Nguyên nhân & cách xử lý:
- Hở mạch: kiểm tra nguồn vào tại CB, cầu dao, chỗ đấu dây trên dàn lạnh có bị hở không
- CB hư: CB bị nóng hoặc gạt lên gạt xuống lúc có điện lúc không, trường hợp này nên thay CB mới với dòng cắt tương đương CB cũ
- Hư board điều khiển trên dàn lạnh: gọi nhân viên kỹ thuật đến kiểm tra.
3.6.2. Remote bấm không có tác dụng
- Hiện tượng: Khi hướng remote về board nhận tín hiệu trên dàn lạnh và bấm các nút điều khiển mà không nghe tín hiệu hồi đáp.
- Nguyên nhân & cách xử lý:
-Pin yếu hoặc hết pin: thay pin mới
-Remote hư: sử dụng remote cùng loại khác để kiểm tra
- Board nhận tín hiệu trên dàn lạnh hư: thay cảm biến hồng ngoại hoặc thay board
Có thể bạn quan tâm!
- Các Phần Tử Khác Của Hệ Thống Đhkk
- Lọc Bụi Và Tiêu Âm Trong Điều Hòa Không Khí.
- Kỹ thuật lạnh Nghề Điện công nghiệp - Trình độ Cao đẳng - Trường Cao Đẳng Dầu Khí năm 2020 - 17
Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.
3.6.3. Gió thổi ra khỏi dàn lạnh có mùi hôi
Nguyên nhân & cách xử lý:
- Có mùi hôi nấm mốc: do lâu ngày không sử dụng nên có nấm mốc trong dàn lạnh. Máy chạy khoảng một chút sẽ hết mùi hôi. Nên vệ sinh máy lạnh vì nấm mốc không tốt cho sức khỏe.
- Có mùi hôi nhà vệ sinh: do ống nước xả dàn lạnh nối trực tiếp với hệ thống ống nước xả nhà vệ sinh hoặc hố gas mà không có bẫy hơi, mùi hôi trong ống xả hoặc hố gas đi ngược vào dàn lạnh gây hôi.
- Có mùi hắc của gas: dàn lạnh bị xì gas. Trường hợp này nên tắt máy và mở cửa phòng và quạt hút cho thông thoáng. Gas lạnh ở nồng độ cao sẽ gây choáng hoặc bất tỉnh nếu hít phải.
3.6.4. Dàn lạnh bị chảy nước, vỏ dàn lạnh bị đọng sương, gió thổi ra ở dạng sương hoặc thổi ra giọt nước, dàn lạnh bị đóng tuyết
Nguyên nhân & cách xử lý:
- Đa số các trường hợp này là do dàn lạnh bị dơ, cần phải vệ sinh máy lạnh.
- Nếu dàn lạnh bị chảy nước nhiều: ống nước xả bị nghẹt hoặc bị sút
- Nếu dàn lạnh thổi ra giọt nước: dàn lạnh quá dơ. Trong một số trường hợp là do lỗi nhà sản xuất, các dàn lạnh này có một số khe hở quá lớn nên quạt hút luôn các giọt nước thổi ra ngoài.
- Dàn lạnh bị đóng tuyết: quạt dàn lạnh không quay hoặc quay chậm. Nên sửa quạt ngay nếu không có thể dẫn tới hư máy nén (block)
3.6.5. Máy không lạnh hoặc lúc lạnh lúc không
Có rất nhiều nguyên nhân cần kiểm tra:
- Chỉnh chế độ hoạt động trên remote không đúng: kiểm tra trên remote đã chỉnh đúng chế độ (mode) Cool hoặc Auto không, nếu không thì chỉnh lại. Các chế độ Dry, Fan, Heat đều không làm lạnh. Một số trường hợp bật chế độ Timer cũng có thể không lạnh. Nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng kèm theo máy để sử dụng máy đúng cách. Trường hợp này thường gặp rất nhiều và gây bực mình cho các nhân viên kỹ thuật.
- Xì hết gas: kiểm tra rất dễ bằng cách quan sát 2 ống đồng nối vào dàn nóng, cả 2 ống nhỏ và lớn đều không ướt, sờ vào không lạnh (khi máy lạnh hoạt động tốt, cả 2
ống đều có nhiệt độ gần bằng nhau khoảng 5-7 độ C, nhìn bằng mắt 2 ống đều bị ướt). Gió thổi ra dàn nóng không nóng.
- Quạt dàn nóng bị sự cố: theo dõi khoảng 10-20 phút không thấy quạt dàn nóng quay hoặc quay chậm hơn bình thường. Khi quạt dàn nóng không quay hoặc quay chậm, máy nén (block) sẽ chạy và ngưng bất thường (lắng nghe tiếng máy nén chạy)
- Máy nén (block) bị sự cố: quạt dàn nóng quay nhưng máy nén không chạy (không nghe tiếng máy nén chạy)
3.6.6. Board điều khiển trên dàn lạnh hư.
- Trường hợp máy lúc lạnh lúc không là do chỉnh remote ở chế độ Dry hoặc sự cố ở dàn nóng hoặc bị thiếu gas.
- Trong tất cả các trường hợp này, người sử dụng nên tắt máy và gọi ngay nhân viên kỹ thuật đến để sửa máy lạnh ngay, không nên cho máy chạy tiếp vì sẽ dẫn tới hư máy nén.
3.6.7. Máy kém lạnh
- Bị thiếu gas: quan sát 2 ống đồng nối vào dàn nóng, ống nhỏ bị bám tuyết, ống lớn không ướt nếu sờ vào không lạnh lắm. Gió thổi ra dàn nóng không nóng lắm.
- Dàn lạnh và dàn nóng bị dơ.
- Máy không đủ công suất do lắp vào phòng quá lớn (máy 1HP chỉ có thể làm lạnh cho phòng sinh hoạt gia đình tối đa 45 mét khối ở nhiệt độ khoảng 24-25 độ C).
TÓM TẮT NỘI DUNG BÀI 3:
3.1. Không khí ẩm.
3.2. Khái niệm về điều hòa không khí.
3.3. Hệ thống vận chuyển và phân phối không khí
3.4. Các phần tử khác của hệ thống điều hòa không khí.
3.5. Lắp đặt, vận hành máy điều hòa 2 mảnh loại Non-inverter và Inverter
3.6. Chuẩn đoán và khắc phục một số lỗi hư hỏng thường gặp của máy lạnh
CÂU HỎI CỦNG CỐ BÀI 3:
Câu1: Môi chất khi đi qua van tiết lưu thì nhiệt độ của nó sẽ…?
A Tùy thuộc vào trạng thái của môi chất trước khi vào van tiết lưu mà nhiệt độ của nó sẽ tăng, giảm hoặc không thay đổi
B Tăng
C Không đổi D Giảm
Câu 2:Thermotas làm nhiệm vụ gì? A Điều chỉnh tốc độ máy nén
B Điều chỉnh lượng môi chất đi qua van tiết lưu C Rơ le điện từ điều chỉnh nhiệt độ lạnh
D Tất cả các đáp án còn lại đều sai
Câu 3: Về mặt kỹ thuật, phương pháp điều chỉnh năng suất lạnh nào là ưu điểm nhất?
A Đóng ngắt ON-OFF. B Tách xilanh
C Bypass.
D Dùng bộ biến tần
Câu 4: Bình chứa tuần hoàn ưu tiên lắp đặt cho hệ thống lạnh nào? A Hệ thống lạnh có dàn lạnh kiểu ngập lỏng
B Hệ thống lạnh sử dụng môi chất lạnh R22 C Hệ thống lạnh có dàn lạnh kiểu khô
D Hệ thống lạnh có thiết bị ngưng tụ giải nhiệt bằng nước Câu 5: Bình tách dầu ưu tiên lắp đặt cho hệ thống lạnh nào? A Hệ thống lạnh có dàn lạnh khô
B Hệ thống lạnh có dàn lạnh ngập lỏng
C Hệ thống lạnh sử dụng máy nén lạnh trục vít D Hệ thống lạnh sản xuất nước đá
Câu 6: Bình chứa tuần hoàn không ưu tiên lắp đặt cho hệ thống lạnh nào: A Máy đá cây
B Tủ cấp đông tiếp xúc C Máy đá ống
D Kho lạnh
Tài liệu tham khảo
1. Kỹ thuật điện lạnh – Nhà xuất bản trẻ
2. Kỹ thuật lạnh cơ sô – Nhà XB Giáo Dục
3. Tủ lạnh – Tủ kem – Máy điều hòa nhiệt độ - NXB Khoa học kỹ thuật
4. Kỹ thuật lạnh ứng dụng - Nhà XB Giáo Dục
5. Môi chất lạnh - Nhà XB Giáo Dục
6.Giáo trình lắp đặt và vận hành máy lạnh – sở giáo dục và đào tạo Hà Nội – nhà xuất bản Hà Nội -2005