Đánh Giá Thực Trạng Kế Toán Tài Sản Cố Định Tại Công Ty Tnhh Mtv Phúc Hưng Fnc - Việt Nam


Trên cơ sở chứng từ liên quan gồm hợp đồng mua bán, hóa đơn GTGT, biên bản bàn giao tài sản, biên bản thanh lý hợp đồng mua bán,…kế toán tiến hành mở thẻ TSCĐ, ghi sổ TSCĐ và bàn giao cho đơn vị quản lý. Đồng thời phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ nhật ký chung, từ đó phản ánh vào sổ cái TK 211

- TSCĐ hữu hình.

Qua khảo sát, ngày 26/04/2019, Công ty TNHH MTV Phúc Hưng FNC - Việt Nam mua một máy sấy khí của Công ty TNHH YUJIN COMPRESSOR Việt Nam với giá 110.000.000 đồng (giá chưa có VAT) theo hóa đơn số 0000860 ngày 26/04/2019 ký hiệu VN/17p.

Khi công việc mua bán đã hoàn thành, kế toán tập hợp các chứng từ có liên quan để thành lập hồ sơ bao gồm:

- Hợp đồng kinh tế (Phụ lục 06)

- Hoá đơn GTGT (Phụ lục 07)

- Biên bản nghiệm thu và bàn giao TSCĐHH (Phụ lục 08)

- Biên bản thanh lý hợp đồng (Phụ lục 09)

Để phản ánh nghiệp vụ trên, căn cứ vào hoá đơn tài chính GTGT, Biên bản giao nhận tài sản, phiếu chi, kế toán hạch toán như sau:

Kế toán ghi tăng nguyên giá TSCĐHH Nợ TK 211: 110.000.000 VNĐ

Nợ TK 1331.2: 11.000.000 VNĐ

Có TK 112: 121.000.000 VNĐ

Bút toán này được phản ánh trên nhật ký chung và đến cuối tháng ghi vào sổ cái của TK 211 và các tài khoản có liên quan.

b) Kế toán tăng TSCĐ vô hình

Kế toán căn cứ vào các tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình được quy định trong chuẩn mực kế toán số 04 để xác định một TSCĐ vô hình. Các tiêu chuẩn đó cũng tương tự như đối với TSCĐ hữu hình nhưng ngoài ra còn phải thỏa mãn đồng thời định nghĩa về TSCĐ vô hình tức là phải được xem xét trên ba yếu tố: tính có thể xác định được, khả năng kiểm soát nguồn lực và tính chắc chắn của lợi ích kinh


tế trong tương lai. Như vậy, có thể thấy việc ghi nhận TSCĐ vô hình phức tạp hơn việc ghi nhận TSCĐ hữu hình.

Xác định nguyên giá TSCĐ vô hình: Đối với TSCĐ vô hình tăng do mua sắm


Nguyên giá TSCĐ

=

Giá mua TSCĐ

theo hóa đơn

+

Chi phí vận chuyển

lắp đặt chạy thử

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Kế toán tài sản cố định tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Phúc Hưng FNC - Việt Nam - 9

Xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu:


Giá trị còn lại

của TSCĐ

=

Nguyên giá

của TSCĐ

-

Giá trị hao mòn

của TSCĐ

Tại Công ty TNHH MTV Phúc Hưng FNC - Việt Nam, tài sản cố định vô hình là phần mềm máy tính, còn các loại tài sản cố định vô hình khác hầu như không có. Trường hợp Công ty mua phần mềm máy tính phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, thì kế toán sẽ căn cứ vào các chứng từ liên quan cùng với hóa đơn GTGT, để nhập dữ liệu vào phần mềm kế toán Misa.

c) Kế toán tổng hợp giảm TSCĐ

Hiện nay tại Công ty TNHH MTV Phúc Hưng FNC - Việt Nam thì hầu hết các TSCĐ giảm là do hoạt động thanh lý hoặc nhượng bán cho đơn vị khác. Nhưng TSCĐ này hầu hết đều đã lạc hậu, cũ nát, qua nhiều lần sửa chữa nhưng chúng không đem lại hiệu quả kinh tế cho công ty hoặc có nhưng thấp hơn so với các máy móc hiện đại hơn trên thị trường.

Giảm do nhượng bán TSCĐ

Trước khi nhượng bán TSCĐ phải làm đơn đề nghị nhượng bán TSCĐ không cần sử dụng, lạc hậu về kỹ thuật lên Công ty TNHH MTV Phúc Hưng FNC - Việt Nam. Sau khi được chấp nhận công ty sẽ thực hiện việc ký kết hợp đồng mua bán TSCĐ với bên có nhu cầu mua. Tiếp theo là bàn giao thiết bị cho bên mua. Đây là căn cứ để lập phiếu thu tiền, sau đó cùng với bên mua sẽ lập biên bản thanh lý hợp đồng kinh tế. Cuối cùng sẽ hạch toán ghi giảm TSCĐ hiện có của công ty và hạch toán phần thu nhập.


Chứng từ sử dụng:

- Hợp đồng kinh tế

- Hóa đơn thanh toán

- Biên bản thanh lý hợp đồng kinh tế.

Giảm do thanh lý.

Để thanh lý một TSCĐ bộ phận sử dụng phải làm đơn đề nghị thanh lý TSCĐ lên công ty. Khi Giám đốc phê duyệt, thì bộ phận này sẽ bàn giao TSCĐ cho đối tượng có nhu cầu và đồng thời phát hành hoá đơn GTGT để làm cơ sở thanh toán. Chứng từ cho những nghiệp vụ này thường gồm: biên bản xin thanh lý TSCĐ, hợp đồng kinh tế bán TSCĐ, hóa đơn GTGT.

Kế toán TSCĐ sẽ tiến hành ghi giảm nguyên giá và hao mòn lũy kế của TSCĐ, các khoản thu, chi cho thanh lý ghi nhận vào thu nhập khác và chi phí khác trong kỳ. Đồng thời, kế toán căn cứ tiến hành hủy thẻ tài sản cố định của tài sản này. Qua khảo sát, ngày 31/12/2019 Công ty TNHH MTV Phúc Hưng FNC - Việt

Nam thanh lý 1 máy nhồi lông vũ tự động , nguyên giá là 237.300.000 đồng, giá trị hao mòn: 220.820.833 đồng, giá trị còn lại: 16.479.167 đồng. Công ty thanh lý máy nhồi lông vũ này với giá là 33.000.000 đồng.

Căn cứ vào các chứng từ như: Quyết định thành lập hội đồng thanh lý (phụ lục 10), biên bản thanh lý tài sản( phụ lục 11), hợp đồng thanh lý (phụ lục 12), hóa đơn GTGT (phụ lục 13), phiếu thu( phụ lục 14),thẻ tài sản cố định (phụ lục 15), kế toán hạch toán như sau:

BT1: Ghi giảm TSCĐ

Nợ TK 811:

16.479.167

Nợ TK 214:

220.820.833

Có TK 211:

237.300.000

BT2: Thu từ hoạt động thanh lý TSCĐ

Nợ TK 111:

33.000.000

Có TK 711:

30.000.000

Có TK 3331:

3.000.000


d) Kế toán khấu hao tài sản cố định

Mọi TSCĐ của Công ty TNHH MTV Phúc Hưng FNC - Việt Nam đều được trích khấu hao theo quy định hiện hành tại Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 của Bộ Tài chính.

Khấu hao TSCĐ dùng trong sản xuất, kinh doanh Công ty hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ; khấu hao TSCĐ chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý hạch toán vào chi phí khác.

Định kỳ Kế toán Công ty tính, trích khấu hao TSCĐ rồi ghi nhận vào phần mềm kế toán Misa, từ đó phần mềm hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh, chi phí khác, như sau:

Nợ các TK 627, 641, 642, 811

Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ (TK cấp 2 phù hợp).

Trường hợp giảm TSCĐ thì đồng thời với việc ghi giảm nguyên giá TSCĐ Công ty cũng ghi giảm giá trị đã hao mòn của TSCĐ.

Theo phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng:

- Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.

Qua khảo sát, ngày 26/04/2019, Công ty TNHH MTV Phúc Hưng FNC - Việt Nam mua và đưa vào sử dụng 01 máy sấy khí với giá chưa thuế GTGT là 110.000.000 đồng, thời gian sử dụng ước tính là 7 năm. Ta có:

Để theo dõi tình hình hiện có, biến động tăng, giảm khấu hao, kế toán sử dụng TK 214 “Hao mòn TSCĐ”, ngoài ra còn sử dụng TK 627 (Chi phí sản xuất chung).

Căn cứ vào bảng tổng hợp phân bổ khấu hao năm 2019 cho từng đối tượng chi phí (Phụ lục 16) kế toán ghi:


Nợ TK 627: 881.141.600

Có TK 214: 881.141.600

Đối với những tài sản đã khấu hao hết nhưng vẫn đang sử dụng hoặc đang chờ thanh lý, nhượng bán thì kế toán theo dõi trên một bảng riêng đó là bảng tổng hợp TSCĐ đã hết khấu hao vẫn đang được sử dụng.

e) Kế toán sửa chữa tài sản cố định

Sửa chữa TSCĐ là việc tiến hành thay thế, tu bổ, bảo dưỡng, sửa chữa một số bộ phận của TSCĐ bị hư hỏng nhằm duy trì năng lực sản xuất của TSCĐ. Là doanh nghiệp sản xuất, TSCĐ của Công ty TNHH MTV Phúc Hưng FNC - Việt Nam chủ yếu là máy móc, thiết bị phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm nên TSCĐ của DN không tránh khỏi tình trạng bị hao mòn, hư hỏng từng chi tiết, từng bộ phận. Để duy trì năng lực hoạt động và kéo dài thời gian sử dụng ngoài việc bảo quản, duy trì tốt, TSCĐ cần phải tiến hành sửa chữa.

- Đối với hoạt động sửa chữa thường xuyên: Tại công ty đa phần là nghiệp vụ sửa chữa thường xuyên. Vì chi phí nhỏ nên công ty giao cho từng bộ phận quản lý tự quyết định sửa chữa. Kế toán tập hợp các chứng từ liên quan đến sửa chữa TSCĐ và căn cứ vào đó để nhập liệu lên phần mềm kế toán, phần mềm sẽ tự động hạch toán ghi Nợ các Tài khoản chi phí và ghi Có TK 111, 112, 152,…. Chi phí sửa chữa thường xuyên sẽ ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh.

Ví dụ: Ngày 15/02/2019, công ty có tiến hành sửa chữa máy may công nghiệp bộ phận sản xuất với chi phí sửa chữa là 700.000 VNĐ đã thanh toán bằng tiền mặt.

Kế toán căn cứ vào phiếu chi (phụ lục 17) ngày 15/02/2019 kế toán ghi: Nợ TK 642: 700.000

Có TK 111 : 700.000

- Đối với hoạt động sửa chữa lớn: Công ty quản lý, kiểm soát và theo dõi việc sửa chữa lớn. Khi tài sản công ty bị hư hỏng mà xét thấy hiệu quả sản xuất giảm, công ty thường đánh giá để sửa chữa, nâng cấp, phục hồi tài sản cố định. Việc sửa chữa lớn TSCĐ thường được các bộ phận căn cứ vào kết quả kiểm tra TSCĐ


theo định kỳ.

Tại công ty không thực hiện việc trích trước chi phí sửa chữa lớn. Do vậy toàn bộ chi phí thực tế sửa chữa lớn được tính trực tiếp vào chi phí trong kỳ hoặc kết chuyển vào TK 242 rồi phân bổ dần vào các kỳ tiếp theo.

Việc sửa chữa lớn thường do công ty thuê ngoài, để tiến hành sửa chữa lớn TSCĐ, công ty tiến hành các thủ tục ký kết hợp đồng với bên sửa chữa. Khi kết thúc quá trình sửa chữa hai bên lập biên bản thanh lý hợp đồng.

Qua khảo sát, vào tháng 7 năm 2019, công ty có tiến hành sửa chữa văn phòng làm việc. Công ty giao thầu với giá trị chưa thuế 10% là 120.000.000 đồng. (Phụ lục 18,19,20)

Khi chi phí sửa chữa thực tế phát sinh, căn cứ vào hóa đơn giá trị gia tăng được nhận từ bên chủ thầu, kế toán nhập dữ liệu vào phần mềm kế toán, phần mềm tự động định khoản:

Nợ TK 2413:

120.000.000

Nợ TK 133:

12.000.000

Có TK 331:

132.000.000

Ngày 16 Tháng 7 năm 2019 công trình đã hoàn thành nên phần mềm kế toán thực hiện bút toán kết chuyển giá thành công trình:

Nợ TK 242: 120.000.000

Có TK 241: 120.000.000

Hàng tháng kế toán xác định mức phân bổ tính vào chi phí quản lý, đối với khoản sửa chữa này công ty phân bổ dần trong 12 tháng, như vậy trong tháng 8 kế toán sẽ hạch toán

Nợ TK 642: 10.000.000

Có TK 242: 10.000.000

f) Về kiểm kê tài sản

Công ty tiên hành kiểm kê tài sản mỗi năm một lần và thường vào cuối năm để nắm bắt được tình hình thực tế về quản lý và sử dụng tài sản. Chứng từ kiểm kê là biên bản kiểm kê. Chi tiết loại tài sản, số lượng, tình trạng của tài sản sẽ được


phản ánh rõ trong Biên bản kiểm kê. Đây chính là cơ sở để công ty phát hiện việc thừa, thiếu, lên kế hoạch đầu tư, thanh lý tài sản cố định. Do ý nghĩa thiết thực của công tác kiểm kê nên công ty đã làm tốt công tác này.

2.3.3. Trình bày thông tin TSCĐ trên báo cáo tài chính

Hệ thống báo cáo tài chính tại Công ty TNHH MTV Phúc Hưng FNC - Việt Nam có liên quan đến TSCĐ được giải trình khá chi tiết trên Bảng cân đối kế toán (Mẫu B01-DN) và Bản thuyết minh BCTC (Mẫu B09 - DN). BCTC của Công ty được lập theo quý và theo năm áp dụng Thông tư số 200/2014/TT/BTC ngày 22/12/2014 của Bộ tài chính.

Trong đó, Bảng cân đối kế toán thể hiện tại mục “II. Tài sản cố định” phản ánh giá trị cuối kỳ (quý/năm) và số đầu năm của nguyên giá, giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình.

Bản thuyết minh Báo cáo tài chính theo quý thể hiện tại các mục “14. Tăng giảm Tài sản cố định hữu hình”, “15. Tăng giảm Tài sản cố định vô hình”. Báo cáo này phản ánh tình hình tăng, giảm TSCĐ trong kỳ, về mặt nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại, được lập riêng cho TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình. Đồng thời, cũng liệt kê lý do, nguyên nhân dẫn đến các biến động tăng, giảm TSCĐ.

Trên Báo cáo luân chuyển tiền tệ (theo phương pháp gián tiếp) đã trình bày thông tin về TSCĐ ở phần II “Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư”, qua đó cho thấy biến động tiền chi để mua sắm, TSCĐ, tiền thu từ Thanh lý, nhượng bán TSCĐ.

2.4. Đánh giá thực trạng kế toán tài sản cố định tại công ty TNHH MTV Phúc Hưng FNC - Việt Nam

2.4.1. Những ưu điểm

Nhìn chung, Công ty TNHH MTV Phúc Hưng FNC - Việt Nam đã và đang nhận thức được vai trò của TSCĐ trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng cường sức cạnh tranh của đơn vị trên thị trường. Vì vậy, tổ chức kế toán TSCĐ tại Công ty về cơ bản đã được tổ chức thực hiện tốt.

- Công ty TNHH MTV Phúc Hưng FNC - Việt Nam đã tổ chức kế toán và quản lý TSCĐ phù hợp với Chuẩn mực kế toán Việt Nam, hệ thống kế toán Việt Nam, các quy định hiện hành khác về kế toán tại Việt Nam và các quy định, hướng


dẫn của Công ty đề ra.

- Đội ngũ công nhân viên quản lý, sử dụng thiết bị được đào tạo và tay nghề khá cao. Luôn đảm bảo cho hoạt động sản xuất, kinh doanh không bị gián đoạn.

- Công ty đã xây dựng quy chế tài chính nội bộ và quy chế quản lý, sử dụng TSCĐ áp dụng cho toàn bộ Công ty. Quy chế tài chính nội bộ quy định nội dung, trình tự ghi nhận doanh thu, chi phí, thẩm quyền phê duyệt đầu tư, điều chuyển, thanh lý nhượng bán tài sản nói chung, TSCĐ nói riêng. Quy trình quản lý, sử dụng TSCĐ đề cập cụ thể đến các vấn đề tổ chức, thanh lý, nhượng bán TSCĐ. Việc ban hành và áp dụng quy chế quản lý, sử dụng TSCĐ sẽ tạo ra sự thống nhất, minh bạch và công khai trong quá trình thực hiện, làm tăng tính hiệu năng của công tác quản lý, và tính hiệu quả trong quản lý, sử dụng TSCĐ.

- Công tác tổ chức kế toán TSCĐ tại Công ty nhìn chung được thực hiện tốt. Công ty đã vận dụng hệ thống chứng từ cho quản lý và kế toán TSCĐ, từ việc đầu tư, mua sắm, thanh lý, nhượng bán, khấu hao TSCĐ. Việc sử dụng tương đối đầy đủ và linh hoạt hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho phần hành kế toán TSCĐ, các tài khoản được sử dụng, bao gồm cả tài khoản tổng hợp và tài khoản chi tiết, từ kết cấu, cách ghi chép đến mối quan hệ giữa các tài khoản đã góp phần xử lý và cung cấp thông tin về tình hình hiện có và biến động của toàn bộ TSCĐ cũng như của từng loại TSCĐ trên các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại, từ đó làm cơ sở cho việc ra các quyết định của quản lý liên quan đến đầu tư, điều chuyển, thanh lý, nhượng bán TSCĐ.

- Công tác kế toán khấu hao TSCĐ Công ty đã áp dụng đúng phương pháp tính và trích khấu hao của Bộ Tài Chính quy định. Việc tính khấu hao cho từng loại TSCĐ theo đúng số năm sử dụng và nguyên giá của TSCĐ. Việc áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng được thực hiện khá đơn giản, dễ làm, tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý trong việc theo dõi và kiểm soát các chi phí sản xuất kinh doanh.

- Công tác tổ chức quản lý, bảo quản, sử dụng TSCĐ được thực hiện tương đối tốt. Việc quản lý TSCĐ tại Công ty tương đối bài bản và chặt chẽ. Quy trình thủ tục của các trường hợp mua sắm, thanh lý, nhượng bán trong Công ty là hợp lý, các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/10/2022