Trung tâm lợi nhuận là trung tâm trách nhiệm nơi mà người quản lý chịu trách nhiệm với kết quả tiêu thụ của trung tâm. Người quản lý của trung tâm lợi nhuận có thể quyết định sản xuất sản phẩm nào, với giá nào, cơ cấu sản xuất sản phẩm ra sao, cơ cấu tiêu thụ sản phẩm. Các TTTN này gắn với bậc quản lý cấp trung như phòng kinh doanh, trưởng các chi nhánh. Mục tiêu của các trung tâm này là tối đa hóa lợi nhuận bằng cách giảm chi phí và tăng doanh thu. Đây là trung tâm lợi nhuận mà ở đó nhà quản trị có trách nhiệm thực hiện mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Do đó, nhà quản trị của trung tâm này cần có sự phối hợp chặt chẽ với TTDT và TTCP để kiểm soát được DT, CP theo hướng tăng doanh thu, giảm chi phí để đạt được lợi nhuận cao nhất. Tại tại trung tâm lợi nhuận, nhà quản trị thường được tự định giá bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, lựa chọn thị trường bán hàng, thiết kế cấu trúc, mẫu mã sản phẩm, hàng hóa, ra quyết định về sản lượng bán hàng, nguồn cung cấp và cơ cấu hàng hóa, sản phẩm bán ra.
Trung tâm đầu tư là nơi mà nhà quản trị kiểm soát cả về doanh thu, chi phí, lợi nhuận và đầu tư. Trung tâm này gắn với nhà quản lý cấp cao, cấp chiến lược đơn vị, như Hội đồng quản trị, Ban tổng giám đốc. Đây là trung tâm của DN mà ở đó nhà quản trị chịu trách nhiệm về việc xác định vốn đầu tư và những quyết định đầu tư vốn cho những hoạt động sản xuất kinh doanh tối ưu nhất. Do đó, nhà quản trị cần thiết phải phối hợp với các trung tâm khác trong doanh nghiệp để thực hiện việc hoạch định, kiểm soát toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, nắm bắt được nhu cầu về vốn, về đầu tư vào các ngành nghề kinh doanh khác nhau sao cho đạt hiệu quả cao. Nhà quản trị trong trung tâm đầu tư được quyền ra quyết định về đầu tư vốn và sử dụng vốn lưu động sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
1.1.3.2. Phân loại theo tiêu thức theo nội dung của kế toán trách nhiệm
Theo nghiên cứu của R. Hansen & M.Mowen (2005) Nội dung KTTN sẽ được phân chia thành 03 loại bao gồm: KTTN dựa theo chức năng, KTTN dựa theo hoạt động và KTTN dựa theo chiến lược. Cụ thể:
KTTN dựa theo chức năng là KTTN thực hiện việc phân chia trách nhiệm tới các bộ phận/ đơn vị trong doanh nghiệp, dựa theo chức năng phù hợp với đơn vị hoạt động theo số lượng sản phẩm hàng loạt, quy trình sản xuất giản đơn. Phân loại KTTN này căn cứ vào các chỉ số tài chính để đo lường thành quả của các bộ
phận/đơn vị trong doanh nghiệp và phù hợp với những doanh nghiệp sản xuất, chế biến hàng loạt sản phẩm trong môi trường ổn định, áp lực cạnh tranh thấp, quy trình sản xuất giản đơn. Do đó, phân loại KTTN dựa trên chức năng rất hạn chế cho việc áp dụng trong các doanh nghiệp hiện nay, bởi môi trường kinh doanh hiện nay theo cơ chế thị trường, áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng cao không những phạm vi trong nước mà còn cả quốc tế, đồng thời môi trường kinh doanh trong bối cảnh hiện nay thường có biến động do tình hình kinh tế, chính trị thế giới ngày càng phức tạp.
KTTN dựa theo hoạt động là KTTN dựa trên việc phân chia trách nhiệm tới quy trình thực hiện phù hợp của các doanh nghiệp kinh doanh trong môi trường cải tiến sản phẩm liên tục và đa dạng sản phẩm. KTTN dựa trên hoạt động là loại KTTN căn cứ vào việc phân công trách nhiệm, quyền hạn của quá trình quản lý, quy trình SXKD trong doanh nghiệp. Loại kế toán này vừa căn cứ vào các chỉ số tài chính, vừa căn cứ vào các chỉ số phi tài chính, đồng thời chú trọng cả về mặt tài chính, cả về mặt quy trình để đo lường hiệu quả của các bộ phận/đơn vị trong DN. Loại KTTN này được áp dụng phù hợp với các doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế thị trường có môi trường kinh doanh thường xuyên biến động, sản phẩm, hàng hóa luôn thay đổi phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của xã hội và quy trình SXKD luôn luôn được cải tiến, đổi mới; áp lực cạnh tranh cao, mối quan hệ khách hàng và nhà cung cấp đa dạng. Vì thế, loại KTTN này phù hợp với môi trường kinh doanh theo cơ chế thị trường hiện nay. Như vậy, KTTN dựa trên hoạt động thực chất là KTTN dựa trên chức năng được bổ sung thêm khía cạnh quy trình vào khía cạnh tài chính. Nếu như KTTN dựa trên chức năng chỉ căn cứ vào chỉ số tài chính để đo lường quản quả thì KTTN dựa trên hoạt động sử dụng cả chỉ số tài chính và chỉ số phi tài chính để đo lường hiệu quả của DN. Tuy nhiên, KTTN loại này chưa đem lại cho nhà quản trị một tầm nhìn mang tính chiến lược dài hạn. Vì thế, cần phát triển KTTN hoạt động theo định hướng chiến lược và xác định mục tiêu rõ ràng nhằm cung cấp cho nhà quản trị một tầm nhìn xa hơn, tổng quát hơn và mang tính chiến lược dài hạn trong SXKD để phù hợp với những yêu cầu phát triển bền vững.
KTTN dựa theo chiến lược là KTTN sẽ chuyển chiến lược của đơn vị thành các mục tiêu kinh doanh theo chiến lược ngắn và dài hạn của đơn vị. KTTN dựa
Có thể bạn quan tâm!
- Nội Dung Chính Của Phiếu Khảo Sát Và Kết Quả Khảo Sát
- Lý Luận Cơ Bản Về Kế Toán Trách Nhiệm Trong Doanh Nghiệp Chương 2: Thực Trạng Kế Toán Trách Nhiệm Trong Các Doanh Nghiệp Thuộc
- Vai Trò Của Kế Toán Trách Nhiệm Trong Doanh Nghiệp
- Căn Cứ Vào Chức Năng Và Nhiệm Vụ Các Bộ Phận
- Các Loại Báo Cáo Trách Nhiệm Của Trung Tâm Chi Phí
- Các Loại Báo Cáo Trách Nhiệm Của Trung Tâm Doanh Thu
Xem toàn bộ 245 trang tài liệu này.
trên chiến lược là loại KTTN chuyển chiến lược của doanh nghiệp thành mục tiêu kinh doanh và các thước đo đánh giá hiệu quả SXKD. Loại KTTN này căn cứ vào chiến lược định hướng và tầm nhìn tổng thể của doanh nghiệp, sử dụng chỉ số tài chính và phi tài chính để đo lường hiệu quả. Trong giai đoạn kinh tế thị trường ngày càng phát triển, cạnh tranh ngày càng gay gắt không những trong nước và quốc tế thì việc áp dụng KTTN chiến lược là xu thế tất yếu của các doanh nghiệp.
1.1.3.3. Phân loại theo tiêu thức theo yếu tố của Kế toán trách nhiệm
Theo nghiên cứu của R. Hansen & M.Mowen (2005) phân loại kế toán trách nhiệm theo yếu tố của kế toán trách nhiệm thì kế toán trách nhiệm có 04 yếu tố cần thiết: (1)-Phân công trách nhiệm;
(2)-Xây dựng các tiêu chuẩn đo lường kết quả; (3)-Đánh giá kết quả;
(4)-Phần thưởng khuyến khích;
Phân công trách nhiệm
Xây dựng các tiêu chuẩn đo lường kết quả
Đánh giá kết quả
Phần thưởng khuyến khích
Nguồn: R. Hansen & M.Mowen (2005))
Hình 1.2. Mô hình 04 yếu tố cơ bản của kế toán trách nhiệm
- Phân công trách nhiệm là khâu thực hiện phân chia KTTN thành các TTTN theo các cấp quản lý từ nhà quản trị cấp tác nghiệp đến nhà quản trị cấp chiến lược.
- Xây dựng các tiêu chuẩn đo lường kết quả là khâu thực hiện đưa ra các tiêu thức nhằm đánh giá kết quả ở từng TTTN, hướng đến việc đo lường các thông tin tài chính, thông tin phi tài chính và có thể lượng hóa.
- Đánh giá kết quả là khâu thông qua các tiêu chuẩn đo lường để có những nhận xét, đánh giá cụ thể về kết quả, hiệu quả.
- Phần thưởng khuyến khích là khâu dựa trên các kết quả đạt được ở từng TTTN cũng như mức độ chịu trách nhiệm, đóng góp của từng đối tượng để có những phần thưởng nhằm khuyến khích, động viên kịp thời
Theo nghiên cứu của Gharayba và ctg. (2011) và Al Hanini (2013) phân loại KTTN theo yếu tố của kế toán trách nhiệm dựa trên 07 yếu tố cần thiết: (1)-Phân công trách nhiệm, (2)-Phân quyền trách nhiệm, (3)-Phân bổ chi phí và doanh thu, (4)-Liên kết giữa dự toán và thực tế, (5)-So sánh dự toán và thực tế, (6)-Báo cáo TTTN, (7)-Phần thưởng khuyến khích.
Phân công trách
nhiệm
Phân quyền trách
nhiệm
Phân bổ chi phí và doanh
thu
Liên kết giữa dự toán và
thực tế
So sánh giữa dự toán và
thực tế
Báo
cáo TTTN
Phần thưởng khuyến
khích
(Nguồn:Gharayba và ctg. (2011) và Al Hanini (2013))
Hình 1.3. Mô hình 07 yếu tố cơ bản của Kế toán trách nhiệm
- Phân công trách nhiệm là KTTN thực hiện phân chia thành những TTTN phù hợp với các cấp quản lý.
- Phân quyền trách nhiệm KTTN thực hiện phân quyền cho các nhà quản trị tại các TTTN theo cả quyền lợi và trách nhiệm, có nghĩa là nhà quản trị được ủy quyền thực hiện điều hành và kiểm soát tại các TTTN này nhằm đạt mục tiêu đã đặt ra.
- Phân bổ chi phí và doanh thu là phân bổ chi phí và doanh thu và các TTTN theo đối tượng tập hợp chi phí cụ thể.
- Liên kết giữa dự toán và thực tế là thực hiện lập các dự toán một cách khả thi nhằm đảm bảo tính phù hợp trong thực hiện cũng như đạt mục tiêu chung đơn vị.
- So sánh dự toán và thực tế là thực hiện đối chiếu giữa thực tế và dự toán nhằm đánh giá mức độ thực hiện sát với dự toán như thế nào, nguyên nhân.
- Báo cáo TTTN là lập báo cáo cụ thể tại từng TTTN và xác định nguyên nhân, trách nhiệm của từng đối tượng liên quan. Báo cáo được thực hiện ở mức thấp nhất đến mức trung bình và mức cao. Mục đích của báo cáo này là để biết các cấp quản lý biết được các mức độ đã đạt được.
- Phần thưởng khuyến khích là xây dựng hệ thống phần thưởng khuyến khích nhằm đánh giá những đối tượng liên quan có đóng góp tích cực
1.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
Trong quá trình phát triển, doanh nghiệp luôn tăng lên về quy mô và chất lượng hoạt động. Khi quy mô của doanh nghiệp tăng lên, các công việc của nhà quản trị cấp cao cũng tăng lên đáng kể. Để đáp ứng công việc quản lý doanh nghiệp ngày càng tăng về quy mô, các nhà quản trị tất yếu phải thực hiện việc phân cấp, phân quyền và phân công trách nhiệm đến tất cả các bộ phận/đơn vị trong doanh nghiệp. Theo nghiên cứu của Ngô Thế Chi và Ngô Văn Lượng (2008) thì “Doanh nghiệp càng phát triển mở rộng quy mô kinh doanh thì càng đòi hỏi cần thiết phải phân cấp, phân quyền quản lý. Thực hiện phân cấp, phân quyền quản lý sẽ tạo điều kiện cho nhà quản trị cấp cao tập trung vào quản lý những công việc chính mang tính chiến lược còn những nhà quản trị cấp thấp sẽ có điều kiện tự chủ, sáng tạo trong thực thi nhiệm vụ. Tất cả những điều đó sẽ nâng cao được năng suất lao động và nâng cao hiệu quả kinh doanh toàn doanh nghiệp”. Chính sự phân cấp, phân quyền sẽ dẫn đến hình thành các TTTN. Mỗi TTTN có chức năng thực hiện một hay nhiều mục tiêu khác nhau nhằm đạt được mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp. Như vậy, có thể nói, việc hình thành các TTTN trong doanh nghiệp vừa là đòi hỏi tất yếu của quá trình phát triển doanh nghiệp, vừa là yêu cầu thiết thực đối với nhà quản trị doanh nghiệp nhằm làm cho công tác quản trị doanh nghiệp đạt
hiệu quả cao hơn. Các trung tâm này là một đơn vị/bộ phận trực thuộc doanh nghiệp, ở đó các nhà quản trị bộ phận phải chịu hoàn toàn về kết quả hoạt động của mình đối với các nhà quản trị cấp cao hơn. Điều đó cho thấy, sự phân cấp, phân quyền trong doanh nghiệp sẽ tạo thành hệ thống các TTTN tương ứng. Các trung tâm này là cốt lõi và là cơ sở của của hệ thống KTTN. Như vậy, sự phân cấp, phân quyền trong doanh nghiệp sẽ tạo thành hệ thống các TTTN tương ứng. Các trung tâm này là cốt lõi của hệ thống kế toán trách nhiệm. Mỗi trung tâm trách nhiệm này có nhiệm vụ độc lập và khác nhau bởi chức năng của nó nhưng lại có mối quan hệ ràng buộc nhau trong việc thực hiện nhiệm vụ chung của toàn doanh nghiệp. Mỗi trung tâm có nhà quản trị đứng đầu, thực hiện nhiệm vụ lập các dự toán và triển khai thực hiện dự toán, lập báo cáo hiệu quả quả và chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động của trung tâm trách nhiệm đó. Một doanh nghiệp thành lập bao nhiêu trung tâm trách nhiệm phụ thuộc vào đặc điểm cụ thể về quy mô của doanh nghiệp và trình độ quản lý cũng như trình độ, năng lực chuyên môn của các nhà quản trị và nhân viên trong doanh nghiệp
1.2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý và sự phân quyền của doanh nghiệp
1.2.1.1. Căn cứ theo mức độ quyền hạn được sử dụng
Theo nghiên cứu Ngô Kim Thanh (2012), mô hình cơ cấu tổ chức của đơn vị căn cứ theo mức độ quyền hạn được sử dụng có ba mô hình: (1)-Cơ cấu tổ chức trực tuyến, (2)-Cơ cấu tổ chức chức năng, (3)-Cơ cấu tổ chức hỗn hợp (trực tuyến và chức năng). Cụ thể như sau:
Mô hình cơ cấu tổ chức trực tuyến là hình thức mà nhà quản trị cấp trên ra các quyết định và giám sát trực tiếp về kết quả công việc của nhân viên thuộc bộ phận mình quản lý. Mô hình theo đường thẳng từ quản lý cấp cao đến quản lý cấp trung và quản lý cấp thấp đòi hỏi người quản lý các cấp phải có kiến thức cơ bản bao quát các lĩnh vực
Lãnh đạo cấp trên phụ trách Sản xuất
Quản đốc Phân xưởng sản xuất
Các tổ trường Phân xưởng sản xuất
Công nhân Phân xưởng sản xuất
(Nguồn: Ngô Kim Thanh (2012))
Hình 1.4. Mô hình quản lý trực tuyến tại phân xưởng sản xuất
Mô hình cơ cấu này có ưu điểm là quyết định được đưa ra một cách nhanh chóng, kịp thời. Thực hiện chế độ quản lý một thủ trưởng, giảm thiểu chi phí, đơn giản, gọn. Đồng thời, cũng có một số tồn tại là việc điều hành, quản lý chỉ một người nên dễ độc đoán, quan liêu, chuyên quyền, cảm tính nhiều và đòi hỏi phải có kiến thức tổng hợp.
Mô hình cơ cấu tổ chức chức năng là mô hình cơ cấu tổ chức này thực hiện theo chức năng, tức là nhà quản trị các cấp có quyền điều hành, quản lý đối với đối tượng liên quan khi có yêu cầu theo chức năng, nhiệm vụ.
Nhà quản trị cấp cao
Nhà quản trị cấp trung 1
Nhà quản trị cấp trung 2
Nhà quản trị cấp trung n
Đơn vị chức năng 1
Đơn vị chức năng 2
Đơn vị chức năng n
(Nguồn: Ngô Kim Thanh (2012))
Hình 1.5. Mô hình quản lý theo chức năng
Mô hình cơ cấu tổ chức hỗn hợp là mô hình được kết hợp giữa mô hình cơ cấu trực tuyến và mô hình cơ cấu chức năng, trên cơ sở nhà quản trị sẽ chịu trách nhiệm quản lý, kiểm soát trực tuyến trung tâm trách nhiệm của mình nhưng về mặt chuyên môn vẫn được tham vấn bởi các bộ phận chức năng.
Nhà quản trị cấp cao
Nhà quản trị cấp trung 1
Nhà quản trị cấp trung 2
Nhà quản trị cấp trung n
Đơn vị chức năng 1
Đơn vị chức năng 2
Đơn vị chức năng n
(Nguồn: Ngô Kim Thanh (2012))
Hình 1.6. Mô hình cơ cấu tổ chức hỗn hợp
Mô hình cơ cấu tổ chức sẽ gắn liền với việc phân quyền trong quản lý nhằm đạt được hiệu quả quản lý cao nhất cũng như mục tiêu đặt ra của đơn vị. Phân quyền được hiểu là nhà quản trị cấp tương ứng sẽ được chủ động điều hành quản lý, kiểm soát và ra các quyền quyết định trong phạm vi quản lý được phân chia cho mình. Khi các nhà quản trị được trao quyền hạn nhất định họ sẽ gắn với trách nhiệm và quyền lợi được phân công (Đoàn Thị Thu Hà & cộng sự, 2009). Thực hiện việc phân quyền là cần thiết đối với mô hình đơn vị có quy mô lớn, yêu cầu xử lý thông tin kịp thời, cũng như đặt trưng của KTTN là gắn với sự phân quyền. Thông qua việc phân quyền quản lý sẽ xác định được quyền hạn và trách nhiệm của mỗi cấp một cách rõ ràng, có thước đo đánh giá cụ thể, cũng như đảm bảo sự điều hành quản lý thống nhất từ trên xuống dưới. Mục đích của sự phân quyền thể hiện:
Thứ nhất, phân quyền tạo sự chủ động, sự tự chịu trách nhiệm trong điều hành quản lý, nhằm phát huy năng lực của các cấp quản lý, là động lực thúc đẩy các nhà quản lý cấp dưới hoàn thành nhiệm vụ và hướng đến sự vươn lên cấp quản lý cao hơn.
Thứ hai, phân quyền thể hiện rõ trách nhiệm, mức độ đóng góp của các đơn vị chức năng, TTTN, nhà quản lý vào kết quả chung của đơn vị. Tạo nên tính mình bạch, tiết kiệm trong quá trình triển khai thực hiện.