Một Số Chương Trình Ngày Hội Văn Hóa Thể Thao Và Du Lịch Các Dân Tộc Vùng Đông Bắc Giai Đoạn 2008 - 2015


Bảng 2.4: Một số chương trình Ngày hội văn hóa thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc giai đoạn 2008 - 2015

Thời gian

Tỉnh đăng cai

tổ chức

Hoạt động chính

Lần thứ VI (2008)

Bắc Giang

- Chủ đề:

- Giới thiệu nhà ở và văn hóa ẩm thực đặc trưng của đồng bà các dân tộc trong vùng

- Thi trang phục dân tộc truyền thống

- Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống

- Trình diễn lễ hội và thi đấu các môn thể thao dân tộc

- Trưng bày triển lãm cổ vật vùng Đông Bắc

- Triển lãm ảnh với chủ đề : "Du lịch văn hóa qua các vùng, miền của đất nước"

Lần VII

(T4/2010)

Phú Thọ

- Chủ đề:

- Dâng hương tại Đền thờ Lạc Long Quân, đền Mẫu Âu Cơ, đền Thượng

- Lễ diễu hành trên hành trình: Đền Hùng - thành phố Việt Trì - huyện Lâm Thao - Bãi Bằng (huyện Phù Ninh) - Đền Hùng

- Trưng bày và giới thiệu văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc, tranh thờ dân gian

- Triển lãm tư liệu về miền Lễ hội cội nguồn dân tộc Việt Nam

- Trình diễn các trò chơi dân gian: đẩy gậy, kéo

co, tung còn…

Lần VIII

(27 –

30/9/2012)

Tuyên Quang

- Chủ đề: “Đông Bắc – miền đất thiêng liêng tươi đ p”

- Liên hoan nghệ thuật quần chúng vùng Đông Bắc

- Triển lãm ảnh với chủ đề “Sắc màu văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc”

- Giới thiệu ẩm thực đặc trưng vùng Đông Bắc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Liên kết xúc tiến du lịch khu vực Đông Bắc - 10





- Trình diễn trang phục các dân tộc gắn với Chung kết cuộc thi “Người đ p Tuyên Quang;”

- Thăm quan Khu du lịch lịch sử và sinh thái Tân Trào

- Tổ chức thi đấu các môn thể thao dân tộc.

Lần IX

(2015)

- Bắc Kạn

- Chủ đề: “Đông Bắc - Hội tụ, đoàn kết và phát triển”

- Trình diễn, giới thiệu trích đoạn nghi lễ sinh hoạt văn hóa hoặc trích đoạn lễ hội truyền thống tiêu biểu các dân tộc

- Trình diễn trang phục dân tộc truyền thống; triển lãm ảnh về văn hóa các dân tộc thiểu số

- Giới thiệu ẩm thực đặc trưng vùng Đông Bắc

- Hội chợ Thương mại - Du lịch Bắc Kạn năm 2015…

- Kéo co, tung còn, bắn nỏ, đẩy gậy, bóng đá 7 người

- Tọa đàm liên kết phát triển du lịch tiểu vùng

Đông Bắc.

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Như vậy có thể khẳng định, ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc là một hoạt động văn hóa chính trị quy mô lớn được tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá về tiềm năng, thế mạnh phát triển văn hóa, thể thao, du lịch và các giá trị di sản văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc trong công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển. Đồng thời, góp phần gìn giữ, phát huy và tôn vinh bản sắc văn hóa các dân tộc, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa tinh thần cho nhân dân. Bên cạnh đó, Ngày hội cũng là cầu nối giao lưu, gặp gỡ giữa các nghệ nhân, diễn viên, vận động viên các tỉnh trong khu vực.


Theo góc nhìn liên kết xúc tiến du lịch thì trong tổng hòa các hoạt động của Ngày hội Văn hóa thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc mục tiêu liên kết xúc tiên du lịch còn rất mờ nhạt. Khu vực Đông Bắc chưa thực sự tận dụng triệt để sự kiện này để cùng nhau thiết lập chiến lược và hành động đưa hình ảnh đặc trưng của vùng quảng bá ra thị trường trong nước và quốc tế.

Tuy nhiên, trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ IX 2015 tại Bắc Kạn, đã diễn ra buổi tọa đàm với chủ đề “Liên kết phát triển du lịch tiểu vùng Đông Bắc, năm 2015”. Các tham luận tại buổi tọa đàm đều hướng về một số vấn đề trọng tâm như: Sản phẩm du lịch đặc thù vùng Đông Bắc; liên kết phát triển sản phẩm du lịch tiểu vùng Đông Bắc và các khu vực khác; cơ chế, chính sách đẩy mạnh phát triển du lịch tiểu vùng Đông Bắc... Các đại biểu cũng chia sẻ kinh nghiệm về phát triển kinh tế du lịch bền vững của từng địa phương, đề đạt các kiến nghị, giải pháp để từng bước cải thiện và nâng cao sự hợp tác của các tỉnh trong vùng Đông Bắc. Tuy nhiên, cũng giống như các Ngày hội văn hóa thể thao và du lịch trước, buổi tọa đàm lần này vẫn chưa xem xét một cách nghiêm túc và thấu đáo riêng lẻ vấn đề liên kết xúc tiến du lịch vùng mà lồng ghép hoạt động này trong các vấn đề có liên quan khác đến sự phát triển du lịch chung cho toàn vùng.

Tuy nhiên, từ việc tổ chức các Ngày hội văn hóa thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc, chúng ta thấy rõ việc cần thiết phải liên kết phát triển du lịch vùng nói chung và liên kết xúc tiến du lịch vùng nói riêng. Chính vì vậy, trên cơ sở phát huy những lợi thế về tài nguyên và vị trí du lịch, chính quyền các địa phương cần có những định hướng và giải pháp quản lý phát triển du lịch của riêng mình. Để du lịch khu vực Đông Bắc phát triển tương xứng với tiềm năng các tỉnh cần tập trung phát triển các sản phẩm du lịch dựa


trên các giá trị nổi bật của tài nguyên du lịch, tạo nên nét đặc trưng về sản phẩm du lịch nhằm thu hút du khách. Phát triển du lịch có chiều sâu, theo hướng nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp để bảo đảm sản phẩm du lịch ngày càng khẳng định thương hiệu và tính cạnh tranh cao.

2.4. Đánh giá chung

2.4.1. Kết quả đạt được

Nhận thức của các tỉnh Đông Bắc về vai trò của du lịch, trong đó có liên kết xúc tiến du lịch đã được củng cố, nâng dần lên và chuyển biến theo hướng tích cực.

Quy mô và phạm vi hoạt động liên kết xúc tiến du lịch được mở rộng, không chỉ tại địa phương mình mà mở rộng ra khu vực và cả nước. Có sự liên kết, hợp tác các địa phương với nhau để cùng nhau xúc tiến quảng bá và phát triển du lịch trong vùng.

Chất lượng hoạt động liên kết xúc tiến du lịch ngày càng được cải thiện, với nhiều hoạt động mang lại hiệu quả thiết thực cho ngành du lịch, như việc tổ chức các đoàn khảo sát tour, tuyến, điểm du lịch mới cho các đơn vị lữ hành; tham gia các cuộc hội chợ triển lãm chuyên ngành du lịch, tham gia các buổi hội thảo để tìm giải pháp giúp cho ngành du lịch ngành càng phát triển.

Đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến du lịch ngày càng trưởng thành, trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngày càng được nâng cao, có những đóng góp tích cực trong việc tham mưu cho các cấp đề ra được những chính sách, chương trình có tính đột phá đối với hoạt động xúc tiến của du lịch, để công tác xúc tiến từng bước đi vào nề nếp và có tính chuyên nghiệp.

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

Trong thời gian vừa qua đã có một số hoạt động liên kết quảng bá, xúc tiến của du lịch các tỉnh Đông Bắc như cùng tham dự Hội chợ du lịch quốc tế Hà Nội VITM, Tổ chức Hội chợ du lịch trong khuôn khổ Ngày hội


văn hóa thể thao và du lịch các dân tộc tỉnh Đông Bắc, tổ chức các buổi Tọa đàm/Hội nghị về hợp tác phát triển du lịch/xúc tiến du lịch vùng… Tuy nhiên vai trò của các Trung tâm Thông tin - Xúc tiến du lịch của một số tỉnh chưa thực sự rõ nét, có tỉnh giao cho phòng Nghiệp vụ du lịch, có tỉnh thì không tham gia v.v.. Hiện nay việc liên kết quảng bá, xúc tiến của của các tỉnh Đông Bắc mới đang ở mức độ manh nha và còn điểm hạn chế, cụ thể như sau:

- Chưa có sự ký kết hợp tác một cách chính thức giữa các Trung tâm Thông tin - Xúc tiến du lịch của các tỉnh. Hiện nay mới chỉ có một số cuộc họp để trao đổi sơ bộ để thống nhất về chủ trương hợp tác chứ chưa có văn bản ký kết hợp tác với những điều khoản rõ ràng.

- Chưa xây dựng được nội dung liên kết quảng bá, xúc tiến du lịch và việc trao đổi thông tin giữa các tỉnh chưa được thường xuyên.

- Nguồn nhân lực thiếu về số lượng và hạn chế về chuyên môn nghiệp

vụ.

- Đơn vị chịu trách nhiệm trực tiếp trong xúc tiến du lịch/liên kết xúc

tiến du lịch ở từng địa phương không giống nhau: có Trung tâm xúc tiến du lịch trực thuộc Sở VHTTDL tỉnh, có Trung tâm Xúc tiến du lịch trực thuôc UBND tỉnh

- Các hoạt động xúc tiến du lịch của vùng có liên kết nhưng chưa chặt chẽ và chưa dài hạn.

- Thiếu chiến lược xúc tiến du lịch cho toàn vùng trong từng giai đoạn, từng thị trường. Tiếp thị điểm đến du lịch Đông Bắc cần thiết phải được tiếp thị đồng bộ cùng với điểm đến du lịch Việt Nam.

Hoạt động liên kết xúc tiến du lịch các tỉnh Đông Bắc còn có những tồn tại đã nêu bởi rất nhiều lý do chủ quan và khách quan khác nhau, như:

- Kinh phí : ngân sách quảng bá du lịch của từng địa phương khiêm tốn, cơ chế tài chính còn nhiều vướng mắc, bất cập, thiếu chính sách ưu tiên, cơ


chế cấp kinh phí hàng năm chưa linh hoạt để có thể xây dựng và triển khai những kế hoạch xúc tiến du lịch mang tính đột phá.

- Chất lượng sản phẩm du lịch chưa cao, thiếu tính độc đáo giữa các địa phương trong vùng, gây cảm giác nhàm chán từ du khách, chưa có nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo, sản phẩm quà tặng đặc trưng.

- Các địa phương, các công ty du lịch chưa có sự hợp tác bền chặt. Việc liên kết nếu có thì chỉ là liên kết trong việc tổ chức sự kiện, chứ chưa thật sự liên kết để cùng phát triển sản phẩm du lịch.

- Nguồn nhân lực hoạt động trong du lịch còn thiếu về chất và lượng không đủ đáp ứng nhu cầu của vùng.

- Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch còn yếu kém chưa được đầu tư đúng mức và thiếu đồng bộ. Thế mạnh của vùng là du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch lịch sử nhưng chưa phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có, khai thác tài nguyên du lịch còn nhiều bất cập. Số khách sạn 3 sao trở lên vẫn còn ít, thiếu các khu vui chơi, và đặc biệt là thiếu các khu mua sắm cao cấp nên không đủ hấp dẫn để giữ chân du khách trong thời gian dài so với các vùng khác. Một trong những nguyên nhân quan trọng là công tác xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá, du lịch vùng Đông Bắc chưa được chú trọng đúng mức, còn bị động.

- Toàn vùng Đông Bắc chưa có cơ chế chính sách hỗ trợ nhà đầu tư trong các các lĩnh vực khách sạn 5 sao, Khu vui chơi giải trí tầm cở khu vực và quốc tế, sân golf… nên còn ít nhà đầu tư đến với Đông Bắc.

Nhìn chung, nhược điểm cơ bản trong liên kết xúc tiến du lịch khu vực Đông Bắc hiện nay là tự phát và manh mún; thiếu tính lâu dài; hạn chế về năng lực tài chính… Tuy còn nhiều hạn chế nhưng bước đầu liên kết xúc tiến du lịch vùng Đông Bắc đã có một nền tảng tương đối ổn định về mặt tài nguyên du lịch và thống nhất về chủ trương liên kết để bắt đầu bước vào giai


đoạn mới với những thách thức và cơ hội. Vì vậy, du lịch vùng Đông Bắc cần phải gạt bỏ tính cục bộ để tăng cường liên kết, hợp tác thật sự hiệu quả, hơn nữa.

Như vậy, có thể thấy liên kết xúc tiến du lịch 6 tỉnh miền núi Đông Bắc (Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang) bước đầu cũng đã có những khởi sắc nhất định. Tuy nhiên vẫn nằm trong tình trạng hình thức, chỉ lo tổ chức các sự kiện mang tính chất quảng bá bề nổi mà thiếu chiều sâu. Đặc biệt, liên kết xúc tiến du lịch ở vùng Đông Bắc chưa thực sự hình thành được cơ chế chung trong chỉ đạo, điều hành, khuyến khích mở rộng liên kết song phương giữa hai tỉnh và đa phương với nhiều tỉnh khác nhau. Mặc dù phạm vi liên kết đã mở rộng cả sự quảng bá, tạo sản phẩm, xây dựng các chính sách, đào tạo nguồn nhân lực.

Hi vọng nếu được sự quan tâm của Bộ VHTTDL và TCDL chắc chắn sự liên kết xúc tiến du lịch ở vùng miền núi còn nhiều khó khăn sẽ xuất hiện những điểm sáng mới, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở vùng cao xa xôi.


Tiểu kết chương 2


Với hệ thống cứ liệu, số liệu cụ thể, nội dung chương 2 đã đi sâu trình bày, phân tích và đánh giá thực trạng liên kết xúc tiến du lịch 6 tỉnh khu vực Đông Bắc hiện nay, chỉ ra những điểm còn hạn chế trong công tác liên kêt xúc tiến du lịch tại 6 tỉnh khu vực Đông Bắc và nguyên nhân của những hạn chế đó. Với những luận cứ trên, chương 2 cũng góp phần làm rõ tính lỏng lẻo và thiếu hiệu quả trong liên kết xúc tiến du lịch giữa 6 tỉnh khu vực Đông Bắc mà luận văn nghiên cứu. Đây chính là cơ sở, làm căn cứ cho việc đưa ra các định hướng và đề xuất giải pháp, kiến nghị ở chương 3.


Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM LIÊN KẾT XÚC TIẾN DU LỊCH KHU VỰC ĐÔNG BẮC


3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp

3.1.1. Quan điểm, mục tiêu liên kết xúc tiến du lịch khu vực Đông Bắc

Liên kết trong lĩnh vực xúc tiến, quảng bá du lịch là một xu thế tất yếu của mỗi địa phương, mỗi khu vực và của mỗi quốc gia, trong đó có liên kết giữa Trung ương và địa phương; Liên kết giữa các địa phương với nhau; Liên kết giữa ngành du lịch với các ngành có liên quan; Liên kết giữa ngành du lịch với các doanh nghiệp; Liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau v.v.. Việc liên kết quảng bá, xúc tiến du lịch sẽ tiết kiệm được chi phí và sẽ tạo được hiệu ứng lớn hơn, thu hút được sự quan tâm đông đảo hơn và cũng sẽ tạo được lòng tin lớn của du khách. Do vậy, công tác quảng bá xúc tiến sẽ đạt được hiệu quả cao hơn. Khi tham gia các sự kiện quảng bá, xúc tiến du lịch lớn ở trong và ngoài nước (tham gia các sự kiện quảng bá, xúc tiến du lịch lớn, đặc biệt là các sự kiện quảng bá, xúc tiến du lịch ở nước ngoài) đòi hỏi một nguồn kinh phí lớn. Nếu từng tỉnh tham gia riêng thì khó có thể đảm bảo kinh phí và nhân lực, nhưng nếu các tỉnh liên kết hợp tác thì hoàn toàn có thể thực hiện được.

Liên kết quảng bá, xúc tiến sẽ giúp cho các tỉnh hiểu rõ về tiềm năng thế mạnh của các tỉnh trong khu vực, qua đó có điều kiện để xác định, xây dựng những sản phẩm du lịch đặc trưng và có thế mạnh của mỗi địa phương tránh trùng lắp với các địa phương khác trong khu vực. Hơn nữa, trong quá trình liên kết quảng bá, xúc tiến, các Trung tâm Thông tin – Xúc tiến du lịch có thể trao đổi, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm của nhau rất nhiều về cách thức tổ chức, tham gia các sự kiện, các hình thức quảng bá, xúc tiến v.v..

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/08/2024