Mặc dù chính quyền Thành phố, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch cùng các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn đã có nhiều cố gắng trong xây dựng các chương trình phát triển du lịch, nghiên cứu, đánh giá và đưa các di tích, lễ hội vào phát triển du lịch văn hóa nhưng sự phối hợp giữa các cấp, các ngành và địa phương trong khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch nhân văn còn chưa chặt chẽ, thiếu sự thống nhất và đầu tư hạn chế, chưa tạo ra sức mạnh cho du lịch phát triển tương xứng với tiềm năng của Thành phố. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả khai thác giá trị tài nguyên du lịch chưa cao.
Để khai thác hiệu quả các giá trị tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ phát triển du lịch văn hóa, du lịch TP. HCM cần đẩy mạnh công tác quản lý văn hóa gắn với phát triển du lịch; xây dựng các chương trình phát triển du lịch cho mỗi giai đoạn, phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành và địa phương, giữa các bộ phận khai thác du lịch; xây dựng thêm các sản phẩm du lịch có khả năng hấp dẫn du khách, đặc biệt là khách quốc tế; bên cạnh đó tăng cường đầu tư, tôn tạo và bảo vệ các giá trị tài nguyên du lịch nhân văn.
2. Kiến nghị:
Nhằm khai thác hiệu quả các giá trị tài nguyên nhận văn phục vụ phát triển du lịch TP. HCM, đưa du lịch Thành phố phát triển ở tầm cao hơn, xin kiến nghị đến các cơ quan chức năng:
- Với Tổng Cục Du lịch:
Tổng Cục Du lịch phối hợp, giúp đỡ ngành du lịch Thành phố trong việc nghiên cứu, xây dựng các sản phẩm du lịch văn hóa đặc thù của địa phương và định hướng chiến lược về đầu tư, quy hoạch phát triển du lịch TP.HCM đến năm 2020, tầm nhìn 2030 để TP.HCM thực sự trở thành một trong hai trung tâm du lịch lớn nhất cả nước và có vị trí ngày càng quan trọng trên bản đồ phát triển du lịch khu vực và thế giới.
- Với UBND thành phố Hồ Chí Minh:
UBND TP.HCM chỉ đạo sâu sát các ban ngành, các cấp chính quyền và các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn phối hợp chặt chẽ trong đầu tư khai thác tài nguyên và phát triển du lịch, gắn khai thác với công tác tôn tạo, trùng tu và bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch.
Thành phố cần đầu tư nhiều hơn cho ngành du lịch, chỉ đạo khai thác toàn diện các loại tài nguyên du lịch nhân văn. Tạo điều kiện thuận lợi cho ngành Du lịch địa phương hoàn thành các nhiệm vụ trong chương trình phát triển du lịch trong giai đoạn 2011 – 2020.
UBND thành phố cũng cần đẩy nhanh việc nâng cấp hệ thống giao thông vận tải nội, ngoại thành tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch. Đặc biệt là các tuyến đường huyết mạch như các tuyến đường trung tâm thành phố, tuyến từ trung tâm thành phố đi Củ Chi, về Cần Giờ. Riêng ngành du lịch và ngành giao thông vận tải thành phố cần có những phối hợp quan trọng. Thành phố cũng cần đầu tư một hệ thống vân tải chuyên biệt dành riêng cho phục vụ cho du lịch.
- Với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM:
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Trung tâm Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử và văn hóa thực hiện tốt công tác kiểm kê di tích trên địa bàn thành phố một cách thường xuyên để công nhận di tích và kịp thời lập danh sách các di tích cần bảo vệ, tôn tạo.
Phối hợp với các ban ngành và địa phương xây dựng một số sản phẩm du lịch tiêu biểu về lễ hội, sự kiện, nghệ thuật, làng nghề. Đồng thời nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch hiện có.
Phối hợp với các doanh nghiệp du lịch trong đào tạo nguồn nhân lực du lịch chuyên nghiệp và có đủ trình độ ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, Nhật, Pháp, Đức, Nga, Ý,… để đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch hiện nay và trong những năm tới.
Đối với các bảo tàng và điểm di tích thường xuyên có du khách tham quan như Dinh Độc lập cần có hệ thống máy chiếu tái hiện lịch sử tại chỗ để phục vụ du khách. Hệ thống tranh ảnh, tư liệu tại bảo tàng Chứng tích Chiến tranh cần được bổ sung. Tại bảo tàng Hồ Chí Minh cần có những đoạn phim giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của chủ tịch Hồ Chí Minh…
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Trần Thúy Anh (2011), Giáo trình Du lịch văn hóa, NXB Giáo dục.
[2]. Phan Xuân Biên (2007), Thành phố Hồ Chí Minh 35 năm xây dựng và phát triển, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.
[3]. Đỗ Ngọc Chiến (2011), Hệ thống bảo tàng Việt Nam, NXB Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TP. Hồ Chí Minh.
[4]. Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh (2012), Niêm giám thống kê TP. Hồ Chí Minh 2011, NXB Thống kê, TP. Hồ Chí Minh.
[5]. Đào Tiết Chinh (2010), Đánh giá thực trạng phát triển ngành du lịch TP Hồ Chí Minh và Chiến lược phát triển giai đọan 2010 – 2020, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh.
[6]. TS. Vũ Khắc Chương (2011), Thực trạng, nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chung và nguồn nhân lực về văn hóa nghệ thuật và du lịch ở TP Hồ Chí Minh và toàn quốc, Tạp chí khoa học Văn hóa và Du lịch, Trường CĐ Văn hóa – Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn, Số 01(55) 08/2011, TP Hồ Chí Minh.
[7]. GS.TS. Nguyễn Văn Đính (2004), Giáo trình Kinh tế du lịch, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.
[8]. Huỳnh Thủy Thùy Lan (1994), Tìm hiểu tiềm năng nhân văn phục vụ du lịch ở TP Hồ Chí Minh, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh. [9]. Hồ Phương Lan (2012), Việt Nam những địa danh lịch sử, NXB Lao động, Hà Nội.
[10]. Liên minh Hợp tác xã TP. Hồ Chí Minh (2010), Danh sách làng nghề truyền thống TP Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
[11]. Luật Di sản văn hóa (2009), NXB Tư pháp. [12]. Luật Du lịch Việt Nam (2007), NXB Tư pháp.
[13]. Nguyễn Văn Lưu (2009), Thị trường du lịch, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
[14]. Phạm Thủy Quỳnh (2011), Phát triển du lịch tỉnh Hưng Yên trong xu thế hội nhập, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
[15]. Trần Đức Thanh (2008), Nhập môn địa lý du lịch, NXB ĐH Quốc Gia.
[16]. Huỳnh Quốc Thắng (2007), Khai thác lễ hội và các sự kiện góp phần phát triển du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh.
[17]. Lê Thông (2007), Việt Nam đất nước con người, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[18]. Hoàng Trọng Tuân (2012), Đánh giá thực trạng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn ở TP Hồ Chí Minh qua chương trình tour của các công ty lữ hành, Bài báo khoa học Trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh.
[19]. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên, 2010), Địa lý du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục. [20]. Vân Song (2008), Sản vật Việt Nam, NXB Thanh niên, Hà Nội.
[21]. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Hồ Chí Minh (2006), Báo cáo 5 năm 2001 – 2005. Phương hướng, nhiệm vụ năm 2006 Ngành Du lịch TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
[22]. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Hồ Chí Minh (2011), Báo cáo 5 năm 2006 – 2010. Phương hướng, nhiệm vụ năm 2011 Ngành Du lịch TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
[23]. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Hồ Chí Minh (2011), Hành trình di sản văn hóa TP. Hồ Chí Minh, NXB Thông Tấn, TP. Hồ Chí Minh.
[24]. Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch TP Hồ Chí Minh (2011), Kỷ yếu 35 năm ngành du lịch TP Hồ Chí Minh (1975 – 2010), TP Hồ Chí Minh.
[25]. La Nữ Ánh Vân (2011), Thực trạng tài nguyên du lịch tỉnh Bình Thuận, Đề tài Nghiên cứu sinh, Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh.
[26]. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, Báo cáo Tổng thể chiến lược du lịch đến năm 2020.
[27]. Trần Quốc Vượng (2007), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
[28]. Bùi Thị Hải Yến (2009), Tài nguyên du lịch, NXB Giáo dục, Hà Nội.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Diện tích, dân số và các đơn vị hành chính TP.HCM năm 2011
ĐƠN VỊ | DIỆN TÍCH (km2) | DÂN SÔ (người) | MẬT ĐỘ (người/km2) | |
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 | Quận 1 Quận 2 Quận 3 Quận 4 Quận 5 Quận 6 Quận 7 Quận 8 Quận 9 Quận 10 Quận 11 Quận 12 Q. Gò Vấp Q. Tân Bình Q. Tân Phú Q. Bình Thạnh Q. Phú Nhuận Q. Thủ Đức Q. Bình Tân H. Củ Chi H. Hóc Môn H. Bình Chánh H. Nhà Bè H. Cần Giờ | 7,73 49,74 4,92 4,18 4,27 7,19 35,69 19,18 114,00 5,72 5,14 52,78 19,74 22,38 16,06 20,76 4,88 47,76 51,89 434,50 109,18 252,69 100,41 704,22 | 185.715 136.497 188.898 183.032 175.217 251.902 265.997 421.547 269.068 234.188 234.293 451.737 561.068 430.350 419.227 479.733 175.631 474.547 611.170 362.454 363.171 465.248 109.949 70.499 | 24.025 2.744 38.394 43.788 41.034 35.035 7.453 21.978 2.360 40.942 45.582 8.559 28.423 19.229 26.104 23.109 35.990 9.939 11.778 834 3.326 1.841 1.095 100 |
Toàn thành | 2.095,01 | 7.521.138 | 3.590 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Đánh Giá Hướng Dẫn Viên Du Lịch Tại Tp.hcm
- Kết Quả Đánh Giá Tiềm Năng Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Và Thực Trạng Khai Thác Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Ở Tp. Hồ Chí Minh
- Giải Pháp Về Cơ Sở Hạ Tầng Và Vật Chất Kĩ Thuật
- Danh Sách 14 Ngôi Chùa Đượcc Xếp Hạng Di Tích Lịch Sử Cấp Thành Phố Đến Hết Tháng 8/2011
- Khai thác tài nguyên nhân văn phục vụ phát triển du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh - 16
- Khai thác tài nguyên nhân văn phục vụ phát triển du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh - 17
Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.
Nguồn: Niên giám thống kê TP.HCM, năm 2011
Phụ lục 2: Danh sách các di tích lịch sử trên địa bàn TP.HCM được xếp hạng đến hết tháng 8/2012
Tên di tích/ khu di tích | Địa chỉ | Xếp hạng di tích | Quyết định số/ngày | |
1 | Bót dây thép | Quận 9 | DTLS quốc gia (1993) | 57-VH/QĐ ngày 18/1/1993 |
2 | Căn cứ vùng biên sáu xã | Quận2 | DTLS thành phố (2008) | 4302/QĐ- UBND ngày 10/10/2008 |
3 | Cơ sở Tuyên huyến xứ ủy Nam Bộ | Quân 3 | DTLS quốc gia (1988) | 1288-VH/QĐ ngày 16/11/1998 |
4 | Cơ sở bí mật của Thành ủy Sài Gòn – Gia Định giai đoạn 1968 – 1972 | Quận 6 | DTLS thành phố (2008) | 188/2005/QĐ ngày 15/10/2008 |
5 | Cơ sở giấu vũ khí của biệt động thành đánh Dinh Độc Lập năm 1968 | Quận 3 | DTLS quốc gia (1988) | 1288-VH/QĐ ngày 16/11/1988 |
6 | Cơ sở in ấn của Hội ủng hộ vệ quốc đoàn năm 1954 | Quận 10 | DTLS quốc gia (1988) | 1288-VH/QĐ ngày 16/11/1988 |
7 | Dinh quận Hóc Môn | H. Hóc Môn | DTLS quốc gia (1993) | 2015/QĐ/BT ngày 16/12/1993 |
8 | Địa Đạo Bến Đình | H. Củ Chi | DTLS quốc gia (2004) | 101/2004/QĐ- BVHTT ngày 15/12/2004 |
9 | Địa điểm lưu niệm chủ tịch Tôn Đức Thắng | Quận 1 | DTLS quốc gia (1993) | 1034/QĐ/BT ngày 12/8/1993 |
10 | Gò Ô Môi | Quận 7 | DTLS thành phố (2006) | 4839/QĐ- UBND ngày 27/10/2006 |
11 | Hầm bí mật chứa vũ khí trong thời | Quận 10 | DTLS quốc | 1288-VH/QĐ |
kỳ chống Mỹ (1965 – 1975) | gia (1998) | ngày 16/11/1988 | ||
12 | Hầm bí mật in tài liệu của Ban Tuyên Huấn Hoa Vận thời kỳ chống Mỹ, cứu nước | Quận 6 | DTLS quốc gia (1998) | 2009/1998/QĐ -BVHTT ngày 26/9/1998 |
13 | Kho bom Phú Thọ Hòa | Q. Tân Bình | DTLS thành phố (2005) | 22/2005QĐ- UB ngày 1/2/2005 |
14 | Khu di tích dân công hỏa tuyến Mậu Thân 1968 | H. Bình Chánh | DTLS thành phố (2005) | 119/2005 ngày 12/7/2005 |
15 | Khu di tích lịch sử Rạch Già | H. Bình Chánh | DTLS thành phố (2008) | 4344/QĐ-UB ngày 13/10/2008 |
16 | Khu trại giam bệnh viên chợ Quán – Nơi đồng chí Trần Phú hy sinh(06/09/1931) | Quận 5 | DTLS quốc gia (1988) | 1288-VH/QĐ ngày 16/11/1988 |
17 | Khu di tích Láng le – Bàu Cò | H. Bình Chánh | DTLS thành phố (2003) | 138/2003/QĐ- UB ngày 5/8/2003 |
18 | Mộ cụ Phan Châu Trinh | Q. Tân Bình | DTLS quốc gia (1994) | 3211QĐ/BT ngày 12/12/1994 |
19 | Mộ và đền thờ ông Phạm Văn Chí | Quận 6 | DTLS thành phố (2008) | 4301/QĐ- UBND ngày 10/10/2008 |
20 | Mộ ông Nguyễn Qúy Anh và bà Lý Thu Liên | Quận Tân Phú | DTLS thành phố (2011) | 697/UD9- VH/QĐ ngày 17/2/2011 |
21 | Khu di tích Ngã Ba Giồng | H. Hóc Môn | DTLS quốc gia (2002) | 39/2002/QĐ- BVHTT ngày 30/12/2002 |
22 | Nhà số 14, đường Cách Mạng Tháng 8, Phường Bến Thành, Quận 1. (Tổng liên đoàn lao động Việt Nam 1952 -1975) | Quận 1 | DTLS thành phố (2003) | 139/2003/QĐ UB ngày 5/8/2003 |
23 | Nơi Nguyễn Tất Thành đã ở trước khi ra đi tìm đường cứu nước | Quận 5 | DTLS quốc gia (1988) | 1288-VH/QĐ ngày |
16/11/1988 | ||||
24 | Nơi thành lập kỳ bộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chi hội | Quận 1 | DTLS quốc gia (1988) | 1288-VH/QĐ ngày 16/11/1988 |
25 | Nơi thành lập An Nam Cộng Sản Đảng | Quận 1 | DTLS quốc gia (1988) | 1288-VH/QĐ ngày 16/11/1988 |
26 | Sở chỉ huy tiền phương, quân khu 6, trong chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 | Quận 3 | DTLS quốc gia (1988) | 1288-VH/QĐ ngày 16/11/1988 |
27 | Tịnh xá Ngọc Phương | Quận Gò Vấp | DTLS quốc gia (1994) | 2754/QĐ/BT ngày 15/10/1994 |
28 | Tòa đại sứ Mỹ | Quận 1 | DTLS quốc gia (1976) | 77A/VHQĐ ngày 25/6/1976 |
29 | Trụ sở Báo Dân Chúng | Quận 1 | DTLS quốc gia (1988) | 1288-VH/QĐ ngày 16/11/1988 |
30 | Trụ sở phái đoàn liên lạc Bộ tổng tư lệnh quân đội nhân dân Việt Nam, cạnh ủy ban quốc tế giám sát và kiểm soát đình chiến tại Sài Gòn(1955 – 1958) | Quận Phú Nhuận | DTLS quốc gia (1988) | 1288-VH/QĐ ngày 16/11/1988 |
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM