Phân Loại Tscđ Theo Công Dụng Và Đặc Trưng Kỹ Thuật


doanh nghiệp nắm giữ dùng vào hoạt động của doanh nghiệp có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài, chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng TSCĐ đó.

Tài sản được ghi nhận là TSCĐ phải thỏa mãn đồng thời tất cả bốn tiêu chuẩn ghi nhận sau:

- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;

- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy;

- Có thời gian sử dụng ước tính trên một năm;

- Có nguyên giá từ 30.000.000 đồng trở lên.

* Tài sản cố định hữu hình:

- Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03 “Tài sản cố định hữu hình”: Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình.

- Theo Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013: Tài sản cố định hữu hình là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thỏa mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

* Tài sản cố định vô hình:

- Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04 “Tài sản cố định vô hình”: Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ sử dụng, trong sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình.

Kế toán tài sản cố định tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Phúc Hưng FNC - Việt Nam - 3

- Theo Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013: Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất thể hiện một lượng giá trị được đầu tư thỏa mãn các tiêu chuẩn của TSCĐ vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh như một số chi phí liên quan trực tiếp tới sử dụng đất, chi phí về quyền phát hành,


bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả.

Như vậy, TSCĐ là những tài sản có giá trị đủ lớn, có thời gian sử dụng lâu dài và được đầu tư, sử dụng để mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Thời gian sử dụng của TSCĐ phụ thuộc vào mức độ hao mòn, trình độ khai thác, quản lý của doanh nghiệp và những công nghệ kỹ thuật chi phối.

1.1.2. Đặc điểm tài sản cố định trong doanh nghiệp.

Tài sản cố định là những tài sản có giá trị lớn thuộc quyền quản lý, sử dụng của doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp cần theo dõi quản lý chặt chẽ TSCĐ cả về hiện vật và chất lượng tránh hiện tượng mất mát hay không sử dụng được làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời doanh nghiệp cần lựa chọn hoạt động đầu tư TSCĐ phù hợp với nhu cầu, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như khả năng tài chính.

Tài sản cố định được đầu tư, sử dụng cho nhiều chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc nhiều năm hoạt động của doanh nghiệp. Không phải TSCĐ đầu tư sản xuất cho một sản phẩm là hư hỏng và giá trị được chuyển toàn bộ vào giá thành sản phẩm. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần phải quan tâm đến việc bảo vệ, sửa chữa TSCĐ và lựa chọn phương pháp khấu hao TSCĐ nhằm đánh giá sát nhất mức độ hao mòn để thu hồi giá trị đã đầu tư của TSCĐ.

Trong quá trình sản xuất, TSCĐ bị hao mòn dần song giá trị hao mòn của nó lại được chuyển vào chi phí sản xuất kinh doanh. Tuy bị hao mòn về giá trị song TSCĐ vẫn giữ nguyên được hình thái vật chất ban đầu cho đến khi hỏng phải loại bỏ.

Tài sản cố định là cơ sở vật chất chủ yếu giúp cho doanh nghiệp tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh. Các thông tin về TSCĐ ảnh hưởng đáng kể tới nội dung thông tin trình bày trên Bảng cân đối Kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đó cũng là căn cứ để đánh giá về tình hình hoạt động tài chính chung của doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp phải luôn chú ý đến các đặc điểm của TSCĐ để quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản.

1.1.3. Phân loại tài sản cố định trong doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp sử dụng nhiều loại TSCĐ với những công dụng, tiêu


chuẩn kỹ thuật khác nhau trong từng lĩnh vực kinh doanh. Do đó để phục vụ cho yêu cầu quản lý, hạch toán thì cần thiết phải tiến hành phân loại. Việc phân loại cũng nhằm mục đích để hạch toán chính xác TSCĐ, phân bổ đúng số khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh để thu hồi đủ vốn TSCĐ đã sử dụng. Có những tiêu thức phân loại TSCĐ như sau:

1.1.3.1. Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện

Theo tiêu thức phân loại này thì TSCĐ được chia thành 2 loại:

- TSCĐ hữu hình: là những loại TSCĐ có hình thái vật chất cụ thể, thỏa mãn đồng thời các tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình. Theo quy định của Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013, giá trị tối thiểu của TSCĐ phải từ 30.000.000 đồng trở lên. Đồng thời TSCĐ hữu hình là những tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hoặc một số chức năng nhất định mà nếu thiếu một tài sản nào đó thì hệ thống không hoạt động được. Tuy nhiên, trong trường hợp một hệ thống gồm nhiều tài sản riêng lẻ liên kết với nhau nhưng mỗi bộ phận có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một tài sản nào đó mà hệ thống vẫn thực hiện được chức năng chính thì mỗi bộ phận riêng lẻ nếu thoải mãn các tiêu chuẩn ghi nhận thì cũng được coi là một TSCĐ hữu hình độc lập.

- TSCĐ vô hình: là các TSCĐ không có hình thái vật chất cụ thể, thỏa mãn đồng thời định nghĩa về TSCĐ vô hình và bốn tiêu chuẩn ghi nhận như đối với TSCĐ hữu hình. Như vậy, TSCĐ vô hình không có hình thái vật chất nhưng phải xác định được giá trị và được sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm thu được lợi ích kinh tế trong tương lai bởi những đặc quyền của doanh nghiệp như quyền sử dụng đất, quyền phát hành, nhãn hiệu hàng hoá...

Phân loại theo hình thái biểu hiện giúp cho người quản lý có cách nhìn tổng thể về cơ cấu đầu tư của doanh nghiệp và đó là căn cứ quan trọng để ra phương hướng xây dựng hay có một quyết định đầu tư phù hợp với tình hình thực tế doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có biện pháp quản lý, tính toán khấu hao một cách


khoa học đối với từng loại tài sản.

1.1.3.2. Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu

Theo tiêu thức phân loại này thì TSCĐ được chia ra thành 2 loại:

- TSCĐ thuộc quyền sở hữu: là những TSCĐ do doanh nghiệp đầu tư bằng vốn góp, vốn bổ sung từ lợi nhuận, vốn liên doanh liên kết, vốn vay nợ. Đối với TSCĐ thuộc loại này thì doanh nghiệp có toàn quyền quyết định trong các trường hợp: thanh lý, nhượng bán, cho, tặng, góp vốn, thế chấp…

- TSCĐ thuê ngoài: là những tài sản được doanh nghiệp sử dụng cho mục đích sản xuất kinh doanh nhưng được doanh nghiệp thuê từ bên ngoài. Tùy theo bản chất của các điều khoản trên hợp đồng kinh tế mà Tài sản thuê được chia làm 2 loại là TSCĐ thuê hoạt động và TSCĐ thuê tài chính:

+ TSCĐ thuê hoạt động là những TSCĐ doanh nghiệp thuê về sử dụng trong 1 thời gian nhất định theo hợp đồng, khi kết thúc hợp đồng TSCĐ phải được trả lại bên cho thuê. Đối với loại TSCĐ này, doanh nghiệp không tiến hành trích khấu hao, chi phí thuê TSCĐ được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

+ TSCĐ thuê tài chính là những TSCĐ thuê mà trong đó bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn lợi ích và rủi ro gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên đi thuê. Đối với loại TSCĐ này, doanh nghiệp phải tiến hành theo dõi, quản lý, sử dụng và trích khấu hao như đối với TSCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp.

Cách phân loại này giúp cho nhà quản lý thấy kết cấu TSCĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và TSCĐ thuộc sở hữu của người khác, qua đó giúp đánh giá chính xác hiệu quả của cách thức đầu tư TSCĐ cũng như đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp, để khai thác, sử dụng hợp lý TSCĐ, nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn.

1.1.3.3. Phân loại TSCĐ theo công dụng và đặc trưng kỹ thuật

* TSCĐ hữu hình được chia thành:

- Nhà cửa, vật kiến trúc: là TSCĐ của DN được hình thành sau quá trình thi công, xây dựng như trụ sở làm việc, nhà kho, hàng rào, tháp nước, sân bãi,...


- Máy móc thiết bị: là toàn bộ các máy móc, thiết bị dùng trong hoạt động KD của DN như máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác, dây chuyền công nghệ,...

- Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: là các loại phương tiện vận tải gồm phương tiện vận tải đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường ống và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống thông tin, hệ thống điện, đường ống nước...

- Thiết bị, dụng cụ quản lý: là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công tác quản lý hoạt động KD của DN như máy vi tính, thiết bị điện, dụng cụ đo lường,...

- Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm: là các vườn cây lâu năm như vườn cà phê, vườn chè, vườn cao su, vườn cây ăn quả, thảm cỏ, thảm cây xanh..., súc vật làm việc và cho sản phẩm như đàn voi, đàn ngựa...

- Các TSCĐ khác: là toàn bộ các tài sản khác chưa liệt kê vào năm loại trên như tác phẩm nghệ thuật, sách chuyên môn kỹ thuật...

* TSCĐ vô hình được phân loại như sau:

- Quyền sử dụng đất: Phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra có liên quan trực tiếp tới đất sử dụng, bao gồm: tiền chi ra để có quyền sử dụng đất, chi phí cho đền bù, giải phóng mặt bằng...

- Quyền phát hành: Phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra để có quyền phát hành.

- Bản quyền, bằng sáng chế: Phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là các chi phí thực tế chi ra để có bản quyền tác giả, bằng sáng chế.

- Nhãn hiệu hàng hoá: Phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là các chi phí thực tế liên quan tới việc mua nhãn hiệu hàng hoá.

- Phần mềm máy vi tính: Phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra để có phần mềm máy vi tính.

- Giấy phép và giấy phép nhượng quyền: Phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là các khoản chi ra để doanh nghiệp có được giấy phép và giấy phép nhượng quyền thực hiện công việc đó như giấy phép khai thác, giấy phép sản xuất loại sản phẩm mới...

- TSCĐ vô hình khác: bao gồm các loại TSCĐ vô hình khác chưa được quy định phản ánh ở trên như bản quyền, quyền sử dụng hợp đồng...


Phân loại TSCĐ theo công dụng và đặc trưng kỹ thuật giúp cho việc quản lý và hạch toán chi tiết cụ thể theo từng loại, nhóm TSCĐ; thông qua đó biết được tỷ trọng từng loại TSCĐ trong doanh nghiệp để có sự đầu tư, trang bị thích hợp và thực hiện yêu cầu đổi mới về TSCĐ cho phù hợp với chiến lược phát triển SXKD.

1.1.3.4. Phân loại TSCĐ theo mục đích sử dụng

Theo tiêu thức này, TSCĐ được phân thành:

- TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh: là những TSCĐ đang thực tế sử dụng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Những tài sản này bắt buộc phải trích khấu hao tính vào chi phí sản xuất kinh doanh .

- TSCĐ dùng trong mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh quốc phòng: là những TSCĐ do Doanh nghiệp quản lý sử dụng cho các mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh quốc phòng trong Doanh nghiệp.

- TSCĐ chờ xử lý: bao gồm các TSCĐ không cần dùng, chưa cần dùng và thừa so với nhu cầu sử dụng hoặc không thích hợp với sự đổi mới quy trình công nghệ, bị hư hỏng chờ thanh lý, TSCĐ tranh chấp chờ giải quyết, những TSCĐ này cần xử lý nhanh chóng để thu hồi vốn sử dụng cho việc đầu tư đổi mới TSCĐ.

- TSCĐ bảo quản, giữ hộ nhà nước: bao gồm những TSCĐ Doanh nghiệp bảo quản hộ, giữ hộ cho đơn vị khác hoặc cất hộ nhà nước theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Cách phân loại này giúp người quản lý thấy được kết cấu TSCĐ theo mục đích sử dụng, từ đó xác định được mức độ đảm bảo đối với nhiệm vụ sản xuất và có phương hướng cải tiến tình hình trang bị kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ. Đây là một hình thức phân loại rất hữu ích và tiện lợi cho việc phân bổ khấu hao vào tài khoản chi phí phù hợp.

1.1.3.5. Phân loại tài sản cố định theo nguồn gốc hình thành

Căn cứ vào nguồn hình thành có thể chia TSCĐ thành 3 loại:

- TSCĐ hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu: là những TSCĐ hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu do chủ Doanh nghiệp và các nhà đầu tư góp vốn hoặc hình thành từ kết quả kinh doanh của Doanh nghiệp.


- TSCĐ hình thành từ các khoản nợ phải trả: là những TSCĐ hình thành từ nguồn vốn mà Doanh nghiệp đi vay ở bên ngoài.

- TSCĐ được biếu tặng, tài trợ: là những TSCĐ mà Doanh nghiệp được biếu tặng hay được tài trợ từ bên ngoài.

Cách phân loại này giúp người quản lý thấy được TSCĐ của doanh nghiệp được hình thành từ nguồn nào, từ đó có biện pháp theo dõi, quản lý và sử dụng TSCĐ sao cho có hiệu quả nhất.

1.1.4. Nhiệm vụ kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp.

TSCĐ là tư liệu lao động không thể thiếu đối với bất kỳ một tổ chức hoạt động nào. Vai trò của TSCĐ chỉ thể hiện được khi nó được đầu tư, khai thác và sử dụng đúng mục đích. Kế toán TSCĐ có vai trò quan trọng trong việc quản lý, theo dõi ghi chép, phản ánh một cách chính xác, toàn diện và cung cấp đầy đủ thông tin về tình hình biến động TSCĐ, từ đó thực hiện kiểm tra, kiểm soát tình hình sử dụng, quản lý thông tin đã thu thập được cho bộ phận quản lý nhằm sử dụng tốt TSCĐ, đảm bảo cho việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả. Kế toán TSCĐ phải thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Quản lý, phản ánh và theo dõi kịp thời về số lượng, hiện trạng và giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng, giảm TSCĐ để không bị thất thoát.

- Tính toán phân bổ chính xác, kịp thời số khấu hao TSCĐ trong quá trình sử dụng vào chi phí SXKD trong kỳ phù hợp với đối tượng sử dụng tài sản

- Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ, phản ánh chính xác chi phí thực tế sửa chữa TSCĐ, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và chi phí sửa chữa TSCĐ.

- Tham gia kiểm kê và kiểm tra TSCĐ trong doanh nghiệp, đánh giá lại TSCĐ khi cần thiết. Tổ chức phân tích tình hình bảo quản và sử dụng TSCĐ ở doanh nghiệp

1.2. Kế toán TSCĐ theo qui định của chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam.

1.2.1. Kế toán TSCĐ theo qui định của chuẩn mực kế toán.


Chuẩn mực kế toán TSCĐ hữu hình (VAS 03) và chuẩn mực kế toán TSCĐ vô hình (VAS 04) bao gồm các nội dung chính: Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ, thời điểm ghi nhận TSCĐ, xác nhận giá trị ban đầu, chi phí phát sinh sau khi ghi nhận giá trị ban đầu, xác định giá trị sau khi ghi nhận giá trị ban đầu, khấu hao, thanh lý và một số quy định khác làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.

1.2.1.1. Chuẩn mực kế toán TSCĐ hữu hình (VAS 03)

Chuẩn mực Kế toán số 03 - VAS 03 ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ - BTC vào ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Chuẩn mực này quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán đối với tài sản cố định (TSCĐ) hữu hình, cụ thể như sau

* Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình:

Việc ghi nhận TSCĐ hữu hình là phải đồng thời thỏa mãn 4 tiêu chuẩn sau: Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó, nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy, thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm và có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành. Tiêu chuẩn giá trị của TSCĐ hữu hình được thay đổi theo quy định tại các Quyết Định của Bộ Tài chính về TSCĐ qua các thời kỳ. Hiện nay theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 tiêu chuẩn giá trị TSCĐ là 30.000.000 đồng trở lên.

- Tiêu chuẩn chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai: lợi ích kinh tế mà TSCĐ mang lại cho doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp có nguồn doanh thu lớn hơn, chất lượng sản phẩm được cải thiện hơn và giảm được chi phí nhân công một cách đáng để…

- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy: nguyên giá TSCĐ là toàn bộ các chi phí bình thường và hợp lý mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có tài sản đó và đưa TSCĐ đó vào vị trí sẵn sàng sử dụng. Mọi TSCĐ mà doanh nghiệp bỏ ra để có được đều cần phải có hóa đơn, chứng từ hợp pháp rõ ràng. Nếu TSCĐ đó được trao, tặng, biếu, điều chuyển thì đều phải có các giấy tờ hợp pháp để xác định giá trị tài sản và thỏa thuận về giá trị tài sản để có căn cứ tính nguyên giá tài sản.

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 12/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí