Kế Toán Doanh Thu Tiêu Thụ Sản Phẩm Trong Doanh Nghiệp Xây Lắp

- Khi tạm ứng chi phí để thực hiện giá trị khối lượng giao khoán xây lắp nội bộ (đơn vị nhận khoán không tổ chức kế toán riêng)

NợTK 141-Tạm ứng (1413)

Có TK 111,112, 152,153...

- Khi nhận bản quyết toán tạm ứng về giá trị khối lượng xây lắp đã hoàn thành bàn giao được duyệt, căn cứ vào số thực chi:

Nợ TK 621, 622, 623, 627

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ CóTK 141 - Tạm ứng (1413)

(6) Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá sản phẩm dở dang

- Tổng hợp chi phí sản xuất căn cứ vào đối tượng kế toán chi phí và phương pháp kế toán chi phí đã xác định tương ứng, cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung cho công trình, hạng mục công trình...

Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Có TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp

Có TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công Có TK 627 - Chi phí sản xuất chung.

+ Nếu có thiệt hại trong sản xuất xây lắp ghi giảm chi phí Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388)

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động Nợ TK 811 - Chi phí khác

Nợ TK 131 - số thiệt hại phải thu của chủ đầu tư

Có TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

+Nếu nhập kho NVL thừa khi kết thúc hợp đồng xây dựng, ghi Nợ TK 152 - NVL (theo giá gốc)

Có TK 154 - Chi phí SXKD dở dang.

+ Nếu có phế liệu thu hồi nhập kho, ghi: Nợ TK 152 - NVL (theo giá có thể thu hồi)

Có TK 154 - Chi phí SXKD dở dang

+ Nếu vật liệu thừa và phế liệu thu hồi không qua nhập kho mà tiêu thụ ngay, kế toán phản ánh các khoản thu bán vật liệu thừa và phế liệu ghi giảm chi phí:

Nợ TK 111, 112,131 (tổng giá thanh toán) Có TK 154 - Chi phí SXKD dở dang Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp

+ Nếu thanh lý máy móc, thiết bị thí công chuyên dùng cho một hợp đồng xây dựng đã trích khấu hao hết vào giá trị hợp đồng xây dựng, khi kết thúc hợp đồng xây dựng, ghi:

Phản ánh số thu về thanh lý máy móc, thiết bị thi công Nợ TK 111, 112, 131

Có TK 154 - Chi phí SXKD dở dang Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp.

Phản ánh chi phí thanh lý máy móc, thiết bị thi công, ghi: Nợ TK 154 - Chi phí SXKD dở dang

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 112...

Ghi giảm TSCĐ là máy móc, thiết bị thi công chuyên dùng cho hợp đồng xây dựng đã thanh lý, ghi:

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ

Có TK 211 - TSCĐ hữu hình.

- Tính giá sản phẩm dở dang: Sản phẩm dở dang trong sản xuất xây lắp được xác định bằng phương pháp kiểm kê hàng tháng. Việc tính giá sản phẩm dở dang trong sản xuất xây lắp phụ thuộc vào phương thức thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành giữa bên nhận thầu và chủ đầu tư:

+ Nếu quy định thanh toán sản phẩm xây, lắp sau khi hoàn thành toàn bộ thì giá trị sản phẩm dở dang là tổng chi phí phát sinh từ lúc khởi công đến cuối tháng đó.

+ Nếu quy định thanh toán sản phẩm xây lắp theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý (xác định được giá dự toán) thì sản phẩm dở dang là các khối lượng xây lắp chưa tới đạt điểm dừng kỹ thuật hợp lý đã quy định và được tính theo chi phí thực tế trên cơ sở phân bổ chi phí của hạng mục công trình đó cho các giai đoạn, tổ hợp công việc đã hoàn thành và giai đoạn còn dở dang theo giá trị dự toán của chúng. Cách tính như sau:


Giá trị của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ

Chi phí SXKD dở

+

dang đầu kỳ


=

Giá trị của khối lượng xây lắp hoàn + thành theo dự toán

Chi phí SXKD phát sinh trong kỳ


Giá trị của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ theo dự toán


Giá trị của khối lượng xây

x lắp dở dang cuối kỳ theo

dự toán

(7) Tính giá thành công tác xây, lắp: Để tính giá thành công tác xây lắp hoàn thành có thể áp dụng nhiều phương pháp tính giá thành khác nhau phụ thuộc vào đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm. Trong sản xuất xây lắp, sản phẩm cuối cùng là các công trình, hạng mục công trình xây dựng xong và

đưa vào sử dụng, do đó kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành trong doanh nghiệp xây lắp tính được giá thành sản phẩm đó. Giá thành các hạng mục công trình xây lắp đã hoàn thành được xác định trên cở sở tổng cộng chi phí phát sinh từ lúc khởi công đến khi hoàn thành, những chi phí này được ghi trên các sổ (thẻ) kế toán chi tiết chi phí sản xuất.

Tuy nhiên, do đặc điểm của sản xuất xây lắp và phương thức thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành, trong kỳ báo cáo có thể có một bộ phận công trình hoặc khối lượng (xác định được giá trị dự toán)... hoàn thành được thanh toán với chủ đầu tư. Vì vậy, trong từng thời kỳ báo cáo ngoài việc tính giá thành các hạng mục công trình đã hoàn thành phải tính giá thành khối lượng công tác xây lắp hoàn thành và bàn giao trong kỳ. Giá thành công tác xây lắp trong kỳ báo cáo được tính theo công thức:

Giá thành thực tế

khối lượng xây lắp hoàn thành

Chi phí SXKD

= +

dở dang đầu kỳ

Chi phí SXKD phát sinh trong kỳ

Chi phí SXKD

-

dở dang cuối kỳ


Để phục vụ cho mục đích so sánh phân tích chi phí sản xuất và giá thành với dự toán giá thành xây, lắp có thể chi tiết theo khoản mục: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung.


Bảng 5.2. Thẻ tính giá thành sản phẩm xây lắp

Tên công trình, hạng mục … Tháng.... năm....

Chỉ tiêu

Tổng số

Theo khoản mục chi phí

NVLTT

NCTT

MTC

SXC

1.Chi phí SXKD DD đầu kỳ

2.Chi phí SXKD phát sinh trong kỳ 3.Chi phí SXKD DD cuối kỳ

4.Giá thành SP hoàn thành






Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 254 trang tài liệu này.

Kế toán tài chính 2 - 25

Nếu trong kỳ doanh nghiệp có nhiêu công trình hoàn thành thì kế toán lập bảng tổng hợp giá thành công trình để làm căn cứ ghi sổ:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán

Có TK 154 - Chi phí SXKD dở dang.

(8) Kế toán chi phí sửa chữa và bảo hành công trình

Theo quy định nhà thầu thi công xây dựng công trình có trách nhiệm bảo hành công trình; nhà thầu cung ứng thiết bị công trình có trách nhiệm bảo hành thiết bị công trình. Nội dung bảo hành công trình bao gồm khắc phục, sửa chữa, thay thế thiết bị hư

hỏng, khiếm khuyết hoặc khi công trình vận hành, sử dụng không bình thường do lỗi của nhà thầu gây ra.

Thời gian và mức dự phòng bảo hành công trình được xác định theo loại và cấp công trình như sau:

+ Công trình đặc biệt và cấp I: Thời gian bảo hành từ 24 tháng trở lên, mức dự phòng bảo hành 3% tổng giá trị công trình.

+ Công trình còn lại: Thời gian bảo hành từ 12 tháng trở lên, mức dự phòng bảo hành 5% tổng giá trị công trình.

- Khi trích trước chi phí sửa chữa và bào hành công trình, ghi: Nợ TK 627 - Chi phí sx chung

Có TK 352 - Dự phòng phải trả.

- Khi phát sinh chi phí sửa chữa và bảo hành công trình, ghi: Nợ TK 621- Chi phí NVL trực tiếp

Nợ TK 622 - Chi phí NC trực tiếp

Nợ TK 623 - Chi phí sừ dụng máy thi công Nợ TK 627 - Chi phí sx chung

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) CóTK 111, 112, 152, 153, 214, 331, 334, 338...

- Cuối kỳ tổng hợp chi phí thực tế phát sinh liên quan đến sửa chữa và bảo hành công trình xây lắp và tính giá thành bảo hành, ghi:

Nợ TK 154 - Chi phí SXKD dở dang (1544 - CP bảo hành xây lắp) Có TK 621 - Chi phí NVL trực tiếp

Có TK 622 - Chi phí NC trực tiếp

CóTK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công Có TK 627 - Chi phí SX chung.

- Khi công việc sửa chữa và bảo hành công trình hoàn thành bàn giao cho khách hàng, ghi:

Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả

Có TK 154 - Chi phí SXKD dở dang (1544).

- Hết thời hạn bảo hành công trình xây lắp, nếu công trình không phải bảo hành hoặc số trích trước lớn hơn chi phí thực tế phát sinh phải hoànnhập số trích trước về bảo hành còn lại, ghi:

Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả

Có TK 711 - Thu nhập khác.

- Nếu số trích trước dự phòng bảo hành không đủ thì số thiếu được hạch toán vào chi phí khác, ghi:

Nợ TK 811 - Chi phí khác

Có TK 352 - Dự phòng phải trả.

5.1.1.3. Kế toán doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp

a. Đặc điểm

- Phần công việc đã hoàn thành của hợp đồng xây dựng làm cơ sở xác định doanh thu có thể xác định bằng nhiều cách khác nhau, doanh nghiệp cần sử dụng phương pháp tính toán thích hợp để xác định phần công việc đã hoàn thành. Tuỳ thuộc vào bản chất của hợp đồng, các phương pháp đó có thể là:

+ Tỷ lệ phần trăm (%) giữa chi phí thực tế đã phát sinh của phần công việc hoàn thành tại một thời điểm so với tổng chi phí dự toán của hợp đồng;

+ Đánh giá phần công việc hoàn thành;

+ Tỷ lệ phần trăm (%) giữa khối lượng xây lắp đã hoàn thành so với tổng khối lượng xây lắp phải hoàn thành của hợp đồng.

- Việc ghi nhận doanh thu và chi phí của hợp đồng xây dựng được xác định theo

một trong hai trường hợp sau:

+ Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế hoạch, khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được ước tính một cách đáng tin cậy, thì doanh thu và chi phí của hợp đồng xây dựng được ghi nhận tương ứng với phần công việc đã hoàn thành do nhà thầu tự xác định vào ngày lập báo cáo tài chính mà không phụ thuộc vào hóa đơnthanh toán theo tiến độ kế hoạch đã lập hay chưa và số tiền ghi trên hóa đơn là bao nhiêu.

Nhà thầu phải lựa chọn phương pháp xác định phần công việc đã hoàn thành và giao cho các bộ phận liên quan xác đinh giá trị phần công việc hoàn thành và lập chứng từ phản ánh doanh thu hợp đồng xây dựng trong kỳ:

Nếu áp dụng phương pháp “Tỷ lệ phần trăm (%) giữa chi phí thực tế đã phát sinh của phần công việc hoàn thành tại một thời điểm so với tổng chi phí dự toán của hợp đồng” thì giao cho bộ phận kế toán phối hợp với các bộ phận khác thực hiện.

Nếu áp dụng phương pháp “Đánh giá phần công việc hoàn thành”; hoặc phương pháp “Tỷ lệ phần trăm (%) giữa khối lượng xây lắp đã hoàn thành so với tổng khối lượng xây lắp phải hoàn thành của hợp đồng” thì giao cho bộ phận kỹ thuật thi công phối hợp với các bộ phận khác thực hiện.

Khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được ước tính một cách đáng tin cậy, kế toán căn cứ vào chứng từ xác định doanh thu trên cơ sở phần công việc đã hoàn thành trong kỳ (không phải hóa đơn) làm căn cứ ghi nhận doanh thu trong kỳ kế toán.

Đồng thời nhà thầu phải căn cứ vào hợp đồng xây dựng để lập hóa đơn thanh toán theo tiến độ kế hoạch gửi cho khách hàng đòi tiền. Kế toán căn cứ vào hóa đơn để ghi sổ kế toán số tiền khách hàng phải thanh toán theo tiến độ kế hoạch.

+ Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện, được khách hàng xác nhận thì nhà thầu phải căn cứ vào phương pháp tính toán thích hợp để xác định giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành trong kỳ. Khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được xác định một cách đáng tin cậy và được khách hàng xác nhận, thì doanh thu và chi phí liên quan đến hợp đồng được ghi nhận tương ứng với phần công việc đã hoàn thành được khách hàng xác nhận, kế toán phải lập hóa đơngửi cho khách hàng đòi tiền và phản ánh doanh thu và nợ phải thu trong kỳ tương ứng với phần công việc đã hoàn thành được khách hàng xác nhận.

- Bàn giao công trình: Khi công trình xây, lắp hoàn thành bàn giao phải theo đúng các thủ tục nghiệm thu và các điều kiện, giá cả đã quy định ghi trong hợp đồng xây dựng. Việc bàn giao công trình chính là việc tiêu thụ sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp.

Việc bàn giao thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành giữa đơn vị nhận thầu và chủ đầu tư được thực hiện qua chứng từ: Hoá đơn GTGT (hoặc hoá đơn bán hàng nếu doanh nghiệp áp dụng thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp), hoá đơn này được lập cho từng công trình có khối lượng xây lắp hoàn thành có đủ điều kiện thanh toán và là cơ sở cho đơn vị nhận thầu và chủ đầu tư thanh toán.

b. Tài khoản sử dụng

- TK 337: Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng, tài khoản này dùng để phản ánh số tiền khách hàng phải trả theo tiến độ kế hoạch và số tiền phải thu theo doanh thu tương ứng với phần công việc hoàn thành do nhà thầu tự xác nhận của hợp đồng xây dựng dở dang.

Bên Nợ: Phản ánh số tiền phải thu theo doanh thu đã ghi nhận tương ứng với phần công việc đã hoàn thành của hợp đồng xây dựng dở dang.

Bên Có: Phản ánh số tiền khách hành phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng dở dang.

Số dư bên Nợ: Phản ánh số tiền chênh lệch giữa doanh thu đã ghi nhận của hợp đồng lớn hơn số tiền khách hàng phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng dở dang.

Số dư bên Có: Phản ánh số tiền chênh lệch giữa doanh thu đã ghi nhận của hợp đồng nhỏ hơn số tiền khách hàng phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng dở dang.

+ Căn cứ để ghi vào bên Nợ TK 337 là chứng từ xác định doanh thu tương ứng với phần công việc hoàn thành trong kỳ (không phải hóa đơn) donhà thầu tự lập, không phải chờ khách hàng xác nhận.

+ Căn cứ để ghi vào bên Có TK 337 là hóa đơn được lập trên Cơ sở tiến độ thanh toán theo kế hoạch đã được quy định trong hợp đồng, số tiền ghi trên hoá đơn là căn

cứ để ghi nhận số tiền nhà thầu phải thu của khách hàng, không là căn cứ để ghi nhận doanh thu trong kỳ kế toán.

TK 337 chỉ áp dụng đối với hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế hoạch.

- TK 511 - Doanh thu bán hàng (5112 - Doanh thu bán các thành phẩm, sản phẩm xây lắp hoàn thành)

- TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT)

c. Phương pháp kế toán

(1) Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế hoạch, khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được ước tính một cách đáng tin cậy, thì kế toán căn cứ vào chứng từ phản ánh doanh thu tương ứng với phần công việc đã hoàn thành (không phải hóa đơn) do nhà thầu tự xác định, ghi:

Nợ TK 337 - Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

- Căn cứ vào hóa đơn được lập theo tiến độ kế hoạch để phản ánh số tiền khách hàng phải trả theo tiến độ kế hoạch đã ghi trong hợp đồng, ghi:

Nợ TK 131- Phải thu của khách hàng

Có TK 337 - Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp.

- Khi nhận được tiền do khách hàng trả, hoặc khách hàng ứng trước, ghi: Nợ TK 111, 112...

Có TK 131- Phải thu của khách hàng.

(2) Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện:

- Khi nhận tạm ứng hợp đồng xây dựng, ghi: NợTK 111, 112

Có TK 131 - Phải thu khách hàng.

- Khi kết quả thực hiện hợp đồng được xác định một cách đáng tin cậy và được khách hàng xác nhận thì kế toán phải lập hóa đơn trên cơ sở phần công việc đã hoàn thành được khách hàng xác nhận, căn cứ vào hóa đơn, ghi:

NợTK 111, 112

Nợ TK 131 - Phải thu khách hàng

Nợ TK 244 - Chi phí bảo hành công trình bên chủ đầu tư giữ lại Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp.

(3) Khoản tiền thưởng thu được từ khách hàng trả phụ thêm cho nhà thầu khi thực hiện hợp đồng đạt hoặc vượt một số chỉ tiêu cụ thể đã được ghi trong hợp đồng (đối với công trình xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước mức thưởng không quá 12%

giá trị hợp đồng làm lợi), hoặc khoản bồi thường thu được từ khách hàng hay bên khác để bù đắp cho các chi phí không bao gồm trong giá trị hợp đồng, ghi:

Nợ TK 111, 112, 131

Có TK 711 - Thu nhập khác.

(4) Doanh nghiệp xây, lắp đã lập hóa đơn GTGT thanh toán cho công trình nhưng khi duyệt quyết toán giá trị công trình có điều chỉnh giảm khối lượng phải thanh toán thì phải lập chứng từ, hóa đơn GTGT điều chỉnh giảm giá trị công trình (giống như giảm giá hàng bán):

Nợ TK 5212 - Giảm giá hàng bán Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp

Có TK 131, 111, 112...

(5) Căn cứ vào giá thành thực tế công trình xây lắp hoàn thành bàn giao:

- Nếu công trình do doanh nghiệp xây lắp thực hiện: Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán

Có TK 154 - Chi phí SXKD dở dang.

- Nếu công trình do nhà thầu phụ thực hiện:

+ Nhà thầu phụ bàn giao công trình hoàn thành nhưng chưa tiêu thụ: Nợ TK 154 - Chi phí SXKD dở dang

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ CóTK 111, 112,331.

+ Khi khối lượng xây lắp hoàn thành do nhà thầu phụ được xác định là tiêu thụ:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán

Có TK 154 - Chi phí SXKD dở dang.

+ Đối với giá trị xây lắp nhà thầu phụ bàn giao cho nhà thầu chính được xác định là tiêu thụ ngay trong kỳ kế toán:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 112, 331.

5.1.1.4. Kế toán xác định kết quả trong doanh nghiệp xây lắp

Cách xác định kết quả trong doanh nghiệp xây lắp được xác định tương tự như doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại.

5.1.2. Kế toán doanh nghiệp chủ đầu tư

5.1.2.1. Đặc điểm kế toán doanh nghiệp chủ đầu tư

a. Những yêu cầu cơ bản trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình

- Chi phí đầu tư xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng công trình xây dựng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/06/2022