Đánh Giá Thực Trạng Khai Thác Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Ở Thành Phố Hồ Chí Minh‌


- Lăng Ông Thuỷ Tướng (và Lễ hội Nghinh Ông)

Số lượt khách du lịch tham dự lễ hội không ngừng gia tăng, ước chừng từ

30.000 lượt khách năm 2014 lên 60.000 lượt khách vào năm 2016 [64].

Các giá trị du lịch đang được khai thác ở đây là giá trị lịch sử, giá trị vui chơi, giải trí, giá trị tâm linh và giá trị kết nối. Trong đó, nổi trội là giá trị tâm linh. Kết quả điều tra cho thấy, có 86,7% (n =30) khách du lịch cho rằng nội dung tham quan hấp dẫn, cụ thể gồm tiết mục trình diễn sinh động, trò chơi hấp dẫn, lịch sử lâu đời, đông người. SPDL tiêu biểu là du lịch văn hóa và du lịch lễ hội, tâm linh.

Lễ Nghinh Ông ngày nay đã có những cải biên nhằm phù hợp với đời sống mới. Chẳng hạn, Lễ hội Nghinh Ông xưa chỉ ra biển nghinh Ông rồi về. Từ năm 2002 đến nay, vào đêm rằm có lễ thả đèn hoa đăng nhằm tưởng nhớ vong linh những người đã khuất. Lễ Thượng kỳ cũng được xem như một hình thức cải biên, thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn của cư dân vùng biển Cần Giờ. Về phần hội, có nhiều tiết mục biểu diễn như đi cà kheo, võ cổ truyền, thả diều nghệ thuật, triển lãm ngư cụ của ngư dân,… Các loại hình nghệ thuật được kết hợp khai thác ở đây là tuồng, tò he, múa rối nước.

Những hạn chế cần khắc phục ở đây là: (1) Chưa có HDV du lịch tại điểm; (2) Hệ thống thông khí trong Lăng hoạt động kém hiệu quả; (3) Thiếu nhà vệ sinh tại công viên ven biển và tại Bến đò Cơ Khí.

- Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Mỗi năm, Thảo Cầm Viên Sài Gòn thu hút hàng triệu du khách trong nước và quốc tế (năm 2016, công viên đón gần 3 triệu lượt khách [19]). Ngoài hoạt động tham quan, nơi đây còn có chương trình biểu diễn nghệ thuật vào cuối tuần. Hàng năm, đây cũng là một trong những nơi tổ chức Lễ Giỗ tổ Hùng Vương.

Các giá trị du lịch tiêu biểu đang được khai thác ở đây là giá trị vui chơi - giải trí, giá trị cảnh quan, giá trị khoa học và giáo dục. Kết quả điều tra cho thấy, chỉ 53,3% (n =30) khách du lịch cho rằng nội dung tham quan hấp dẫn. Trong đó, yếu tố được cho là hấp dẫn nhất là nhiều động vật và cây xanh. Các SPDL tương ứng là du lịch văn hóa và du lịch giáo dục.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 237 trang tài liệu này.

Nội dung tham quan tại công viên không ngừng được cải thiện. Tuy nhiên, còn


Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn để phát triển du lịch ở Thành phố Hồ Chí Minh - 15

một số hạn chế trong hoạt động du lịch cần khắc phục như: (1) Thiếu bảng hướng dẫn lối đi (và thông tin về khoảng cách di chuyển); (2) Chưa chủ động cung cấp tờ rơi về sơ đồ công viên cho khách du lịch; (3) Giá dịch vụ niêm yết trên bảng báo giá và giá dịch vụ thực tế tại khu vực ăn uống chưa thống nhất với nhau; (4) Chưa đa dạng hóa chủ đề trưng bày.

- TTTM Vincom Đồng Khởi

Đây là nơi hấp dẫn về đêm của khách du lịch. Các hoạt động chính của khách du lịch là mua sắm (gồm các sản phẩm nghề truyền thống), ăn uống (gồm ẩm thực truyền thống) và vui chơi giải trí.

Các giá trị đang được khai thác tại đây là giá trị vui chơi, giải trí và giá trị sử dụng. Kết quả khảo sát khách du lịch cho thấy, chỉ 26,7% (n =30) cho rằng nội dung tham quan hấp dẫn. Tuy nhiên, khi được hỏi về sự hài lòng chung, có 83,3% khách du lịch hài lòng. Nguyên nhân của sự mâu thuẫn này là tuy khách du lịch vào TTTM nhưng ít quan tâm tới các món ăn truyền thống và sản phẩm nghề truyền thống nên không đưa ra đánh giá (không ý kiến). Trong khi đó, điểm du lịch này đáp ứng được các mong muốn khác của họ. Các sản phẩm đang được kết hợp khai thác là du lịch văn hóa và du lịch ẩm thực.

Một số hạn chế trong hoạt động du lịch tại đây là: (1) Ẩm thực truyền thống thiếu đa dạng; (2) Sản phẩm nghề truyền thống thiếu tính đặc trưng (3) Thiếu bảng chỉ dẫn hướng di chuyển từ hầm giữ xe lên khu vực kinh doanh và ngược lại; (4) Còn ít gian hàng ẩm thực truyền thống; (5) Thiếu ghế nghỉ chân gần cầu thang lên xuống cho khách du lịch lớn tuổi.


2.4.3. Đánh giá thực trạng khai thác tài nguyên du lịch nhân vănThành phố Hồ Chí Minh

2.4.3.1. Đánh giá chung về thực trạng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn ở Thành phố Hồ Chí Minh

Có thể rút ra đánh giá chung về khai thác TNDLNV ở TPHCM như sau:

- Về tổng thể, TPHCM có lợi thế so với các tỉnh trong Vùng Đông Nam Bộ về TNDLNV. Đặc biệt là các DTLS, công trình nhân tạo, lễ hội, sự kiện đặc biệt, ẩm thực truyền thống.

+ TPHCM có lợi thế nổi trội về một số điểm TNDLNV mang tính đặc thù, tiêu biểu như Khu DTLS Địa đạo Củ Chi, Dinh Độc Lập, Chợ Bến Thành, Phố Đông y Hải Thượng Lãn Ông.

+ TPHCM có lợi thế cạnh tranh với các tỉnh lân cận về: 1/ Hệ thống bảo tàng (đặc biệt là Bảo tàng Lịch sử TPHCM, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, Bảo tàng Y học Cổ truyền), 2/ Hệ thống công trình kiến trúc, nghệ thuật (đặc biệt là Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện Trung tâm Thành phố, Miếu Bà Thiên Hậu,…), 3/ Hệ thống công viên (đặc biệt là CVVH Đầm Sen, CVVH Suối Tiên, Thảo Cầm Viên Sài Gòn), 4/ Các lễ hội (đặc biệt là Lễ hội Nghinh Ông); 5/ Các sự kiện đặc biệt (đặc biệt là Đường hoa xuân Nguyễn Huệ, Ngày hội du lịch TPHCM, Liên hoan Ẩm thực Đất Phương Nam,…), 6/ Ẩm thực truyền thống (đặc biệt là ẩm thực đường phố) 6/ Một số loại hình nghệ thuật truyền thống (đặc biệt là múa rối nước).

- TPHCM có sự đa dạng về các loại TNDLNV phục vụ PTDL. Tuy nhiên, tiềm năng và thực trạng khai thác có sự khác nhau giữa các loại.

+ Di sản, DTLSVH: Đây là loại TNDLNV đang được khai thác chủ yếu. Trong loại TNDLNV này, đang được khai thác mạnh là hệ thống DTLS và di tích kiến trúc nghệ thuật. Các di tích khảo cổ chưa được khai thác cho PTDL.

+ Công trình nhân tạo: Đây là loại tài nguyên có thế mạnh ở TPHCM, đang được tập trung khai thác là các TTTM, bảo tàng, CVVH, phố đi bộ (Nguyễn Huệ và Bùi Viện).

+ Lễ hội: Ngoài Lễ hội Nghinh Ông và Lễ Giỗ tổ Hùng Vương, các lễ hội truyền thống khác (và lễ hội hiện đại) chưa được khai thác hiệu quả cho hoạt động du lịch.


+ Sự kiện đặc biệt: TPHCM đang khai thác rất tốt lợi thế cạnh tranh của địa phương thông qua việc tổ chức các sự kiện đặc biệt phục vụ du lịch. Tuy nhiên, còn ít sự kiện du lịch mang tầm vóc quốc tế.

+ Làng nghề, phố nghề và sản phẩm nghề truyền thống: TPHCM tuy có nhiều làng nghề truyền thống song ít có giá trị khai thác du lịch. Các phố nghề, đặc biệt là phố chuyên doanh của người Hoa (khu vực Chợ Lớn) có nhiều tiềm năng để khai thác SPDL đặc thù gắn với văn hóa của cộng đồng người Hoa. Một số phố nghề tuy có tiềm năng nhưng chưa được khai thác. Sản phẩm nghề truyền thống tuy đa dạng song ít tính đặc trưng cho TPHCM.

+ Ẩm thực truyền thống: TPHCM khai thác ẩm thực truyền thống phục vụ du lịch theo khẩu vị của cả ba miền (Bắc, Trung, Nam). Ẩm thực đường phố cũng là nét đặc trưng của TPHCM và đang được chú trọng khai thác. Không gian khai thác ngày càng đa dạng, từ các khách sạn hạng sang đến các quán ven đường và trong các sự kiện đặc biệt. Tuy vậy, TPHCM chưa tạo được dấu ấn riêng trên bản đồ ẩm thực trong nước và khu vực.

- Hầu hết các điểm du lịch văn hoá hiện nay do Nhà nước quản lý và khai thác. Các điểm du lịch văn hoá do tư nhân quản lý và khai thác còn hạn chế.

- Thời gian khai thác các loại TNDLNV không đồng nhất. Đa số các điểm du lịch văn hóa thuộc hệ thống DTLSVH đã được khai thác từ những năm 90 của thế kỷ 20. Trong khi đó, đa số các công trình đương đại, các lễ hội và sự kiện đặc biệt, ẩm thực truyền thống mới chỉ được khai thác phục vụ du lịch từ năm 2004 trở lại đây. Thời gian khai thác các điểm du lịch văn hóa ở TPHCM thường diễn ra ban ngày, việc khai thác về đêm còn hạn chế. Thời gian khai thác ở một số điểm du lịch do nhà nước quản lý chưa hợp lý (do đóng cửa giữa trưa).

- Nội dung tham quan tại các điểm du lịch văn hóa đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực, nhất là ở các công trình đương đại và các sự kiện đặc biệt. Tuy nhiên, sự thay đổi còn chậm, việc ứng dụng khoa học - công nghệ vào quản lý và khai thác TNDLNV chưa được quan tâm đúng mức.

- Các giá trị du lịch đang được tập trung khai thác là giá trị lịch sử, giá trị kiến trúc nghệ thuật, giá trị vui chơi giải trí, giá trị sử dụng. Giá trị khoa học giáo dục chưa được khai thác đúng mức. Giá trị tâm linh không có vai trò nổi bật. Riêng giá trị kết nối cộng đồng đang ngày càng suy giảm trong các ngôi đình ở TPHCM.


- Loại hình du lịch đang được khai thác một cách hợp lý dựa trên các điều kiện sẵn có gồm du lịch tham quan, du lịch mua sắm, du lịch vui chơi giải trí, du lịch công vụ. Các loại hình du lịch có tiềm năng nhưng chưa được khai thác hợp lý gồm du lịch học tập, nghiên cứu, du lịch khám phá (phố nghề, ẩm thực, văn hóa gắn với cộng đồng người Hoa).

- So với SPDL từ các điểm du lịch tự nhiên (du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng) thì SPDL từ các điểm du lịch văn hoá ở TPHCM chiếm ưu thế nổi trội. Các SPDL cụ thể gồm: du lịch văn hóa, du lịch về nguồn, du lịch thăm chiến trường xưa, du lịch MICE, du lịch giáo dục, du lịch y tế, du lịch cộng đồng, du lịch đô thị. Trong đó, đang khai thác mạnh là du lịch văn hóa và du lịch MICE. SPDL giáo dục khai thác chưa tương xứng tiềm năng. SPDL gần đây được khai thác bổ sung là du lịch y tế và du lịch cộng đồng.

- Có sự phân hoá cao trong khai thác nguồn TNDLNV ở Khu vực trung tâm Thành phố so với các khu vực còn lại (xem bản đồ, Hình 2.3). Đây cũng là khu vực có mức độ khai thác các điểm TNDLNV cao nhất trên địa bàn Thành phố (dựa theo số lượng các điểm TNDLNV đang được khai thác với chưa được khai thác; tần suất xuất hiện các điểm du lịch trong các chương trình tham quan và các ấn phẩm du lịch).

- Sự liên kết giữa các điểm du lịch văn hoá trong các tuyến du lịch ở Khu vực trung tâm Thành phố khá cao. Trong khi đó, sự liên kết này ở Khu vực ngoại vi Thành phố có phần hạn chế. Tính liên kết giữa các điểm du lịch (cùng loại và khác loại) ở TPHCM so với các tỉnh lân cận chưa cao (ngoại trừ tuyến Trung tâm TPHCM - Củ Chi - Tây Ninh).

Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến hạn chế trong khai thác nguồn TNDLNV ở TPHCM. Trong đó, nguyên nhân chính là do sự thiếu vốn đầu tư dẫn đến những hạn chế trong công tác bảo tồn nguồn tài nguyên, sự đầu tư CSHT và CSVC-KT phục vụ du lịch, việc ứng dụng khoa học – công nghệ nhằm đa dạng hoá nội dung tham, sự liên kết và hợp tác trong khai thác nguồn tài nguyên.


2.4.3.2. Đánh giá thực trạng khai thác các điểm du lịch quan trọng cho phát triển du lịch ở Thành phố Hồ Chí Minh

a) Khái quát chung về các bên tham gia đánh giá

Để đánh giá thực trạng khai thác 14 điểm TNDLNV đang được khai thác ở TPHCM, tác giả khảo sát bảng hỏi đối với khách du lịch, cộng đồng địa phương và doanh nghiệp du lịch (theo hướng tiếp cận từ dưới lên). Thông tin chi tiết về các bên tham gia được trình bày tại Phụ lục 6, 7, 8. Dưới đây là nội dung khái quát:

- Cộng đồng địa phương: Trong 110 người tham gia khảo sát, nam chiếm 50,9%; độ tuổi trung bình là 41,6 tuổi; trình độ học vấn từ lớp 12 trở xuống chiếm 71,8%; nhóm cộng đồng tham gia hoạt động kinh tế vào điểm du lịch thường xuyên hơn nhóm không tham gia hoạt động kinh tế (41,8% so với 29,1%). Có 83,6% cộng đồng cho rằng du lịch mang lại lợi ích cho họ. Dù tham gia hoặc không tham gia vào hoạt động kinh tế, cả hai nhóm cộng đồng đều có mong muốn khách đến với điểm du lịch (chiếm 87,3%). Sự hài lòng chung với hoạt động du lịch của cộng đồng ở mức 83,6%.

- Doanh nghiệp du lịch: Số người tham gia khảo sát bảng hỏi là 30, trong đó có 22 nam (73,3%) (do đặc trưng nghề nghiệp nên tỉ lệ nam cao hơn nữ). Độ tuổi trung bình là 39 tuổi (thấp nhất là 21 tuổi và cao nhất là 62 tuổi). Cũng do yêu cầu công việc cần hiểu biết sâu rộng nên số người có trình độ đại học chiếm tỉ lệ cao (23 người, tương ứng 76,7%). Có 26/30 (chiếm 86,6%) ý kiến doanh nghiệp hài lòng với hoạt động du lịch tại các điểm TNDLNV đang khai thác.

- Khách du lịch: Trong tổng số 420 phiếu khảo sát, có 260 phiếu khảo sát khách du lịch nội địa (chiếm 61,9%), còn lại là phiếu khảo sát khách du lịch quốc tế. Khách du lịch nam nhiều hơn nữ (52,1% so với 47,9%). Độ tuổi trung bình của khách du lịch là 34 tuổi. Số lần khách du lịch đến TPHCM trung bình là 02 lần. Có 31/32 điểm du lịch được khách du lịch lựa chọn tham quan là điểm du lịch văn hóa (01 điểm du lịch tự nhiên). Mục đích khách du lịch khi đến TPHCM chủ yếu để tham quan (47,5%). Có 85,2% (n=420) ý kiến hài lòng với hoạt động du lịch tại các điểm du lịch văn hóa. Tỉ lệ khách du lịch có dự định quay lại TPHCM là 72,4%.

Với mức ý nghĩa 5% (độ tin cậy 95%), kết quả kiểm định Chi-Square cho thấy có mối liên hệ giữa: nhóm tuổi với nội dung tham quan hấp dẫn (Sig. = 0,000);


nhóm tuổi với sự hài lòng của khách du lịch (Sig. = 0,039); trình độ học vấn với nội dung tham quan (Sig. = 0,002); trình độ học vấn với sự hài lòng của khách du lịch

(Sig. = 0,022).

Kết quả kiểm định Chi-Square cho thấy, có 14/15 biến quan sát có mối liên hệ với sự hài lòng của khách du lịch (Sig. ≤ 0,050). Ngoài ra, sự hài lòng của khách du lịch còn có mối liên hệ với dự định quay lại điểm tham quan (Sig. = 0.000).

b) Kết quả đánh giá

- Đánh giá riêng từng tiêu chí

Nội dung đánh giá trong mục này xoay quanh 08 tiêu chí được đề xuất ở Chương 1, gồm: (1) Tính hấp dẫn; (2) Khả năng tiếp cận; (3) Thời gian khai thác;

(4) Sức chứa khách; (5) Tính an toàn; (6) CSHT và CSVC-KT phục vụ du lịch; (7) Nhân viên phục vụ (tại điểm du lịch); (8) Ý thức cộng đồng địa phương tại điểm du lịch. Dưới đây là nội dung đánh giá cụ thể:

+ Tính hấp dẫn

* Nội dung tham quan độc đáo: Tỉ lệ khách du lịch cho rằng nội dung tham quan độc đáo chiếm 61,6% (n=420). Nhìn chung, cảm nhận về tính độc đáo có sự khác nhau giữa các nhóm khách du lịch. Trong khi 65,6% khách du lịch quốc tế cho rằng điểm du lịch độc đáo thì tỉ lệ này chiếm 59,2% đối với khách du lịch nội địa.

Trong các điểm du lịch văn hóa vật thể đang được khai thác, hệ thống đường hầm trong Khu DTLS Địa đạo Củ Chi được nhiều khách du lịch cho rằng độc đáo, đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Đối với các điểm du lịch văn hóa phi vật thể, biểu diễn múa rối nước khiến khách du lịch cảm thấy độc đáo và hấp dẫn nhất, đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Lý giải về điều này, anh Huỳnh Tuấn Nghĩa - Diễn viên múa rối nước tại Bảo tàng Lịch sử TPHCM cho biết: “Múa rối bản thân ít lời, nếu không biết [tiếng Việt] có thể dựa vào hình hài, điệu bộ cũng có thể đoán ra” (Bảo tàng Lịch sử TPHCM, 08/06/2014).

Về ý kiến cho rằng nội dung tham quan không độc đáo, có sự khác nhau giữa khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế. Cụ thể, có 21,9% khách du lịch quốc tế cho rằng nội dung tham quan không độc đáo, trong khi tỉ lệ này ở khách du lịch nội địa là 29,6% (xem Câu 11, Phụ lục 6). Sự chênh lệch này có lẽ do sự khác biệt về văn hóa theo khu vực địa lý và hiểu biết của khách du lịch.


* Nội dung tham quan hấp dẫn: Đối với khách du lịch, có 414 phát biểu của 269/420 khách du lịch được nêu ra, tương ứng 64,0% (xem Câu 11, Phụ lục 6). Trong đó, các nội dung được khách cho là hấp dẫn theo thứ tự gồm tiết mục trình diễn sinh động (56 ý kiến lựa chọn), kiến trúc và kết cấu công trình (41 ý kiến lựa chọn), phong cảnh đẹp (36 ý kiến lựa chọn), lịch sử lâu đời (34 ý kiến lựa chọn), trò chơi hấp dẫn (32 ý kiến lựa chọn).

Tương ứng với nội dung khách du lịch cho là hấp dẫn, các giá trị du lịch đang được khai thác gồm giá trị vui chơi giải trí, giá trị kiến trúc nghệ thuật, giá trị cảnh quan và giá trị lịch sử. Cả nhóm khách du lịch trong nước và quốc tế đều quan tâm ở mức độ cao với giá trị kiến trúc nghệ thuật và giá trị cảnh quan. Tuy vậy, vẫn có sự khác biệt giữa hai nhóm khách. Trong khi khách du lịch trong nước quan tâm nhất đến giá trị vui chơi giải trí thì khách du lịch quốc tế quan tâm đến giá trị lịch sử của điểm du lịch văn hóa.

Khách du lịch quốc tế được phỏng vấn sâu cho biết, họ bị hấp dẫn bởi yếu tố truyền thống khi tham quan một số điểm du lịch. Tại Chợ Bến Thành, đó có thể là “nhiều cửa hàng bán các mặt hàng truyền thống” (Nam, 68 tuổi, Malaysia, Chợ Bến Thành, 13/05/2014) hoặc “có bán nhiều đồ ăn truyền thống” (Nữ, 28 tuổi, Phần Lan, Chợ Bến Thành, 13/05/2014). Tại Bưu điện Trung tâm Thành phố, điều hấp dẫn khách du lịch lại là những nét bình dị như “Cụ ông lớn tuổi làm nghề dịch thuật và viết thư tại Bưu điện” (Nam, 52 tuổi, Úc, Bưu điện Trung tâm Thành phố, 15/05/2014), hoặc “Có những chiếc nón bé tí làm đồ lưu niệm” (Nữ, 52 tuổi, Phú Thọ, Bưu điện Trung tâm Thành phố, 16/05/2014). Trong Khu phố người Hoa, khách du lịch thấy hấp dẫn vì khu phố mang“Đặc trưng của khu phố Tàu tại Việt Nam” (Nam, 25 tuổi, Bỉ, Chợ Lớn, 01/06/2014). Đôi khi, những nét sinh hoạt đời thường của người dân khiến khách du lịch cảm thấy hấp dẫn, như “Chợ thật đông đúc” (Nam, 50 tuổi, Malaysia, Chợ Lớn, 01/06/2014).

Tuy nhiên, một số khách du lịch cho rằng nội dung tham quan tại các điểm du lịch không có gì hấp dẫn. Theo họ, sự hấp dẫn phải đi kèm với một hoạt động gì đó sôi nổi.

Xem tất cả 237 trang.

Ngày đăng: 17/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí