.


A B


A+B


Hình 1.2: Minh họa hình học biến cố tổng

d. Biến cố hiệu

Biến cố C gọi là hiệu của hai biến cố A và B nếu C xảy ra khi và chỉ khi A

xảy ra còn B không xảy ra. Ký hiệu C = A B

Chú ý: Hai biến cố

A B

B A nói chung thường khác nhau.

Mô tả hình học của biến cố hiệu có thể hình dung C là hiệu của hai tập hợp A

và B.


A B

AB


Hình 1.3: Minh họa hình học biến cố hiệu

e. Biến cố tích

Biến cố C gọi là tích của hai biến cố A và B nếu C xảy ra khi và chỉ khi A, B đồng thời xảy ra. Ký hiệu C = AB

Ví dụ 1.10. Hai xạ thủ cùng bắn vào mục tiêu, mỗi người bắn một viên đạn.

Gọi C = “mục tiêu bị trúng 2 viên đạn”, A = “xạ thủ thứ nhất bắn trúng mục tiêu”, B = “xạ thủ thứ hai bắn trúng mục tiêu”. Vậy C = AB.


và B.

Mô tả hình học của biến cố tích có thể hình dung C là giao của hai tập hợp A


A B

AB


Hình 1.4: Minh họa hình học giao của hai biến cố


f. Biến cố xung khắc

Hai biến cố A và B gọi là xung khắc nếu A và B không đồng thời xảy ra,tức là:

A.B =

Nhóm n biến cố A1, A2, . . . An được gọi là xung khắc từng đôi nếu hai biến cố bất kỳ trong n biến cố này đều xung khắc với nhau.

Ví dụ 1.11. Gieo một con súc sắc. Gọi Ai (i = 1..6) là biến cố: “xúc xắc xuất hiện mặt i chấm“. Nhóm 6 biến cố A1, A2, . . . A6 là xung khắc từng đôi.

g. Biến cố độc lập

Hai biến cố A và B được gọi là độc lập nếu sự xảy ra hay không xảy ra của biến cố này không làm ảnh hưởng tới sự xảy ra hay không xảy ra của biến cố kia và ngược lại.

Ví dụ 1.12. Một cơ quan có 3 ô tô, gọi Ai là biến cố “Ô tô thứ i bị hỏng” (i = 1..2). Rò ràng, ô tô này bị hỏng không ảnh hưởng gì tới ô tô khác và ngược lại

Vậy: A1, A2, A3 là các biến cố độc lập.

h. Biến cố đối

Biến cố Ađược gọi là biến cố đối của biến cố A nếu nó xảy ra khi và chỉ khi A không xảy ra và ngược lại.

Ví dụ 1.13. Khi gieo một con xúc xắc. Gọi A là biến cố “xuất hiện mặt chẵn“, B là biến cố “xuất hiện mặt lẻ”.

Rò ràng A và B là hai biến cố đối lập nhau.

Chú ý:


A + A =

Nếu A và B là hai biến cố đối lập thì A và B xung khắc nhau.

i. Quy tắc đối ngẫu De Morgan:


A B C A.B.C


A.B.C A B C

1.2.3. Nhóm đầy đủ các biến cố

Nhóm các biến cố A1 , A2 , . . . , An (n 2) của một phép thử gọi là nhóm đầy đủ nếu thoả mãn 2 điều kiện sau:

i. Chúng xung khắc với nhau từng đôi một, tức là: Ai . Aj =

ii. Tổng A1 + A2 + . . . + An là một biến cố chắc chắn. Ví dụ 1.14. Gieo một con xúc xắc.

a) Ai = “Xuất hiện mặt i chấm” , i = 1,6

{A1 , A2, A3 , A4 , A5 , A6 } là một hệ đầy đủ.

b) A = “Xuất hiện mặt 1 chấm” A , A là một hệ đầy đủ.

c) A = “Xuất hiện mặt chẵn” ; B = “Xuất hiện mặt lẻ”

{A, B} là một hệ đầy đủ.

1.2. Xác suất

1.3.1. Khái niệm xác suất

Như ta đã thấy, việc biến cố ngẫu nhiên xảy ra hay không xảy ra trong kết quả của phép thử là điều không thể đoán trước được. Tuy nhiên bằng trực quan ta có thể nhận thấy các biến cố ngẫu nhiên khác nhau có những khả năng xảy ra khác nhau.

Chẳng hạn: biến cố “Xuất hiện mặt sấp” khi tung một đồng xu sẽ có khả năng xảy ra lớn hơn nhiều so với biến cố “ Xuất hiện mặt có 2 chấm” khi tung một con xúc xắc.

Hơn nữa, khi ta lặp đi lặp lại nhiều lần cùng một phép thử trong những điều kiện như nhau, người ta thấy tính chất ngẫu nhiên của biến cố mất dần đi và khả năng xảy ra của biến cố sẽ được thể hiện theo những quy luật nhất định. Từ đó, ta thấy khả năng định lượng (đo lường), khả năng khách quan xuất hiện một biến cố nào đó.

Xác suất của một biến cố là một con số đặc trưng khả năng khách quan xuất hiện biến cố đó khi thực hiện phép thử.

1.3.2. Các định nghĩa xác suất

a. Định nghĩa cổ điển về xác suất

Xác suất của biến cố A là 1 số không âm, kí hiệu P(A), biểu thị khả năng xảy ra của biến cố A và được xác định như sau:

P(A)= m

n

Trong đó m : là số trường hợp thuận lợi cho A

n : Số trường hợp của phép thử

Ví dụ 1.15. Một lô sản phẩm có 10 sàn phẩm, trong đó có 8 chính phẩm và 2 phế phẩm. Lấy ngẫu nhiên từ lô sản phẩm đó 3 sản phẩm. Tìm xác suất để:


Giải:

a) Cả 3 sản phẩm lấy ra đều là chính phẩm.

b) Trong 3 sản phẩm lấy ra có 2 chính phẩm.


Tổng số kết quả cùng khả năng có thể xảy ra trong phép thử là:

10

n = C3

a) Gọi A là biến cố “lấy được 3 chính phẩm”.

= 120

8

Số kết quả thuận lợi cho biến cố A xảy ra là m = C3 =56

Do đó: P(A) = 56/120 = 7/15

C C

b) Gọi B là biến cố “trong ba sản phẩm lấy ra có 2 chính phẩm”

8 2

Số kết quả thuận lợi cho B xảy ra là: m =

Do đó: P(B) = 56/120 = 7/15

b. Định nghĩa thống kê về xác suất

2 1 = 56

Nếu số các kết quả có thể là vô hạn hoặc hữu hạn nhưng không đồng khả năng, cách tính xác suất cổ điển như trên không còn dùng được nữa.

Giả sử số phép thử có thể được lặp đi lặp lại rất nhiều lần trong những điều kiện giống hệt nhau.

Nếu trong n lần thực hiện phép thử đó, biến cố A xuất hiện k lần thì tỷ số:

fn(A) = k

n

được gọi là tần suất xuất hiện của biến cố A trong n phép thử đó.

Bằng thực nghiệm, người ta chứng tỏ được khi số phép thử n tăng ra vô hạn thì tần suất fn(A) luôn dần tới 1 giới hạn nhất định.

Ta gọi giới hạn đó là xác suất của biến cố A theo nghĩa thống kê.

P(A) =

limfn(A)

n

Ví dụ 1.16. Để nghiên cứu khả năng xuất hiện mặt sấp khi tung một đồng tiền xu, người ta tiến hành tung một đồng tiền xu nhiều lần và thu được kết quả sau đây:

Người làm

thí nghiệm

Số lần

tung (n)

Sốlần được

mặt sấp (k)

Tần suất fn(A) = k

n

Buffon

4040

2048

0.5069

Pearson

12000

6019

0.5016

Pearson

24000

12012

0.5005

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

Lý thuyết xác suất và thống kê toán - 2


Qua ví dụ trên ta thấy khi số phép thử tăng lên thì tần suất xuất hiện mặt sấp sẽ dao động ngày càng ít hơn xung quanh giá trị không đổi là 0,5 .

Định nghĩa thống kê về xác suất có ưu điểm lớn là nó không đòi hỏi những điều kiện áp dụng như đối với những định nghĩa cổ điển. Nó hoàn toàn dựa trên các quan sát thực tế để làm cơ sở kết luận về xác suất xảy ra của một biến cố.

Tuy nhiên trong thực tế không thể tiến hành vô hạn phép thử, nhưng đối với số phép thử đủ lớn ta có thể xem xác suất xấp xỉ bằng tần suất:

P(A) fn(A)

1.3.3. Tính chất của xác suất

a) 0 P(A) 1

b) P() = 0 ; P() = 1


c) P( A) = 1 – P(A)

1.3.4. Các công thức tính xác suất

a. Xác suất có điều kiện

Cho 2 biến cố A và B. Xác suất có điều kiện của A với điều kiện B, kí hiệu

P A B, là xác suất của biến cố A được tính trong điều kiện biến cố B đã xả ra.

P A B=

mAB

m

B

trong đó: mAB là số các khả năng thuận lợi cho biến cố AB mB là số các khả năng thuận lợi cho biến cố B

Ta có:


mAB

n

mB

n

B

P A mAB P(AB)


Suy ra:


Chú ý:

mB


P A B=


- P( A B) = 1 – P(A/B)


P(A.B) P(B)

P(B)


- Nếu A, B là 2 biến cố độc lập thì

P AB P AB= P(A)

Ví dụ 1.17. Một hộp có 5 bi đỏ và 3 bi xanh. Lấy lần lượt ra 2 viên bi, biết viên đầu tiên lấy ra là bi xanh, tính xác suất để viên thứ hai lấy ra cũng là bi xanh.

Giải:

Gọi A = “viên thứ nhất lấy ra là bi xanh” B = “viên thứ hai lấy ra là bi xanh”

Sau khi lấy ra viên thứ nhất là bi xanh, trong hộp còn 5 bi đỏ và 2 bi xanh suy

ra P(B / A)= 2 .

7

Ví dụ 1.18. Cho một hộp kín có 6 thẻ ATM của ngân hàng ACB và 4 thẻ ATM của ngân hàng Vietcombank. Lấy ngẫu nhiên lần lượt 2 thẻ (lấy không hoàn lại). Tìm xác suất để lần thứ hai lấy được thẻ ATM của Vietcombank nếu biết lần thứ nhất đã lấy được thẻ ATM của ACB.

Giải:

Gọi A là biến cố “lần thứ hai lấy được thẻ ATM Vietcombank” B là biến cố “lần thứ nhất lấy được thẻ ATM của ACB“.

Ta cần tìm P(A/B) = ?

Ta thấy, sau khi lấy lần thứ nhất (biến cố B đã xảy ra) trong hộp còn lại 9 thẻ (trong đó 4 thẻ Vietcombank) nên : P(A/B) = 4/9

b. Công thức nhân xác suất.

Theo công thức xác suất có điều kiện:


Suy ra:

P A / BP(AB)

P B

P B / AP(AB)

P A

P(AB) = P(B)P(A/B)


P(AB) = P(A)P(B/A)

P(A.B) = P(A).P(B/A) = P(B).P(A/B)

Bằng quy nạp có thể chứng minh:

P(A.B.C) = P(A) . P(B/A) . P(C/AB)

P(A1A2A3 . . . An) = P(A1) . P(A2/A1) . P(A3/A1A2) . . . P(An/A1A2…An-1)

Chú ý: Nếu các biến cố A1, A2, . . . An đôi một độc lập thì

P(A1A2A3 . . . An) = P(A1) . P(A2) . P(A3) . . . P(An)

Ví dụ 1.19. Một thủ kho có một chùm chìa khoá gồm 9 chiếc bề ngoài giống hệt nhau, trong đó chỉ có 2 chiếc mở được cửa kho. Anh ta thử ngẫu nhiên từng chìa, chìa nào không mở được thì bỏ ra, cho tới khi mở được cửa kho thì thôi. Tính xác suất để anh ta mở được cửu kho sau 3 lần thử chìa.

Giải:

Gọi Ai là biến cố “mở được cửa kho ở lần thử thứ i”, i = 1..8 A là biến cố “mở được cửa kho sau 3 lần thử chìa”

A = A1 A2A3

Áp dụng công thức nhân xác suất, ta có:

P A P A A A P A P A2P A3

1 2 3 1

A

A A

1 1 2

P A 7 ; P A26 ; P A32

1 9 A 8 A A 7

1 1 2

P(A) = 1

12

Ví dụ 1.20. Một thùng đựng n sản phẩm, trong đó có m phế phẩm (m < n). Rút ngẫu nhiên 1 sản phẩm, sau đó rút tiếp 1 sản phẩm nữa (sản phẩm rút lần đầu không bỏ lại vào thùng). Tính xác suất sản phẩm rút đầu là phế phẩm và sản phẩm rút sau là chính phẩm.

Giải:

Gọi A là biến cố “sản phẩm rút đầu là phế phẩm” B là biến cố “sản phẩm rút sau là chính phẩm”

Khi đó xác suất cần tìm là

P(A.B) = P(A).P(B/A) =

m . n m

n n 1

Ví dụ 1.21. Một công nhân đứng 3 máy, các máy hoạt động độc lập với nhau. Xác suất để trong thời gian T máy 1, 2, 3 không bị hỏng tương ứng là 0.9; 0.8; 0.7. Tính xác suất có ít nhất 1 máy bị hỏng trong thời gian T.

Giải:

Gọi A là biến cố “máy 1 không bị hỏng trong thời gian T” B là biến cố “máy 2 không bị hỏng trong thời gian T” C là biến cố “máy 3 không bị hỏng trong thời gian T”

Dễ thấy, 3 biến cố A, B, C là độc lập với nhau.

Xác suất để cả ba máy không bị hỏng trong thời gian T là P(A.B.C) = P(A).P(B).P(C) = 0,9 . 0,8 . 0,7 = 0,504

Sự kiện có ít nhất 1 máy hỏng đối lập với sự kiện A.B.C. Vậy xác suất cần tìm là:

1 − P(ABC) = 1 − 0.504 = 0,496

Ví dụ 1.22. Áo sơ mi của một công ty trước khi xuất khẩu sang Mỹ phải qua 2 lần kiểm tra, nếu cả hai lần đều đạt thì chiếc áo đó mới đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Biết rằng bình quân 98% sản phẩm làm ra qua được lần kiểm tra thứ nhất, và 95% sản phẩm qua được lần kiểm tra đầu sẽ tiếp tục qua được lần kiểm tra thứ hai. Tìm xác suất để 1 chiếc áo đủ tiêu chuẩn xuất khẩu?

Giải:

Gọi A là biến cố “qua được lần kiểm tra đầu tiên” B là biên cố “qua được lần kiểm tra thứ 2”

C là biến cố “đủ tiêu chuẩn xuất khẩu”

Ta có: P(C) = P(AB) = P(A). P(B/A) = 0,98.0,95 = 0,931

c. Công thức cộng xác suất

P(A + B) = P(A) + P(B) – P(A.B)

P(A + B + C) = P(A) + P(B) + P(C) - P(AB) - P(AC) - P(BC) + P(ABC)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/07/2022