Kiểm toán tài chính - 10

BÀI ĐỌC THÊM

Mẫu giấy tờ làm việc kiểm toán viên: Chương trình kiểm toán phải trả nhà cung cấp ngắn và dài hạn

CÔNG TY



Tên

Ngày

Người lập CT



Người soát xét 1



Người soát xét 2



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.

Kiểm toán tài chính - 10

Tên khách hàng:


Ngày kết thúc kỳ kế toán: Nội dung:

CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN PHẢI

TRẢ NHÀ CUNG CẤP NGẮN/DÀI HẠN


A. MỤC TIÊU

Đảm bảo các khoản phải trả nhà cung cấp ngắn hạn và dài hạn là có thực, thuộc nghĩa vụ thanh toán của doanh nghiệ; đã được ghi nhận chính xác, đầy đủ; được đánh giá và trình bày phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng.

B. RỦI RO CÓ SAI SÓT TRỌNG YẾU CỦA KHOẢN MỤC


Các rủi ro trọng

yếu

Thủ tục kiểm toán

Người thực hiện

Tham chiếu





C. THỦ TỤC KIỂM TOÁN


STT


Thủ tục

Người

thực hiện

Tham chiếu

I. Thủ tục chung

1.

Kiểm tra chính sách kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo

cáo tài chính được áp dụng.



2.

Lập Bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dư cuối năm trước. Đối chiếu các số dư trên Bảng số liệu tổng hợp với Bảng Cân đối số phát sinh, Sổ Cái, sổ chi tiết,… và giấy

tờ làm việc của kiểm toán năm trước (nếu có).



II. Thủ tục phân tích

1.

So sánh, phân tích biến động số dư phải trả nhà cung cấp

năm nay so với năm trước, cũng như tỷ trọng số dư phải



STT


Thủ tục

Người

thực hiện

Tham chiếu


trả nhà cung cấp trong tổng nợ ngắn hạn và dài hạn để

phát hiện sự biến động bất thường và đánh giá tính phù hợp với thay đổi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.




III. Kiểm tra chi tiết

1.

Thu thập Bảng tổng hợp chi tiết các khoản nợ phải trả và trả trước theo từng nhà cung cấp:

- Đối chiếu, số liệu với các tài liệu liên quan (Sổ Cái, sổ chi tiết theo từng nhà cung cấp, Bảng cân đối kế toán, Báo cáo tài chính).

- Xem xét Bảng tổng hợp để xác định các khoản mục bất thường (số dư lớn, các bên liên quan, nợ lâu ngày số dư không biến động, các khoản nợ không phải là nhà cung cấp,...). Thực hiện thủ tục kiểm tra (nếu cần).

- Đối với các số dư nợ nhà cung cấp đã quá hạn: Ước tính

lãi phải trả và so sánh với số đã ghi sổ.



2.

Đọc lướt Sổ Cái để xác định các nghiệp vụ bất thường (về nội dung, giá trị, tài khoản đối ứng...). Tìm hiểu nguyên

nhân và thực hiện thủ tục kiểm tra tương ứng (nếu cần).



3.

Thủ tục kiểm toán số dư đầu kỳ (1):

- Chọn mẫu kiểm tra đến chứng từ gốc đối với các số dư có giá trị lớn.

- Kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính để chứng minh cho số dư đầu kỳ.

- Gửi thư xác nhận (nếu cần).

- Xem xét tính đánh giá đối với số dư gốc ngoại tệ - nếu có.

- Kiểm tra số dư dự phòng nợ phải thu khó đòi (đối với các khoản trả trước nhà cung cấp) tại ngày đầu kỳ.



4.

Lập và gửi thư xác nhận số dư nợ phải trả và trả trước cho các nhà cung cấp.

Tổng hợp kết quả nhận được, đối chiếu với các số dư trên




STT


Thủ tục

Người

thực hiện

Tham chiếu


sổ chi tiết. Giải thích các khoản chênh lệch (nếu có).

[Lưu ý: Phải ghi lại cơ sở của việc chọn mẫu. Đối tượng chọn gửi thư xác nhận thường là: nhà cung cấp có số dư lớn hoặc có các nghiệp vụ phát sinh lớn, hoặc có bù trừ công nợ lớn trong kỳ, nhà cung cấp là các đơn vị thành viên hoặc là các bên liên quan…]



5.

Trường hợp thư xác nhận không có hồi âm (1): Gửi thư xác nhận lần 2 (nếu cần).

Thực hiện thủ tục thay thế: Thu thập và đối chiếu số liệu sổ chi tiết với các BB đối chiếu nợ của đơn vị - nếu có. Kiểm tra các khoản thanh toán phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán hoặc kiểm tra chứng từ chứng minh tính hiện hữu của nghiệp vụ mua hàng (hợp đồng, hóa đơn, phiếu giao hàng, ...) trong năm.



6.

Trường hợp đơn vị không cho phép KTV gửi thư xác nhận (1): Thu thập giải trình bằng văn bản của Ban Giám đốc/Ban Quản trị về nguyên nhân không cho phép và thực hiện các thủ tục thay thế khác.



7.

Kiểm tra các khoản trả trước cho nhà cung cấp:

- Đối chiếu với điều khoản trả trước quy định trong hợp đồng mua bán hàng hóa dịch vụ.

- Xem xét mức độ hoàn thành giao dịch tại ngày kết thúc kỳ kế toán và đánh giá tính hợp lý của các số dư trả trước lớn cho nhà cung cấp.

- Xem xét tuổi nợ và các điều khoản thanh toán, đảm bảo việc trích lập dự phòng phải thu quá hạn đối với các khoản trả trước cho nhà cung cấp đầy đủ, chính xác.



8.

Tìm kiếm các khoản nợ chưa được ghi sổ:

- Đối chiếu các hóa đơn chưa thanh toán tại ngày kiểm toán với số dư nợ phải trả đã ghi nhận tại ngày kết thúc kỳ kế toán;

- Kiểm tra các nghiệp vụ mua hàng/thanh toán sau ….. ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán;




STT


Thủ tục

Người

thực hiện

Tham chiếu


- Kiểm tra các chứng từ gốc, so sánh ngày phát sinh nghiệp vụ với ngày ghi nhận trên sổ sách để đảm bảo tính đúng kỳ.



9.

Kiểm tra các nghiệp vụ bù trừ nợ (1): Xem xét hợp đồng, biên bản thỏa thuận, biên bản đối chiếu và chuyển nợ giữa các bên.



10.

Đối với các nhà cung cấp là bên liên quan (1): Kiểm tra việc ghi chép, phê duyệt, giá cả, khối lượng giao dịch…



11.

Đối với các giao dịch và số dư có gốc ngoại tệ (1): Kiểm tra việc áp dụng tỷ giá quy đổi, xác định và hạch toán chênh lệch tỷ giá đã thực hiện/chưa thực hiện đối với các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ.



12.

Kiểm tra việc phân loại và trình bày các khoản phải trả nhà cung cấp trên BCTC.




IV. Thủ tục kiểm toán khác






[Lưu ý: (1) Thủ tục tùy chọn căn cứ vào đặc điểm khách hàng, thực tế cuộc kiểm toán và các phát hiện của KTV].

D. KẾT LUẬN

Theo ý kiến của tôi, trên cơ sở các bằng chứng thu thập được từ việc thực hiện các thủ tục ở trên, các mục tiêu kiểm toán trình bày ở phần đầu của chương trình kiểm toán đã đạt được, ngoại trừ các vấn đề sau:

...........................................................................................................................................

Chữ ký của người thực hiện:

Kết luận khác của Thành viên BGĐ và/hoặc Chủ nhiệm kiểm toán (nếu có):

CÂU HỎI ÔN TẬP


Câu 1. Niko sản xuất và bán linh kiện ô tô cho các công ty kinh doanh ô tô. Chính sách của Niko là tài liệu vận chuyển (đánh số từ trước) phải được lập cho mỗi nghiệp vụ bán hàng. Khi vận chuyển hàng đi, nhân viên ghi ngày lên tài liệu vận chuyển. Chuyến vận chuyển cuối cùng là vào ngày cuối cùng của năm tài chính kết thúc 31/08/2015 được ghi nhận trên tài liệu vận chuyển số 2167. Các chuyến hàng bán được tính giá trị theo trật tự thời gian khi nhân viên tính tiền nhận được tài liệu vận chuyển. Vào cuối tháng 8 đầu tháng 9, các tài liệu vận chuyển được tính giá trị phản ánh ở các hóa đơn như sau:

Số của tài liệu vận chuyển

Số của hóa đơn

2163

4332

2164

4326

2165

4327

2166

4330

2167

4331

2168

4328

2169

4329

2170

4333

2171

4335

2172

4334

Nhật kí bán hàng tháng 8 và 9 có thông tin bổ sung: Nhật kí bán hàng tháng 8:

Ngày

Số của hóa đơn

Doanh số

30

4326

1.726

31

4329

1.914

31

4327

420

31

4328

620

31

4330

48

Nhật kí bán hàng tháng 9


Ngày

Số của hóa đơn

Doanh số

1

4332

14.641

1

4331

106

1

4333

852

2

4335

1.251

2

4334

647

Yêu cầu:

1. Hạch toán đúng kì được quy định trong các nguyên tắc được chấp nhận rộng rãi như thế nào?

2. Hóa đơn nào được ghi nhận không đúng kì? Lập bút toán điều chỉnh đối với trường hợp đó.

3. Giả sử nhân viên viết nhầm ngày 31/08 lên các tài liệu vận chuyển từ 2168 đến 2172. Giải thích điều này có ảnh hưởng đến tính đúng đắn của BCTC năm 2015 hay ko? Thủ tục kiểm toán nào được sử dụng để phát hiện các sai phạm này?

4. Mô tả thủ tục kiểm toán thực hiện để đảm bảo nghiệp vụ bán hàng được hạch toán đúng niên độ.

Câu 2. Khi kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính kết thúc 31/12/2015 của công ty Bắc Nam đã phát hiện những sai sót sau:

1. Kế toán bỏ sót nghiệp vụ bán hàng ngày 30/12/2015 có giá vốn hàng bán 150 triệu đồng, giá bán chưa có thuế GTGT là 200 triệu đồng, thuế suất thuế GTGT 10%.

2. Một nghiệp vụ bán hàng trị giá bán chưa thuế GTGT 200 triệu đồng, thuế suất thuế GTGT 10%, giá vốn hàng bán 140 triệu đồng bị ghi nhầm không chủ ý lần thứ hai vào ngày cuối cùng của năm. Nghiệp vụ này đã được vào sổ hai ngày trước đó.

3. Kế toán ghi nhận doanh thu chưa thuế GTGT là 400 triệu đồng của một nghiệp vụ bán hàng ngày 30/12/2015 nhưng quên không phản ánh giá vốn hàng bán 330 triệu đồng, thuế suất thuế GTGT 10%.

Yêu cầu:

1. Nêu ảnh hưởng của mỗi sai sót (nếu có) đến bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đến người đọc báo cáo tài chính qua các chỉ tiêu tài chính.

2. Khái quát ý nghĩa, và thủ tục kiểm toán thích hợp cả việc phát hiện các sai sót trên. Lập bút toán điều chỉnh (nếu có).

Câu 3. Kiểm toán viên Mai được giao phụ trách kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng cho công ty Sao Biển cho niên độ kết thúc vào ngày 31/12/N. Tài khoản phải thu khách hàng có số dư 3.750.000.000 đồng. Tổng số khách hàng còn nợ vào cuối niên độ là 40 khách hàng. Mai đã chọn 15 khách hàng để gửi thư xác nhận. Việc chọn các khách hàng để gửi thư xác nhận chủ yếu dựa vào các khách hàng có số dư nợ lớn và có giao dịch thường xuyên.

Khi nhận được thư xác nhận thấy có 10 thư có số dư phù hợp với số dư trên sổ kế toán, 4 thư có sự khác biệt và một thư không được trả lời. Số dư trên sổ sách kế toán có sự chênh lệch như sau: (đơn vị tính: đồng)


Khách hàng

Số dư trên sổ kế toán

Số dư xác nhận

Chênh lệch

Mai Lê

235.500.000

211.000.000

24.500.000

Hùng Hoa

315.000.000

298.000.000

17.000.000

Chúc Sơn

162.400.000

157.400.000

5.000.000

Quyết Thắng

87.950.000

85.250.000

2.700.000

Các khách hàng này giải thích về số chênh lệch đó như sau

- Mai Lê: 24.500.000 đồng đã được thanh toán bằng uỷ nhiệm chi vào ngày 29/12/N.

- Hùng Hoa: 17.000.000 đồng là số tiền mua hàng của ngày 02/1/N+1.

- Chúc Sơn: 5.000.000 đồng là số tiền được giảm giá do mua hàng vào đợt khuyến mại của công ty.

- Quyết Thắng: 2.700.000 đồng là khoản chiết khấu thanh toán công ty được hưởng khi thanh toán số tiền hàng bằng tiền mặt vào ngày 30/12/N.

Với khách hàng không trả lời, KTV đã kiểm tra lại hoá đơn bán hàng được lưu tại công ty và xác nhận hoạt động bán hàng là có thật.

Yêu cầu:

1. Việc KTV Mai chọn các khách hàng có số dư nợ lớn và có giao dịch thường xuyên để gửi thư xác nhận có phải là biện pháp hữu hiệu nhất không? Những cơ sở nào cần xem xét khi lựa chọn khách hàng để gửi thư xác nhận?

2. Hãy cho biết nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về số liệu nêu trên và các thủ tục kiểm toán bổ sung cần thực hiện để làm rò sự khác biệt cho mỗi trường hợp trên.

3. Giả sử kết quả các thử nghiệm bổ sung cho thấy xác nhận của 4 khách hàng trên là đúng. Hãy cho biết các bút toán điều chỉnh (nếu có).

Câu 4. Kiểm toán báo cáo tài chính của công ty An Bình kết thúc vào ngày 31/12/N, kiểm toán viên phát hiện một số sai phạm sau:

1. Cấn trừ nhầm nợ phải thu của công ty Sao Hôm vào nợ phải trả của công ty Sao Mai, làm nợ phải thu của công ty Sao Hôm giảm từ 675.000.000 đồng xuống còn 453.000.000 đồng.

2. Qua xác nhận, kiểm toán viên phát hiện hai khoản nợ phải thu công ty Hoàng Hà 231.000.000 đồng đã quá hạn 19 tháng và khoản nợ của công ty Đoàn Kết 125.000.000 đồng đã quá hạn 7 tháng, kế toán công ty không trích lập dự phòng.

3. Ngày 29/12/N kế toán công ty đã hạch toán khoản tiền 80.000.000 đồng của công ty Sơn Hoa ứng trước để mua hàng tháng 1/N+1 vào doanh thu của năm N.

4. Kế toán ghi nhận nghiệp vụ bán hàng trả chậm cho công ty Thiên An ngày 3/1/N+1 trị giá 440.000.000 đồng (bao gồm cả 10% thuế GTGT) vào doanh thu năm

N. Giá vốn của lô hàng là 360.000.000 đồng.

Yêu cầu

1. Nêu cơ sở dẫn liệu bị ảnh hưởng.

2. Nêu ảnh hưởng của các sai phạm tới BCTC và các bút toán điều chỉnh cần thiết.

3. Nêu các thủ tục kiểm toán để phát hiện các sai phạm trên.

Câu 5. Kiểm toán Hoa tiến hành kiểm toán báo cáo tài chính của công ty An Việt phát hiện một số vấn đề sau:

1. Ngày 8/7/200N, khách hàng thanh toán tiền thuê văn phòng một năm là 550.000.000 đồng (bao gồm 10% thuế GTGT), bắt đầu từ tháng 7/200N. Kế toán đã phản ánh toàn bộ số tiền khách hàng thanh toán vào doanh thu cho thuê văn phòng của năm 200N.

2. Ngày 20/11/200N, đơn vị xuất hàng gửi bán tại đại lí A lô hàng có giá vốn là 580.000.000 đồng, giá bán là 750.000.000 đồng(chưa bao gồm 10% thuế GTGT), kế toán đã ghi nhận doanh thu bán hàng cho toàn bộ số hàng trên. Cho biết đến ngày 31/12/200N, số hàng này được đại lí thông báo đã tiêu thụ được 40%.

3. Ngày 29/12/200N Công ty xuất kho một lô thành phẩm đã ghi nhận doanh thu và phải thu là 600.000.000 đồng(chưa thuế GTGT 10%) và giá vốn là 350.000.000 đồng. Tuy nhiên qua kiểm tra thấy rằng lô hàng này được xuất vào ngày 03/01/200N+1.

4. Ngày 31/12/200N doanh nghiệp xuất hàng ra khỏi kho để bán cho Công ty B. Theo điều khoản của hợp đồng, hàng được giao tại kho của Công ty B. Doanh nghiệp đã hạch toán doanh thu và phải thu của khách hàng là 671.000.000 (cả thuế GTGT 10%) và giá vốn của số hàng này là 450.000.000 đồng.

5. Xuất hàng cho đại lí bán đúng giá hưởng hoa hồng, đơn vị ghi nhận doanh thu là 440.000.000 đồng (cả thuế GTGT 10%) và giá vốn 350.000.000 đồng đối với số hàng gửi cho đại lí trên.

6. Doanh nghiệp bán một thiết bị trả góp với tổng số tiền theo giá trả góp (chưa tính thuế GTGT) là 500.000.000 đồng, giá bán thu tiền ngay là 380.000.000 đồng, thuế GTGT phải nộp là 38.000000 đồng. Việc bán hàng được thực hiện vào ngày 31/12/200N. Số tiền này được thanh toán trong vòng 5 năm kể từ ngày mua hàng, số tiền này được trả cuối mỗi năm là 100.000.000 đồng. Lãi suất chiết khấu hàng năm là 10%/năm. Kế toán doanh nghiệp đã tính toán và ghi nhận riêng bút toán cho năm N như sau:

Nợ TK 131 - Phải thu khách hàng

538.000.000

Có TK 511 - Doanh thu bán hàng hóa và dịchvụ

450.000.000

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính

50.000.000

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp

38.000.000

(Đồng thời ghi nhận giá vốn của hoạt động trên là 300.000.000 đồng)

Xem tất cả 220 trang.

Ngày đăng: 29/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí