“Lý thuyết trò chơi” trong cuộc chạy đua giữa các công ty viễn thông trên thị trường Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG

--------***--------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ơ Đề tài LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI TRONG CUỘC CHẠY ĐUA 1


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

“LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI” TRONG CUỘC CHẠY ĐUA GIỮA CÁC CÔNG TY VIỄN THÔNG TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ


Sinh viên thực hiện : NGÔ TRUNG THÀNH

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Lớp : NHẬT 1

Khóa : K41B - KTNT

“Lý thuyết trò chơi” trong cuộc chạy đua giữa các công ty viễn thông trên thị trường Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - 1

Giáo viên hướng dẫn : ThS. NGUYỄN THỊ TƯỜNG ANH


Hà Nội, 11 - 2006

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH VÀ “LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI” 4

I. Một số vấn đề lý luận chung về thị trường cạnh tranh 4

1. Khái niệm thị trường cạnh tranh 4

2. Bản chất của sự cạnh tranh 5

3. Đường cầu thị trường và đường cầu của doanh nghiệp 6

4. Gia nhập thị trường và những rào cản gia nhập thị trường 7

II. Những vấn đề lý luận liên quan đến “Lý thuyết trò chơi” 8

1. Lịch sử của “Lý thuyết trò chơi” 8

2. Khái niệm về “Lý thuyết trò chơi” 11

3. Khái niệm về “Mạng giá trị” trong “Lý thuyết trò chơi” 12

3.1 Đối thủ cạnh tranh và người bổ trợ 13

3.2 Khách hàng và nhà cung cấp 14

3.3 Tính đối xứng của “Mạng giá trị” 14

4. Các yếu tố cơ bản trong “Mạng giá trị” 15

4.1 Người chơi (Players) 15

4.2 Giá trị gia tăng của người chơi (Added value) 18

4.3 Các qui tắc của trò chơi (Rules) 19

4.4 Các chiến thuật trong trò chơi (Tactics) 20

4.5 Phạm vi của trò chơi (Scope) 21

III. Vai trò của việc sử dụng “Lý thuyết trò chơi” đối với các doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh 23

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM VÀ SỰ CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH 26

I. Sự phát triển của thị trường viễn thông Việt Nam 26

1. Sự phát triển của thị trường viễn thông trong bối cảnh các doanh nghiệp

cạnh tranh quyết liệt 26

1.1 Nhu cầu của thị trường 26

1.2 Sự gia tăng của các nhà cung cấp trên thị trường 28

2. Những yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của thị trường 30

3. Những thách thức đối với thị trường viễn thông Việt Nam trong quá trình hội nhập 31

II. Sự phát triển của tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) 33

1. Những thông tin chung về VNPT 33

2. Sự phát triển của VNPT 37

III. Sự thành lập và phát triển của Tổng công ty viễn thông Quân đội (Viettel)39

1. Những thông tin chung về Viettel 39

2. Sự phát triển của Viettel 40

IV. Sự cạnh tranh giữa Viettel và VNPT trên thị trường viễn thông Việt Nam. 42

1. Những lợi thế của VNPT trong cuộc đua với Viettel 42

1.1 Lợi thế của người đi trước 42

1.2 Thị phần chi phối trên thị trường 44

1.3 Lợi thế trong việc quản lý đường trục viễn thông quốc gia 44

2. Cuộc chạy đua giữa Viettel và VNPT dưới góc độ của “Lý thuyết trò chơi”46

2.1 Viettel trở thành người chơi mới trên thị trường viễn thông 46

2.2 Sự thay đổi giá trị gia tăng của VNPT trên thị trường 50

2.3 Cuộc đua về giá cước: thay đổi các qui tắc của trò chơi 51

2.4 Chiến thuật trong cuộc cạnh tranh giữa Viettel và VNPT 56

2.4.1 Cuộc đua về các chiến dịch quảng cáo, khuyến mãi 56

2.4.2 Những tranh cãi về việc phát triển hạ tầng viễn thông 60

2.4.3 Chất lượng của dịch vụ viễn thông 65

2.5 Sự cạnh tranh trên dịch vụ điện thoại cố định 68

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG, VÀ CHIẾN LƯỢC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG ĐỂ CÙNG PHÁT TRIỂN 71

I. Vai trò của cơ quan quản lý nhà nước đối với sự phát triển của thị trường viễn thông 71

1. Quản lý, điều tiết những vấn đề cạnh tranh trên thị trường 71

2. Sự cần thiết của việc ra đời một cơ quan quản lý đường trục 73

II. Áp dụng “Lý thuyết trò chơi” trong việc xây dựng chiến lược cho các doanh nghiệp trên thị trường 75

1. Chiến lược về người chơi 75

1.1 Vai trò của người chơi mới trên thị trường 75

1.2 Đưa thêm người chơi vào cuộc 77

2. Chiến lược về giá trị gia tăng 79

2.1 Sự đánh đổi 79

2.2 Giá trị gia tăng của quan hệ 81

2.2.1 Tạo dựng lòng trung thành của khách hàng 81

2.2.2 Thay đổi giá trị gia tăng 83

3. Những nguyên tắc trong cuộc chơi 84

3.1 Thay đổi những nguyên tắc trong cuộc chơi 84

4. Chiến thuật trong cuộc chơi 87

4.1 Khuấy lên màn sương mù 87

5. Phạm vi của cuộc chơi 88

5.1 Nhìn nhận cuộc chơi dưới phạm vi lớn hơn 88

KẾT LUẬN 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. A.M Brandenburger & B.J Nalebuff, Business – Game Theory – Using Game theory to shape strategy, Havard Review 1995

2. Bierman H.S. & Fernandez L., Game Theory with Economic Applications, Reading: Addison – Wesley, 2nd ed., 1998.

3. Dixit A., and Skeath S., Games of Strategy, New York: Norton, 1999

4. Gardner R., Games for Business and Economics, New York: Wiley, 2nd ed., 2003

5. Ghemawat P., Games Businesses Play: Case and Models, Cambridge: MIT Press, 1997.

6. Gintis H., Game Theory Evolving: A Problem – Centered Introduction to Modeling Strategic Interaction, Princeton: P.U.P ., 2000

7. Rasmusen E., Games and Information: An introduction to Game Theory, Oxford: B.Blackwell, 3rd ed., 2001

8. Watson J., Strategy: An introduction to Game Theory, New York: Norton, 2002.

9. A.M Brandenburger và B.J Nalebuff, Tranh hợp hay lý thuyết trò chơi trong kinh doanh, Nhà xuất bản thống kê 2004.

10. PGS.TS. Nguyễn Khắc Minh – TS. Vũ Hoàng Ngân, Trò chơi: Lý thuyết và ứng dụng, Nhà xuất bản thống kê 2004.

11. Tạp chí thông tin kinh tế số 16/2004, trang 6-7, Thị trường viễn thông: cuộc chạy đua thay đổi giá mới.

12. Các website:

Lý thuyết trò chơi và thông tin http://econwpa.wustl.edu/months/game

Lý thuyết trò chơi – Wikipedia, từ điển bách khoa toàn thư http://en.wikipedia.org/wiki/Game_theory

Ngụ ngôn hai người tù

http://pespmc1.vub.ac.be/PRISDIL.htmlLịch sử lý thuyết trò chơi

http://www.william-king.drexel.edu/top/class/histf.html


13. Website Việt Nam

Thời báo kinh tế Việt Nam: http://www.vneconomy.com.vn Tin nhanh Việt Nam: http://vnexpress.net

Báo điện tử Việt Nam Net: http://www.vnn.vn

Trang web của VNPT: http://www.vnpt.com.vn

Trang web của Vinaphone: http://www.vinaphone.com.vn Trang web của Mobifone: http://www.mobifone.com.vn

Trang web của Viettel: http://www.viettel.com.vn Báo điện tử PC World: http://www.pcworld.com.vn

LỜI NÓI ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài


Quan điểm “Thương trường là chiến trường” từ lâu đã hình thành trong suy nghĩ của những người kinh doanh. Và ngay đến bây giờ còn có không ít nhà kinh doanh vẫn mang trong đầu quan điểm đó. Họ cho rằng trong cạnh tranh bạn cần phải tỏ ra khôn ngoan hơn đối thủ, giành giật quyết liệt thị phần, khuyếch trương thương hiệu hàng hoá, khống chế nhà cung cấp, và khoá chặt khách hàng … Theo quan điểm đó, sẽ luôn luôn có người thắng và kẻ bại trong kinh doanh.

Tuy nhiên, ngày nay có một hệ tư tưởng mới cho rằng “kinh doanh là sự kết hợp giữa cạnh tranh và hợp tác”. Theo đó, “kinh doanh là sự hợp tác khi cần tạo ra chiếc bánh nhưng sẽ là cạnh tranh khi đến lúc phải chia phần chiếc bánh đó”. Nếu như với cách suy nghĩ cũ, có thể dẫn tới một cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các đối thủ trên thị trường. Và nếu như việc đánh nhau đó làm hỏng chiếc bánh thị trường thì bạn cũng sẽ chẳng còn gì để chiếm lấy nữa. Đó là tình huống “cùng thua”

(lose – lose). Hoặc bạn cố gắng để tạo ra chiếc bánh mà kết cục lại không chiếm được phần nào trong đó thì đó lại là tình huống “lose – win”. Nhưng với “Lý thuyết trò chơi”, bạn sẽ có cách tiếp cận hoàn toàn mới. Thông qua lý thuyết này, chúng ta có thể xem xét các yếu tố cạnh tranh và hợp tác để đưa đến quyết định là lựa chọn chiến lược “thắng – thua” (win – lose) hay “thắng – thắng”(win – win).

Có thể nói “Lý thuyết trò chơi” có khả năng làm biến chuyển hoàn toàn cách suy nghĩ của mọi người về kinh doanh từ trước tới nay. Càng ngày người ta càng công nhận rằng lý thuyết trò chơi là một công cụ rất cần thiết để có thể hiểu được thế giới kinh doanh hiện đại. Lý thuyết trò chơi tập trung vào vấn đề gây nhiều khó khăn nhất: đó là xây dựng các chiến lược đúng đắn và ra các quyết định đúng đắn. Nó đặc biệt hiệu quả trong trường hợp có nhiều yếu tố liên hệ tương tác qua lại lẫn nhau và không một quyết định nào có thể được đưa ra một cách hoàn toàn độc lập với các quyết định khác.

Ngày nay tại nhiều trường đại học về kinh tế ở nhiều nước thế giới, môn học “Lý thuyết trò chơi” đã được đưa vào giảng dạy như một môn học quan trọng trong chương trình đào tạo. Ngoài ra, cũng có rất nhiều nhà kinh tế đã sử dụng “Lý thuyết trò chơi”

trong những nghiên cứu của mình về những cuộc cạnh tranh, những sự kiện lớn trên thương trường … Liên hệ với thực tế tại Việt Nam, trong thời gian vừa qua cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường viễn thông diễn ra hết sức khốc liệt giữa 2 đối thủ chính là VNPT và Viettel. Vậy những chiến lược, những quyết định trong cuộc canh tranh này đã được đưa ra như thế nào ? thắng thua đã thuộc về ai ? Các doanh nghiệp này nên làm gì để có thể cạnh tranh hiệu quả hơn ? Để trả lời cho những câu hỏi đó, người viết đã lựa chọn đề tài

“Lý thuyết trò chơi trong cuộc đua giữa các công ty viễn thông trên thị trường Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”. Người viết hy vọng thông qua “Lý thuyết trò chơi” có thể phần nào phân tích sâu hơn về cuộc cạnh tranh giữa 2 doanh nghiệp viễn thông này, và trên cơ sở đó đưa ra những gợi ý về chiến lược trong tương lai.

2. Mục đích nghiên cứu.


Tìm hiểu những nét khái quát về Lý thuyết trò chơi, về quá trình hình thành và phát triển, những nội dung cơ bản của lý thuyết, và ứng dụng của nó vào thực tiễn kinh doanh trên cơ sở xem xét những yếu tố cạnh tranh và hợp tác. Qua đó, sử dụng “Lý thuyết trò chơi” làm cơ sở lý luận để phân tích cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành viễn thông Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trên cơ sở đó, đưa ra những đề xuất, giải pháp đối với các doanh nghiệp nhằm làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như tăng năng lực cạnht tranh của doanh nghiệp trên thị trường.


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.


Đối tượng nghiên cứu là những chiến lược của các doanh nghiệp viễn thông trong cuộc chiến cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường. Nhưng trong khuôn khổ có hạn của một bài khoá luận, người viết xin được tập trung phân tích cuộc cạnh tranh giữa 2 đối thủ chính trên thị trường viễn thông hiện nay là Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) và Tổng công ty viễn thông Quân đội (Viettel). Đồng thời, người viết cũng tập trung vào việc phân tích cuộc cạnh tranh giữa Viettel và VNPT trên thị trường dịch vụ điện thoại di động.

4. Phương pháp nghiên cứu.

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí