Giá Trị Kế Thừa Và Khoảng Trống Nghiên Cứu Dành Cho Đề Tài Luận Án

khu vực Đông Nam – là những khu vực có nền kinh tế phát triển, cơ sở hạ tầng giao thông thuận tiện, tạo điều kiện thúc đẩy ngành du lịch phát triển. Các tỉnh có ngành du lịch kém phát triển tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền núi, khu vực miền Trung, khu vực Tây Nguyên, khu vực đồng bằng sông Cửu Long – đây là khu vực có điều kiện hạ tầng và giao thông còn nhiều hạn chế, gây cản trở đối với sự phát triển của ngành du lịch.

2.3. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững


Bùi Đức Tính (2009) đã phân tích các phản ứng của ngành du lịch trước sự trỗi dậy của xu thế phát triển du lịch bền vững và các sáng kiến chính sách môi trường có liên quan [106]. Thông qua nghiên cứu trường hợp tại thành phố Huế, kết quả nghiên cứu cho thấy nhiều doanh nghiệp du lịch ở Huế có nhiều hạn chế về tài chính, cơ sở vật chất nghèo nàn và thiếu nhận thức về các chính sách đã ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách phát triển du lịch bền vững. Nhận thức của các doanh nghiệp du lịch về phát triển bền vững còn thấp, dẫn đến các hoạt động kinh doanh tập trung vào kế hoạch mang tính ngắn hạn, do đó các quyết định của các doanh nghiệp rất ít thân thiện với môi trường, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các sáng kiến phát triển du lịch bền vững của Chính phủ nếu chỉ dựa trên phương pháp tiếp cận "chỉ huy và kiểm soát" sẽ không đạt được hiệu quả; thay vào đó, cần áp dụng các công cụ kinh tế có tiềm năng nhằm khắc phục những khiếm khuyết về khả năng của thị trường để thúc đẩy các doanh nghiệp du lịch hướng tới thực hành kinh doanh bền vững hơn.

Luận án tiến sĩ của Lê Đức Viên (2017) đã tập trung đánh giá, phân tích tính bền vững trong phát triển du lịch ở thành phố Đà Nẵng theo 4 khía cạnh: kinh tế, xã hội, môi trường và quản lý nhà nước [40]. Theo kết quả nghiên cứu, ngành du lịch của thành phố Đà Nẵng đã thể hiện được tính bền vững trong quá trình phát triển, cụ thể: sự tăng trưởng về lượng khách du lịch và doanh thu du lịch trong nhiều năm qua được xem là nền tảng quan trọng, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của thành phố; việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử được chú trọng; ngành du lịch đã giải quyết nhiều việc làm cho lao động của địa phương; nhiều chính sách hỗ trợ phát triển của chính quyền thành phố Đà Nẵng đã có những tác động tích cực đối với ngành du lịch. Tác giả Lê Đức Viên cho rằng, có nhiều vấn đề đặt ra cho ngành du lịch thành phố Đà Nẵng khi thực hiện các nguyên tắc phát triển bền vững, đó là: tỷ trọng GRDP du lịch thấp; sự phát triển nhanh các điểm du lịch đang tạo nên nhiều áp lực đối với tài nguyên tự nhiên của thành phố,

trong khi chính quyền địa phương chưa có các đánh giá thiệt hại môi trường từ tác động của ngành du lịch; vấn đề an ninh, an toàn của thành phố vẫn chưa được đảm bảo.

Nghiên cứu của Lê Đăng Lăng và cs (2020) cho rằng, Việt Nam có thể phát triển du lịch bền vững thông qua các mô hình du lịch cộng đồng [17]. Đây là loại hình du lịch có thể mang lại tính bền vững về môi trường và xã hội, là hình thức du lịch có trách nhiệm. Trong đó, người dân địa phương tham gia vào toàn bộ quá trình xây dựng và ra quyết định; tham gia vào các hoạt động du lịch và hưởng lợi từ du lịch cộng đồng cả về mặt kinh tế và xã hội, đồng thời đóng vai trò tích cực trong việc bảo vệ môi trường và bảo tồn văn hóa. Tác giả Lê Đăng Lăng và cộng sự cho rằng, để đạt được sự phát triển du lịch bền vững cần đề cao vai trò của các chủ thể tham gia vào quá trình phát triển du lịch cộng đồng, bao gồm chính quyền địa phương, du khách, các đơn vị tổ chức, hộ gia đình cũng như sự liên kết giữa các đối tượng này; xây dựng và phát triển mô hình du lịch cộng đồng dựa trên quan điểm liên kết chuỗi giá trị và chỉ rõ vai trò các bên trong chuỗi giá trị và cách thức quản trị vận hành mô hình.

3. Giá trị kế thừa và khoảng trống nghiên cứu dành cho đề tài luận án

3.1. Giá trị kế thừa từ các nghiên cứu trước


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

Kết quả nghiên cứu tổng quan cho thấy, chủ đề kết nối vùng trong phát triển du lịch đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả, nhà khoa học ở trong và ngoài nước. Hều hết các công trình nghiên cứu trước đây đã giải quyết một số vấn đề về kết nối vùng trong phát triển du lịch, cụ thể như sau:

Đối với các nghiên cứu ở nước ngoài, mặc dù chủ đề kết nối vùng trong phát triển du lịch được tiếp cận nghiên cứu dựa trên nhiều lý thuyết và khía cạnh phân tích khác nhau, đưa đến những kết quả nghiên cứu không giống nhau, nhưng hầu hết các công trình nghiên cứu đều nhìn nhận kết nối vùng trong phát triển du lịch xuất phát từ những đặc điểm của ngành du lịch, từ yêu cầu của thị trường (nhu cầu khách du lịch) và đặc biệt là lợi ích mang lại cho các bên tham gia hợp tác liên kết. Các nghiên cứu thường tập trung phân tích thực trạng kết nối vùng có tính chất xuyên biên giới, trong đó chủ yếu là những vùng giáp ranh có chung đường biên giới giữa các quốc gia, từ đó chỉ ra những cơ hội, rào cản đối với quá trình hợp tác liên kết. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp định lượng (phân tích mạng lưới, phân tích tương quan không gian) nhằm đo lường mức độ tham gia liên kết giữa các bên tham gia hợp tác liên kết cũng như mối

Kết nối vùng trong phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình theo hướng bền vững - 5

tương quan không gian (về mặt địa lý) trong quá trình hợp tác liên kết, từ đó chỉ ra mối liên hệ giữa liên kết và phát triển du lịch bền vững. Đây chính là tài liệu tham khảo quan trọng và có giá trị thừa kế để tác giả xây dựng khung phân tích cho đề tài luận án, đồng thời vận dụng các phương pháp phù hợp để làm rõ thực trạng kết nối vùng trong phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình.

Đối với các nghiên cứu ở trong nước, thực tế cho thấy chủ đề kết nối vùng trong phát triển du lịch mới chỉ thu hút sự quan tâm nghiên cứu của một số học giả và nhà khoa học tại Việt Nam trong thời gian gần đây, nhưng các nghiên cứu đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích về thực trạng kết nối vùng trong phát triển du lịch trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Các nghiên cứu thường tập trung vào việc phân tích, đánh giá các nội dung, hình thức, chủ thể tham gia liên kết vùng, từ đó đi đến các nhận định về thực tại liên kết vùng du lịch, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong liên kết vùng (như thể chế, cơ chế liên kết, tài chính cho hoạt động liên kết) và đề xuất các giải pháp tăng cường liên kết vùng trong phát triển du lịch. Mặt khác, một số ít các nghiên cứu cũng đã vận dụng phương pháp phân tích định lượng (phân tích mạng lưới, phân tích tương quan không gian) để lượng hóa mức độ liên kết và tác động của liên kết đến sự phát triển của ngành du lịch. Chúng tôi cho rằng, các nghiên cứu trong nước như là khung lý thuyết tham khảo cho nghiên cứu kết nối vùng trong phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình.

3.2. Khoảng trống nghiên cứu dành cho luận án

Mặc dù các công trình nghiên cứu trước đây đã có những đóng góp khoa học quan trọng về mặt lý luận cũng như thực tiễn về kết nối vùng trong phát triển du lịch, nhưng nội hàm lý luận nghiên cứu kết nối vùng trong phát triển du lịch theo hướng bền vững là gì và việc vận dụng vào điều kiện thực tiễn để nghiên cứu thực nghiệm ở một địa phương như thế nào vẫn là những khoảng trống hay vùng giao thoa về lý luận và thực tiễn cần được tiếp tục làm sáng tỏ, cụ thể:

- Cơ sở lý luận về kết nối vùng trong phát triển du lịch chưa được phân tích, diễn giải một cách có hệ thống, từ khái niệm vùng, cơ sở xác định vùng du lịch, kết nối vùng trong phát triển du lịch. Đặc biệt là lý luận về kết nối (liên kết) giữa một địa phương với một hay nhiều địa phương khác trong cùng một vùng du lịch (nội vùng) hoặc với một vùng du lịch khác (ngoại vùng) thì chưa được đề cập đến.

- Phần lớn các nghiên cứu mới chỉ dừng lại việc khái quát chung về các nội dung kết nối vùng trong phát triển du lịch, trong khi nhiều vấn đề cốt lõi và trọng tâm của nội dung nghiên cứu vẫn chưa được tiếp cận phân tích một cách toàn diện và có hệ thống, đó là: vai trò của chính quyền địa phương trong hoạt động kết nối vùng; chủ trương, thiết chế chính sách, cơ chế quản trị điều phối chung giữa các địa phương về hoạt động kết nối vùng; sự tham gia của thành phần tư nhân (doanh nghiệp) và các tổ chức liên quan vào hoạt động kết nối phát triển du lịch; tiêu chí đánh giá hoạt động liên kết; cấu trúc mạng lưới liên kết và mức độ liên kết giữa các thành phần tư nhân và các bên liên quan; tác động của kết nối vùng đến kết quả và hiệu quả hoạt động du lịch.

- Nội hàm nghiên cứu kết nối vùng trong phát triển du lịch theo hướng bền vững, là gì, cũng như việc sử dụng các tiêu chí nào để đánh giá vẫn là một câu hỏi đang còn bỏ ngõ chưa có lời giải đáp thấu đáo và rõ ràng trên phương diện lý luận cũng như thực tiễn trong các nghiên cứu trước đây.

- Đặc biệt, khi đặt trong ngữ cảnh liên kết vùng để phát triển du lịch ở một địa phương cụ thể như tỉnh Quảng Bình thì đây là chủ đề chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện trên cả cấp độ vĩ mô (thể chế, chính sách) lẫn vi mô (doanh nghiệp). Từ thực tiễn đó, tác giả cho rằng, đề tài Luận án “Kết nối vùng trong phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình theo hướng bền vững” kỳ vọng sẽ lấp được một phần khoảng trống này trong nghiên cứu.

PHẦN III. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KẾT NỐI VÙNG

TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH

1.1. Vùng và kết nối vùng trong phát triển du lịch


1.1.1. Khái niệm vùng


Trong chính sách phát triển kinh tế, vùng/lãnh thổ là một trong những khái niệm gây nhiều tranh cãi, nhất là khi liên quan đến một lĩnh vực cụ thể nào đó. Lý do chủ yếu của thực trạng này là các lĩnh vực khác nhau đều có những cách tiếp cận, những tiêu chí đôi khi khác nhau khi đánh giá các mặt mạnh, mặt hạn chế để hoạch định phương cách phát triển. Hơn nữa, trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, ranh giới “vùng” của sự phát triển càng trở nên lỏng lẻo với các phạm vi không gian rộng, hẹp rất khác nhau [35].

Thuật ngữ “vùng” được sử dụng khá phổ biến với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Khái niệm “vùng” bắt nguồn từ “regio” chữ Latinh, có nghĩa là một cảnh quan, lãnh thổ, diện tích, nghĩa là một phần của bề mặt trái đất. Vùng được hiểu theo nghĩa là một khu vực; là một hệ thống không gian được phân định, được thể hiện bằng một đơn vị hành chính thống nhất có tổ chức nhằm phân biệt nó với một vùng khác (Abler và cộng sự, 1972 [42], Gregory và cộng sự, 2009 [65]; Klapka và cộng sự, 2013 [75].

Từ điển tiếng Việt (1994) định nghĩa: Vùng là phần đất đai, hoặc là khoảng không gian tương đối rộng có những đặc điểm nhất định về tự nhiên và xã hội, phân biệt với các phần khác ở xung quanh [20]. Lê Bá Thảo (1998) định nghĩa: Vùng là một bộ phận của quốc gia có một sắc thái đặc thù nhất định, hoạt động như một hệ thống, có mối quan hệ tương đối chặt chẽ giữa các thành phần cấu tạo nên nó và có mối quan hệ chọn lọc với khoảng không gian bên ngoài [34].

Một số trường phái quan niệm vùng thiên về cấu trúc kinh tế, có nghĩa là bố trí cơ cấu kinh tế trên một không gian lãnh thổ nhất định [34]. Một cách tiếp cận khác lại thiên về địa chính trị, xem vùng kinh tế là đặc trưng của các nhóm xã hội có liên quan đến các quá trình kinh doanh của các chủ thể kinh tế [34]. Nguyễn Văn Khánh và cộng sự (2017) cho rằng, vùng là một không gian như một khu vực nông thôn, thành phố hoặc địa điểm có tính thứ bậc, trong đó mỗi vùng bao gồm một vài thành phố có thứ hạng cao hơn nhiều thành

phố có quy mô và cấp độ phát triển thấp hơn [16]. Như vậy khái niệm vùng đưa ra ở đây được hiểu theo cách tiếp cận về vùng địa lý, không gian, lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính.

Trong thực tế có nhiều cách phân loại vùng khác nhau, có thể: vùng tự nhiên (sinh thái) có chung địa hình địa mạo; vùng hành chính, có địa giới và cấp bậc hành chính xác định; vùng kinh tế, với mạng lưới kinh tế cùng chung động lực phát triển [12]. Nếu một vùng kết hợp đặc điểm kinh tế và xã hội được gọi là vùng kinh tế - xã hội. Theo Harvey (2011), các vùng kinh tế xã hội là sự sắp xếp thể chế tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của những dòng chảy khác nhau (hàng hóa, dịch vụ) qua không gian và thời gian [67]. Cũng theo quan điểm này, khái niệm vùng kinh tế - xã hội đã được nêu rõ trong Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội: là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia, gồm một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có các hoạt động kinh tế - xã hội tương đối độc lập, thực hiện sự phân công lao động xã hội của cả nước. Đây là loại vùng phục vụ việc hoạch định chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo lãnh thổ cũng như để quản lý các quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên mỗi vùng của đất nước [2]. Nghị định này cũng đưa ra khái niệm vùng kinh tế trọng điểm: là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia, hội tụ các điều kiện và yếu tố phát triển thuận lợi, có tiềm lực kinh tế lớn, giữ vai trò động lực, đầu tàu thúc đẩy sự phát triển chung của cả nước. Theo đó, toàn bộ lãnh thổ Việt Nam được phân thành 06 vùng kinh tế - xã hội [2].

Theo Luật quy hoạch 2017 của Việt Nam, vùng là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia bao gồm một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lân cận gắn với một số lưu vực sông hoặc có sự tương đồng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, lịch sử, dân cư, kết cấu hạ tầng và có mối quan hệ tương tác tạo nên sự liên kết bền vững với nhau [25].

Dựa vào các khái niệm có liên quan đã được đề cập ở trên, quan điểm của tác giả cho rằng: Vùng là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia, được tổ chức thành các đơn vị hành chính cấp địa phương (tỉnh, thành phố) hoặc liên địa phương với hệ thống các ngành kinh tế hoạt động trong khuôn khổ định chế, luật pháp và có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau thông qua hợp tác, trao đổi các nguồn lực, sản phẩm hàng hóa, dịch vụ giữa các vùng. Như vậy, tùy theo đối tượng, mục đích và phạm vi nghiên cứu, vùng có thể được xác định theo nhiều cách khác nhau, có thể được giới hạn là một địa phương hoặc cũng có thể là nhiều địa phương trong một vùng kinh tế - xã hội của một quốc gia.

1.1.2. Khái niệm vùng du lịch


Cho đến nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam vẫn chưa có khái niệm thống nhất về vùng du lịch mà tùy theo từng cách tiếp cận, các nhà nghiên cứu đưa ra các khái niệm riêng [12]. Jerome (2019) cho rằng, thuật ngữ vùng du lịch đã được các nghiên cứu trước đây tiếp cận theo địa lý du lịch từ những năm 1980 và 1990, nhưng họ thường thận trọng trong việc định nghĩa vùng du lịch [72]. Barbaza (1970) khi phân tích về tổ chức không gian du lịch trên bờ biển đã coi vùng du lịch là một vùng đồng nhất và liên tục, “hoàn toàn bị chi phối bởi chức năng du lịch”, nhưng không thể biện minh cho sự kết nối giữa các điểm du lịch là sự hiện diện của một vùng du lịch [48].

Năm 1972, Brunet xem xét rằng khu vực du lịch tạo thành một nhóm các địa điểm với đặc điểm một hoạt động du lịch [54]. Theo đó, vùng du lịch không thể là vùng mở rộng của một hiện tượng, có thể “chỉ là nhóm các địa điểm trên bản đồ mà ở đó du lịch là hoạt động chủ yếu”. Theo Brunet, vùng du lịch được xác định bởi một môi trường tự nhiên và khí hậu nhất định, một vị trí trong mối quan hệ với các thành phố, trong đó hoạt động du lịch giữ vai trò quan trọng và hệ thống cơ sở hạ tầng, thương mại, công nghiệp, hoạt động nông nghiệp ít nhiều bị ảnh hưởng bởi du lịch; dân số, xã hội và thậm chí cả hoạt động chính trị, tất cả được liên kết với nhau và tạo thành một phức hợp khác với hay phân biệt với các khu phức hợp lân cận.

Năm 1975, Reynaud cũng nhận thấy rằng khái niệm về một vùng du lịch với ngụ ý rằng đó là một khu vực nhất định, ở đó du lịch là hoạt động chủ đạo [87]. Theo Reynaud, hình ảnh định trước, cảm nhận trước và được chỉ định trong thời gian lưu trú của khách du lịch là tiêu chí để xác định đó là vùng du lịch. Trong khi đó, Corna (1968) coi vùng du lịch là một khu vực có thể được phân định bởi đặc điểm riêng, thu hút dòng người dành một phần thời gian rảnh rỗi và thu nhập kiếm được ở nơi khác [55].

Simon (2017) cho rằng, vùng du lịch là vùng tập hợp các địa điểm du lịch có quy mô lớn, trong đó du lịch thực sự là hoạt động chính, và du lịch không nhất thiết phải là một hoạt động đơn lẻ [94].

Ở Việt Nam, cho đến nay, trong các tài liệu nghiên cứu cũng như văn bản chính sách của nhà nước thường xuyên đề cập đến thuật ngữ “Vùng du lịch”, nhưng khái niệm vùng du lịch thì chưa được nêu rõ. Trước hết, trong các văn bản quản lý nhà nước, khi đưa vấn đề vùng vào việc quy hoạch phát triển du lịch ở Việt Nam thì “Vùng du lịch” đã

được xác định và tổ chức theo không gian lãnh thổ dựa trên các điều kiện về tự nhiên, văn hóa, xã hội và có khác với vùng kinh tế - xã hội. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định rõ không gian du lịch của lãnh thổ nước ta được tổ chức thành 07 vùng du lịch [4], gồm: vùng Trung du, miền núi Bắc Bộ; vùng đồng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc; vùng Bắc Trung Bộ; vùng Duyên hải Nam Trung Bộ; vùng Tây Nguyên; vùng Đông Nam Bộ; và vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Như vậy, khác với vùng kinh tế - xã hội, khi phân theo vùng du lịch, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung đã được phân tách thành 2 vùng, gồm vùng Bắc Trung Bộ và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (Chi tiết ở phụ lục 3). Riêng các vùng còn lại vẫn không có sự khác biệt với vùng kinh tế - xã hội.

Theo Hoàng Văn Hoa (2019), đặc trưng của mỗi vùng du lịch được thể hiện qua sự chuyên môn hóa của vùng, bắt nguồn từ nhu cầu du lịch và số lượng du khách với khả năng (tài nguyên, cơ sở hạ tầng) của vùng. Nói cách khác, vùng du lịch là một hệ thống thống nhất của các đối tượng và hiện tượng tự nhiên, nhân văn, xã hội, bao gồm hệ thống lãnh thổ du lịch và môi trường kinh tế - xã hội xung quanh với sự chuyên môn hóa nhất định trong lĩnh vực du lịch, tạo nên bản sắc của vùng. Về phương diện lãnh thổ, vùng du lịch thường có diện tích lớn, bao gồm nhiều tỉnh. Theo nghĩa rộng, vùng du lịch còn có thể bao gồm các khu vực không du lịch (điểm dân cư, các khu vực không có tài nguyên và cơ sở du lịch nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với kinh tế du lịch) [12].

Trên cơ sở các khái niệm, quan điểm về vùng du lịch được đưa ra trong các tài liệu trước đây, trong giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài luận án này, khái niệm vùng du lịch được hiểu: là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia, gồm một tỉnh hay một số tỉnh và thành phố, được cấu thành bởi các điểm du lịch, trung tâm du lịch có tính chuyên môn hóa cao về du lịch, với điều kiện tự nhiên, văn hóa và tài nguyên du lịch có những đặc điểm chung, tạo nên các sản phẩm du lịch đặc trưng riêng của vùng so với vùng du lịch khác.

Từ khái niệm này, quan điểm của tác giả cho rằng, tùy vào điều kiện, trình độ phát triển của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ, vùng du lịch được xác định theo những tiêu chí khác nhau và cấp độ khác nhau. Khi sự phát triển của ngành du lịch đạt đến một trình độ hay cấp độ cao thì vùng du lịch có thể được tổ chức theo không gian lãnh thổ mang tính tập trung cao, với các địa điểm du lịch có quy mô lớn, trong đó du lịch thực sự là hoạt động chính (như cách định nghĩa của Simon, 2017). Đặt trong điều kiện phát triển du lịch ở Việt Nam hiện nay, chúng tôi cho rằng vùng du lịch được tổ chức theo không gian du

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/03/2023