Mục Tiêu Kiểm Toán Với Kiểm Tra Chi Tiết Số Dư Nợ Phải Trả

thời gian)

3.3. Kiểm tra chi tiết nợ phải trả người bán

Nợ phải trả người bán là những món nợ chưa thanh toán về hàng hóa và dịch vụ nhận được trong tiến trình kinh doanh bình thường. Nợ phải trả người bán bao gồm các món nợ của việc mua vào nguyên vật liệu, thiết bị, điện nước, sửa chữa và nhiều sản phẩm, dịch vụ khác doanh nghiệp nhận được trước ngày kết thúc năm. Các khoản phải trả người bán không bao gồm những món nợ chịu lãi, hợp đồng, phải trả, vật thế chấp, giấy nhận nợ, trái phiếu.

Bảng 3.3. Mục tiêu kiểm toán với kiểm tra chi tiết số dư Nợ phải trả


Mục tiêu kiểm toán

Kiểm tra chi tiết số dư Nợ phải trả người bán

- Tính hợp lí chung

- So sánh với số dư tài khoản chi phí năm trước.

Số dư tài khoản, các chi tiết của

- Xem xét các khoản phải trả nhằm phát hiện

các khoản phải trả, các tài khoản

những khoản bất hợp lí như không có bên bán

tài sản và chi phí liên quan đều

và các khoản phải trả chịu lãi.

hợp lí.

- Đối chiếu các khoản phải trả trong sổ hạch

- Các mục tiêu đặc thù

toán chi tiết với các năm trước.

Các khoản phải trả trong danh

- Cộng tổng danh sách các khoản phải trả.

sách thống nhất với sổ hạch toán

- Đối chiếu số tổng cộng với sổ cái tổng hợp.

chi tiết các khoản phải trả. Số

- Đối chiếu các hóa đơn của từng người bán với

tổng cộng đươc cộng đúng và

sổ hạch toán chi tiết nhằm kiểm tra tên và số

thống nhất với sổ cái tổng hợp.

tiền.

Các khoản phải trả trong sổ hạch

- Đối chiếu danh sách các khoản phải trả, chú

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.

Kiểm toán tài chính - 12

trọng các khoản phải trả lớn và bất thường.

Các khoản phải trả hiện có đều ở

- Kiểm tra chi tiết các khoản nợ trong kì.

trong danh sách các khoản phải

- Thực hiện các thủ tục tương tự như đối với các

trả.

khoản nợ ngoài kì và đối với tính có căn cứ hợp

Các khoản phải trả trong danh

lí.

sách đúng đắn.

- Kiểm tra sổ hạch toán chi tiết các khoản phải

Các nghiệp vụ trong chu kí mua

trả.

hàng và thanh toán được vào sổ

- Thực hiện việc kiểm tra công nợ ngoài kì.

đúng kì.

- Đối chiếu với số liệu kiểm toán chu trình hàng

Các tài khoản trong chu trình mua

tồn kho.

hàng và thanh toán được trình bày

- Kiểm tra các khoản phải trả để đảm bảo nợ

đúng đắn.

phải trả người bán, nợ ngắn hạn và dài hạn được


tách riêng.

toán chi tiết phải có căn cứ hợp lí

Ví dụ: Công ty kiểm toán và kế toán AAC thực hiện quy trình kiểm toán chi tiết nợ phải trả nhà cung cấp ngắn hạn và dài hạn với công ty cổ phần XYZ năm 2015 do kiểm toán viên Trần Hiền thực hiện.

CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOAN

Tên khách hàng: Công ty CP XYZ

Ngày khóa sổ: 31/12/2014

Nội dung: PHẢI TRẢ NHÀ CUNG CẤP NGẮN/ DÀI HẠN

E230


Tên

Ngày


Người lập CT

Thiện

17/03/2015

Người soát xét 1

Trần Hiền

17/03/2015

Người soát xét 2



A. MỤC TIÊU

Đảm bảo các khoản phải trả nhà cung cấp ngắn hạn và dài hạn là có thực, thuộc nghĩa vụ thanh toán của doanh nghiệp; đã được hạch toán chính xác, đầy đủ; được đánh giá và trình bày phù hợp với các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.

B. RỦI RO SAI SÓT TRỌNG YẾU CỦA KHOẢN MỤC


Các rủi ro trọng

yếu

Thủ tục kiểm toán

Người thực hiện

Tham

chiếu





C. THỦ TỤC KIỂM TOÁN


STT

Thủ tục

Người thực hiện

Tham chiếu


I. Thủ tục chung

1

Kiểm tra các nguyên tắc kế toán áp dụng nhất quán với

Thiện

E240.2

năm trước và phù hợp với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.




2

Lập bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dư cuối năm trước. Đối chiếu các số dư trên bảng số liệu tổng hợp với Bảng Cân đối số phát sinh và giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trước (nếu có).

Thiện

E240.3

II. Kiểm tra phân tích


1

So sánh, phân tích biến động số dư phải trả nhà cung cấp năm nay so với năm trước, cũng như tỷ trọng số dư phải trả nhà cung cấp trong tổng nợ ngắn hạn và dài hạn để phát hiện sự biến động bất thường và đánh giá tính phù hợp với thay đổi trong hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp.

Thiện

E240

III. Kiểm tra chi tiết


1

Thu thập bảng tổng hợp các khoản chi tiết nợ phải trả nhà cung cấp, đối chiếu với Sổ Cái, tìm hiểu bản chất số dư các khoản phải trả lớn.

Thiện

E240.4

2

Gửi thư xác nhận và thủ tục thay thế:

Thiện

E240.4

2.1

Lập và gửi thư xác nhận số dư nợ phải trả cho các đối




tượng cần xác nhận nợ. Lập bảng tổng hợp theo dòi thư




xác nhận và đối chiếu số được xác nhận với số liệu trên




sổ chi tiết, xác định nguyên nhân chênh lệch (nếu có).



2.2

Gửi thư xác nhận lần thứ 2 nếu không nhận được hồi



2.3

đáp.




Trường hợp không trả lời, thực hiện các thủ tục thay thế




như: kiểm tra các khoản thanh toán phát sinh sau ngày




kết thúc năm hoặc kiểm tra chứng từ chứng minh tính




hiện hữu của nghiệp vụ mua hàng (hợp đồng, hóa đơn,




phiếu giao hàng, ...) trong năm.




3

Kiểm tra các khoản trả trước cho nhà cung cấp: Thu thập danh sách các khoản trả tiền trước cho nhà cung cấp, đối chiếu với Sổ Cái, đối chiếu các khoản trả trước cho nhà cung cấp với điều khoản trả trước quy định trong hợp đồng mua bán hàng hóa dịch vụ, xem xét mức

Thiện

E240.4


độ hoàn thành giao dịch tại ngày khóa sổ kế toán và đánh giá tính hợp lí của các số dư trả trước lớn cho nhà cung cấp .



4

Kiểm tra các khoản nợ chưa được ghi sổ:

Thiện

E240.4

4.1

Đối chiếu các hóa đơn chưa thanh toán tại ngày kiểm




toán với số dư nợ phải trả đã ghi nhận tại ngày khóa sổ;



4.2

Kiểm tra các nghiệp vụ mua hàng/thanh toán sau




ngày kể từ ngày khóa sổ;



4.3

Kiểm tra các chứng từ gốc, so sánh ngày phát sinh




nghiệp vụ với ngày ghi nhận trên sổ sách để đảm bảo




tính đúng kì.




5

Kiểm tra cách hạch toán có liên quan đến các trường hợp trao đổi phi tiền tệ (đổi hàng), các yêu cầu với nhà phân phối trên cơ sở các chứng từ liên quan (nếu có.




6

Kiểm tra các nghiệp vụ bù trừ nợ (nếu có), kiểm tra hợp đồng, biên bản thỏa thuận và chuyển nợ giữa các bên.




7

Kiểm tra việc đánh giá lại đối với các số dư phải trả, số dư trả trước cho nhà cung cấp có gốc ngoại tệ tại ngày khóa sổ kế toán và cách hạch toán chênh lệch tỷ giá.




8

Kiểm tra cách ghi nhận lãi phải trả đối với các số dư nợ nhà cung cấp đã quá hạn (nếu có) và so sánh với số đã ghi sổ.

Thiện

E240.4


IV. Thủ tục kiểm toán khác






D. KẾT LUẬN

Theo ý kiến của tôi, trên cơ sở các bằng chứng thu thập được từ việc thực hiện các thủ tục ở trên, các mục tiêu kiểm toán trình bày ở phần đầu của chương trình kiểm toán đã đạt được, ngoại trừ các vấn đề sau:

Chữ kí của người thực hiện:(đã kí)_

Kết luận khác của Thành viên BGĐ và/hoặc Chủ nhiệm kiểm toán (nếu có):

................................................................................................................................

Giấy làm việc:


CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN - AAC



Tên khách

hàng:

Công ty TNHH XYZ

Người lập

Ngày

E240.1



Chủ đề:

TK 331

Thiện

17/03/2015

Người kiểm tra

Ngày

Niên độ:

Năm 2014

Tr. Hiền

17/03/2015



SDĐK

5.189.141.904

272.022.218 (Dư Nợ)

PY





4.917.119.686 (Dư Có)




SPSN

200.776.621.431





SPSC

205.989.060.516





SDCK

10.401.580.989

272.022.218 (Dư Nợ)

TB, GL





10.673.603.207 (Dư Có)



Trong đó:

TB, GL: Khớp với số liệu trên Bảng Cân đối số phát sinh và Sổ cái

PY: Khớp với báo cáo kiểm toán năm trước

Kết luận: Đồng ý với số liệu của đơn vị.

Mục tiêu: Đảm bảo các khoản phải trả nhà cung cấp ngắn hạn và dài hạn là có thực, thuộc nghĩa vụ thanh toán của doanh nghiệp; đã được hạch toán chính xác, đầy đủ; được đánh giá và trình bày phù hợp với các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.

Nguồn gốc số liệu: Báo cáo tài chính, sổ sách của đơn vị và Báo cáo kiểm toán năm 2014 của Công ty kiểm toán và kế toán AAC.

Trong đó sổ sách của đơn vị bao gồm:

- Hợp đồng mua hàng

- Hóa đơn tài chính

- Phiếu giao (nhận) hàng

- Sổ cái, sổ chi tiết tài khoản 331

- Các biên bản xác nhận công nợ

- Bảng cân đối kế toán năm 2014 (Sau kiểm toán)

- Bảng cân đối kế toán năm 2013 (Trước kiểm toán)

- Bảng cân đối số phát sinh


CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN - AAC



Tên khách

hàng:


Công ty TNHH XYZ


Người lập


Ngày

E240.2



Chủ đề:

TK 331

(Các thủ tục chung)

Thiện

17/03/2015

Người kiểm tra

Ngày

Niên độ:

Năm 2014

Tr. Hiền

17/03/2015

1. Kiểm tra các nguyên tắc kế toán áp dụng và việc thực hiện các nguyên tắc nhất quán và theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.

2. Đối chiếu số liệu đầu năm



Báo cáo tài chính 31/12/2013

Sổ sách đơn vị 1/1/2014

Chênh lệch

TK 331

5.189.141.904

5.189.141.904

-

Kết luận:

1. Không có thay đổi nguyên tắc kế toán áp dụng và việc thực hiện các nguyên tắc nhất quán và theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.

2. Số dư đầu kì của TK331 khớp đúng với Báo cáo kiểm toán năm trước (năm 2013).

CÂU HỎI ÔN TẬP


Câu 1. Trong tháng 3/N, Công ty E có ghi nhận một hóa đơn GTGT 0123/N-1 liên quan đến chi phí tiếp khách với số tiền chưa có thuế GTGT là 10.000.000 đồng; thuế GTGT là 1.000.000 đồng vào khoản phải thu khác thay vì phải hạch toán toàn bộ vào chi phí hoạt động trong năm. Khoản chi phí này được thanh toán bằng tiền mặt ngày 25/04/N.

Vào ngày 01/06/N, Công ty E có mua Laptop cho Giám đốc, trị giá chưa có thuế GTGT là 30.000.000 đồng, thuế GTGT là 3.000.000 đồng. Tuy nhiên do nhầm lẫn khi phân loại hóa đơn, kế toán đã ghi nhận khoản chi này là khoản chi phí quản lí cho Ban Giám đốc và được hạch toán bộ trong năm N.

Yêu cầu: Viết các bút toán điều chỉnh của kiểm toán độc lập cho các sai sót của Công ty E ảnh hưởng trực tiếp đến Bảng Cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh của năm N. Biết rằng: việc kiểm toán báo cáo tài chính được thực hiện vào tháng 02/N+1; các sai sót trong nghiệp vụ trên đều là trọng yếu đối với báo cáo tài chính; Công ty E kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%. Máy Laptop được khấu hao theo tỷ lệ 30%/năm.

Câu 2. Công ty K là công ty thương mại, kinh doanh mặt hàng X.

Ngày 26/12/N: K có mua của Công ty M 1 lô hàng X trị giá là 120.000.000 đồng chưa có thuế GTGT, K đã nhận hóa đơn GTGT số 456 ngày 27/12/N do M phát hành, hàng X thực tế chưa nhập kho tính đến 31/12/N. Kế toán chưa phản ánh các nghiệp vụ mua hàng vào sổ sách của công ty trong năm N.

Vào ngày 28/12/N, một nửa giá trị lô hàng X nói trên đã dược K bán trực tiếp cho công ty N với trị giá là 150.000.000 đồng chưa có thuế GTGT mà M đã giao hàng trực tiếp cho N tại kho của N.

Kế toán của công ty K xuất hóa đơn cho N ngày 3/1/N+1 và ghi nhận doanh thu và giá vốn cho giá trị lô hàng X cho năm N+1 thay vì phải ghi nhận các nghiệp vụ trên trong năm N. Tính đến 31/12/N, không có phát sinh nghiệp vụ thanh toán giữa K và M; K và N cho các nghiệp vụ mua bán nói trên.

Yêu cầu: Viết các bút toán điều chỉnh của kiểm toán độc lập cho các sai sót của công ty K ảnh hưởng trực tiếp đến bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh của năm N. Biết rằng: Việc kiểm toán báo cáo tài chính được thực hiện vào tháng 02/N+1; các sai sót trong các nghiệp vụ trên đều là trọng yếu đối với báo cáo tài chính; Công ty K kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thuế suất thuế GTGT là 10% và thuế suất thuế TNDN là 20%. Hàng X không có tồn kho vào đầu tháng 12/N.

Câu 3: Kiểm toán báo cáo tài chính kết thúc ngày 31/12/N của công ty Hoa Lệ, kiểm toán viên phát hiện một số sai phạm sau:

1. Ngày 20/6 công ty mua lô nguyên vật liệu của công ty Hà Phương trị giá chưa thuế 430.000.000 đồng, thuế GTGT 10%, phần chiết khấu thanh toán được hưởng 1% trên giá mua chưa thuế, kế toán công ty đã ghi giảm giá trị hàng mua.

2. Ngày 29/12 công ty mua lô vật liệu chưa thanh toán trị giá chưa thuế 520.000.000 đồng, thuế GTGT 10%, hoá đơn về nhưng hàng chưa về, đến ngày 3/1/N khi hàng về kế toán công ty mới tiến hành hạch toán.

3. Kế toán không phản ánh nghiệp vụ bán hàng ngày 12/5, xuất bán chịu cho công ty Thiên Ân 9.000 sản phẩm, giá bán đơn vị chưa thuế GTGT 10% là 61.300 đồng/sản phẩm, đơn giá xuất kho bình quân gia quyền 46.300 đồng/sản phẩm.

4. Kế toán doanh nghiệp hạch toán toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vượt định mức 46.000.000 đồng vào giá thành thành phẩm hoàn thành nhập kho trong năm.

5. Do áp dụng sai phương pháp tính giá hàng xuất kho bán đẽ làm cho giá vốn hàng bán tăng lên 145.000.000 đồng.

6. Ngày 25/12/N, doanh nghiệp xuất kho một số dụng cụ thuộc loại phân bổ hai lần cho phân xưởng sản xuất trị giá 59.000.000 đồng, kế toán đã phản ánh toàn bộ vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của sản phẩm hoàn thành nhập kho trong năm.

7. Kế toán doanh nghiệp không phản ánh số nguyên vật liệu xuất kho nhờ ông Mai Nam gia công hộ trị giá 542.000.000 đồng vào hàng tồn kho của doanh nghiệp.

8. Ngày 12/5 công ty mua nguyên vật liệu của công ty Mai Hoàng chưa thanh toán, giá mua chưa thuế 419.000.000 đồng, thuế GTGT 10%, chiết khấu thương mại được hưởng 1%, kế toán công ty đã ghi giảm chi phí quản lí doanh nghiệp.

Yêu cầu:

1. Nêu các thủ tục kiểm toán phát hiện sai phạm trên.

2. Nêu nội dung cơ sở dẫn liệu bị ảnh hưởng.

3. Nêu ảnh hưởng các sai phạm trên đối với báo cáo tài chính và bút toán điều chỉnh (biết thuế suất thuế TNDN 20%)

Xem tất cả 220 trang.

Ngày đăng: 29/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí