Đau Cách Hồi Và Bệnh Động Mạch Ngoại Biên: Không Ghi Nhận Trường Hợp Nào.


Có 48 bệnh nhân (39,7%) hút thuốc lá, 69 bệnh nhân (57%) không hút thuốc, và 4 bệnh nhân (3,3%) không rõ có hút không. 24 bệnh nhân uống rượu bia thường xuyên, chiếm 19,8%, còn lại 93 bệnh nhân (76,9%) không uống, và 4 bệnh nhân (3,3%) không khai thác được tiền căn uống rượu bia.

3.1.2.5 Tiền căn cơn thoáng thiếu máu não



4,1%


Không

95,9%


Biểu đồ 3.7. Tỉ lệ cơn thoáng thiếu máu não

Có 5 bệnh nhân có tiền căn cơn thoáng thiếu máu não trước đây, chiếm 4,1% mẫu nghiên cứu.

3.1.2.6 Đau cách hồi và bệnh động mạch ngoại biên: không ghi nhận trường hợp nào.

3.1.3 Biểu hiện lâm sàng


3.1.3.1. Thời gian vào viện và thời gian nằm viện


Thời gian đến nhập viện trung bình là 32,9 ± 35,9 giờ kể từ lúc khởi phát. Thời gian nằm viện trung bình là 8,6 ± 4,3 ngày

3.1.3.2. Mức ý thức


6%

41,3%

52,1%

6,



GCS 14‐15

GCS 8‐13 GCS 3‐7


Biểu đồ 3.8. Điểm hôn mê Glasgow lúc nhập viện

Điểm hôn mê Glasgow (GCS) lúc nhập viện trung bình là 11,8 ± 2,8; trong đó có 41,3% bệnh nhân ở mức ý thức tốt (GCS 14-15) khi nhập viện, 6,6% bệnh nhân hôn


mê thực sự (GCS 3-7).


3.1.3.3. Độ nặng đột quỵ lúc nhập viện


Điểm số Thang điểm đột quỵ của Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ (điểm NIHSS) lúc nhập viện trung bình là 17,7 ± 8,2; trung vị là 17 điểm, tứ phân vị là 13, và 23,5 điểm.


Biểu đồ 3 9 Phân bố điểm NIHSS lúc nhập viện Bảng 3 1 Phân nhóm độ nặng 1

Biểu đồ 3.9. Phân bố điểm NIHSS lúc nhập viện Bảng 3.1. Phân nhóm độ nặng đột quỵ theo điểm NIHSS lúc nhập viện


Tần suất

Tỉ lệ %

Nhẹ: NIHSS 0-4

8

6,6 %

Trung bình: NIHSS 5-14

31

25,6%

Nặng: NIHSS 15-25

63

52,1%

Rất nặng >25

19

15,7%

Tổng

121

100%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.

Như vậy, phần lớn bệnh nhân có đột quỵ ở mức độ nặng và rất nặng, một số ở mức trung bình, còn rất ít bệnh nhân ở mức đột quỵ nhẹ.

3.1.3.4. Bên bán cầu tổn thương


Mẫu nghiên cứu có 68 trường hợp tổn thương thiếu máu não xảy ra ở bán cầu trái, chiếm 56,2%, còn lại là bên phải, 53 trường hợp, chiếm 43,8%.


43,8%

56,2%


Bán cầu trái


Bán cầu phải


Biểu đồ 3.10. Bên bán cầu tổn thương

3.1.3.5. Nguyên nhân theo phân loại TOAST


5,0%

7,4%

10,7%

76,9%

Bệnh mạch máu lớn Lấp mạch từ tim Nguyên nhân khác

Không rõ nguyên nhân


Biểu đồ 3.11. Phân bố nguyên nhân theo phân loại TOAST


Các nguyên nhân tắc động mạch cảnh được xác định gồm 93 ca huyết khối xơ vữa động mạch (76,9%); 13 ca lấp mạch từ tim (10,7%); 6 ca nguyên nhân khác (5%), trong đó 2 ca bóc tách động mạch, 2 ca thiểu sản, và 1 ca Takayasu; và 9 ca không xác định nguyên nhân (7,4%) trong đó có 3 ca vừa có nguồn lấp mạch từ tim vừa có tổn thương xơ vữa động mạch cảnh.

3.1.4. Đặc điểm cận lâm sàng


Điện tim, siêu âm tim, siêu âm Doppler động mạch cảnh được thực hiện cho tất cả các bệnh nhân tham gia nghiên cứu. Kết quả của các cận lâm sàng này đã được sử dụng để đánh giá nguy cơ tim mạch: điện tim cho biến rung nhĩ và bệnh mạch vành; siêu âm tim để đánh giá bệnh tim, bệnh mạch vành, suy tim; siêu âm Doppler động mạch cảnh để sàng lọc tắc động mạch cảnh, đánh giá xơ vữa động mạch cảnh và đốt sống ngoài sọ của bên tắc và bên đối diện. Do đó chúng tôi không nêu kết quả thêm ở đây.


Bảng 3.2. Kết quả các cận lâm sàng


Biến

Đơn vị tính

N

Trung bình

Độ lệch chuẩn

Triglyceride

mg/dL

107

206,9

79,4

Cholesterol

mg/dL

107

216,7

47,8

HDL-C

mg/dL

107

43,2

11,9

LDL-C

mg/dL

104

132,9

41,6

Đường huyết

mg/dL

116

130,8

53,1

Creatinin

mg/dL

114

1

0,19

Na

mEq/L

115

137,1

3,9

K

mEq/L

115

3,6

0,46

Ca

mEq/L

115

4,1

0,44

Cl

mEq/L

114

100,4

4,1


Ghi nhận Creatinin và các thông số điện giải hầu hết trong giới hạn bình thường, riêng K máu hơi thấp.

3.1.5. Tình hình dùng thuốc chống huyết khối


Chỉ một phần rất nhỏ bệnh nhân được dùng thuốc kháng đông uống (n=4), đại đa số còn lại được dùng thuốc chống kết tập tiểu cầu, trong đó 54% là aspirin, 42% là clopidogrel.


4%

42%

54%

Aspirin

Clopidogrel Sintrom

Biểu đồ 3.12. Tình hình dùng thuốc chống huyết khối trong tháng đầu


Bệnh nhân được dùng thuốc chống kết tập tiểu cầu hoặc sintrom từ khi nằm viện, sau đó tiếp tục theo dõi sau khi xuất viện. Trong 30 ngày đầu, các bệnh nhân được dùng thuốc chống kết tập tiểu cầu như aspirin hoặc clopidogrel đều tuân thủ thuốc tốt. Bốn bệnh nhân được cho dùng kháng đông uống sintrom thì có ba bệnh nhân được kiểm soát INR định kỳ, trong đó hai bệnh nhân đạt được INR từ 2-3 sau 1 tuần – 10 ngày,


một bệnh nhân sau 1 tháng vẫn chưa đạt INR mục tiêu. Một bệnh nhân còn lại trong nhóm dùng sintrom vẫn giữ nguyên liều sintrom ¼ viên như lúc xuất viện tới 30 ngày mà không quay lại tái khám, INR kiểm tra ở ngày thứ 30 không đạt mục tiêu.

3.2. ĐẶC ĐIỂM TUẦN HOÀN BÀNG HỆ VÀ TỔN THƯƠNG NHỒI MÁU NÃO TRÊN HÌNH ẢNH HỌC

Có 94 trường hợp được khảo sát hình ảnh học não 2 lần, với 20 trường hợp chụp lần 2 là MRI, các trường hợp còn lại là CT scan. 27 trường hợp còn lại chỉ được chụp CT scan não một lần.

3.2.1 Tổn thương nhu mô não trên hình ảnh học đánh giá bằng ASPECTS


Điểm ASPECTS trung bình là 4,34 ± 3,02; trung vị là 4, nghĩa là một nửa mẫu nghiên cứu có mức độ tổn thương não nặng, điểm từ 4 trở xuống.


Biểu đồ 3.13. Phân bố điểm số ASPECTS


3.2.2. Hình ảnh tổn thương nhồi máu não theo phân vùng của Bang


9,9% 14,9%


14,0%

19,0%

39,7%

2,5%

Toàn bộ Diện rộng Sâu rộng Vỏ khác

Ranh giới sâu

Vỏ nhỏ/sâu nhỏ


Biểu đồ 3.14. Tổn thương nhồi máu não theo phân vùng của Bang


Để phân tích chi tiết hơn các kiểu nhồi máu não và đặc điểm bàng hệ cũng như cơ chế nhồi máu của từng loại, chúng tôi chia nhỏ thêm một số phân vùng, gọi là “hình ảnh nhồi máu não” cho kết quả như sau:


Ranh giới nông Vỏ nhỏ

7,4%

3,3%

Sâu nhỏ 2,5%

Toàn bộ bán cầu 3,3%

Toàn bộ ĐMCT 9,9%

Toàn bộ ĐMNG 9,1%

Ranh giới sâu 18,2%

Phần lớn ĐMNG 20,7%

Sâu lớn 8,3%

Vỏ lớn 17,4%

Biểu đồ 3.15: Phân bố các loại hình ảnh tổn thương nhồi máu não (ĐMCT: động mạch cảnh trong; ĐMNG: động mạch não giữa)

Như vậy, có 22,3% các trường hợp bị nhồi máu rất rộng, từ toàn bộ vùng tưới máu động mạch não giữa đến toàn bộ vùng tưới máu động mạch cảnh trong (não giữa và não trước) hoặc toàn bộ bán cầu (thêm động mạch não sau). Tuy nhiên, cũng có khoảng 50% các trường hợp chỉ nhồi máu não một phần nào đó, thậm chí chỉ có ổ nhồi máu rất nhỏ. Để thuận lợi phân tích kết cục tránh các ô có kỳ vọng lý thuyết dưới 5% quá tiêu chuẩn cho phép, chúng tôi tiến hành gộp nhóm, biến mười nhóm tổn thương nhồi máu não nêu trên thành bốn nhóm như sau: nhồi máu não diện rộng (nói gọn: diện rộng) (gồm toàn bộ bán cầu, toàn bộ động mạch cảnh trong, và toàn bộ động mạch não giữa); nhồi máu não lớn vùng động mạch não giữa (ĐMNG lớn) (gồm phần lớn ĐMNG, vỏ lớn, và sâu lớn); nhồi máu não vùng ranh giới (ranh giới) (gồm nhồi máu não vùng ranh giới sâu và ranh giới nông); và nhồi máu nhỏ (vỏ-sâu nhỏ) (gồm nhồi máu nhỏ ở vỏ não hoặc vùng sâu).


3.2.3. Đặc điểm tuần hoàn bàng hệ cấp máu cho động mạch não giữa và não tr


ước bên tổn thương


AB C D Hình 3 1 Minh họa cấp máu bàng hệ cho động mạch não trước và động 3 B

CD Hình 3 1 Minh họa cấp máu bàng hệ cho động mạch não trước và động mạch 4 DHình 3 1 Minh họa cấp máu bàng hệ cho động mạch não trước và động mạch não 5

Hình 3.1. Minh họa cấp máu bàng hệ cho động mạch não trước và động mạch não giữa cùng bên tắc động mạch cảnh trong. (A) Tắc ĐM cảnh trong trái, bàng hệ tốt qua động mạch thông trước (CTA); (B) Tắc ĐM cảnh trong phải, bàng hệ qua ĐM thông sau (MRI-MRA); (C) tắc ĐM cảnh trong trái, bàng hệ tốt qua cả động mạch thông trước và thông sau (CTA); (D) Tắc động mạch cảnh trong phải, bàng hệ tốt qua cả động mạch thông trước và thông sau (MRA).

3.2.3.1. Bàng hệ cấp máu cho động mạch não trước


Động mạch não trước bên tắc động mạch cảnh hầu hết được cấp máu bởi động mạch cảnh trong đối bên qua động mạch thông trước, hiện diện trong 105 trường hợp


(86,8%). Có 2 trường hợp (1,6%) có tưới máu ở động mạch não trước (và cả não giữa), nhưng không rõ nguồn cấp máu, có thể từ các nhánh vỏ não và/ hoặc từ động mạch cảnh ngoài. 14 trường hợp còn lại (11,6%) không có bàng hệ, tương ứng tổn thương nhồi máu rất nặng nề ở toàn bộ động mạch não giữa, não trước và có trường hợp cả não sau.

3.2.3.2. Bàng hệ cấp máu cho động mạch não giữa


Phần lớn các trường hợp cấp máu bàng hệ cho động mạch não giữa cùng bên cũng là thông qua động mạch thông trước và đoạn A1 của động mạch não trước, thấy trong 68 trường hợp, chiếm 56,2%. Chỉ có 2 trường hợp (1,7%) động mạch não giữa cùng bên được cấp máu từ hệ đốt sống thân nền qua động mạch thông sau, và 11 trường hợp (9,1%) được cấp máu nhờ cả hai bàng hệ thông trước và thông sau. Có 7 trường hợp (5,8%) được cấp máu bằng các đường bàng hệ khác ngoài đa giác Willis (bàng hệ màng mềm, bàng hệ cảnh ngoài, hoặc không rõ nguồn). Còn lại 33 trường hợp (27,3%) không được cấp máu bàng hệ.

3.2.4. Đặc điểm của động mạch não giữa đoạn M1 bên tổn thương


Mất 33,1%

Bình thường 40,5%

Cắt cụt 9,9%

Hẹp khu trú 7,4%

Giảm khẩu kính nhẹ

Giảm khẩu kính 6,6% nặng

2,5%

Biểu đồ 3.16. Tình trạng động mạch não giữa đoạn M1 cùng bên ĐM cảnh tắc


Đoạn M1 có hình dạng kích thước bình thường trong 49 trường hợp (40,5%), giảm khẩu kính nhẹ (nhỏ) trong 8 trường hợp (6,6%), giảm khẩu kính nặng (rất nhỏ, mảnh) trong 3 trường hợp (2,5%), hẹp khu trú trong 9 trường hợp (7,4%) với 6 trường hợp

Xem tất cả 196 trang.

Ngày đăng: 02/06/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí