Tổ Chức Bộ Máy Cán Bộ Của Bệnh Viện Tuệ Tĩnh


42


này, Bệnh viện liên tục quán triệt tư tưởng hết lòng phục vụ bệnh nhân trong khám, chữa, điều trị bệnh, đầu tư tối đa cơ sở vật chất, vật tư trang thiết bị tiến tiến và đầu tư vào đội ngǜ thầy thuốc nhân viên phục vụ trong quá trình hoạt động.

Sau hơn 12 năm thành lập, Bệnh viện đã dần kiện toàn về tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngǜ cán bộ, công nhân viên có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Đến nay, Bệnh viện đã cung cấp cho thị trường hàng vạn cán bộ y tế y học cổ truyền có chất lượng cao phục vụ tốt hơn công tác chăm sóc sức khoẻ của nhân dân và sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

* Chức năng, nhiệm vụ của Bệnh viện Tuệ Tĩnh

Bệnh viện Tuệ Tĩnh là Bệnh viện đa khoa hạng II, theo quyết định số 5082/QĐ- BYT, ngày 7/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế, là Bệnh viện thực hành của Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

Cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh

- Tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc các Bệnh viện khác chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú.

- Tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định của Nhà nước.

- Tổ chức khám giám định sức khỏe, giám định pháp y khi cơ quan bảo vệ Pháp luật yêu cầu.

- Chuyển người bệnh lên tuyến trên khi Bệnh viện không đủ khả năng giải quyết.

Đào tạo cán bộ y tế

- Bệnh viện là cơ sở thực hành của cán bộ giảng viên, sinh viên và học viên Học viện YDHCT Việt Nam

- Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong Bệnh viện và tuyến dưới để nâng cao trình độ chuyên môn.

Nghiên cứu khoa Bệnh

- Tổ chức nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu các đề tài y học ở cấp Nhà nước, cấp Bộ hoặc cấp cơ sở.

- Kết hợp với Bệnh viện tuyến trên và các Bệnh viện khác để phát triển kỹ thuật của Bệnh viện.

Chỉ đạo tuyến dưới

Lập kế hoạch chỉ đạo tuyến dưới theo đề án 1816 và theo sự phân công của Bộ Y tế.


43


Phòng bệnh

Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng, thường xuyên thực hiện nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch.

Hợp tác Quốc tế

Phối hợp với Phòng Hợp tác quốc tế của Học viện YDHCT Việt Nam trong công tác liên thông, liên kết đào tạo và khám, chữa bệnh.

Quản lý kinh tế y tế

- Có kế hoạch sử dụng hiệu quả ngân sách Nhà nước cấp. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu, chi tài chính.

- Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế, viện phí, BHYT điều trị theo yêu cầu, đầu tư của nước ngoài và các tổ chức kinh tế khác theo quy định của Pháp luật.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý của Bệnh viện

- Trên cơ sở nhiệm vụ và để thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, Bệnh viện Tuệ Tĩnh tổ chức bộ máy quản lý phù hợp với đặc điểm hoạt động của đơn vị mình. Trên cơ sở mô hình tổ chức quản lý chung, Bệnh viện đã tổ chức, bố trí các khoa, phòng, bộ phận tương đối phù hợp.

Lãnh đạo các bệnh viện là Ban Giám đốc (gồm Giám đốc và các phó giám đốc). Giám đốc là người đứng đầu đơn vị, chịu trách nhiệm trước Nhà nước và của ngành về công tác khám chữa bệnh, phòng bệnh, đào tạo, nghiên cứu khoa học, xây dựng cơ sở vật chất và đảm bảo quyền lợi cho người lao động... Giúp việc cho Giám đốc là 2 đến 3 Phó giám đốc. Mỗi phó giám đốc được phân công phụ trách từng mảng công việc như phó giám đốc phụ trách chuyên môn, phó giám đốc phụ trách tài chính.

Tổ chức bộ máy Bệnh viện Tuệ Tĩnh được chia thành các phòng chức năng và

các khoa chuyên môn.

Các phòng chức năng, bao gồm: Phòng Kế hoạch - Tổng hợp, Phòng Hành chính - Quản trị, Phòng Tài chính Kế toán... có chức năng tham mưu, trợ giúp Ban Giám đốc trong tổ chức điều hành các hoạt động chung đồng thời tham gia quản lý theo công việc được phân công.

Các khoa chuyên môn trong các bệnh viện để thực hiện chức năng khám chữa bệnh, bao gồm: Khoa Sản, Khoa Ngoại, Khoa Hồi sức Cấp cứu, Khoa Nội, Khoa Nhi, Khoa Khám bệnh, Khoa Cận lâm sàn (xét nghiệm, siêu âm, điện tim X- Quang), Khoa Dược...


- Khoa Khám bệnh

- Khoa Hồi sức cấp cứu

- Khoa Thận tiết niệu

- Khoa Nội

- Khoa Ngoại- Nam học

- Khoa Sản

- Khoa Nhi-lây

- Khoa Ngǜ quan

- Khoa châm cứu

- Khoa Cơ xương khớp

- Khoa Da liễu

- Khoa Lão

- Khoa Ung bướu

- Khoa Nội tiết

44


PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

Tổ chức bộ máy cán bộ của Bệnh viện Tuệ Tĩnh thể hiện ở sơ đồ 2.1:





Khối cận lâm

sàng

Khối tham mưu

Khối nội & ngoại



- Phòng Tổ chức Cán bộ

- Phòng KHTH

- Phòng TCKT

- Phòng HCQT, vật tư trang thiết bị

- Phòng Điều dưỡng

- Khoa xét

nghiệm

- Khoa CĐHA

- Khoa CNK

- Khoa Vi sinh

- Khoa Dược

Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy cán bộ của bệnh viện Tuệ Tĩnh

Nguồn: Bệnh viện Tuệ Tĩnh

Như vậy với tổ chức thành các phòng, các khoa chuyên môn như trên, việc tổ chức bộ máy quản lý của Bệnh viện Tuệ Tĩnh là phù hợp với đặc điểm hoạt động của đơn vị. Giữa các phòng, các khoa có quan hệ mật thiết với nhau để cùng thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. Trong đó đứng trên góc độ quản lý tài chính và tổ chức công tác kế toán có thể thấy, mỗi bộ phận đều có phát sinh các khoản thu, chi đòi hỏi các đơn vị phải tổ chức quản lý và kiểm soát chặt chẽ để không ngừng mở rộng nguồn thu với việc sử dụng có hiệu quả các nguồn thu đó.

Các cán bộ của Bệnh viện Tuệ Tĩnh không ngừng cố gắng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Hiện nay, Bệnh viện đã có 5 giáo sư, phó giáo sư,


45


20 tiến sỹ, bác sỹ chuyên khoa cấp II, 112 thạc sỹ, bác sỹ chuyên khoa cấp I, 100 bác sỹ, điều dưỡng. Hàng năm, Bệnh viện khám và điều trị cho 4551 lượt bệnh nhân nội trú, 1620 bệnh nhân ngoại trú (Số liệu năm 2019). Bệnh viện Tuệ Tĩnh rất tích cực tham gia công tác y tế cộng đồng, thực hiện các đợt khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho các các cụ về hưu và các cháu nhỏ có hoàn cảnh khó khăn.

Các hoạt động phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao luôn được Bệnh viện quan tâm và luôn đạt được những thành tích xuất sắc.

Công tác Đảng và Đoàn thanh niên hoạt động mạnh mẽ; số lượng cán bộ Đảng viên không ngừng tăng lên và liên tục được đánh giá là Đảng bộ trong sạch, vững mạnh.

2.1.4. Nội dung hoạt động tài chính tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh

Cơ chế tài chính trong bệnh viện là một nội dung của chính sách kinh tế - tài chính y tế do Bộ Y tế chủ trương, với trọng tâm là sử dụng các nguồn lực đầu tư cho ngành y tế để cung cấp các dịch vụ y tế một cách hiệu quả và công bằng. Tính hiệu quả chú trọng đến trình độ trang thiết bị kỹ thuật, phương pháp phân phối nguồn lực, hiệu lực quản lý hành chính và chất lượng dịch vụ y tế cung cấp cho nhân dân. Tính công bằng đòi hỏi cung cấp dịch vụ y tế bằng nhau cho những người có mức độ bệnh tật như nhau, thoả mãn nhu cầu KCB của mọi người khi ốm đau theo một mặt bằng chi phí nhất định mà không đòi hỏi khả năng chi trả của người bệnh là điều kiện tiên quyết.

Với những chính sách chung của nhà nước thì việc chuyển đổi mô hình của các bệnh viện này sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm là điều cần thiết để tăng cường trách nhiệm, nâng cao sự chủ động, sáng tạo theo Nghị định 85/2012/NĐ-CP về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập. Qua khảo sát thực tế tại bệnh viện cho thấy bệnh viện đã được giao tự chủ theo hình thức tự đảm bảo được một phần nguồn kinh phí chi thường xuyên. Từ năm 2019 bệnh viện Tuệ Tĩnh là đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên. Bệnh viện đã chủ động trong việc xây dựng dự toán và thực hiện dự toán phù hợp với yêu cầu thực tiễn, tự chủ trong việc trích lập các quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng theo quy định của cơ chế tự chủ; xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ và chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động và có trách nhiệm quản lý, sử dụng


46


các nguồn kinh phí theo các quy định tài chính hiện hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình trong việc thực hiện các hoạt động tài chính kế toán của bệnh viện mình.

* Nội dung thu hoạt động tài chính

Kinh phí NSNN cấp một phần đảm bảo phần chi không thường xuyên để thực hiện để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Bệnh viện; thực hiện các nhiệm vụ chuyển giao các kỹ thuật, khoa học và công nghệ; thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức; thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. NSNN cấp m ộ t ph ầ n c h i t h ư ờ n g x u yê n và chi hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm sửa chữa lớn trang thiết bị, nguồn NSNN cấp phụ thuộc vào khả năng tự chủ của đơn vị. Nhưng đến năm 2019, Bệnh viện thực hiện tự chủ (Quyết định tự chủ Phụ lục 01), do đó nguồn thu của đơn vị phụ thuộc vào nguồn thu viện phí và BHYT.

Chủ trương chuyển đổi từ cơ chế “phí” sang cơ chế “giá dịch vụ” đối với dịch vụ khám chữa bệnh tại cơ sở khám chữa bệnh công lập theo lộ trình, đến năm 2020 viện phí sẽ được tính đúng, tính đủ trên cả 7 yếu tố cấu thành giá dịch vụ khám chữa bệnh, bao gồm: (1) Chi phí thuốc, vật tư trực tiếp; (2) Chi phí điện, nước, xử lý chất thải; (3) Chi phí duy tu, bảo dưỡng thiết bị, mua thay thế công cụ, dụng cụ trực tiếp sử dụng để thực hiện các dịch vụ; (4) Chi phí tiền lương, phụ cấp; (5) Chi phí sửa chữa lớn, khấu hao trang thiết bị; (6) Chi phí khấu hao nhà cửa; (7) Chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, giá dịch vụ y tế hiện nay mới chỉ tính một phần các chi phí trực tiếp của 3/7 yếu tố, phần còn lại đang được nhà nước bao cấp cho hệ thống y tế công.

Bảng 2.1. Tỷ lệ nguồn thu hoạt động tài chính tại bệnh viện Tuệ Tĩnh


STT

Năm

NSNN

cấp (%)

Nguồn thu KCB BHYT (%)

Nguồn thu KCB dịch vụ (%)

Nguồn khác (%)

1

2017

17,2

76,6

5,4

0,8

2

2018

14,9

80,3

3,2

1,6

3

2019

0

78,5

10

11,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Kiểm soát nội bộ hoạt động thu, chi tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh - 7

Nguồn: Bệnh viện Tuệ Tĩnh

Hiện tại, nguồn kinh phí NSNN cấp cho bệnh viện được căn cứ trên hạng bệnh viện, chỉ tiêu giường bệnh và các chỉ tiêu chuyên môn khác, từ đó, Bộ Y tế


47


cấp kinh phí cho các bệnh viện trực thuộc (Bảng 2.2). Các khoản chi do NSNN cấp được lập chi tiết trong dự toán và phải thực hiện nhiệm vụ đúng theo từng nguồn kinh phí. Qua khảo sát cho thấy, các bệnh viện đang từng bước thực hiện tự chủ nên nguồn kinh phí NSNN cấp ngày càng giảm dần chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 5% đến 20% tổng nguồn

Bảng 2.2. Định mức phân bổ chi sự nghiệp y tế


STT

Nội dung

Đơn vị tính

Định mức

1

Bệnh viện hạng 1

Đồng/giường bệnh/năm

55.000.000

2

Bệnh viện hạng 2

Đồng/giường bệnh/năm

45.000.000

3

Bệnh viện hạng 3

Đồng/giường bệnh/năm

40.000.000

(Nguồn:Quyết định số 13/2016/NQ-HĐND ngày 05 tháng 12 năm 2016 Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XV, kǶ họp thứ 3)

- Nguồn thu từ KCB bảo hiểm y tế (bao gồm nguồn BHYT chi trả và nguồn bệnh nhân chi trả)

Bệnh viện được ký hợp đồng KCB BHYT với cơ quan BHYT và được cấp mã KCB theo quy định của Luật Bảo hiểm và thực hiện giá viện phí theo TT39/2018 ngày 30/11/2018, TT13/2019/TT-BYT ngày 05/07/2019 quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh BHYT của bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc. Nguồn thu từ hoạt động KCB BHYT bao gồm: cơ quan BHYT thanh toán một phần chi phí KCB theo quy định, và một phần chi phí do người bệnh chi trả trực tiếp khi thanh toán tại bệnh viện.

Trước đây, bệnh viện được tạm ứng kinh phí BHYT vào đầu mỗi quý, nhưng từ năm 2018, bệnh viện được giao dự toán chi KCB BHYT cho cả năm (căn cứ vào chi phí KCB được quyết toán năm trước để giao chi phí KCB cho năm kế tiếp). Tuy nhiên do mức giao chưa phù hợp với nhu cầu thực tế KCB do đó bệnh viện vượt dự toán BHYT giao. Hơn nữa, cơ quan BHYT thường quyết toán chậm so với quy định. Dẫn tới bệnh viện không đảm bảo nguồn kinh phí hoạt động gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng KCB.


48


Qua khảo sát, nguồn thu do cơ quan BHXH thanh toán từ quỹ bảo hiểm y tế do các đối tượng có thẻ bảo hiểm y tế tại bệnh viện chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn thu (bảng 2.1).

- Nguồn thu từ KCB dịch vụ và các nguồn thu khác (nguồn viện trợ, tài trợ, hợp đồng hợp tác kinh doanh, đào tạo, cho thuê mặt bằng trông xe, căng tin...):

Trong những năm qua, bệnh viện không ngừng mở rộng, nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ khám chữa bệnh dịch vụ cho đối tượng bệnh nhân không có thẻ BHYT, nhằm tăng nguồn thu cho đơn vị. Trước đây bệnh viện tự xây dựng khung giá viện phí dịch vụ cho đơn vị mình trên trên nguyên tắc bù đắp đủ chi phí, có tích lǜy để phát triển nhưng giá phí các dịch vụ tại bệnh viện có sự chênh lệch rất lớn, đôi khi chưa phù hợp. Bởi vậy, Bộ Y tế đã ban hành thông tư 02/2017/TT-BYT ngày 15/03/2017, thông tư 37/2018/TT-BTC ngày 30/11/2018, thông tư 14/2019 ngày 05/07/2019 quy định mức tối đa khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT để khống chế khung giá viện phí dịch vụ của các bệnh viện công.

Bệnh viện cǜng mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với các nước trong và ngoài khu vực, các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Quỹ toàn cầu...thu hút được vốn đầu tư từ các chương trình, dự án viện trợ để phục vụ đầu tư xây dựng cơ bản, tăng cường mua sắm các trang thiết bị, máy móc hiện đại, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ y tế. Ngoài ra, bệnh viện cǜng chủ động tổ chức các hoạt động dịch vụ khác để tăng thêm nguồn thu như: tổ chức đấu thầu bãi trông giữ xe, thu từ việc cho thuê hội trường, điạ điểm phục vụ nhà ăn, liên kết đặt máy móc thiết bị y tế...Các đơn vị thực hiện nghĩa vụ đóng thuế đầy đủ từ các nguồn thu này cho Nhà nước theo đúng quy định. Tuy nhiên, nguồn thu KCB dich vụ của bệnh viện chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn thu toàn bệnh viện (bảng 2.1).

*Nội dung chi hoạt động tài chính

Nhà nước thực hiện giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho bệnh viện kèm theo đó đã có rất nhiều văn bản được ban hành để thực hiện lộ trình này. Theo đó, bệnh viện xây dựng phương án tự chủ của đơn vị mình, trình Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt. Bộ Y tế căn cứ vào mức độ tự đảm bảo về kinh phí hoạt động để ra quyết định phê duyệt phương án tự chủ của các bệnh viện. Từ năm 2019 Bệnh viện đã


49


thực hiện chế độ tự chủ theo hình thức tự đảm bảo chi thường xuyên. Trong phạm vi nguồn kinh phí tự chủ, bệnh viện chủ động xây dựng tiêu chuẩn định mức, chế độ quản lý, chi sự nghiệp phù hợp với đơn vị mình, được thể hiện trong Quy chế chi tiêu nội bộ của các bệnh viện.

- Chi hoạt động từ NSNN cấp:

+ Chi bằng nguồn kinh phí không thường xuyên:

Bao gồm các khoản chi bằng nguồn NSNN cấp từ nguồn chi không thường xuyên để thực hiện việc tu duy sửa chữa cơ sở hạ tầng, mua sắm máy móc, trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn…Các khoản chi từ nguồn này được thực hiệc thông qua việc đấu thầu mua sắm tại đơn vị và gửi các báo cáo cho cơ quan chủ quản. Ngoài ra, nguồn kinh phí này còn để thực hiện chi các đề tài, dự án đã được xây dựng kế hoạch thực hiện và mức chi từ năm trước theo đúng các thông tư, nghị định được hướng dẫn của Nhà nước và các cơ quan quản lý.

+ Chi bằng nguồn kinh phí thường xuyên:

Chi các khoản mua thuốc, vật tư y tế, hóa chất phục vụ công tác chuyên môn, trang phục, chi mua sắm sửa chữa nhỏ thường xuyên, chi thanh toán cá nhân... được quy định cụ thể trong quy chế chi tiêu nội bộ của bệnh viện. Định mức chi căn cứ trên cơ sở các thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ Y tế. Các khoản chi hoạt động khám chữa bệnh dựa trên nguyên tắc lấy thu bù chi và có tích lǜy phù hợp với tình hình thực tế của Bệnh viện.


STT


BV Thuệ Tĩnh

Kho bạc Nhà nước

Bảng 2.3. Quy trình quản lý tài chính tại bệnh viện



Các bước công việc


Bộ chủ quản

1 Lập dự toán (1)

2)

2 Xét duyệt, giao dự toán (

3a

Chấp hành dự toán

3b

(3a)


Kiểm soát hoạt động thu, chi

5

4 Lập báo cáo quyết toán (4)


(3b)


Duyệt quyết toán

(5)

Nguồn: Bệnh viện Tuệ Tĩnh

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 13/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí