Nguyên Tắc Liên Kết Xúc Tiến Du Lịch Khu Vực Đông Bắc


phẩm có khả năng cạnh tranh cao hơn đối với các bên liên quan. Vấn đề là các địa phương phải bắt tay liên kết thực sự bằng những chương trình, việc làm cụ thể.

Liên kết quảng bá, xúc tiến sẽ giúp cho các tỉnh hiểu rõ về tiềm năng thế mạnh của các tỉnh trong khu vực. Qua đó các tỉnh có điều kiện để xác định xây dựng những sản phẩm du lịch đặc trưng và có thế mạnh của mỗi địa phương tránh trùng lắp với các địa phương khác trong khu vực. Hơn nữa, trong quá trình liên kết các Trung tâm Thông tin – Xúc tiến du lịch có thể trao đổi, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm của nhau rất nhiều về cách thức tổ chức, tham gia các sự kiện, các hình thức quảng bá, xúc tiến v.v..

Mặc dù yêu cầu liên kết xúc tiến du lịch khu vực Đông Bắc ngày càng trở nên cấp thiết nhưng hiện nay chưa có một cơ chế chính thức cho hoạt động liên vùng này. Tuy nhiên tình hình thực tế tại Đông Bắc cũng đã ghi nhận những nỗ lực không nhỏ của các địa phương trong việc hướng tới xây dựng một cơ chế liên kết xúc tiến du lịch.

Với chức năng, nhiệm vụ là cơ quan tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh, các Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch đã tích cực tổ chức các hoạt động tuyên truyền quảng bá, xúc tiến về du lịch; tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách quản lý nhà nước về du lịch tại địa phương, chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ và sản phẩm du lịch. Đặc biệt, dưới sự chỉ đạo của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch các tỉnh miền núi Đông Bắc cũng có có nhiều điều kiện thuận lợi để tham gia trực tiếp vào các hoạt động liên kết xúc tiến du lịch. Ngoài ra, các tỉnh đã thành lập Hiệp hội Du lịch như cánh tay nối dài của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc thực hiện vai trò quản lý nhà


nước đối với hoạt động du lịch, góp phần làm đầu mối liên kết các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn và trong khu vực.

Trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa - Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ IX – Bắc Kạn 2015, Viện Nghiên cứu phát triển du lịch Việt Nam phối hợp với tỉnh Bắc Kạn tổ chức tọa đàm "Liên kết phát triển du lịch tiểu vùng Đông Bắc". Tại diễn đàn này, đại diện các tỉnh tham dự cũng đã bày tỏ mong muốn về việc xác lập một cơ chế chính sách cụ thể cho việc liên kết xúc tiến du lịch trong khu vực.

Đó là việc cần tăng cường hợp tác giữa cơ quan quản lý Nhà nước của mỗi tỉnh, thường xuyên trao đổi kinh nghiệm; chú trọng cải thiện các tuyến đường nối các điểm, khu du lịch nội tỉnh và liên tỉnh; xây dựng quỹ xúc tiến du lịch vùng; liên kết đường dẫn, đăng tải thông tin du lịch lẫn nhau trên trang website để cập nhật dữ liệu thường xuyên (về tài nguyên du lịch, các tour, tuyến, điểm du lịch, sự phát triển của các dịch vụ lữ hành, lưu trú, vui chơi giải trí, mua sắm, ẩm thực…); các sự kiện tại mỗi tỉnh phải có nội dung giới thiệu, quảng bá cho du lịch các tỉnh bạn và ngược lại; xây dựng bản đồ chung của 10 tỉnh trong vùng Đông Bắc…

“Liên kết phát triển du lịch là vấn đề được các địa phương vùng Đông Bắc coi trọng trong bối cảnh Vùng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Các tỉnh Đông Bắc cần đẩy mạnh liên kết để đề xuất các cơ chế, chính sách, nâng cao nhận thức về phát triển du lịch; liên kết trong nghiên cứu định hướng, xác định thị trường du lịch; liên kết trong công tác xúc tiến, quảng bá, đầu tư; liên kết về đào tạo phát triển nguồn nhân lực; liên kết để giữ gìn, bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch. Từ đó, có những giải pháp phù hợp để phát triển du lịch, đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Bắc”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.


Hội thảo cũng đề cập tới việc nên thành lập Ban Chỉ đạo phát triển du lịch vùng Đông Bắc, thành viên là các tỉnh. Hàng năm, Ban Chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên; thường xuyên kiểm tra, giám sát, theo dõi, giải quyết đánh giá tình hình thực hiện công tác phát triển du lịch, giải quyết các vấn đề vướng mắc nhằm đẩy mạnh hoạt động du lịch của vùng phát triển. Đẩy mạnh liên kết quảng bá, xúc tiến du lịch và hợp tác quốc tế về du lịch. Các tỉnh phải tạo điều kiện mở rộng quan hệ hợp tác, đẩy mạnh liên kết phát triển du lịch của các địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế giữa các tỉnh trong vùng Đông Bắc…

Liên kết xúc tiến du lịch khu vực Đông Bắc - 8

2.2. Nguyên tắc liên kết xúc tiến du lịch khu vực Đông Bắc

Xét về mặt lý thuyết (như đã trình bày ở chương 1 luận văn này), nguyên tắc liên kết xúc tiến bao gồm:

- Thống nhất quan điểm liên kết

- Xác định rõ mục tiêu và nhiệm vụ liên kết

- Phải xác định rõ ràng thị trường và thông điệp quảng cáo

- Đồng thuận trong quyết định ngân sách xúc tiến

- Thường xuyên giám sát chương trình liên kết xúc tiến du lịch Tuy nhiên, đối với khu vực Đông Bắc, qua điều tra thực địa thì hoạt

động liên kết xúc tiến du lịch mới đang ở những bước khởi đầu vì vậy việc tiếp cận và nhận diện các nguyên tắc liên kết xúc tiến du lịch vùng rất khó khăn. Tuy nhiên, có thể nhận thấy một vài thành tố của các nguyên tắc liên kết xúc tiến du lịch khu vực này thể hiện trong các thông tin về liên kết phát triển du lịch của toàn vùng Đông Bắc.

Đối với khu vực Đông Bắc, mục tiêu phấn đấu để đến năm 2020, du lịch các tỉnh tiểu vùng Đông Bắc nói riêng và vùng Trung du miền núi Bắc Bộ nói chung có hệ thống sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh; mang đậm bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số vùng


Đông Bắc hấp dẫn khách du lịch, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa các dân tộc vùng núi. Đẩy mạnh hơn nữa về liên kết phát triển sản phẩm du lịch trong tiểu vùng với nhau hoặc giữa tiểu vùng Đông Bắc với Tây Bắc, Thủ đô Hà Nội và các tỉnh Đồng bằng sông Hồng để tạo thành tam giác phát triển du lịch Hà Nội và các tỉnh Đồng bằng sông Hồng – Đông Bắc – Tây Bắc, là một trong những chương trình du lịch đặc sắc của ngành du lịch Việt Nam.

Mặc dù những nguyên tắc liên kết xúc tiến du lịch khu vực Đông Bắc chưa thực sự được xác lập nhưng các địa phương đã hợp tác chặt chẽ với nhau trong việc xây dựng một số chương trình phát triển du lịch (trong đó có nội dung liên kết xúc tiến du lịch) như: chương trình “Ngày hội giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc”, Chương trình “Qua những miền di sản Việt Bắc”. Đặc biệt, là đối với Chương trình “Qua những miền di sản Việt Bắc”, từ năm 2009 đến nay, chương trình phát triển du lịch này đã trở thành một trong những hoạt động xúc tiến du lịch, tạo sự liên kết, hợp tác, xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng của mỗi tỉnh, kết nối và tạo các tour, tuyến du lịch mới trên quy mô vùng – khu vực Đông Bắc.

Đông Bắc là vùng có một hệ thống tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng và có sức hấp dẫn du khách, là tiền đề để phát triển các loại hình du lịch đặc thù như: du lịch sinh thái, du lịch lịch sử và du lịch tâm linh, du lịch văn hóa… Tuy nhiên cho đến nay, du lịch Đông Bắc vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có này. Vì vậy, liên kết vùng trong phát triển du lịch Đông Bắc là cần thiết nhưng cần sớm xác định các nguyên tắc liên kết du lịch nói chung và các nguyên tắc liên kết xúc tiến du lịch nói riêng để tạo sự đồng thuận và thống nhất trong thực hiện nhằm quảng bá hình ảnh du lịch Đông Bắc ra thị trường một cách hiệu quả.


2.3. Nội dung liên kết xúc tiến du lịch khu vực Đông Bắc

Về mặt lý luận thì liên kết xúc tiến du lịch được thực hiện theo các nội dung đã được khái quát ở Chương 1 luận văn này, gồm 4 nội dung cơ bản sau:

- Liên kết trong nghiên cứu thị trường và sản phẩm du lịch

- Liên kết trong tuyên truyền, quảng cáo, truyền thông và quan hệ công

chúng


- Liên kết xây dựng thương hiệu du lịch vùng

- Liên kết quản lý điểm đến du lịch

Tuy nhiên, đối với các tỉnh miền núi Đông Bắc, nhìn nhận từ phạm vi

tổng quát là quy mô vùng thì 4 nội dung liên kết xúc tiến du lịch nói trên gần như không được nhận diện rõ ràng mà chúng được thực hiện lồng ghép, đan xen với nhau. Bởi, như thực trạng về điều kiện liên kết xúc tiến du lịch vùng Đông Bắc đã trình bày ở trên thì các tỉnh trong vùng đang ở giai đoạn sơ khởi của việc thực hiện liên kết xúc tiến du lịch. Nói một cách khác, yêu cầu về liên kết xúc tiến du lịch thì rất cấp thiết nhưng ngoài sự đảm bảo về điều kiện tài nguyên du lịch thì những điều kiện khác như nhân lực, cơ sở hạ tầng/vật chất kỹ thuật du lịch, cơ chế chính sách liên kết còn nhiều bất cập.

Chính vì vậy, trong những năm qua, vùng Đông Bắc mới chỉ tập trung vào hợp tác thực hiện những chương trình phát triển du lịch trong đó có lồng ghép nội dung liên kết xúc tiến du lịch ở những mức độ khác nhau, mà trong đó nổi rõ nội dung liên kết trong hoạt động tuyên truyền, quảng cáo, truyền thông và quan hệ công chúng. Nội dung liên kết này được thể hiện rõ ràng qua 2 chương trình phát triển du lịch mà vùng Đông Bắc đã thực hiện, đó là:

- Chương trình hợp tác phát triển du lịch “Qua những miền di sản Việt

Bắc”

- Ngày hội Văn hóa Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc


2.2.1. Liên kết xúc tiến du lịch bằng Chương trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc”

Sáu tỉnh miền núi Đông Bắc mà luận văn đang tập trung nghiên cứu (Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên) thuộc khu tự trị Việt Bắc được thành lập vào năm 1956, mặc dù thời gian sau khu tự trị Việt Bắc giải thể nhưng danh từ này vẫn tồn tại. Vùng Việt Bắc là nơi cư ngụ chính của các dân tộc Tày-Nùng, thuộc dòng ngôn ngữ Thái, dân tộc Dao và các nhóm thiểu số khác. Năm 1947, danh từ Việt Bắc xuất hiện để chỉ chung vùng căn cứ cách mạng, tháng 10-1954, danh từ này lại được dùng để chỉ chung toàn căn cứ địa của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. 6 tỉnh thuộc vùng Việt Bắc xưa nay đã nhiều đổi khác với những thành tựu lớn trong kinh tế-xã hội, trong đó phải kể đến sự phát triển mạnh mẽ của du lịch.

Với mong muốn thúc đẩy du lịch, những năm qua, 6 tỉnh vùng Việt Bắc xưa đã bắt tay nhau luân phiên tổ chức chương trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc” để giới thiệu, tuyên truyền về tiềm năng du lịch của vùng đất đặc biệt này. Đây là hoạt động thường niên, được triển khai lần đầu tiên vào năm 2009, theo hình thức tổ chức luân phiên giữa 6 tỉnh Việt Bắc là Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang và Hà Giang. Thông qua chương trình nhằm tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá về miền đất, con người, tiềm năng văn hóa, du lịch của 6 tỉnh vùng Việt Bắc. Trên cơ sở đó tăng cường mối quan hệ giao lưu, học tập giữa các tỉnh, đồng thời, góp phần thu hút khách du lịch, các nhà đầu tư đến tham gia liên kết, đầu tư phát triển du lịch trong vùng.

Ngày 17/8/2009 tại thị xã Hà Giang, lãnh đạo UBND 4 tỉnh Hà Giang - Tuyên Quang - Bắc Kạn - Cao Bằng đã có buổi làm việc thống nhất nội dung thỏa thuận hợp tác phát triển du lịch và đã ký kết Biên bản thoả thuận khung về hợp tác phát triển du lịch 4 tỉnh trên nguyên tắc “Tự nguyện, bình đẳng,


hiệu quả và cùng có lợi” với mục tiêu liên kết, hợp tác cùng nhau phát triển du lịch vùng, từng bước giảm thiểu khó khăn, khai thác tiềm năng thế mạnh của mỗi địa phương. Nội dung hợp tác bao gồm 6 nhiệm vụ.

“Một là, tổ chức chương trình gắn với chuỗi sự kiện trong đó đẩy mạnh việc liên kết tổ chức các sự kiện du lịch trong cụm nhằm tạo thành chuỗi sự kiện du lịch để các doanh nghiệp xây dựng chương trình du lịch đáp ứng nhu cầu của du khách trong và ngoài nước, đặc biệt cùng phối hợp tổ chức chương trình “Qua những miền di sản Việt Bắc” theo hình thức luân phiên.

Hai là, xây dựng cơ chế quản lý và phát triển du lịch địa phương theo hướng quản lý du lịch thống nhất và phù hợp cho khu vực 4 tỉnh, đồng thời tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế cùng tham gia đầu tư khai thác phát triển du lịch.

Ba là, hợp tác phát triển sản phẩm du lịch và lữ hành, xây dựng và triển khai kế hoạch hợp tác phát triển sản phẩm du lịch liên vùng, trong đó chú trọng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của mỗi địa phương nhằm hấp dẫn thị trường khách du lịch quốc tế và nội địa.

Bốn là, hợp tác tuyên truyền quảng bá - xúc tiến du lịch, liên kết tổ chức quảng bá sản phẩm, quảng bá điểm đến và tổ chức tiếp thị cho thị trường du lịch; hợp tác trong công tác tuyên truyền quảng bá liên vùng, tập trung xây dựng ấn phẩm quảng bá chung, lên phương án tham gia Hội chợ du lịch, xây dựng kế hoạch chung để xúc tiến và quảng bá điểm đến và thu hút đầu tư. Thường xuyên trao đổi thông tin du lịch giữa các tỉnh.

Năm là, hợp tác phát triển nguồn nhân lực du lịch địa phương nhằm nâng cao chất lượng lao động trong ngành du lịch, coi trọng đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch, đào tạo ngoại ngữ, kỹ năng phục vụ du lịch, bồi dưỡng kiến thức về văn hóa truyền thống các dân tộc.


Sáu là, hợp tác xây dựng hạ tầng giao thông và viễn thông trong đó coi trọng việc phối hợp xây dựng kế hoạch phát triển đường giao thông nối liền các tuyến du lịch”.

Để thực hiện thỏa thuận hợp tác trên, Thường trực Uỷ ban nhân dân và lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch 4 tỉnh: Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Cao Bằng đã có buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh cùng các Cục, Vụ liên quan. Trên cơ sở báo cáo và kiến nghị của 4 tỉnh về định hướng hợp tác phát triển du lịch, tại Thông báo kết luận số 3205/TB-BVHTTDL ngày 23/9/2009 của Bộ trưởng nêu rõ: “Bốn tỉnh miền núi Đông Bắc cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội rất khó khăn, là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, đậm bản sắc văn hóa các dân tộc, có nhiều di tích lịch sử cách mạng, nhiều danh thắng nổi tiếng và có nhiều tiềm năng, lợi thế để hợp tác phát triển du lịch. Với những điểm tương đồng trên đồng ý cho 4 tỉnh tổ chức Chương trình du lịch qua những miền di sản theo hình thức luân phiên, mở đầu là tỉnh Hà Giang, năm 2009; khi tổ chức thực hiện Chương trình phải coi trọng yếu tố bản sắc văn hóa dân tộc, có sự gắn kết chặt chẽ giữa các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch”.

Ngày 13/8/2010, tại Hội nghị xúc tiến Chương trình hợp tác phát triển du lịch 6 tỉnh: Cao Bằng - Bắc Kạn- Lạng Sơn - Thái Nguyên – Tuyên Quang

- Hà Giang, đại diện lãnh đạo Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch 6 tỉnh đã họp bàn và ký kết biên bản ghi nhớ làm cơ sở tham mưu cho UBND các tỉnh về công tác phát triển du lịch trên địa bàn. Trong đó thống nhất việc đề xuất với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đưa 2 tỉnh Thái Nguyên và Lạng Sơn tham gia vào cụm hợp tác phát triển du lịch. Tiếp đó tại văn bản số 692/TCDL-LH ngày 12/7/2011 của Tổng cục Du lịch Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã chấp thuận cho 2 tỉnh Thái Nguyên, Lạng Sơn tham gia nhóm hợp tác phát

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 14/08/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí