Cách Xác Định Smes Của Một Số Quốc Gia Khác Trên Thế Giới:

đã tự đưa ra một vài tiêu chí xác định SMEs. Tuy nhiên, vì mục tiêu và đối tượng của các tổ chức là khác nhau nên các tiêu chí đưa ra là không thống nhất.

- Ngân hàng Công thương Việt Nam đưa ra tiêu chuẩn SMEs là những doanh nghiệp tồn tại dưới bất kỳ hình thức sở hữu nào, có tổng giá trị tài sản nhỏ hơn 10 tỷ đồng, vốn lưu động dưới 8 tỷ đồng, doanh thu hàng năm không vượt quá 20 tỷ đồng và số lao động thường xuyên dưới 500 người.

- Liên Bộ Tài chính và Lao động thương binh xã hội lại quy định SME là doanh nghiệp có vốn pháp định dưới 1 tỷ đồng, doanh thu hàng năm không quá 10 tỷ đồng và lao động thường xuyên dưới 100 người.

- Tổ chức UNIDO tại Việt Nam quy định cụ thể: doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có ít hơn 50 lao động, tổng vốn và doanh thu dưới 1 tỷ đồng. Doanh nghiệp vừa là doanh nghiệp có số lao động từ 51 đến 200 người, tổng vốn và doanh thu nằm trong hạn mức từ 1 tỷ đến 5 tỷ đồng.

- Còn theo quỹ phát triển Nông thôn (Ngân hàng Nhà nước), SMEs là những doanh nghiệp có số lao động không quá 500 người và có số vốn dưới 2 tỷ đồng.

- Quỹ phát triển SMEs (chương trình do SMEDF-VN-EU phối hợp thực hiện) quy định những doanh nghiệp có từ 10 đến 500 lao động và vốn pháp định từ

50.000 USD đến 300.000 USD sẽ được tài trợ bởi chương trình này.

Ngày 20/6/1998, Chính phủ đã có Công văn số 681/CP-KCN về việc định hướng chiến lược và chính sách phát triển SMEs, trong đó nêu rõ: "Tạm thời quy định thống nhất tiêu chí xác định SMEs ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là những doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 5 tỷ đồng và có số lao động trung bình hàng năm không quá 200 người".

Công văn cũng chỉ rõ doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có số lao động dưới 50 người (đối với các doanh nghiệp công nghiệp), dưới 30 người (đối với các doanh nghiệp thương mại- dịch vụ) và có tổng vốn không lớn hơn 1 tỷ đồng, còn các doanh nghiệp vừa sẽ bao gồm các doanh nghiệp có số lao động từ 31 đến 200 người và có số vốn từ 1 tỷ đến 5 tỷ đồng.

Ngày 23/11/2001, Chính phủ ban hành Nghị định số 90/2001/NĐ-CP về trợ giúp phát triển SMEs, đây là khung khổ pháp lý đầu tiên về khuyến khích phát triển

SMEs ở nước ta. Theo đó, " Doanh nghiệp nhỏ và vừa là các cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người."

Việc áp dụng một trong hai tiêu chí hoặc cả hai tiêu chí trên là linh hoạt, tuỳ thuộc vào tình hình kinh tế- xã hội cụ thể của từng ngành, từng địa phương.

Theo Nghị định này, đối tượng được xác định là SMEs bao gồm các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và Luật Doanh nghiệp Nhà nước; các hợp tác xã thành lập và hoạt động theo luật Hợp tác xã; các hộ kinh doanh cá thể đăng ký theo Nghị định số 109/2004/NND-CP về đăng ký kinh doanh.

Như vậy, sau một thời gian dài, định nghĩa về SMEs ở Việt Nam đã được đưa ra một cách chính thức. Điều này thực sự có ý nghĩa, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả việc ban hành, thực hiện các chính sách hỗ trợ SMEs của các cơ quan Nhà nước và các tổ chức quốc tế.

2.4.Cách xác định SMEs của một số quốc gia khác trên thế giới:

Như đã phân tích ở trên, tiêu chuẩn xác định SMEs của các quốc gia là không giống nhau. Nó tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện, trình độ, định hướng và mục tiêu phát triển của từng nước. Dựa vào đây, mỗi quốc gia sẽ cân nhắc và quyết định đưa ra những tiêu chuẩn phù hợp nhất cho các SMEs của mình.

2.4.1 Liên minh châu Âu (EU)

Liên minh châu Âu là khu vực phát triển rất mạnh các SMEs (80% số doanh nghiệp của EU có số lao động dưới 100 người). Tiêu chí xác định SMEs ở EU căn cứ vào 3 yếu tố chính là: số lao động sử dụng thường xuyên, doanh số và tổng vốn của doanh nghiệp. Cụ thể, SMEs là doanh nghiệp có số lao động dưới 250 người, tổng vốn không quá 27 triệu ECU, hoặc doanh số không vượt quá 40.000 ECU/năm.

Ngoài ra doanh nghiệp còn phải thoả mãn một tiêu chuẩn nữa là phải có cổ phần không quá 25% ở một xí nghiệp lớn.2


2 OECD (2002), Small and Medium Enterprises Outlook

2.4.2 Khu vực ASEAN

Tại các nước ASEAN như Singapore, Malaixia, Indonexia, Thái Lan, Philipin, khái niệm về SMEs nhìn chung được xác định dựa vào 3 tiêu chí cơ bản là số lượng lao động sử dụng, tổng vốn đầu tư hoặc tổng doanh thu hàng năm.

- Singapore quan niệm SMEs là những doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 100 người và vốn đầu tư dưới 1,2 triệu USD.

- Với Malaixia, định nghĩa SMEs được đưa ra dựa trên hai tiêu chí về tổng doanh thu và số lao động chính thức (làm toàn thời gian) (Bảng 1.3)

Bảng 1.3 Định nghĩa SMEs theo tổng doanh thu và số lao động


Lĩnh vực

Loại hình

Sản xuất và các dịch vụ liên quan đến sản xuất

Dịch vụ


Doanh nghiệp cực nhỏ

-Tổng doanh thu dưới 250.000 RM hoặc

- Số lao động dưới 5 người

- Tổng doanh thu dưới 200.000 RM hoặc

- Số lao động dưới 5 người


Doanh nghiệp nhỏ

- Tổng doanh thu từ 250.000 đến 10 triệu RM hoặc

- Số lao động từ 5 đến 50 người

- Tổng doanh thu từ 200.000 đến 1 triệu RM hoặc

- Số lao động từ 5 đến 19 người


Doanh nghiệp vừa

- Tổng doanh thu 10 triệu đến 25 triệu RM hoặc

- Số lao động từ 51 đến 150 người

- Tổng doanh thu từ 1 triệu đến 5 triệu RM hoặc

- Số lao động từ 20 đến 50 người

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm với Việt Nam - 3

Nguồn: SMIDEC, Malaysia, 2006

- Thái Lan không có định nghĩa chính thức về SMEs. Các cơ quan chính phủ khác nhau của Thái Lan sử dụng những tiêu chí khác nhau như doanh thu, tài sản cố định, số lao động và vốn đăng ký để định nghĩa SMEs.

Ngày 22/12/1998, Chính phủ Thái Lan đã thông qua định nghĩa SMEs dựa trên tiêu chí về giá trị tài sản của doanh nghiệp. Theo đó, trong các ngành sản xuất và dịch vụ, doanh nghiệp có tổng giá trị tài sản nhỏ hơn 200 triệu Bath được coi là doanh nghiệp vừa, dưới 50 triệu Bath là doanh nghiệp nhỏ. Trong bán buôn, các con số tương ứng là dưới 100 triệu Bath và dưới 50 triệu Bath. Còn

trong bán lẻ, doanh nghiệp vừa là doanh nghiệp có tổng giá trị tài sản nhỏ hơn 60 triệu Bath, doanh nghiệp nhỏ là dưới 30 triệu Bath. Tuy nhiên định nghĩa này vẫn chưa phải là định nghĩa chính thức và chưa được thể chế hoá trong một văn bản pháp lý có giá trị chung.

Cho đến giữa năm 2000, các cơ quan chính phủ khác nhau vẫn ban hành và sử dụng những định nghĩa khác nhau về SMEs.

Bảng dưới đây cho thấy, theo quy tắc đưa ra ngày 11/12/2002 của Bộ Công nghiệp Thái Lan thì SMEs lại được định nghĩa dựa trên các tiêu chí về số lao động thường xuyên hoặc tổng giá trị tài sản cố định.

Bảng 1.4 Tiêu chuẩn về SMEs của Thái Lan theo số lao động thường xuyên và tổng giá trị tài sản cố định.



Số lao động thường xuyên

(người)

Tổng giá trị tài sản cố định

(triệu Bath)

Doanh nghiệp

nhỏ

Doanh nghiệp

vừa

Doanh nghiệp

nhỏ

Doanh nghiệp

vừa

Sản xuất

=< 50

51- 200

=< 50

> 50-200

Dịch vụ

=< 50

51- 200

=< 50

> 50-200

Thương mại

- Bán buôn

- Bán lẻ


=< 25

=<15


26- 50

16-30


=<50

=< 30


>50- 100

>30- 60

Nguồn: Hồ sơ SMEs của các nước thành viên APEC, 2006

- Đối với Philipin thì SMEs được phân loại một cách chi tiết hơn thành các doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp siêu nhỏ, trong đó doanh nghiệp siêu nhỏ thường là các hộ gia đình. Cụ thể, trong ngành sản xuất:

Doanh nghiệp lớn: có số vốn trên 60 triệu Peso

Doanh nghiệp vừa: có số vốn từ 15 triệu- 60 triệu Peso Doanh nghiệp nhỏ: có vốn từ 1,5 triệu đến 15 triệu Peso

2.4.3 Mỹ

Người Mỹ ít khi sử dụng thuật ngữ “doanh nghiệp nhỏ và vừa” (small and medium enterprises). Thay vào đó, trong hầu hết các văn bản pháp lý cũng như các tài liệu nghiên cứu, họ thường sử dụng thuật ngữ “kinh doanh nhỏ”

(small business). Trên thực tế, các văn bản pháp luật và pháp quy khác nhau của Quốc hội cũng như của chính quyền Mỹ định nghĩa “kinh doanh nhỏ” theo nhiều cách khác nhau, trong đó, hai tiêu chuẩn chính là sở hữu tư nhân và tổng số lao động thấp hơn một giới hạn nào đó.

Luật kinh doanh nhỏ năm 1953 của Mỹ định nghĩa kinh doanh nhỏ là “kinh doanh thuộc sở hữu độc lập, có hoạt động và không chi phối lĩnh vực mà nó hoạt động”. Trong đó, thuật ngữ “sở hữu độc lập” ngụ ý rằng kinh doanh đó không thuộc sở hữu của Nhà nước hoặc của một công ty lớn nào. Điều này khác hẳn với các SMEs ở Đài Loan và Nhật Bản, các công ty con hoặc các xí nghiệp vệ tinh thuộc các công ty lớn vẫn được hưởng những đặc quyền của các SMEs.

Cục quản lý kinh doanh nhỏ (SBA) Mỹ có cách xác định SME cụ thể hơn. SBA định nghĩa kinh doanh nhỏ là một “kinh doanh có ít hơn 500 lao động”. Đây là định nghĩa được sử dụng rộng rãi nhất và có thể coi là tiêu chuẩn về SME “bán chính thức” của chính phủ Mỹ.

2.4.4 Australia

Khái niệm SMEs được đưa ra bởi Cục thống kê Australia. Theo đó, doanh nghiệp nhỏ được định nghĩa là các doanh nghiệp có từ 1 đến 19 lao động. Doanh nghiệp vừa là doanh nghiệp có số lao động từ 20 đến 199 người và doanh nghiệp lớn là doanh nghiệp có nhiều hơn 200 lao động.

Một định nghĩa khác về SMEs liên quan đến tổng doanh thu và tổng tài sản. Đó là: SMEs được định nghĩa là các doanh nghiệp có tổng doanh nhu hàng năm không vượt quá 50 hoặc 100 triệu USD hoặc có tổng giá trị tài sản là dưới 200 triệu đô la Mỹ. Định nghĩa này được một số cơ quan trực thuộc Chính phủ sử dụng với mục đích làm cơ sở đưa ra và thực hiện các chính sách liên quan đến SMEs. Ví dụ như chương trình “Sẵn sàng cho thương mại” của Australia đã sử dụng tiêu thức 50 triệu USD tổng doanh thu làm tiêu chí xác định một doanh nghiệp là nhỏ và vừa.

3. Đặc điểm của SMEs

Cũng như các loại hình doanh nghiệp khác, trong suốt quá trình hình thành và phát triển của mình, SMEs cũng có những đặc điểm riêng với những ưu thế và hạn chế nhất định.

3.1 Về những ưu thế của SMEs

3.1.1. SMEs khởi sự dễ dàng

Nhìn chung, ngay sau khi có ý tưởng kinh doanh, chỉ cần một lượng vốn nhỏ, số lao động không nhiều, diện tích mặt bằng và quy mô nhà xưởng không lớn với các điều kiện làm việc tương đối đơn giản, các SMEs đã có thể đi vào hoạt động. Loại hình doanh nghiệp này gần như không đòi hỏi một lượng vốn đầu tư lớn ngay trong giai đoạn đầu. Mặt khác, trong khi việc tạo nguồn vốn kinh doanh thường là một trở ngại không nhỏ đối với các doanh nghiệp lớn thì với SMEs, do có tốc độ quay vòng vốn nhanh nên có thể dễ dàng huy động vốn từ những nguồn không chính thức như người thân, bạn bè. Nhờ đó có thể nhanh chóng biến ý tưởng kinh doanh thành hiện thực.

3.1.2 SMEs có tính linh hoạt cao

Do hoạt động với quy mô nhỏ nên hầu hết các SMEs đều rất năng động và dễ thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường. Cơ sở vật chất kỹ thuật không lớn cũng giúp SMEs dễ dàng chuyển đổi sản xuất hay điều chỉnh quy mô của mình mà không gây hậu quả cho xã hội. Trong một số trường hợp, các SMEs còn năng động trong việc đón đầu những biến động đột ngột của các thể chế, chính sách quản lý kinh tế- xã hội, hay các dao động đột biến trên thị trường. Trên góc độ thương mại, nhờ có tính linh hoạt cao và có ưu thế của sự "gần kề" (proximity) với các nguồn lực đầu vào và với thị trường tiêu thụ nên các SMEs có nhiều lợi thế hơn các doanh nghiệp lớn trong việc nắm bắt kịp thời nhu cầu và thị hiếu thường xuyên thay đổi của người tiêu dùng, cho phép tạo ra một lượng cung không nhỏ về hàng hoá và dịch vụ với chất lượng tốt và giá cả hợp lý. Đặc biệt cũng nhờ tính linh hoạt này mà các SMEs có thể dễ dàng tìm kiếm những thị trường ngách và gia nhập thị trường này khi hoạt động kinh doanh trở nên khó khăn và kém hiệu quả. Điều này

là đặc biệt quan trọng đối với các nền kinh tế đang phát triển hoặc các nền kinh tế đang chuyển đổi.

3.1.3 SMEs đặc biệt thích nghi với việc phát huy mọi tiềm năng của địa phương và cơ sở

Tiềm năng về những nguồn lực đầu vào như lao động, tài nguyên, tư liệu sản xuất hay vốn tại chỗ của các địa phương là rất phong phú, tuy nhiên, trữ lượng ở từng địa phương lại thường hạn chế, không đủ để đảm bảo cho quy mô sản xuất của các doanh nghiệp lớn. Trong khi đó, với lợi thế quy mô nhỏ, các SMEs có thể phân tán ở hầu hết khắp các địa phương, vùng miền, nhờ vậy, có thể duy trì, khai thác, tận dụng triệt để và hiệu quả những nguồn lực sẵn có ở địa phương. Và thực tế đã cho thấy, có rất nhiều SMEs của Việt nam và thế giới đã từng bước trưởng thành và lớn mạnh chính nhờ lợi thế này.

3.1.4 Ngoài ra, SMEs có lợi thế về sử dụng lao động

Quan hệ lao động trong các SMEs thường có tính thân thiện, gần gũi hơn so với các doanh nghiệp lớn. Người lao động thường dễ dàng được quan tâm, động viên và khuyến khích hơn trong công việc. Nhờ vậy mà mối quan hệ giữa công nhân và chủ doanh nghiệp cũng gần gũi và mang tính tương trợ cao hơn. Khi doanh nghiệp gặp khó khăn, cả công nhân và chủ doanh nghiệp đều nỗ lực hết mình, sẵn sàng làm thêm giờ, thậm chí tự hạ thấp tiền lương để có thể phần nào hỗ trợ cho doanh nghiệp. Rõ ràng, đây là một mối quan hệ rất đáng quý và phù hợp với văn hoá của người châu Á nói chung và của người Việt Nam nói riêng.

3.2. Về những hạn chế của SMEs

Bên cạnh những lợi thế được chỉ ra ở trên thì các SMEs cũng có những hạn chế nhất định như:

3.2.1 Thiếu nguồn lực để thực hiện những ý tưởng kinh doanh lớn

Do khả năng tài chính và nguồn nhân lực hạn chế, nhiều SMEs có những sáng kiến công nghệ tiên tiến nhưng không đủ sức tiến hành nghiên cứu- triển khai, nên không thể biến ý tưởng của mình thành công nghệ mới hoặc phải chịu để các doanh nghiệp lớn mua lại với giá rẻ. Các SMEs cũng thường không có đủ tiềm lực để thực hiện những dự án lớn về đầu tư, chuyển đổi cơ cấu, tiếp thị hay đào tạo, do vậy thường gặp khó khăn khi muốn mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh.

3.2.2 SMEs không có được các lợi thế của kinh tế quy mô (economy of scale)

Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thường không đạt được những lợi ích và ưu thế đặc biệt mà chỉ từ một quy mô thích hợp (thường là đủ lớn) mới có được. Lấy ví dụ như, khi mua nguyên vật liệu và máy móc thiết bị, do khả năng tài chính hạn hẹp, giá trị các đơn đặt hàng nhỏ nên các SMEs thường không được hưởng các khoản chiết khấu thanh toán hay chiết khấu thương mại như đối với các doanh nghiệp lớn. Khi cần nhập khẩu máy móc thiết bị của nước ngoài, cũng do thiếu thông tin và ngoại tệ, nhiều SMEs không thể đặt hàng một cách trực tiếp mà phải qua khâu trung gian, chịu thêm một khoản phí không nhỏ. Thậm chí ngay trong các mối quan hệ với Nhà nước, ngân hàng và giới báo chí, loại hình doanh nghiệp này cũng thường bị yếu thế hơn.

3.2.3 Hạn chế về trình độ quản lý và tay nghề của người lao động

Các chủ doanh nghiệp thường là những kỹ sư hoặc kỹ thuật viên đứng ra thành lập và vận hành doanh nghiệp. Họ vừa là người quản lý, vừa trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh nên mức độ chuyên môn trong quản lý là không cao. Phần lớn các chủ SMEs đều không được đào tạo qua một lớp quản lý chính quy nào, do vậy việc khó khăn trong công tác quản lý tài chính và con người là không thể tránh khỏi.

Với quy mô nhỏ, kinh phí hạn hẹp, các SMEs thường không đủ khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn trong việc thu hút những lao động có tay nghề. Người lao động ít được đào tạo và đào tạo lại, vì vậy trình độ thấp và kỹ năng không cao. Ngoài ra, sự không ổn định trong công việc, cơ hội thăng tiến thấp cũng là những lý do làm cho nhiều lao động có kỹ năng không muốn làm việc cho khu vực này.

3.2.4 Các SMEs do rất dễ khởi nghiệp nên cũng phải chịu nhiều rủi ro trong kinh doanh

Do quy mô nhỏ, các SMEs thường không có mạng lưới phân phối và kinh doanh rộng khắp như các doanh nghiệp lớn, cũng khó có thể có được những chiến dịch quảng cáo và tiếp thị rầm rộ nhằm thu hút người tiêu dùng. Việc cạnh tranh trên thị trường vì thế gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt, do không có nhiều vốn và trường vốn nên các SMEs thường dễ bị tổn thương khi có biến động lớn trên thị trường. Nếu không thực sự linh hoạt và nhanh nhạy thì nguy cơ phá sản sẽ là rất cao. Thực tế ở

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí