KẾT LUẬN
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm và thông tin về tình hình tài chính của DNBH rất được xã hội chú ý và luôn nhận được sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ từ cơ quan chức năng nhà nước. Cũng chính vì lẽ đó, BCTC DNBH đã được kiểm toán cũng nhận được sự quan tâm từ các đối tượng này. Nhưng thực tế cho thấy, chưa có tác giả nào nghiên cứu kiểm toán BCTC DNBH theo hướng tiếp cận rủi ro. Theo đó, trong luận án này, tác giả thực hiện kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để tìm hiểu kiểm toán BCTC DNBH ở Việt Nam và đạt được một số kết quả sau:
Một là, khái quát đặc điểm của DNBH như sản phẩm, HĐKD, tổ chức kế toán DNBH ảnh hưởng đến mục tiêu, nội dung, kỹ thuật, quy trình kiểm toán BCTC DNBH theo hướng tiếp cận rủi ro và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán BCTC DNBH.
Hai là, trên cở sở lý luận đã được hệ thống, kết hợp với khảo sát KTV của các CTKT có tham gia kiểm toán BCTC DNBH, tác giả đã trình bày thực trạng kiểm toán BCTC DNBH do các CTKT độc lập tại Việt Nam thực hiện và sử dụng hàm hồi quy đa biến phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kiểm toán BCTC DNBH. Ngoài ra, luận án còn tóm lược các kết quả đạt được, những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế.
Bốn là, xuất phát từ những hạn chế còn tồn tại, tác giả đề xuất các giải pháp hoàn thiện trong từng bước công việc của quy trình kiểm toán BCTC DNBH và trên cơ sở những nhân tố ảnh hưởng, tác giả đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng kiểm toán BCTC DNBH. Hy vọng những đề xuất của tác giả sẽ là những góp ý bổ ích cho các CTKT đang thực hiện kiểm toán BCTC DNBH nâng cao hơn nữa hiệu quả, chất lượng cuộc kiểm toán và giúp cơ quan chức năng nhà nước và các CTKT độc lập khác có nguồn tài liệu tham khảo xây dựng quy trình kiểm toán BCTC DNBH.
Bên cạnh những kết quả đạt được, luận án còn tồn tại một số hạn chế cần được các tác giả đi sau nghiên cứu ở các công trình tiếp theo. Cụ thể:
Một là, luận án chỉ tập trung tìm hiểu các bước công việc trong quy trình kiểm toán BCTC DNBH do kiểm toán độc lập thực hiện theo phương pháp tiếp cận rủi ro mà không đi sâu tìm hiểu từng thủ tục kiểm toán BCTC của DNBH nhân thọ, DNBH phi nhân thọ và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Do đó, luận án không
Có thể bạn quan tâm!
- Phân Bổ Mức Trọng Yếu Thực Hiện Cho Khoản Mục
- Hoàn Thiện Kiểm Soát Chất Lượng Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Các Doanh Nghiệp Bảo Hiểm
- Giải Pháp Hoàn Thiện Các Yếu Tố Thuộc Doanh Nghiệp Bảo Hiểm Trong Mối Quan Hệ Với Chất Lượng Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính
- Kiểm toán báo cáo tài chính các doanh nghiệp bảo hiểm ở Việt Nam - 22
Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.
phản ánh những điểm khác biệt giữa thủ tục kiểm toán BCTC của DNBH nhân thọ, DNBH phi nhân thọ và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
Hai là, mẫu khảo sát trong nghiên cứu định lượng chỉ thực hiện đối với KTV của CTKT mà chưa thực hiện khảo sát đối với khách thể là DNBH và đối tượng thứ ba sử dụng kết quả kiểm toán. Vì vậy, các nghiên cứu trong tương lai có thể mở rộng kích thước mẫu lớn hơn thông qua khảo sát DNBH và các đối tượng bên ngoài sử dụng kết quả kiểm toán như cổ đông, nhà đầu tư, nhà cung cấp…
Ba là, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm toán nói chung và kiểm toán BCTC DNBH nói riêng có thể thay đổi theo quan điểm nhìn nhận của từng cá nhân, của hoàn cảnh môi trường nghiên cứu và các yếu tố khác như sự phát triển của kiểm toán, nhận thức của từng đối tượng sử dụng, sự tiếp cận dịch vụ kiểm toán... Từ đó, đặt ra yêu cầu cho việc tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và xác định các nhân tố mới ảnh hưởng đến kiểm toán nói chung và kiểm toán BCTC DNBH nói riêng.
Mặc dù rất nghiêm túc và nỗ lực nghiên cứu nhưng do kinh nghiệm của bản thân trong lĩnh vực kiểm toán và công tác nghiên cứu còn hạn chế nên luận án không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các thầy cô giáo, các KTV để hoàn thiện luận án và nâng cao giá trị ứng dụng kiểm toán BCTC DNBH trong thực tiễn kiểm toán tại Việt Nam.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
1. Nguyễn Thị Mai Anh & Lê Thị Tâm (2018), “Auditing Financial Statements in Insurance Enterprises – The case of Vietnam”, Growing Science, 11/2018.
2. Nguyễn Thị Mai Anh (2018), “Đặc điểm doanh nghiệp bảo hiểm ảnh hưởng đến kiểm toán báo cáo tài chính”, Hội thảo khoa học quốc gia, Kế toán - Kiểm toán - Tài chính Việt Nam, Thực trạng và Phương hướng hoàn thiện, ĐH Tài chính - Quản trị Kinh doanh, NXB Tài chính, 05/2018.
3. Lê Thị Thanh Hải & Nguyễn Thị Mai Anh (2017), “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán Báo cáo tài chính doanh nghiệp bảo hiểm”, Hội thảo khoa học quốc gia, Kế toán – Kiểm toán và Kinh tế Việt Nam với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Đại học Quy Nhơn, Nxb Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, 04/2017.
4. Nguyễn Phú Giang & Nguyễn Thị Mai Anh (2017), “Chất lượng dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp bảo hiểm của các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam”, Hội thảo khoa học quốc gia, Nghiên cứu và đào tạo kế toán, kiểm toán của các trường đại học Việt Nam theo chuẩn Quốc tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, tr397-404
5. Nguyễn Thị Mai Anh (2017), “Hướng dẫn kiểm toán Báo cáo tài chính doanh nghiệp bảo hiểm – Kinh nghiệm từ Vương Quốc Anh”, Tạp chí Kế toán & Kiểm toán, Hội Kế toán – Kiểm toán Việt Nam, số 6 (165)/2017, tr59-62.
6. Nguyễn Thị Mai Anh & Nguyễn Thị Ánh Tuyết (2016), “Kiểm toán Báo cáo tài chính doanh nghiệp bảo hiểm tại Ấn Độ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu Tài chính Kế toán, Học Viện Tài chính, số 12 (161)/2016, tr64-67.
7. Nguyễn Thị Mai Anh & Lê Thị Tâm (2016), “Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp kiểm toán”, Kỷ yếu Kế toán – Kiểm toán Việt Nam, 20 Năm cải cách và hội nhập, Tạp chí Kế toán & Kiểm toán.
8. Nguyễn Thị Mai Anh & Lê Phương Thảo (2015), “Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm”, Tạp chí Nghiên cứu khoa học kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước, số 98/12/2015, tr24-28.
9. Nguyễn Thị Mai Anh & Lê Phương Thảo (2015), “Những điểm mới trong chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315 và 330”, Tạp chí Kế toán & Kiểm toán, Hội Kế toán & Kiểm toán Việt Nam, số 10/2015, tr33-35.
10. Nguyễn Thị Mai Anh (2014), “Kiểm toán hệ thống quản lý môi trường”, Tạp chí Nghiên cứu khoa học kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước, số 79/5/2014, tr19-23.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng Việt
1. Alvin AAren & Jamer Kloebbecker (1995), Kiểm toán, NXB Thống kê, Hà Nội.
2. Bộ Tài chính (2006), Hệ thống 26 chuấn mực kế toán Việt Nam, NXB Tài chính, Hà Nội.
3. Bộ Tài chính (2012), Hệ thống 37 chuấn mực kiểm toán Việt Nam, NXB Tài chính, Hà Nội.
4. Bộ Tài chính (2012), Thông tư 125/2012/TT-BTC: Hướng dẫn chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và chi nhánh doanh nghiệp phi nhân thọ nước ngoài.
5. Bùi Thị Thủy (2014), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới CLKiT báo cáo tài chính các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân.
6. Đào Thị Thu Vĩnh (2011), Tổ chức kiểm toán báo cáo tài chính trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, NCKH cấp cơ sở, Kiểm toán Nhà nước
7. Đinh Phi Hổ (2011), Phương pháp nghiên cứu định lượng và những nghiên cứu thực tiễn trong kinh tế phát triển – Nông nghiệp, NXB Phương Đông.
8. Đinh Thị Thu Hà (2015), Vận dụng các phương pháp kĩ thuật kiểm toán trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán độc lập ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính.
9. Đoàn Thanh Nga (2011), Nghiên cứu đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán nhằm nâng cao chất lượng hoạt động trong các công ty kiểm toán độc lập Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân.
10. EURO-TAPVIET (2000), Hệ thống chuẩn mực Kiểm toán quốc tế, NXB Tài chính, Hà Nội.
11. Hà Thị Ngọc Hà (2005), Hoàn thiện kế toán bảo hiểm trong xu thế mở cửa và hội nhập, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính.
12. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Hồng Đức.
13. Ngô Thế Chi (2009), Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp bảo hiểm, NXB Tài chính, Hà Nội.
14. Nguyễn Thị Mỹ (2013), Hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận án tiến sĩ, ĐH Kinh tế quốc dân.
15. Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, Nhà xuất bản Lao động Xã hội.
16. Nguyễn Thị Thu Hà (2016), Hệ thống KSNB trong các DNBH phi nhân thọ ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính.
17. Nguyễn Quang Quynh (2014), Kiểm toán tài chính, NXB Đại học kinh tế quốc dân.
18. Nguyễn Phú Giang (2016), Giáo trình kiểm toán căn bản, NXB Thống kê, Hà Nội.
19. Phạm Tiến Hưng (2009), Hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp xây lắp của các tổ chức kiểm toán độc lập, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính.
20. Phạm Tiến Hưng & Vũ Thị Phương Liên (2013), Hoàn thiện quy trình kiểm toán báo cáo tài chính các doanh nghiệp bảo hiểm tại các công ty kiểm toán độc lập, NCKH cấp Học viện Tài chính.
21. Phan Thanh Hải (2013), Xác lập mô hình tổ chức cho hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trong xu thế hội nhập, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
22. Phan Văn Dũng (2016), Các nhân tố tác động đến chất lượng kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam theo định hướng tăng cường năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
23. Phí Thị Kiều Anh (2016), Hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài chính ngân hàng thương mại tại các doanh nghiệp kiểm toán độc lập ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính.
24. Thủ tướng Chính phủ (2016), Nghị định số 84/2016/NĐ-CP: Tiêu chuẩn, điều kiện đối với kiểm toán viên hành nghề, Tổ chức kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng, Hà Nội.
25. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 193/QĐ-TTg: Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2011-2020, Hà Nội.
26. Thủ tướng chính phủ (2013), Quyết định số 480/QĐ-TTg: Phê duyệt chiến lược kế toán – kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Hà Nội.
27. Tổng công ty cổ phần Bảo Minh, Báo cáo của kiểm toán độc lập về báo cáo tài chính cho niên độ kế toán kết thúc ngày 31/12/2015.
28. Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Xuân Thành, Báo cáo của kiểm toán độc lập về báo cáo tài chính cho niên độ kế toán kết thúc ngày 31/12/2015.
29. Trường đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh (2014), Giáo trình kiểm toán, NXB Kinh tế TP.Hồ Chí Minh.
30. Quốc Hội (2011), Luật kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12.
31. Quốc hội (2000), Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10.
VACPA, Báo cáo kết quả kiểm tra tình hình hoạt động và chất lượng dịch vụ của công ty kiểm toán các năm 2013, 2014, 2015, 2016, Hà Nội.
32. Vũ Thị Phương Liên (2015), Hoàn thiện kiểm toán BCTC hợp nhất của các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con do tổ chức kiểm toán độc lập thực hiện, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính.
II. Tiếng Anh
33. Abdullatif, M (2013), “Fraud Risk Factors and Audit Programme Modifications: Evidence from Jordan”, Australasion Accounting, Bussiness and Finance Journal, 7(1): pp57-77
34. Adam, M.V (2012), “Business risk and Audit risk: An integrated model with experimental boundary test”, University of Wisconsin – Madison.
35. Albercht, W.S and Romney, M.B. (1986), “Red-Flagging Management Fraud: A validation”, Advances in Accounting, No 3, pp 323-334
36. Aldihizer, G.R, J.R.Miller anf J.K.Moraglio (1995), “Common Attributes of Quality Audits”, Journal of Accountancy, 1 : 61-68.
37. American Institute of Certified Public Accountants (1983), Audit Sampling Guide.
38. Angus Duff (2004), “Dimentions of audit quality”, The Institute of Chartered Accountants of Scotland.
39. Ann Neale (1991), “Audting contemporary systems”, Theory and Pratice
40. Bell, T.B., Marrs, F.O., Solomon, I. and Thomas, H. (1997), “Auditing organizations through a strategic-systems lens: The KPMG Business Measurement Process” KPMG Peat Marwick LLP.
41. Bernier Gilles (2008), “The importance of risk management processes to life insurance companies”, Canadian Life and Health Insurance Association Inc.
42. Biertaker, J ., Janvrin , D and Lowe, J.D. (2013). “What factors influence auditors’ use of computer-assisted audit techniques?”, Advances in Accounting, incorporating Advances in International Accounting.
43. Boon, K ., McKinnon, J and Ross, P .(2007), “Audit Service Quality in Compulsory Audit Tendering: Preparer Perceptions and Satisfaction”, Accouting Research Juornal, 21 (2), pp 93-122.
44. Carcello, J. V., Hermanson, R. H., & McGrath, N. T. (1992), “Audit Quality Attributes:The Perceptions of Audit Partners, Preparers, and Financial Statement Users”, Auditing: A Journal of Practice and Theory, pp 1-15.
45. Chadegani, A.A. (2011), “Review of studies on audit quality”, International Conference on Humanities, Society and Culture, 20: pp 312-316.
46. De Angelo, L. E. (1981), “Auditor independence, low balling, and disclosure regulation”, Journal of Accounting and Economics 3: pp 113-127.
47. DeFond, M., & Zhang, J. (2014), “A review of archival auditing research”,
Journal of Accounting and Economics, pp 275–326.
48. Do Huu Hai (2015), “The Factors Affect the Quality of Financial Statements Audit in Vietnam Businesses”, Asian Social Science; Vol. 11, No. 27.
49. Doron Nissim (2010), “Analysis and Valuation of insurance companies”, Center for Excellence in Accounting & Security Analysis.
50. Essner Nichlas and Unander – Scharin Erik (2013), “Analytical Procedures – A Practice Based Approach”, Umea School of Business and Economic.
51. Financial Reportig Council (FRC) 2008, The audit quality framework. Available at: http://www.frc.org.uk/Our -Work/ Publications/FRC -Board/The-Audit-Quality- Framework-%281%29.aspx.
52. Gomaa, M.I., Hunton, J.E and Rose, J.M (2006), “Auditors & Decision Aids: The effect of litigation risk and internal control risk of reliance”.
53. Granberg, L and Hoglund, L (2011), “The auditor’s way to acquice knowledge about a company’s environment”, Master Thesis, Kristianstad University.
54. International Assurance Atandard Board. (2014), Handbook of International Quality Control Audit
55. Janvrin, D., Bierstakes , J and Lowe, D.J. (2009), “An Investigation of Factors Influencing the Use of Computer-Related Audit Procedures”, Journal of information systems, 23, pp1-22.
56. Jarvinen Tuukka. (2012), “Factors Influencing Auditors’ Information Usage: Experience, Risk, Task Structure and Information Reliability”, Universitas Wasaensis.
57. Kennedy Paul. (1993), “Financial Risks in the Audit of a Life Insurer”
58. Knechel, W.Robert. (2007), “The business risk audit: Origins, obstacles and opportunities”, Accounting, Organizations and Society 32: pp 383-408
59. Krishnan, J. and Schauer, P.C. (2000), “The Differentiation of Quality among Auditors: Evidence from the Not-for-Profit Sector”, Auditing: A Journal of Practice and Theory, 19(2): pp 9-26
60. Lament, M (2013), “Audit as a control mechanism used by insurance companies”, Insurance Review 4/2013 / Wiadomości Ubezpieczeniowe
61. Low and Kin,Y (2004), “The Effects of Industry Specialization on Audit Risk Assessments and Audit-Planning Decisions”, The Accounting Review, 79: 1, pp. 201-219.
62. Malaescu, I and Sutton, G.S. (2013), “The Reliance of External Auditors on Internal Audit’s Use of Continuous Audit”, Ph.D.Student, University of Central Florida.
63. Marian Mentz (2014), “Audit evidence enables the auditor to express an opinion on the financial statements. To address the risk that the auditor may express”.
64. Masters Nigel and Dupont Eric (2000), “Insurance Companies: Walking up to Internatinal Standards”, Balance Sheet, Vol.10 Iss: 3pp.
65. Messier, S.A; Bernardi, R.A and Bernard, J.J (2014), “Review of the Impact of Client Trustworthiness On the Audit Decision-Making Process”, Journal of Forensic & Investigative Accounting, 6, pp222-247.
66. Moroney, R. (2007), “Does industry expertise improve the efficiency of audit judgment?” Auditing: A Journal of Practice & Theory 26: 2, pp69–94.
67. Munro, L and Stewart, J (2009), “External auditors’ reliance on internal audit: the impact of sourcing arrangements and consulting activities”, Discussion papers accounting, University Griffith, No 2009-01.
68. Palmrose, Z.V .(1988), “An Analysis of Auditor Litigation and Audit Service Quality”, The Accounting Review 63(1), pp 55-73
69. Phil Griffiths (2005), “Risk-based Auditing”, Gower E-book
70. Prinsloo Jeffrina (2008), “The development and evaluation of risk-based audit approaches”, Magister in accounting, University of the Free State.
71. Richard, C.H., and Jason, L.D (2006), “Employee Theft and Staff Dishonesty”,
The handbook of security, Vol 9, pp 203-228