Kết Quả Đánh Giá Hướng Dẫn Viên Du Lịch Tại Tp.hcm


Có thể nói ở TP.HCM có bao nhiêu doanh nghiệp du lịch thì có bấy nhiêu doanh nghiệp tham gia khai thác du lịch văn hóa. Năm 2006, toàn Thành phố có 452 doanh nghiệp lữ hành, đến đầu năm 2011 đã có 666 doanh nghiệp, trong đó có 337 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, 318 doanh nghiệp lữ hành nội địa và 11 văn phòng đại diện nước ngoài về du lịch tại TP.HCM. Các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Thành phố luôn chiếm từ 60 – 70% trong danh sách 10 doanh nghiệp lữ hành hàng đầu cả nước (Phụ lục 6 và 7).

Công ty THNH MTV DV Lữ hành Saigontourist được Chính phủ xếp loại doanh nghiệp hạng đặc biệt, là tập đoàn du lịch hàng đầu của ngành Du lịch Việt Nam, quàn lý trên 100 doanh nghiệp, công ty du lịch, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, nhà hàng, khu vui chơi giải trí cùng các loại hình khác liên quan đến du lịch. Là doanh nghiệp có nhiều đóng góp trong phát triển du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng của TP.HCM.

Saigontourist không những khai thác hiệu quả du lịch văn hóa mà còn tổ chức tốt các sự kiện văn hóa tiêu biểu như Lễ hội đường hoa Nguyễn Huệ, Hội pháo hoa đêm giao thừa, phố Tỏa sáng…

Thông qua chương trình tour của 20 doanh nghiệp lữ hành hàng đầu tại TP.HCM, các điểm du lịch văn hóa được du khách lựa chọn nhiều nhất là khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi, Dinh Độc Lập, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh…[19]

2.3.2.6. Nguồn nhân lực du lịch

Năm 2009, ngành du lịch Thành phố có khoàng 26.000 lao động trực tiếp. Trong đó có 14.500 lao động trong lĩnh vực lưu trú – nhà hàng, 11.500 lao động trong lĩnh vực lữ hành, các khu du lịch, vui chơi – giải trí, vận chuyển…

Về cơ cấu nguồn nhân lực thì nam chiếm 57% và nữ chiếm 43%. Xét về độ tuổi lao động: 42% lao động có độ tuổi từ 18 – 30 tuổi, 46% lao động có độ tuổi từ 31 – 45 tuổi và 11% lao động trên 45 tuổi. Về khả năng sử dụng ngoại ngữ: có hơn

12.000 lao động sử dụng tiếng Anh, 2.000 lao động sử dụng tiếng Hoa, 1.069 lao động sử dụng tiếng Pháp, hơn 500 lao động sử dụng tiếng Nhật, hơn 1.100 lao động sử dụng ngoại ngữ khác.[26]


Bảng 2.15: Kết quả đánh giá hướng dẫn viên du lịch tại TP.HCM

Đơn vị: %


Đánh giá

Kiến thức

Chuyên môn, nghiệp vụ

Ngoại ngữ

Tinh thần phục vụ

Yếu

0

0

0

0

Trung bình

1

3

3

1

Khá

29

33

21

13

Tốt

53

53

53

46

Rất tốt

17

11

23

40

Tổng

100,0

100,0

100,0

100,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Khai thác tài nguyên nhân văn phục vụ phát triển du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh - 11

Nguồn: Khảo sát của tác giả và nhóm sinh viên trường ĐH HUTECH, 2012


Theo đánh giá của du khách nước ngoài, nhìn chung lực lượng lao động trong lĩnh vực du lịch là tương đối tốt cả về kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ và cả tinh thần phục vụ.

Bảng 2.16: Kết quả đánh giá đội ngũ nhân viên du lịch tại TP.HCM

Đơn vị: %


Đánh giá

Tài xế

Nhân viên tại nơi lưu trú

Nhân viên nhà hàng

Nhân viên tại điểm tham quan

Nhân viên tại điểm mua sắm

Yếu

3

0

0

0

1

Trung bình

9

4

3

2

6

Khá

30

17

14

28

25

Tốt

42

44

49

46

38

Rất tốt

16

35

34

24

30

Tổng

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

Nguồn: Khảo sát của tác giả và nhóm sinh viên trường ĐH HUTECH, 2012


Nhìn chung, lực lượng lao động du lịch làm việc trong các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữ hạn được đào tạo, huấn luyện chính quy và có bài bản. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ luôn được chú trọng. Tuy nhiên, phần lớn lực lượng lao động trong ngành vẫn chưa


thông qua đào tạo chính quy cả trong nghiệp vụ chuyên môn lẫn trong quản lý điều hành, đặc biệt đối với các doanh nghiệp tư nhân.

2.3.2.7. Thực trạng bảo tồn các tài nguyên du lịch nhân văn

Từ trước đến nay, TP.HCM đã thực hiện trùng tu khá nhiều di tích như: lăng Lê Văn Duyệt (13,7 tỷ đồng), đình Nam Chơn (1,2 tỷ đồng) và các công trình lăng Võ Tánh, lăng Võ Di Nguy,… Trong những năm gần đây, đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch với các Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Tài nguyên - Môi trường,… nên việc phát hiện, khai thác, quản lý và bảo tồn di tích ngày càng tốt hơn.

Năm 2011, UBND TP.HCM có quyết định số 5360/QĐ-UBND về phê duyệt thực hiện kiểm kê di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn Thành phố, thực hiện kiểm kê và bảo tồn 168 công trình, địa điểm đủ tiêu chuẩn xếp hạng di tích. Đây được đánh giá là một trong những bước đi quan trọng tiếp nối cho quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn TP.HCM đến năm 2020. Từ năm 2008 đến 2010, TP.HCM đã đầu tư trên 101 tỷ đồng thực hiện 14 dự án tu bổ, tôn tạo di tích.

Ba yếu tố: truyền thống lịch sử văn hóa đặc sắc, di sản văn hóa độc đáo và lễ hội sự kiện hấp dẫn là nền tảng để phát triển du lịch văn hóa TP.HCM. Việc khai thác các giá trị của tài nguyên nhân văn để phát triển du lịch văn hóa một phần làm tăng giá trị các tài nguyên ấy, quảng bá được hình ảnh và con người Việt Nam qua hoạt động du lịch. Song, trong quá trình khai thác phát triển du lịch không tránh khỏi những hạn chế và thực trạng bảo tồn, lưu giữ, tái tạo các tài nguyên du lịch nhân văn còn bộc lộ nhiều vấn đề cần đáng quan tâm.

Phát triển du lịch văn hóa ở TP.HCM đã góp phần thúc đẩy công tác đầu tư, tôn tạo, bảo vệ, cải thiện chất lượng các di tích, bảo tàng. Số lượng các di tích được xếp hạng, công nhận càng nhiều hơn qua các năm. Bên cạnh đó hệ thống cơ sở tôn giáo của địa phương được hoạt động thường xuyên hơn bởi các lễ hội hằng năm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy có một phần các di tích bị hủy hoại, xuống cấp, có một số di sản được tu sửa lại nhưng điều đó đã làm mất đi kiến trúc độc đáo ban đầu. Ðiển hình cho tình trạng di tích bị thời gian xâm hại là đình Thông Tây Hội ở quận Gò Vấp. Ðây là ngôi đình thuộc diện cổ nhất Thành phố hiện còn giữ được dáng vẻ


nguyên vẹn. Tuy vậy, trải qua bao thăng trầm cùng sự tàn phá của thời gian, ngôi đình cổ này đã bị xuống cấp nặng nề. Nhiều cột gỗ đã bị mục ruỗng do mối mọt, ngói nhiều nơi vỡ nát và thường xuyên bị ngập nước khi có mưa lớn. Chùa Giác Viên ở đường Lạc Long Quân, quận 11 cũng nằm trong tình trạng tương tự. Ở ngôi chùa này, cùng với sự tàn hại của thời gian còn có sự vô ý thức của người dân góp phần hủy hoại bằng cách lấn chiếm và biến khu này thành nơi đổ rác và các loại xà bần. Theo Trung tâm bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa Thành phố, hiện nay trên địa bàn có 27 di tích lịch sử, văn hóa, nghệ thuật đang bị xuống cấp cần tu bổ kịp thời, trong đó có 13 di tích cấp quốc gia và 14 di tích cấp thành phố. Số lượng di tích, di sản, các tài nguyên nhân văn trên địa bàn TP.HCM khá dày nhưng thực tế những di tích còn giữ nguyên giá trị có thể đưa vào phát triển du lịch lại rất ít.

2.3.3. Đánh giá chung về thực trạng khai thác tài nguyên nhân văn để phát triển du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh‌

2.3.3.1. Thuận lợi

TP.HCM tiếp tục khẳng định vị thế là một trong những trung tâm du lịch hàng đầu của cả nước. TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung được nhìn nhận là “điểm đến mới” có sức thu hút khách du lịch.

TP.HCM có nhiều di tích văn hóa, lịch sử - cách mạng, kiến trúc cổ thời thuộc địa (hệ thống bảo tàng, đình, chùa, nhà thờ, khu di tích Địa đạo Củ Chi,…) đã được khai thác, đưa vào phát triển du lịch và rất hấp dẫn du khách.

Ẩm thực của TP.HCM hội tụ ẩm thực của nhiều vùng, miền, nhiều nước trên thế giới nên rất đa dạng và phong phú, đáp ứng được nhu cầu của du khách. Hầu hết các nhà hàng, khách sạn đảm bảo được yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm. Các mặt hàng thủ công, mỹ nghệ tinh xảo, giá cả hợp lý.

TP.HCM có mối quan hệ chặt chẽ với thị trường du lịch truyền thống như Mỹ, Pháp,… có sự gần gũi về văn hóa với một số quốc gia (Trung Quốc, Đài Loan, HongKong, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Đông Nam Á).

TP.HCM có hệ thống cơ sở lưu trú tốt nhất cả nước với khả năng phục vụ khách du lịch thương mại, tổ chức các hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế.


Du lịch TP.HCM đã tạo được những điểm đến hấp dẫn cho du khách thông qua các chương trình tour như Dinh Độc Lập, Địa đạo Củ Chi, bảo tàng Chứng tích chiến tranh, nhà thờ Đức Bà,… Du khách rất thích thú với những điểm đến ấn tượng đó.

Công tác quảng bá xúc tiến du lịch nhằm giới thiệu điểm đến và các sản phẩm du lịch của Thành phố đến với du khách trong và ngoài nước ngày càng được tăng cường. Việc tổ chức các sự kiện được chú trọng với các hoạt động thiết thực, đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp và du khách, trong đó điểm nhấn là các sự kiện như Đường hoa Nguyễn Huệ - Lễ hội Bánh tét, Ngày hội Du lịch, Lễ hội Trái cây Nam Bộ,… không ngừng được đổi mới về cách tổ chức, nâng cao chất lượng đã dần trở thành một thương hiệu, nét riêng độc đáo của du lịch Thành phố.

2.3.3.2. Khó khăn

Nhìn chung, môi trường du lịch Thành phố vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt là môi trường xã hội. Tình trạng chèo kéo, đeo bám du khách chưa được giải quyết triệt để làm ảnh hưởng đến tâm lí du khách.

TP.HCM có ít các lễ hội và sự kiện có khả năng thu hút khách du lịch, chất lượng dịch vụ còn tương đối.

Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch chưa phát triển đổng bộ, chưa được đầu tư đúng mức và dàn trải, thiếu tập trung.

Các điểm di tích lịch sử, kiến trúc, các điểm tham quan ngày càng xuống cấp, việc tu sửa lại làm mất đi vẻ đẹp và những dấu ấn nhân văn lịch sử sẵn có.

Hệ thống giao thông còn nhiều hạn chế, thường xuyên kẹt xe, gây khó khăn cho việc di chuyển và tham quan của du khách.

Thành phố chưa thực sự đầu tư cho biểu diễn văn hóa nghệ thuật, các tiết mục biểu diễn còn đơn điệu, sân khấu nhỏ, chưa đáp ứng tốt nhu cầu của du khách.

Trình độ nguồn nhân lực du lịch, đặc biệt là hướng dẫn viên du lịch nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu đối với thị trường khách Nhật Bản, Hàn Quốc, tây Ban Nha, Đức,… Đa số hướng dẫn viên chỉ tập trung vào ngoại ngữ thông dụng là Tiếng Anh.


Trong các tài nguyên nhân văn, ngành du lịch hầu như chỉ mới tập trung khai thác được ở một số di tích, công trình kiến trúc và một số lễ hội. Hệ thống các làng nghề, gần như chưa có làng nghề nào chính thức được đưa vào khai thác phát triển du lịch. Bên cạnh đó, hệ thống các di tích có du khách tới tham quan chỉ trên dưới 10 di tích. Và doanh thu du lịch từ việc khai thác các giá trị nhân văn còn thấp.

2.3.3.3. Thời cơ

Phải khẳng định rằng, TP.HCM là một địa điểm có nhiều tiềm năng du lịch, phong phú và đa dạng có sức hấp dẫn đối với du khách. Hơn nữa lại là một thành phố mang đậm dấu ấn lịch sử từ hai cuộc chiến tranh của dân tộc.

Nước ta có chế độ chính trị ồn định, TP.HCM phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện Đổi mới, hội nhập, mở cửa và vị thế của đất nước đang ngày càng được củng cố - đó là cơ hội cho du lịch Thành phố ngày càng thu hút đông đảo lượng khách quốc tế.

UBND Thành phố luôn quan tâm và có những chính sách tạo môi trường, khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Đồng thời đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội đặc biệt là hạ tầng giao thông vận tải, thông tin, dịch vụ du lịch, khu vui chơi giải trí, văn hóa,… Đây chính là sự quan tâm tạo những điều kiện cần thiết để phát triển ngành du lịch của TP.HCM nói riêng và của cả nước nói chung.

Luật Du lịch và các văn bản dưới luật có hiệu lực thực hiện cùng với việc triển khai nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ IX, các Nghị quyết của Thành Ủy và Hội đồng Nhân dân Thành phố về việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ - thương mại tạo ra sự tập trung phát triển có tính đột phá cho 9 nhóm ngành dịch vụ, trong đó có du lịch (dặc biệt là du lịch quốc tế) là hành lang pháp lý, động lực thúc đẩy ngành du lịch phát triển trong thế cạnh tranh lành mạnh. Bên cạnh đó, thông qua vai trò Ban Chỉ đạo phát triển Du lịch Thành phố, sự phối hợp, kết hợp trong việc triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu phát triển du lịch của các sở, ngành Thành phố ngày càng gắn bó, nhịp nhàng hơn.

2.3.3.4. Thách thức

Bên cạnh những cơ hội thì ngành Du lịch Thành phố còn phải đối diện với những thách thức lớn đó là:


Lực lượng nguồn nhân lực du lịch nhìn chung còn chưa đáp ứng được nhu cầu về tính chuyên nghiệp và trình độ ngoại ngữ phục vụ du khách quốc tế thời kỳ hội nhập.

Các doanh nghiệp du lịch còn phải đối mặt với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp du lịch của các nước trong khu vực và quốc tế trong khi còn nhiều khóa khăn, hạn chế về hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch (thua các nước Thái Lan, Singapore, Indonexia,…), hệ thống giao thông đường bộ, hàng không, cầu, cảng,… còn lạc hậu, chất lượng thấp, cước phí cao. Hệ thống thông tin viễn thông chất lượng còn hạn chế trong khi giá dịch vụ cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Điện, nước chưa đảm bảo được nhu cầu và giá cả cao. Hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, các tiện nghi phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi giải trí còn thiếu, chất lượng hạn chế. Chất lượng sản phẩm du lịch không cao, sản phẩm chưa đa dạng và thiếu phong phú.

Xu thế hội nhập là một thuận lợi nhưng cũng là một thách thức lớn đối với ngành du lịch, tạo ra guy cơ bị tụt hậu so với các nước trong khu vực và thế giới, nguy cơ phá hoại môi trường nhân văn là rất lớn. Đồng thời, quá trình mở cửa và hội nhập du lịch cũng có thể gây ảnh hưởng và làm phức tạp hóa một số vấn đề liên quan đến an ninh, trật tự xã hội, văn hóa, giữ gìn thuần phong mỹ tục của đất nước.

Với sự đầu tư và phát triển mạnh về du lịch văn hóa của các nước láng giềng cùng với nền văn hóa lâu dài như Trung Quốc, Ấn Độ, Campuchia, Thái Lan,… sẽ trở thành thách thức lớn trong việc cạnh tranh thu hút du khách quốc tế của du lịch Thành phố.


CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN NHÂN VĂN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020 VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN‌


3.1. Định hướng khái thác tài nguyên du lịch nhân văn ở TP.HCM‌

3.1.1. Cơ sở đề xuất định hướng‌

3.1.1.1. Quan điểm phát triển du lịch của quốc gia

Trong “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” có đề cập đến một số quan điểm sau:

- Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng phát triển theo chiều sâu đảm bảo chất lượng và hiệu quả, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh.

- Tập trung đầu tư phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch có thế mạnh về tài nguyên du lịch. Nhấn mạnh yếu tố văn hóa và sinh thái đặc sắc trong sản phẩm du lịch

- Phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. Phát triển du lịch phải giữ gìn được truyền thống, đạo đức, thuần phong mỹ tục và nhân phẩm con người Việt Nam.

- Phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế quốc gia và yếu tố tự nhiên và yếu tố văn hóa dân tộc, tăng cường liên kết phát triển du lịch.

3.1.1.2. Định hướng chung về phát triển du lịch của TP. Hồ Chí Minh

Cùng với quan điểm phát triển chung của du lịch cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, TP.HCM phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, hiệu quả kinh tế - xã hội cao, theo hướng phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.

Một số quan điểm cụ thể như sau:

- Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch, chú trọng phát triển du lịch sinh thái và du lịch văn hóa – lịch sử đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch bền vững.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/04/2023