án đầu tư tôn tạo di tích lịch sử Đồi Khau Tý, di tích Thẩm Khen, di tích Tỉn Keo...Về cơ sở vật chất du lịch (khách sạn, nhà hàng ăn uống) đến hết năm 2014, trên địa bàn tỉnh có 212 cơ sở lưu trú du lịch (40 khách sạn đạt tiêu chuẩn 1 sao, 4 khách sạn 3 sao, 1 khách sạn 4 sao). Quy mô các khách sạn ngày càng mở rộng theo hướng tăng các dịch vụ phụ trợ bổ trợ cho dịch vụ lưu trú. Năm 2015, có nhiều dự án đầu tư cơ sở lưu trú khách sạn cao cấp, khu nghỉ dưỡng, khu dịch vụ du lịch với giá trị hàng trăm tỷ đồng như: Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Thương mại Đông Á đầu tư khu nghỉ dưỡng Phúc Xuân tiêu chuẩn 3 sao, Khu trung tâm thương mại, khách sạn Đông Á Plaza tiêu chuẩn 4 sao; Công ty cổ phần khách sạn Công đoàn Hồ Núi Cốc đầu tư mở rộng quy mô, tăng các dịch vụ vui chơi giải trí với số vốn 70 tỷ đồng; Công ty TNHH tranh đá quý Dũng Tân đầu tư hàng chục tỷ đồng xây dựng trung tâm dịch vụ, mua sắm phục vụ du khách... Như vậy, hiện nay các cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng phục vụ cho du lịch tỉnh Thái Nguyên đã được chú trọng nâng cấp, đầu tư: hệ thống đường giao thông nối liền các điểm du lịch trong tỉnh đảm bảo xuyên suốt, an toàn, thuận lợi; hệ thống nhà nghỉ, khách sạn và các trang thiết bị phụ trợ hiện đại, đảm bảo thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch.
Tỉnh Hà Giang: toàn tỉnh hiện nay có 135 cơ sở lưu trú với hơn 1.517 phòng nghỉ, trong đó có trên 15 khách sạn đạt chuẩn 1 sao, 3 khách sạn đạt chuẩn 2 sao và nhiều cơ sở lưu trú đã được xếp hạng chuẩn. Hiện nay toàn tỉnh có 29 làng du lịch cộng đồng được công nhận và đi vào hoạt động đã thu hút khách đến tham quan thường xuyên như: thôn Tha, xã Phương Độ; thôn Tiến Thắng, xã Phương Thiện của thành phố Hà Giang; Làng văn hóa du lịch Mông hoa, xã Sủng Là, huyện Đồng Văn; làng dân tộc người Pà Thẻn, huyện Quang Bình... Về địa điểm phục vụ ăn uống, toàn tỉnh có 228 nhà hàng với khả năng phục vụ 2.089 bàn ăn cùng một lúc. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ
thuật, hạ tầng tỉnh Hà Giang đã có sự phát triển đáng kể cả về số lượng và chất lượng. Đặc biệt, các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh đã có sự đổi mới về phương thức kinh doanh cho phù hợp với tình hình thực tế, như: kết hợp giữa các dịch vụ ăn nghỉ cũng như các loại hình dịch vụ bổ sung khác, tạo mối liên kết qua lại tương trợ lẫn nhau, luôn có mức giá hợp lý và thu hút khách thường xuyên. Trong có sự kiện được tổ chức tại tỉnh Hà Giang, các cơ sở lưu trú còn thực hiện giảm giá và có nhiều chương trình khuyến mại nhằm thu hút du khách.
Tỉnh Tuyên Quang: là một tỉnh giáp biên, còn khó khăn về kinh tế, tuy nhiên trong năm 2014, toàn tỉnh Cao Bằng có “164 cơ sở lưu trú du lịch được thẩm định xếp hạng (tăng 1.1 lần so với năm 2013), với 2.151 phòng, 3.292 giường đạt tiêu chuẩn. Công suất sử dụng phòng bình quân đạt 57%”. Trong 6 tháng đầu năm 2015 đã thẩm định, phân loại, xếp hạng thêm 13 cơ sở lưu trú trong tổng số 187 cơ sở, với 2.160 phòng, 3.420 giường, trong đó có 33 khách sạn đạt tiêu chuẩn 1-2 sao, 01 nhà hàng đạt tiêu chuẩn cấp biển hiệu phục vụ khách du lịch….Thực hiện Chương trình số 12-CTr/TU, ngày 29/4/2011 của Tỉnh ủy về Phát triển du lịch Cao Bằng giai đoạn 2011 - 2015, những năm qua, Cao Bằng đã chú trọng đến việc quy hoạch phát triển du lịch, quan tâm đầu tư hạ tầng cơ sở giao thông đến các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh. Đến nay, phần lớn các khu, điểm du lịch đã được quy hoạch và công bố theo quy định: “hoàn thành các tuyến đường tỉnh lộ 206 đoạn Cao Bằng - Bản Giốc; đường Hồ Chí Minh đoạn Cao Bằng - Hà Quảng; quốc lộ 34 đoạn Khau Đồn - Nguyên Bình, đầu tư cải tạo, nâng cấp tuyến từ tỉnh lộ 206 vào Khu du lịch động Ngườm Ngao (Trùng Khánh); cải tạo, nâng cấp đoạn từ tỉnh lộ 212 lên đỉnh núi Phja Oắc - Khu du lịch sinh thái Phja Oắc - Phja Đén; cải tạo, sửa chữa tỉnh lộ 202 đoạn từ quốc lộ 34 vào Khu di tích Quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo...”.
Đặc biệt, việc huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng các khu du lịch có trọng tâm, trọng điểm đã tạo được tỉnh Cao Bằng phát triển bứt phá trong thời gian qua. Cụ thể, việc đầu tư xây dựng Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó trở thành một điểm du lịch mang tầm cỡ Quốc gia, có thương hiệu, dấu ấn riêng biệt được tỉnh rất quan tâm. Đến nay, các hạng mục đã hoàn thành và phát huy được đúng giá trị, nhằm đưa vào phục vụ bước đầu có hiệu quả, như: Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh; bãi đỗ xe khu di tích; nhà sinh hoạt cộng đồng; san nền, sân, kè, đường khu trung tâm Khu di tích; hệ thống cấp nước khu trung tâm Khu di tích; nhà công vụ cho cán bộ, công nhân viên; cắm mốc chỉ giới đường đỏ và cốt quy hoạch... Những nỗ lực về cải thiệnn điều kiện cơ sở hạ tầng/vật chất kỹ thuật du lịch của Cao Bằng được thể hiện trong Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2015 và nhiệm vụ trọng tâm 2016 của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, cụ thể như sau: “Dự án Sài Gòn - Bản Giốc Resort tại thác Bản Giốc - Trùng Khánh do Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist) làm chủ đầu tư, vốn đầu tư trên 170 tỷ đồng; khởi công xây dựng tháng 12/2012, đã hoàn thành một số hạng mục dự án, ngày 15/12/2014 đưa vào khai thác phục vụ du lịch. Dự án chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc do Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam làm chủ đầu tư, khởi công xây dựng tháng 6/2013 cũng đã hoàn thành và đưa vào khai thác trong tháng 12/2014. Dự án cải tạo nâng cấp đường vào Khu di tích Quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo và các hạng mục: Nhà đón tiếp trong Khu di tích; Nhà tưởng niệm..., được tôn tạo mới, bước đầu thu hút khách đến tham quan, du lịch”.
Như vậy, về cơ bản, các cơ sở hạ tầng/vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch khu vực Đông Bắc ngày càng được cải thiện, phát triển cả về số lượng và chất lượng. Bên cạnh đó, tình hình an ninh trật tự được đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho du khách lưu trú, tham quan, mua sắm trong quá trình tham
quan tại các khu, điểm du lịch. Song song với các dịch vụ ăn nghỉ, một số dịch vụ đi kèm như: vui chơi giải trí, karaoke, vật lý trị liệu, các sản phẩm địa phương cũng được phát triển, mang lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách cho các địa phương.
2.1.3. Nguồn nhân lực thực hiện liên kết xúc tiến du lịch
Luật Du lịch (2005) có quy định rõ ràng 2 thành phần tham gia hoạt động xúc tiến du lịch, đó là cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch và doanh nghiệp du lịch. Trong khuôn khổ luận văn này, người nghiên cứu tập trung mô tả về nhóm nhân lực thuộc cơ quan Nhà nước trực tiếp thực hiện hoạt động liên kết xúc tiến du lịch.
Luật Du lịch (2005) cũng chỉ rõ: “Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng chiến lược, kế hoạch, chương trình xúc tiến du lịch quốc gia; chủ trì, phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, có sự tham gia của các doanh nghiệp du lịch tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến du lịch ở trong nước và nước ngoài; điều phối các hoạt động xúc tiến du lịch liên vùng, liên địa phương… Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch, chương trình xúc tiến du lịch của địa phương; tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến du lịch tại địa phương; phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương và ở địa phương khác trong hoạt động xúc tiến du lịch”.
Theo quy định quản lý Nhà nước thì Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch các tỉnh trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện xác chương trình xúc tiến du lịch nói chung và liên kết xúc tiến du lịch nói riêng. Thông thường, ở mỗi tỉnh đều có Trung tâm Xúc tiến Du lịch - là đơn vị sự nghiệp công lập có thu, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định; chịu sự chỉ đạo về tổ chức, biên chế và hoạt động của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đồng thời chịu sự chỉ đạo
hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên, cụ thể là Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.
Như vậy, theo phạm vi h p (mang tính chuyên môn hóa) thì nhân lực thực hiện liên kết xúc tiến du lịch chính là lao động làm việc trong các Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch. Đối với khu vực Đông Bắc, đó là:
Bảng 2.1: Các đơn vị chịu trách nhiệm trực tiếp xúc tiến du lịch của các tỉnh khu vực Đông Bắc
Tỉnh | Đơn vị thực hiện xúc tiến du lịch | Địa chỉ | |
1 | Cao Bằng | Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch cộng đồng Cao Bằng | - Nhà văn hóa Trung tâm thành phố Cao Bằng – Phố Hoàng Như – Phường Hợp Giang – Thành phố Cao Bằng |
2 | Bắc Kạn | Trung tâm xúc tiến du lịch tỉnh Bắc Kạn | - Tổ 5 phường Đức Xuân, thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn. |
3 | Lạng Sơn | Trung tâm xúc tiến du lịch tỉnh Lạng Sơn | - Khán đài A – Sân vận động Đông Kinh - Đường Bà Triệu – Phường Vĩnh Trại – Thành phố Lạng Sơn |
4 | Thái Nguyên | Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Thái Nguyên | - Số 19 đường Nha Trang, Phường Trưng Vương, Thành Phố Thái Nguyên, Thái Nguyên |
5 | Tuyên Quang | Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Tuyên Quang | - Đường 17/8, Phường Minh Xuân, Thành phố Tuyên Quang |
6 | Hà Giang | Trung tâm Thông tin và Xúc tiến Du lịch Hà Giang | - Tổ 5, phường Nguyễn Trãi - Thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang |
Có thể bạn quan tâm!
- Liên Kết Trong Xây Dựng Thương Hiệu Du Lịch Của Vùng
- Thường Xuyên Đánh Giá Và Kiểm Soát Chương Trình Liên Kết Xúc Tiến Du Lịch
- Thực Trạng Liên Kết Xúc Tiến Du Lịch Khu Vực Đông Bắc
- Nguyên Tắc Liên Kết Xúc Tiến Du Lịch Khu Vực Đông Bắc
- Thời Gian Và Đơn Vị Đăng Cai Tổ Chức Chương Trình “Qua Những Miền Di Sản Việt Bắc”
- Một Số Chương Trình Ngày Hội Văn Hóa Thể Thao Và Du Lịch Các Dân Tộc Vùng Đông Bắc Giai Đoạn 2008 - 2015
Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Tuy tên gọi của các đơn vị này có thể không hoàn toàn giống nhau nhưng về cơ bản chúng đều có những chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn gần như tương tự. Cụ thể là:
Về chức năng:
- Tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến du lịch trên địa bàn tỉnh.
- Tham gia đề xuất với Sở VHTT&DL xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển du lịch; cơ chế quản lý và hoạt động du lịch; các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển du lịch trình UBND tỉnh phê duyệt.
Về nhiệm vụ:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động xúc tiến du lịch; các đề án, các hoạt động liên kết, phối hợp kêu gọi các nguồn đầu tư về du lịch…tổ chức thực hiện khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Là đầu mối liên hệ với các hiệp hội du lịch, các đơn vị lữ hành trong và ngoài tỉnh, kết nối với các tour lữ hành đến tỉnh nhằm đẩy mạnh các hoạt động du lịch.
- Nâng cao nhận thức xã hội về du lịch, tạo môi trường du lịch văn minh, lành mạnh, an toàn và hấp dẫn.
- Nghiên cứu, tìm hiểu thị trường du lịch; xây dựng và quảng bá sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch.
- Huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn với nhiều loại hình độc đáo, đa dạng, chất lượng cao.
- Các nhiệm vụ khác do Sở VHTT&DL giao.
Về quyền hạn:
- Đơn vị được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật trong việc thực hiện quyền tự chủ về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính đơn vị.
- Được thu các khoản kinh phí tài trợ từ các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp và cá nhân thông qua các hoạt động xúc tiến du lịch và các hoạt động hợp pháp khác.
Về tổ chức bộ máy
Thông thường mỗi đơn vị đều có Ban lãnh đạo/Ban giám đốc chịu trách nhiệm quản lý, sau đó là các Phòng chuyên môn. Tùy vào tình hình thực tế của từng tỉnh mà đơn vị này có số lượng và tên gọi các phòng chuyên môn khác nhau. Về cơ bản, có các phòng chuyên môn sau:
- Phòng Hành chính – Tổng hợp.
- Phòng Xúc tiến Du lịch.
- Phòng Thông tin tuyên truyền
- Phòng Thị trường du lịch
- ...
Dưới sự chỉ đạo của các cấp, các ngành, các Trung tâm xúc tiến du lịch ở mỗi tỉnh đã đóng vai trò như cầu nối trung gian nhằm gắn kết các đơn vị, doanh nghiệp du lịch trong và ngoài tỉnh, thực hiện nhiều chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch. Nội dung tuyên truyền, quảng bá được xây dựng đầy đủ, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, các thông tin về du lịch địa phương được thể hiện dưới nhiều hình thức sinh động, hấp dẫn, nhờ vậy lượng khách vùng Đông Bắc trong những năm gần đây liên tục tăng lên.
Tuy nhiên, do những yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau nên trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ lao động trực tiếp thực hiện xúc tiến du lịch và liên kết xúc tiến du lịch không đồng đều. Cụ thể, trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực này được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.2. Cơ cấu trình độ chuyên môn nhân lực tại các Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch các tỉnh Đông Bắc
Tỉnh | Tổng số người | Trình độ Đại học/Tỉ lệ % | Trình độ Cao đẳng | Đúng chuyên ngành | Trái chuyên ngành | |
1 | Cao Bằng | 6 | 2 (33.3%) | 4 (66.7%) | 1 (16.7%) | 5 (83.3%) |
2 | Bắc Kạn | 5 | 1 (20%) | 4 (80%) | 1 (20%) | 4 (80%) |
3 | Lạng Sơn | 6 | 3 (50%) | 3 (50%) | 2 (33.3%) | 4 (66.7%) |
4 | Thái Nguyên | 5 | 4 (80%) | 1 (20%) | 2 (40%) | 3 (60%) |
5 | Tuyên Quang | 7 | 4 (57.1%) | 3 (42.9%) | 2 (28.6%) | 5 (72.4%) |
6 | Hà Giang | 8 | 4 (50%) | 4 (50%) | 2 (25%) | 6 (75%) |
Đơn vị tính: người Nguồn: Tác giả tổng hợp
Như vậy, có thể thấy điều kiện nguồn nhân lực trực tiếp thực hiện liên kết xúc tiến du lịch của các tỉnh Đông Bắc là không giống nhau. Về cơ bản là còn thiếu về số lượng và hạn chế về chất lượng. Nguồn lao động này sớm được kiện toàn bằng việc tuyển dụng mới, đào tạo mới và đào tạo lại giúp nâng cao chuyên môn nghiệp vụ phục vụ hoạt động xúc tiến du lịch nói chung và liên kết xúc tiến du lịch nói riêng.
2.1.4. Chủ trương và chính sách liên kết xúc tiến du lịch
Hiện nay, với nhu cầu du lịch ngày càng đa dạng việc quảng bá đến thị trường hình ảnh các tuyến, điểm du lịch được tạo bởi sản phẩm du lịch hấp dẫn và đặc trưng liên vùng là yêu cầu cấp thiết. Việc liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương (trong đó có liên kết xúc tiến du lịch) sẽ cho phép khai thác những lợi thế của nhau về tài nguyên du lịch, về hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và các nguồn lực khác cho phát triển du lịch, tạo ra được những sản