Lựa chọn đầu tư công ở Việt Nam - 12


29. Tổng cục Thống kê (2002), Niên giám thống kê 2001.

30. Bùi Trinh (2010), “Hiệu quả đầu tư và chất lượng tăng trưởng”, Tạp chí thông tin và dự báo kinh tế, (51).

31. Bùi Trinh (2009), Hiệu quả đầu tư của các khu vực kinh tế thông qua hệ số ICOR, Báo cáo chuyên đề cho Viện Kinh tế Việt Nam.

32. Viện chính trị học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2006), “Lựa chọn công, một cách tiếp cận chính sách công”, Nxb Học viện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh.

33. Viện phát triển quốc tế Harvard (1994), Việt Nam cải cách kinh tế theo hướng rồng bay, Nxb Chính trị Quốc Gia.


Tiếng Anh

34. ADB (2006),“Key Indicators 2005: Labor Markets in Asia: Promoting Full, Productive, and Decent Employment”

35. David Dapice và các cộng sự (2008), “Choosing Success: The Lessons of East and Southeast Asia and Vietnam’s Future - A Policy Framework for Vietnam’s Socioeconomic Development, 2011-2020”. Harvard Vietnam Program.

36. Harvey, S. R. (2002), Public Finance, Mc Graw Hill, Sixth edition.

37. Joseph, E. S. (2000), Economics of the Public Sector, W. W. Norton & Company, Third Edition.

38. Kornai, Maskin, Roland (2003), “Understanding soft budget constrain”

Journal of Economic Liturature, no.41, 12/2003.

39. World Bank (2010)“World Development Indicators”.

40. World bank(2010)“Capital maters – Vietnam Development Report, 2009


PHỤ LỤC


PHỤ LỤC 1: Mô hình Kornai cho các hệ thống xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa

Ðặc trưng chính

Các mô hình


Hệ thống xã hội chủ nghĩa cổ điển

Hệ thống tư bản chủ

nghĩa


1. Cơ cấu quyền lực và thái độ đối với hình thức sở hữu

Quyền lực không chia sẻ của Ðảng Marxist-Leninist. Ưu ái với sở hữu công cộng và thù ghét sở hữu tư nhân


Quyền lực chính trị thân thiện với sở hữu tư nhân và thị trường.


2. Hình thức sở hữu chiếm ưu thế

Hình thức sở hữu nhà nước và tựa-nhà nước chiếm ưu thế. Sở hữu tư nhân hầu như tan biến


Sở hữu tư nhân chiếm địa vị ưu thế

3. Cơ chế điều phối chiếm ưu thế

Ðiều phối quan liêu chiếm ưu thế

Ðiều phối thị trường chiếm ưu thế

4. Ðộng cơ, mối quan tâm, lợi ích và ứng xử mang tính đặc thù hệ thống của các thành viên tham gia

Ràng buộc ngân sách mềm; Ðáp ứng yếu với giá cả; Mặc cả kế hoạch; Chạy theo số lượng; Chủ nghĩa gia trưởng; . . .


Ràng buộc ngân sách cứng; Phản ứng mạnh với giá cả.

5. Các hiện tượng kinh tế cố hữu và sự đều đặn đặc thù hệ thống

Thiếu hụt kinh niên; Thị trường của người bán; Thiếu lao động; Thất nghiệp có chỗ làm; Tăng trưởng ép buộc; . . .

Không có thiếu hụt kinh niên; Thị trường của người mua; Thất nghiệp kinh niên; Biến động theo chu kì kinh doanh; ..

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Lựa chọn đầu tư công ở Việt Nam - 12


PHỤ LỤC 2: Hai thành phần thuộc hệ thống quản lý hiệu quả hoạt động của Hàn Quốc

Rà soát lại chương trình

Việc đánh giá lại/rà soát chương trình được thực hiện ở Hàn Quốc từ năm 2005 trong bối cảnh ngày càng tăng nhu cầu đánh giá một cách hệ thống và toàn diện về giá trị (bằng tiền) của các chương trình chi tiêu. Hàn Quốc đã sử dụng công cụ xếp hạng đánh giá chương trình (PART) của Chính phủ Mỹ để rà soát các chương trình đang được thực hiện.

Từng Bộ liên quan thực hiện một cuộc tự đánh giá các chương trình chi tiêu của mình theo hướng dẫn của Bộ Chiến lược và Tài chính. Sau đó Bộ Chiến lược và Tài chính xem xét và thông qua việc đánh giá.

Việc đánh giá được xem xét trên ba khía cạnh của một chương trình: lập kế hoạch, thực hiện và kết quả hoạt động. Việc đánh giá cuối cùng xếp một chương trình vào 1 trong 5 nhóm mức độ kết quả hoạt động như sau: xuất sắc, tốt, trung bình, yếu hoặc rất yếu. Những chương trình có kết quả bị xếp ở mức độ yếu hoặc rất yếu thông thường có sự cắt giảm quỹ hơn 10% so với năm trước.

Các kết quả rà soát được sử dụng theo nhiều cách khác nhau (1) Để tái cấu trúc chi tiêu công; (2) các bộ liên quan sử dụng nhằm cải thiện hoạt động của chính họ; và (3) Quốc hội sử dụng trong việc cân nhắc phê duyệt kế hoạch ngân sách. Các báo cáo rà soát cũng được công bố rộng rãi đến công chúng nhằm nâng cao sự minh bạch về tài khóa.

Đánh giá chương trình

Việc đánh giá chương trình được thực hiện từ năm 2006 nhằm thực hiện phân tích sâu các chương trình chủ chốt. Để đánh giá, Hàn Quốc đã áp dụng các công cụ phân tích với các mức độ phức tạp khác nhau thực hiện bởi các nhóm/tổ được thiết kể để đảmbảo tính độc lập và khách quan của kết quả đánh giá, nhằm trả lời cho câu hỏi tại sao và như thế nào một chương trình mang lại những kết quả nhất định.

Với mỗi chương trình, một nhóm đánh giá được hình thành từ các chuyên gia thuộc khối tư nhân, Bộ Chiến lược và Tài chính và các bộ liên quan chịu trách


nhiệm về chương trình. Nhiều bản báo cáo đánh giá cuối cùng đã khuyến nghị tái cơ cấu chương trình (ví dụ bãi bỏ, cắt giảm quy mô, hay tích hợp vào các chương trình khác), được sử dụng để đưa vào kế hoạch tài khóa.


PHỤ LỤC 3: Thu chi ngân sách so với GDP năm 1995-2008 của một số nước Đông Á và Đông Nam Á (%)


Thu ngân sách

Chi ngân sách


1995

2000

2008

1995

2000

2008

Việt Nam

21,9

20,5

27,7

23,8

24,7

29,4

Inđônêxia

17,7

14,7

19,8

14,7

15,8

19,9

Malaixia

22,9

17,4

21,6

22,1

22,9

18,8

Philipin

18,9

15,3

10,0

18,2

19,3

16,8

Thái Lan

18,6

15,1

17,0

15,4

17,3

17,4

Hàn Quốc

18,3

23,5

24,5

15,8

18,9

22,8

Trung Quốc

10,3

13,5

20,4

12,2

(1996)

16,3

20,8

Nguồn: ADB, "Key Indicators for Asia and the Pacific 2009". Manila 2010. Tr.

259-260.


PHỤ LỤC 4: So sánh ICOR Việt Nam với các nước trong thời kỳ tăng trưởng nhanh

Thời kỳ tăng trưởng

nhanh

Tỷ lệ đầu tư

(%)

Tỷ lệ tăng

trưởng (%)

Hệ số

ICOR

2001

35.42

6.89

5.14

2002

37.36

7.08

5.28

2003

39.00

7.34

5.31

2004

40.67

7.79

5.22

2005

40.89

8.44

4.84

2001-2005



5.16

2006

41.54

8.23

5.05

2007

46.52

8.46

5.50

2008

41.53

6.31

6.58

2009

42.74

5.32

8.03

2010

41.91

6.78

6.18

2006-2010



6.27

Sơ bộ 2011

34.63

5.89

5.88

Nguồn: Kết quả tự tính toán theo số liệu của Tổng cục Thống kê.


Quốc gia

Giai đoạn

Tăng trưởng/GDP (%)

Tỷ lệ đầu tư/GDP (%)

ICOR

Hàn Quốc

1961-1980

7,9

23,3

3,0

Đài Loan

1961-1980

9,7

26,2

2,7

Indonesia

1981-1996

6,9

25,7

3,7

Thái Lan

1981-1995

8,1

33,3

4,1

Trung Quốc

2001-2006

9,7

38,8

4,0

Nguồn: Trích dẫn từ David Dapice và các cộng sự (2008).


PHỤ LỤC 5: Phân tích của Lê Hồng Nhật, trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG HCM, trong “Đổi mới cơ chế đầu tư công trong quá trình tái cơ cấu kinh tế”

Để dễ hình dung, chúng ta xét một ví dụ về việc xây con đường cao tốc từ TP Đà nẵng đến Hội An, Tỉnh Quảng nam. Việc xây dựng con đường này dĩ nhiên sẽ làm tăng hiệu quả theo quy mô trong khai thác du lịch toàn vùng. Cả hai bên, TP Đà nẵng và Tỉnh Quảng Nam phải phối hợp đầu tư để xây dựng con đường này, vì lợi ích chung. Vấn đề là Quảng Nam sẽ được lợi hơn, nếu thấy Đà nẵng có tiềm lực hơn và sẵn sàng đầu tư lớn hơn vào con đường. Nhưng việc Quảng Nam muốn hưởng lợi trên nỗ lực đầu tư của Đà nẵng, thì sẽ khiến Đà nẵng ít tích cực hơn; thi công con đường sẽ bị kéo dài hơn; chất lượng đường có thể tồi hơn, so với trường hợp cả hai phía đều có nỗ lực cao.

Vai trò của chính phủ (Trung ương) trong cuộc chơi này như thế nào? Nếu con đường được hoàn thành, thì sẽ có nhiều hoạt động du lịch hơn, trải dài từ bãi biển Mỹ khê tới khu phố cổ Hội an. Nhà nước sẽ hưởng lợi hơn từ thuế đánh vào dịch vụ du lịch mới phát triển, nhờ vào con đường cao tốc mới mở ra. Tổng công ty du lịch nhà nước và ngân sách cũng được lợi hơn, nếu tới xây dựng thêm các khách sạn du lịch tại vùng. Vì lợi ích thu thuế đó, về mặt chính sách, nhà nước có 4 lựa chọn chính: Nhà nước có thể phân bổ thêm vốn đầu tư từ Trung ương, nhằm trợ cấp hai địa phương xây dựng đường; Nhà nước cũng có thể không can dự vào đầu tư của hai địa phương; Nhà nước có thể đánh thuế ẩn ngầm lên nỗ lực đầu tư của hai địa phương bằng cách tăng giá nguyên liệu đầu vào, do doanh nghiệp nhà nước cung cấp cho việc xây dựng đường; và cuối cùng, Nhà nước có thể cho vay vốn ưu đãi cho phát triển hạ tầng nối với con đường tại Đà nẵng, hoặc miễn, giảm suất thuế đánh vào dịch vụ tại Đà nẵng – Hội an, nhằm kích thích du lịch phát triển, nếu cả hai địa phương đạt được cam kết cùng hợp tác đầu tư, xây dựng con đường cao tốc liên tỉnh.

Lưu ý rằng, có sự khác biệt rò rệt giữa trợ cấp trực tiếp từ Trung ương cho dự án đầu tư công tại địa phương (giải pháp 1), với trợ cấp có điều kiện, chỉ được thực


hiện, nếu các địa phương đạt được hợp tác trong việc phát triển hạ tầng nhằm khai thác hiệu quả theo quy mô liên tỉnh (giải pháp 4). Trong giải pháp sau, Trung ương kích thích các địa phương trong vùng cùng hợp tác phát triển hạ tầng, mà khi đạt được thì đem lại lợi ích lớn hơn cho tất cả các bên trong vùng, cũng như cho Trung ương. Giải pháp 1, mặt khác, lại thuộc vào cơ chế xin - cho, hoàn toàn không kích thích hiệu quả đầu tư công tại địa phương.Thay vào đó, nó kích thích các hoạt động nhằm bòn rút quỹ công, dựa trên các nhóm lợi ích. Giải pháp 3, thu thuế ẩn ngầm bằng cách tăng giá vật tư nguyên liệu cung ứng cho địa phương sẽ làm nỗ lực chủ động sáng tạo của địa phương bị giảm sút hơn nữa, so với khi chỉ có các địa phương với nhau. Do vậy, hoạt động giao dịch và diện thuế bị thu hẹp (Đầu tư công kém hiệu quả). Nhưng % trong GDP được thu vào ngân sách Trung ương lại tăng lên, nhờ tăng khoản thu thuế ẩn ngầm, cộng với mọi khoản thu thông qua thiết chế thu thuế hiện hành.

Ví dụ trên đây cho thấy, tầm nhìn của chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc nó lựa chọn giải pháp nào với đầu tư công. Một cách nhìn hệ thống, dài hơi, sẽ cho phép nhà nước thiên về việc áp dụng các chính sách làm tăng hiệu quả đầu tư công, bằng cách tưởng thưởng cho nỗ lực sáng tạo tại địa phương hay ngành, giúp cho mở rộng kinh doanh, việc làm, và tăng diện thu thuế chính thức. Nói khác đi, Nhà nước nên rút lui khỏi việc phân bổ vốn theo cơ chế xin – cho, mà nó làm hiệu quả đầu tư công sụt giảm, tình trạng dàn trải và lãng phí vốn, đi kèm với sự bùng phát của các lợi ích nhóm nhằm giành giật nguồn vốn chung. Tiến trình phi tập trung hóa, kích thích địa phương nỗ lực tạo các liên kết ngành và vùng sẽ làm hiệu quả đầu tư công tăng, diện thuế tăng. Do đó, sẽ làm giảm nhu cầu đánh thuế ẩn ngầm qua lạm phát. Tăng trưởng lâu bền, ổn định giá cả và tỷ giá có thể đạt được.

Theo một báo cáo của WB, tại các nước tăng trưởng nhanh ở Đông Á, như Đài Loan, Hồng Kông, Nam Triều tiên, (và gần đây là ở Trung quốc),chính phủ các nước này hỗ trợ phát triển các đặc khu kinh tế hay các tập đoàn kinh tế bằng rất nhiều hình thức trợ cấp, sự tiếp cận tới các nguồn tín dụng ưu đãi, ngoại hối, miễn giảm thuế, vân vân. Nhưng các ưu đãi đó được đặt điều kiện dựa trên nỗ lực doanh

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 24/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí