Thời Gian Và Đơn Vị Đăng Cai Tổ Chức Chương Trình “Qua Những Miền Di Sản Việt Bắc”


triển du lịch vùng cùng với các địa phương trên để tạo thành vùng du lịch Chiến khu Việt Bắc.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chương trình “Qua những miền di sản Việt Bắc” đã lần lượt được tổ chức tại tỉnh, cụ thể như sau:

Bảng 2.3: Thời gian và đơn vị đăng cai tổ chức chương trình “Qua những miền di sản Việt Bắc”

Thời gian tổ

chức

Tỉnh đăng cai tổ

chức

Hoạt động chính

Lần I (21 – 23/11/2009)

Hà Giang

- Biểu diễn các tiết mục nghệ thuật đặc sắc trên sân với chủ đề tư tưởng “Hà Giang cùng cả nước, khu vực hội nhập và phát triển”

- Gắn kết với sức hấp dẫn du lịch theo tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Giang - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

- Tổ chức cuộc thi chung kết thuyết minh viên du lịch “Vẻ đ p vùng Đông Bắc”

- Triển lãm ảnh các danh lam thắng cảnh và con người của 4 tỉnh

- Triển lãm trưng bày, giới thiệu sản phẩm du lịch, ẩm thực của 4 tỉnh và các làng văn hóa, du lịch tỉnh Hà Giang.

- Thi trình diễn trang phục các dân tộc của 4 tỉnh

- Hành trình du lịch chuyên đề khám phá Hà Giang-Tuyên Quang-Cao Bằng, Bắc

Kạn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Liên kết xúc tiến du lịch khu vực Đông Bắc - 9





- Tổ chức đốt pháo cây bông

Lần II (21 – 23/11/2010)

Tuyên Quang

- Liên hoan nghệ thuật và trình diễn các trang phục dân tộc 4 tỉnh

- Giới thiệu một số nét sinh hoạt văn hóa của các dân tộc Tuyên Quang

- Hội thảo liên kết hợp tác phát triển du lịch “Về nguồn Việt Bắc”

- Thi đấu các môn thể thao

- Triển lãm ảnh miền đất và con người 4 tỉnh

- Hội chợ Thương mại - Du lịch Tuyên Quang năm 2010

- Giao lưu biểu diễn nghệ thuật chuyên

nghiệp.

Lần III (6 – 9/11/2011)

Bắc Cạn

- Thi đấu các môn thể thao

- Triển lãm ảnh Miền đất và Con người 6 tỉnh

- Biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp và trình diễn trang phục dân tộc

- Hội thi thuyết minh viên du lịch giỏi, thanh lịch

- Khảo sát giới thiệu tuyến, điểm du lịch Bắc Kạn; Hội chợ Thương mại - Du lịch

Bắc Kạn.

Lần IV (6 – 8/10/2012)

Cao Bằng

- Triển lãm ảnh miền đất và con người Việt Bắc - Cao Bằng xưa và nay

- Biểu dân giao lưu nghệ thuật chuyên nghiệp của Đoàn nghệ thuật 6 tỉnh Việt

Bắc, Nhà hát ca múa nhạc dân gian Việt





Bắc, Đoàn nghệ thuật thành phố Bách Sắc, Quảng Tây, Trung Quốc

- Thi đấu các môn: Tennis, Tung còn, đẩy gậy và đi Guốc ván

- Hội chợ Thương mại - Du lịch quốc tế

Lần V (4 – 7/11/2013)

Lạng Sơn

- Khảo sát tour, tuyến du lịch trong 6 tỉnh Việt Bắc

- Hội thảo “Xây dựng, phát triển tour, tuyến du lịch 6 tỉnh Việt Bắc gắn với Thủ đô Hà Nội”

- Hội thi Người đ p du lịch 6 tỉnh Việt Bắc

- Triển lãm về du lịch và ẩm thực với chủ đề “Di sản văn hóa Việt Bắc gắn với phát triển du lịch bền vững”.

- Giao lưu biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp 6 tỉnh Việt Bắc và 1 đoàn nghệ thuật Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, Trung Quốc

- Các hoạt động thể dục thể thao với các môn thể thao dân tộc như: kéo co, đi cà

kheo, đẩy gậy…

Lần VI (18 – 20/11/2014)

Thái Nguyên

- Triển lãm ảnh "Di sản văn hóa Việt Bắc - điểm h n du lịch"

- Hội thảo khoa học bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch vùng Việt Bắc

- Hội chợ triển lãm du lịch, văn hóa ẩm thực và thương mại Thái Nguyên 2014... -

Điểm nhấn của Lễ khai mạc chính là





chương trình nghệ thuật với chủ đề "Qua những miền di sản Việt Bắc" với sự tham gia của hơn 500 diễn viên đến từ các đoàn nghệ thuật trong vùng, Nhà hát ca múa nhạc dân gian Việt Bắc và các nghệ sĩ nổi tiếng

trong nước.

Lần VII

(10/2015)

Hà Giang

- Lễ khai mạc tại sân Quảng trường 26.3, thành phố Hà Giang

- Trưng bày “Không gian văn hóa du lịch vùng Việt Bắc”

- Tổ chức thi đấu các môn thể thao dân tộc

- Hội đua mảng Hà Giang mở rộng lần thứ nhất

- Chương trình khảo sát du lịch tại Hà Giang và tổng kết chương trình hợp tác phát triển du lịch 6 tỉnh vùng Việt Bắc giai đoạn 2009 – 2015, phương hướng giai đoạn

2015 – 2020.

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Như vậy, mặc dù mới hình thành khối liên kết hợp tác phát triển du lịch nói chung và liên kết xúc tiến du lịch nói riêng nhưng bước đầu hoạt động du lịch khu vực Đông Bắc đã gặt hái được một số kết quả đáng khích lệ như: Năm 2009, doanh thu hoạt động du lịch của 4 tỉnh tham gia chương trình đạt gần 2.000 tỷ đồng, năm 2010 doanh thu đạt trên 2.500 tỷ đồng; công tác tuyên truyền quảng bá trên các phương tiện truyền thông đại chúng không ngừng được đẩy mạnh; chất lượng hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch từng bước được nâng cao; số lượng các nhà đầu tư, khách du lịch đến hợp tác, tham quan, nghỉ dưỡng ngày một tăng góp phần quan trọng thúc đẩy phát


triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo ở các địa phương. Đồng thời bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống, di sản văn hoá các dân tộc của các tỉnh.

Qua sáu năm thực hiện Chương trình Du lịch qua những miền di sản Việt Bắc, hoạt động du lịch các tỉnh trong vùng đã có những bước phát triển khá, góp phần thúc đẩy các hoạt động kinh tế- xã hội phát triển, ngày càng thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến thăm quan, nghiên cứu, tìm hiểu về mảnh đất, con người Việt Bắc. Thông qua Chương trình việc liên kết hợp tác giữa các tỉnh đã được những thành tựu quan trọng, công tác cập nhật trao đổi thông tin được nâng cao, hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch thông qua các kỳ hội chợ, triển lãm được đẩy mạnh; các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành của các tỉnh trong vùng đã thực hiện trao đổi khách, liên kết tour, tuyến tương đối tốt và bước đầu đã đạt được hiệu quả nhất định góp phần tích cực trong công tác phát triển sản phẩm du lịch mới tại các địa phương. Chương trình Du lịch Qua những miền di sản Việt Bắc đang dần tạo được thương hiệu riêng cho vùng và tạo được sự chú ý của các nhà đầu tư, khách du lịch trong và ngoài nước.

Như vậy, có thể khẳng định chương trình “Qua những miền di sản Việt Bắc” là một cách làm hiệu quả mà khu vực Đông Bắc đang áp dụng để thúc đẩy du lịch phát triển. Bởi đây là con đường bảo tồn, phát huy giá trị của các di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch, coi đây là nhiệm vụ chiến lược, có ý nghĩa lịch sử, văn hóa, kinh tế quan trọng. Các tỉnh trong vùng đã thống nhất liên kết triển khai nhiều hoạt động nhằm bảo tồn các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể và phát triển sự nghiệp du lịch, như khảo sát, phối hợp xây dựng các tour, tuyến du lịch liên tỉnh, kết nối với các địa phương, các tỉnh trong nước và khu vực châu Á…


Rõ ràng, theo Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã xác định, phát triển du lịch theo vùng có chiều sâu, trọng tâm, trọng điểm, có thương hiệu và khả năng cạnh tranh là định hướng lớn nhằm phát triển du lịch trong vùng lãnh thổ phù hợp với đặc điểm, tài nguyên du lịch gắn với đặc trưng của vùng, tạo thành các cụm liên kết phát triển mạnh du lịch. Vì thế, du lịch Việt Bắc muốn phát triển cần tạo được liên kết vùng vững chắc. Việc luân phiên tổ chức Chương trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc” hằng năm cũng là một cách làm hiệu quả mà các tỉnh vùng Việt Bắc đang áp dụng để thúc đẩy phát triển liên kết vùng du lịch. Từ chương trình này, lãnh đạo các tỉnh trong vùng có cơ hội gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm phát triển du lịch; các hãng lữ hành biết thêm nhiều tuyến, điểm du lịch mới qua sự giới thiệu của ngành du lịch địa phương... Sở hữu nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể độc đáo, du lịch vùng Việt Bắc sẽ thực sự cất cánh nếu có sự đầu tư thỏa đáng trong tương lai.

Tóm lại, với Chương trình “Du lịch qua những miền di sản Việt Bắc”, khu vực Đông Bắc đang từng bước thắt chặt mối liên kết, xây dựng cơ chế quản lý du lịch thống nhất và phù hợp, khai thác những tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương. Đồng thời, nỗ lực thực hiện liên kết xúc tiến du lịch nhằm huy động tối đa nguồn lực của các địa phương trong phát triển du lịch, tránh lãng phí tài chính, tránh trùng lặp sản phẩm du lịch, xây dựng và quảng bá sản phẩm du lịch đặc thù vùng; xây dựng, xác lập và quảng bá hình ảnh du lịch vùng ra thị trường… Đồng thời thực hiện các chương trình du lịch liên kết vùng, định hướng theo nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế, quyết tâm xây dựng mảnh đất Việt Bắc thành vùng phát triển du lịch theo hướng bền vững trong tương lai.


2.3.2. Liên kết xúc tiến du lịch qua sự kiện “Ngày hội văn hóa thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc”

Khu vực Đông Bắc - miền phên dậu - vùng đất thiêng luôn bảo vệ, chở che cho Tổ quốc Việt Nam. Đây là nơi căn cứ địa vững chắc của nhiều thời kỳ cách mạng với những chiến công hào hùng. Mỗi tên đất, tên bản làng đã đi vào lịch sử và mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Đông Bắc còn là nơi hội tụ và kết tinh nhiều giá trị văn hóa lịch sử bất diệt từ quá khứ đến hiện đại. Nhìn nhận được điều đó, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo các tỉnh trong khu vực thực hiện Ngày hội Văn hóa Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc.

Mục đích: Đây là một hoạt động văn hóa chính trị quy mô lớn được tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá với bạn bè trong nước và quốc tế về tiềm năng, thế mạnh phát triển văn hóa, thể thao, du lịch và các giá trị di sản văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc trong công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển. Thông qua đó, góp phần gìn giữ, phát huy và tôn vinh bản sắc văn hóa các dân tộc, giáo dục truyền thông yêu nước, lòng tự hào dân tộc, củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa tinh thần cho nhân dân. Ngày hội còn là cầu nối giao lưu, gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm giữa nghệ nhân, diễn viên, vận động viên các tỉnh trong khu vực.

Yêu cầu:

+ Các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch được tổ chức trong Ngày hội phải được chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, đảm bảo chất lượng, hiệu quả, thiết thực và tiết kiệm.

+ Gắn hoạt động văn hóa, thể thao với quảng bá tiềm năng thu hút phát triển du lịch của các tỉnh. Các nội dung hoạt động của Ngày hội phải


do các nghệ nhân, nghệ sỹ, diễn viên, nhạc công, vận động viên đến từ các tỉnh vùng Đông Bắc thực hiện.

+ Chọn lọc đặc trưng văn hóa tiêu biểu của đồng bào trong khu vực, tổ chức hoạt động mang tính cộng đồng, đề cao vai trò chủ thể văn hóa, giao lưu văn hóa, đảm bảo yếu tố bảo tồn, tôn vinh và phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với các yếu tố tiến bộ của thời đại; góp phần tạo dựng một sân chơi văn hóa, thể thao và du lịch thật sự bổ ích của cộng đồng các dân tộc vùng Đông Bắc.

+ Về công tác chỉ đạo phải đảm bảo sự thống nhất về nội dung, linh hoạt, sáng tạo trong công tác chỉ đạo, phối hợp tổ chức thực hiện kế hoạch Ngày hội giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn và các tỉnh vùng Đông Bắc.

Các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch trong ngày hội là dịp để các nghệ nhân, diễn viên, vận động viên các địa phương gặp gỡ, giao lưu, học hỏi và giới thiệu những nét văn hóa, thể thao và du lịch truyền thống tốt đ p, đặc sắc của mỗi dân tộc; đồng thời phát huy giá trị di sản văn hóa của vùng Đông Bắc trong công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển. Ngày hội còn là dịp nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và đồng bào các dân tộc trong khu vực về ý thức trách nhiệm của mình trong việc xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; gắn công tác văn hóa, thể thao và du lịch với việc thực hiện những mục tiêu kinh tế-xã hội theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng đã đề ra… Như vậy, Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc mặc dù nhằm giới thiệu tiềm năng văn hóa, thể thao và du lịch… nhưng chỉ thể hiện tính liên kết xúc tiến du lịch thông qua việc các tỉnh trong khu vực cùng tổ chức một hoạt động chung về văn hóa, thể thao và du lịch. Hoạt động này chưa hẳn là liên kết xúc tiến du lịch.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/08/2024