Nội Dung Chính Của Phiếu Khảo Sát Và Kết Quả Khảo Sát


Sài Gòn. Tác giả tiếp cận trên lý thuyết dự phòng và lý thuyết chấp nhận công nghệ. Với 6 yếu tố thì kết quả nghiên cứu đều khẳng định ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê của cả 6 nhân tố gồm có quy mô doanh nghiệp, sự cạnh tranh của doanh nghiệp, phân cấp quản lý của doanh nghiệp, vận dụng chiến lược kinh doanh, chi phí tổ chức KTTN, nhận thức về KTTN của nhà quản lý.

Khoảng trống nghiên cứu:

Bên cạnh những thành công về lý luận và thực tiễn, các công trình nghiên cứu vẫn còn một số khoảng trống nhất định, đây là những vấn đề mà đề tài của tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu, cụ thể là:

Một là, vấn đề phân cấp, phân quyền quản lý là một trong những đặc trưng cơ bản của kế toán trách nhiệm. Tuy nhiên sự phân cấp, phân quyền trong các doanh nghiệp thuộc EVN vẫn còn tồn tại khi có sự phức tạp trong phân cấp, phân quyền trong công việc. Do đó, đây là khoảng trống cho luận án đi tìm hiểu phân tích, và cũng là một trong những điều kiện không thể thiếu được để thực hiện KTTN.

Hai là, mức độ thực hiện KTTN hiện nay tại các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp thuộc EVN nói riêng chưa sâu sắc và toàn diện mới chỉ ở mức khái quát. Vì thế, luận án sẽ đi phân tích sâu hơn thực trạng về hoạt động sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh điện năng; từ đó luận án tiến hành đề xuất giải pháp trong việc áp dụng kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp thuộc tập đoàn EVN.

Ba là, như đã phân tích ở trên, có một số quan điểm chỉ ra chỉ có 03 trung tâm trách nhiệm: (1)-Trung tâm chi phí, (2)-Trung tâm lợi nhuận, (3)-Trung tâm đầu tư. Có một số nghiên cứu khác chỉ ra có 04 trung tâm trách nhiệm: (1)-Trung tâm chi phí, (2)-Trung tâm doanh thu, (3)-Trung tâm lợi nhuận, (4)-Trung tâm đầu tư. Do đó, luận án tìm hiểu và lựa chọn phân tích về nội dung kế toán trách nhiệm theo 04 trung tâm là: (1)-Trung tâm chi phí, (2)-Trung tâm doanh thu, (3)-Trung tâm lợi nhuận, (4)-Trung tâm đầu tư. Từ đó, luận án đưa ra nhằm phân tích, đánh giá và đưa ra giải pháp đề xuất phù hợp với đặc thù của các doanh nghiệp sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh điện năng tại các doanh nghiệp thuộc EVN hiện nay.


Bốn là, mặc dù hiện nay có một số nghiên cứu trong và ngoài nước nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức kế toán trách nhiệm. Tuy nhiên rất ít các nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp theo phương pháp định lượng mang tính thuyết phục cao. Mỗi doanh nghiệp khác nhau khi tiếp cận phương pháp định lượng sẽ cho kết quả nghiên cứu khác nhau. Do đó, luận án nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ thực hiện kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp thuộc EVN.

Năm là, lĩnh vực kinh doanh điện - một lĩnh vực kinh doanh mang tính đặc thù và rất quan trọng trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Về cơ bản tại các doanh nghiệp điện đã hình thành kế toán trách nhiệm tuy nhiên chưa mang tính toàn diện và triệt để. Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu toàn diện về kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp điện thuộc EVN. Do đó, luận án nghiên cứu nội dung kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp điện, trên cơ sở đó đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa thực trạng kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp thuộc tập đoàn điện lực Việt Nam.

3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài

Từ việc nghiên cứu lý luận chung về kế toán kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp và thực trạng kế toán kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp thuộc EVN, luận án đề xuất các giải pháp hoàn thiện kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp thuộc EVN nhằm nâng cao năng lực quản trị trong hoạt động sản xuất, truyền tải và phân phối điện của các doanh nghiệp điện với mục tiêu cụ thể:

Thứ nhất, luận án hệ thống hóa và làm rõ thêm lý luận về kế toán trách nhiệm các doanh nghiệp tại Việt Nam; các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp.

Thứ hai, Luận án mô tả thực trạng kế toán trách nhiệm gắn với các hoạt động sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh điện năng tại các doanh nghiệp thuộc EVN. Luận án chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế về kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp thuộc EVN để làm cơ


sở cho đề xuất các giải pháp. Đồng thời, luận án đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến việc thực hiện KTTN tại các doanh nghiệp EVN.

Thứ ba, luận án đề xuất những giải pháp hoàn thiện về kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp thuộc EVN. Đồng thời chỉ rõ điều kiện thực hiện giải pháp đề xuất trên khía cạnh là Nhà Nước, các cơ quan chức năng và các doanh nghiệp thuộc tập đoàn EVN.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Lý luận cơ bản về kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp và thực trạng kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp thuộc tập đoàn điện lực Việt Nam.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

+ Về không gian:

Trong lĩnh vực sản xuất: Luận án tập trung nghiên cứu về kế toán trách nhiệm tại công ty con do EVN nắm giữ 100% vốn điều lệ là Tổng công ty phát điện 1; công ty do EVN nắm giữ trên 50% vốn điều lệ là Tổng công ty phát điện 2, tổng công ty phát điện 3.

Trong lĩnh vực truyền tải và phân phối: Luận án tập trung nghiên cứu về kế toán trách nhiệm tại công ty con do EVN nắm giữ 100% vốn điều lệ là tổng công ty truyền tải điện quốc gia

Trong lĩnh vực kinh doanh điện năng: Luận án tập trung nghiên cứu về kế toán trách nhiệm tại công ty con do EVN nắm giữ 100% vốn điều lệ là tổng công ty điện lực Miền Bắc, Tổng công ty điện lực Miền Trung, Tổng công ty điện lực Miền Nam, Tổng công ty điện lực Hồ Chí Minh, Tổng công ty điện lực Hà Nội.

Luận án không tập trung nghiên cứu về kế toán trách nhiệm trực thuộc công ty mẹ, công ty do EVN nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc nắm quyền chi phối khác. Trong lĩnh vực truyền tải, phân phối và kinh doanh điện năng. Do các công ty điện này EVN không nắm giữ 100% vốn điều lệ và không có chức năng chính là sản xuất, truyền tải phân phối và kinh doanh mua bán điện năng.


+ Về thời gian: Số liệu khảo sát thực tế trong các doanh nghiệp điện lực trong giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2022.

Luận án tập trung nghiên cứu về kế toán trách nhiệm tại công ty con do EVN nắm giữ 100% vốn điều lệ là Luận án nghiên cứu theo hướng tiếp cận về nội dung kế toán trách nhiệm theo các trung tâm trách nhiệm: Trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận, trung tâm đầu tư.

5. Câu hỏi nghiên cứu

- Thứ nhất, khung lý thuyết nghiên cứu về kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp bao gồm những nội dung nào?

- Thứ hai, thực trạng kế toán trách nhiệm trong khâu sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh điện năng trong các doanh nghiệp thuộc EVN hiện nay bao gồm những nội dung nào?

- Thứ ba, nhân tố nào ảnh hưởng đến thực hiện kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp thuộc EVN hiện nay?

- Thứ tư, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế khi thực hiện kế toán trách nhiệm trong khâu sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh điện năng tại các doanh nghiệp thuộc EVN là gì?

- Thứ năm, giải pháp nào góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện KTTN trong khâu sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh điện năng tại các doanh nghiệp thuộc EVN hiện nay?

6. Phương pháp nghiên cứu

6.1. Thiết kế nghiên cứu

Luận án sử dụng kết hợp những phương pháp nghiên cứu cơ bản của khoa học kinh tế như phương pháp so sánh, thống kê, phân tích, diễn giải, quy nạp, sơ đồ,

… để trình bày các vấn đề lý luận và thực tiễn. Đồng thời sử dụng linh hoạt phương pháp nghiên cứu định tính để giải quyết các vấn đề theo đúng mục đích nghiên cứu đã đặt ra. Khái quát toàn bộ quy trình nghiên cứu được trình bày tại Hình 1.


Hình 1. Thiết kế nghiên cứu luận án

Tổng hợp kết quả những nghiên cứu trước có liên quan đến Luận án và xác định khoảng trống nghiên cứu


Xác định mục đích nghiên cứu


Xác định các câu hỏi nghiên cứu


Xác định đối tượng và phạm vi Nghiên cứu


Dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu thứ cấp

Thu thập dữ liệu


Nghiên cứu định tính và định lượng


Nghiên cứu các vấn đề lý luận:

-Khái quát về KTTN: khái niệm, đặc

điểm, vai trò, phân loại

- Cơ cấu tổ chức quản lý và mối quan hệ với KTTN: liên quan đến phân quyền, liên quan đến KTTN

- Các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng KTTN trong doanh nghiệp

Nghiên cứu các vấn đề thực trạng:

-Khái quát về EVN: quá trình hình thành

và phát triển;

- Thực trạng cơ cấu tổ chức quản lý và phân cấp

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

- Thực trạng KTTN tại EVN: thực trạng TTCP, TTDT, TTLN, TTĐT, BSC

- Đánh giá thực trạng và nguyên nhân




Đề xuất các giải pháp và điều kiện thực hiện các giải pháp nhằm áp dụng KTTN tại EVN



6.2. Phương pháp thu thập dữ liệu

(a) Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

NCS thực hiện phỏng vấn một số chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu về kế toán quản trị như những người nghiên cứu chế độ kế toán, các nhà khoa học có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán nói chung và kế toán trách nhiệm nói


riêng. NCS thực hiện việc phỏng vấn trực tiếp hoặc trực tuyến (qua Zoom) với 05 nhà quản trị và nhà chuyên môn, chuyên gia kế toán tại một số doanh nghiệp thuộc Công ty của EVN. Cụ thể: 02 Đại diện ban Tổng giám đốc; 02 Nhân viên của Ban tài chính kế toán; 01 Nhà khoa học là giảng viên giảng dạy học phần Kế toán quản trị. Nội dung phỏng vấn được xây dựng dựa trên các câu hỏi chuẩn bị trước có liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận án và điều chỉnh thang đo trong bảng hỏi khảo sát. Tuy nhiên, đôi khi có những câu hỏi được bổ sung theo những tình huống cụ thể của cuộc phỏng vấn nhằm làm rõ, tìm hiểu thêm thông tin về nhận thức, mức độ áp dụng, quan điểm áp dụng Kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp thuộc EVN mà Phiếu khảo sát chưa đề cập. Thời gian của một cuộc phỏng vấn thường là từ 10 phút đến 30 phút. Bảng lưới phỏng vấn được trình bày bày Phụ lục 1A. Kết quả phỏng vấn dựa trên nội dung các thang đo đã được tổng hợp từ khâu tổng quan nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu và quản trị doanh nghiệp, kế toán góp ý về phiếu khảo sát. Kết quả phỏng vấn được tổng hợp tại Phụ lục 1C – Tổng hợp kết quả phỏng vấn.

Hình 2. Quy trình triển khai kết quả khảo sát


Xây dựng bản thảo phiếu khảo sát, Chọn mẫu khảo sát

Thực hiện khảo sát thử

Xin ý kiến của các chuyên gia

Điều chỉnh,

hoàn thiện phiếu khảo sát

Gửi phiếu khảo sát

Tổng hợp kết quả khảo sát, Phân tích, xử lý dữ liệu

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)


Sau khi xây dựng các chỉ báo đo lường biến nghiên cứu và thực hiện phỏng vấn đề điều chỉnh nội dung bảng hỏi. Để lập phiếu khảo sát, NCS đã căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu. Phiếu khảo sát cơ bản gồm 2 nội dung: Phần 1 là mô tả các thông tin chung của người tham gia khảo sát, Phần 2 là các khẳng định, là các chỉ báo đo lường biến nghiên cứu. Các câu hỏi trong phiếu khảo sát nhằm mục đích thu được thông tin đa dạng. Để có dữ liệu phù hợp và độ chính xác cao, luận án thực hiện khảo sát dữ liệu qua 2 bước: Khảo sát thử và khảo sát chính thức dữ liệu. Các bước tiến hành:

Khảo sát thử: Việc khảo sát thử là cần thiết nhằm xác định sự phù hợp, tính hiệu quả của quy trình thực hiện khảo sát và phiếu khảo sát. Đây là bước quan trọng vì quyết định tới tính đầy đủ, chính xác các thông tin được khảo sát. Phiếu khảo sát thử được tiến hành điều tra trực diện với người trả lời nhằm phát hiện những tồn tại, chưa phù hợp với viết xây dựng câu hỏi, thiết kế bảng hỏi, các phương án trả lời và các nội dung còn thiếu cần bổ sung hoặc nội dung bị trùng lặp cần lược bỏ. Việc khảo sát thử được tiến hành tại doanh nghiệp là Công ty con cấp 1 thuộc EVN là Tổng công ty là Tổng công ty phát điện 1, Đối với khối quản lý: Phiếu khảo sát về áp dụng Kế toán trách nhiệm gồm (i) thành viên Hội đồng thành viên; (ii) Đại diện Ban Tổng giám đốc là Phó Tổng giám đốc phụ trách mảng tài chính; (iii) Đại diện lãnh đạo Ban Tổ chức nhân sự; (iv) Đại diện lãnh đạo Ban Tài chính kế toán; (v) Đại diện lãnh đạo Ban Kế hoạch; (vi) Đại diện lãnh đạo Ban quản lý Đầu tư XDCB; (vii) Đại diện lãnh đạo ban Kỹ thuật Sản xuất; (viii) Đại diện lãnh đạo Ban giám đốc Công ty Con là CTCP Thủy điện Đa nhim-Hàm Thuận-Đa Mi. Đối với Nhân viên trong tập đoàn là (i) Nhân viên Ban Tài chính kế toán thuộc Công ty Con cấp 1 và nhân viên Ban Tài chính kế toán và nhân viên Ban Tài chính kế toán thuộc Công ty điện lực cấp 2. Với phân tích định lượng, cỡ mẫu tối thiểu là 30 phiếu, NCS đã gửi đường dẫn (link) khảo sát qua thư điện tử của 50 người thuộc các đối tượng khảo sát ở trên. Kết quả khảo sát nhận được phản hồi của 36 người, và thông tin câu hỏi “có góp ý chỉnh sửa gì cho nội dung phiếu khảo sát” đều nhận được kết quả không có phản hồi hoặc nhận xét “dễ hiểu”. Từ những nội dung đã phỏng vấn và kết quả khảo sát thử. Phiếu


khảo sát chính thức được hiệu chỉnh và thực hiện khảo sát trên diện rộng cho các đối tượng khảo sát thuộc EVN.

Khảo sát chính thức:

Xác định mẫu khảo sát:

Theo quy định về cơ cấu tổ chức các doanh nghiệp thuộc bao gồm, 16 Doanh nghiệp, trong đó 09 doanh nghiệp là các Công ty con do EVN sở hữu 100% Vốn điều lệ và 06 doanh nghiệp là các Công ty Con do EVN nẵm giữ cổ phần chi phối. Nghiên cứu thực hiện xác định cỡ mẫu tối thiểu theo phương pháp nghiên cứu định lượng sử dụng trong đề tài. Với tổng số 27 chỉ báo đo lường các biến nghiên cứu trong Bảng 2 và phụ lục 1B, cỡ mẫu tối thiểu được xác định theo Nguyễn Đình Thọ (2013) để đáp ứng phân tích nhân tố khám phá (EFA) theo công thức:

Cỡ mẫu tối thiểu = Số chỉ báo đo lường * 5

Như vậy, cỡ mẫu tối thiểu của nghiên cứu là 135 phiếu khảo sát.

Nội dung và cách thức gửi phiếu khảo sát

Cách thức gửi phiếu khảo sát NCS thực hiện thông qua công cụ Google Drive, tổng số phiếu thu về là 146 phiếu phản hồi. Các nội dung trên phiếu khảo sát được thiết kế đảm bảo rằng các chỉ tiêu nghiên cứu đều phải có phản hồi thì mới có thể gửi kết quả (Sử dụng cảnh báo “required” khi thiết kế khảo sát trực tuyến). Chính vì vậy, 100% nội dung khảo sát đều được trả lời đủ. Nội dung cơ bản của Phiếu khảo sát được trình bày như Bảng 1 sau:

Bảng 1. Nội dung chính của Phiếu khảo sát và kết quả khảo sát


TT

Câu

hỏi số

Nội dung khảo sát

Phát ra

(phiếu)

Thu về

(phiếu)

Tỷ

lệ

Phiếu khảo sát 1B: khảo sát trực tuyến

https://forms.gle/BsvnbdDMX2inojaN6

1


Khảo sát thông tin chung doanh nghiệp


146


2


Khảo sát mức độ thực hiện KTTN


146


3


Khảo sát yếu tố tác động đến thực hiện

KTTN


146


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 245 trang tài liệu này.

Kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn điện lực Việt Nam - 4

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/03/2023