MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU v
CHƯƠNG 1. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 6
TRONG DOANH NGHIỆP 6
1.1. Khái niệm, bản chất và vai trò của kế toán quản trị trong doanh nghiệp 6
1.1.1. Khái niệm kế toán quản trị 6
1.1.2. Bản chất của kế toán quản trị 7
1.1.3. Vai trò của kế toán quản trị 8
1.2. Đối tượng nghiên cứu của kế toán quản trị 11
1.3. So sánh kế toán quản trị và kế toán tài chính 12
Có thể bạn quan tâm!
- Kế toán quản trị - 2
- Sự Cần Thiết, Yêu Cầu Và Nhiệm Vụ Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Trong Doanh Nghiệp
- Ý Nghĩa Của Việc Phân Loại Chi Phí Theo Chức Năng Hoạt Động
Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.
1.3.1. Giống nhau 12
1.3.2. Khác nhau 13
1.4. Các phương pháp nghiên cứu kế toán quản trị 15
1.4.1. Phương pháp chứng từ kế toán 15
1.4.2. Phương pháp tài khoản kế toán 15
1.4.3. Phương pháp tính giá 15
1.4.4. Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán 15
1.4.5. Phương pháp phân loại chi phí 16
1.4.6. Phương pháp thiết kế thông tin dưới dạng có thể so sánh được 16
1.5. Sự cần thiết, yêu cầu và nhiệm vụ tổ chức kế toán quản trị trong doanh nghiệp 17
1.5.1. Sự cần thiết tổ chức kế toán quản trị trong các doanh nghiệp của nền kinh tế thị trường 17
1.5.2. Yêu cầu và nhiệm vụ tổ chức kế toán quản trị trong các doanh nghiệp 17
1.6. Tổ chức kế toán quản trị trong doanh nghiệp 18
1.6.1. Tổ chức kế toán quản trị trong doanh nghiệp theo chức năng thông tin kế toán
................................................................................................................................18
1.6.2. Tổ chức kế toán quản trị trong doanh nghiệp theo chu trình thông tin kế toán19
1.6.3. Mô hình tổ chức kế toán quản trị trong doanh nghiệp 20
1.7. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán quản trị trong doanh nghiệp 20
BÀI TẬP 23
CHƯƠNG 2. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN LOẠI CHI PHÍ 27
2.1. Khái niệm và phân loại chi phí 27
2.1.1. Khái niệm về chi phí 27
2.1.2. Phân loại chi phí 28
2.2. Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động 28
2.2.1. Ý nghĩa của việc phân loại chi phí theo chức năng hoạt động 28
2.2.2. Nội dung phân loại 28
2.3. Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí 32
2.3.1. Ý nghĩa của việc phân chia chi phí theo cách ứng xử của chi phí 32
2.3.2. Nội dung phân loại 32
2.3.3. Báo cáo thu nhập theo cách ứng xử của chi phí 41
2.4. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với chi phí và lợi nhuận xác định trong từng thời kỳ 42
2.4.1. Chi phí thời kỳ 42
2.4.2. Chi phí sản phẩm 42
2.5. Các cách phân loại chi phí được sử dụng trong kiểm tra và ra quyết định 45
2.5.1. Căn cứ vào mối quan hệ của chi phí với mức độ kiểm soát của các nhà quản trị
................................................................................................................................45
2.5.2. Căn cứ vào mối quan hệ của chi phí với đối tượng chịu chi phí 45
2.5.3. Căn cứ vào mối quan hệ của chi phí với các quyết định kinh doanh 45
2.6. Phân loại chi phí trong các báo cáo kết quả kinh doanh 47
2.6.1. Báo cáo kết quả kinh doanh theo chức năng của chi phí 47
2.6.2. Báo cáo kết quả kinh doanh theo mô hình lợi nhuận góp 49
BÀI TẬP 53
CHƯƠNG 3. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHI PHÍ 60
3.1. Ý nghĩa của các phương pháp xác định chi phí 60
3.2. Phương pháp xác định chi phí theo công việc 61
3.2.1. Đối tượng vận dụng phương pháp xác định chi phí theo công việc 61
3.2.2. Nội dung và quá trình tập hợp chi phí theo công việc 61
3.2.3. Quá trình phản ánh chi phí vào sổ kế toán 63
3.3. Phương pháp tập hợp chi phí theo quá trình sản xuất 66
3.3.1. Đối tượng sử dụng phương pháp tập hợp chi phí theo quá trình sản xuất ..66
3.3.2. Quá trình phản ánh chi phí vào các tài khoản 68
3.4. Phương pháp xác định chi phí hiện đại 70
3.4.1. Kế toán chi phí theo mô hình chi phí mục tiêu (Target – Costing) 70
3.4.2. Kế toán chi phí, giá thành theo phương pháp chi phí dự trên hoạt động (Activity – Based Costing –ABC) 71
3.5. Báo cáo sản xuất 74
3.5.1. Khái niệm và ý nghĩa của báo cáo sản xuất 74
3.5.2. Nội dung của báo cáo sản xuất 74
BÀI TẬP 82
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ, 85
KHỐI LƯỢNG VÀ THU NHẬP 85
4.1. Ý nghĩa của việc phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và thu nhập..85 4.2. Các khái niệm cơ bản 86
4.2.1. Số dư đảm phí 86
4.2.2. Tỷ lệ số dư đảm phí 88
4.2.3. Cơ cấu sản phẩm tiêu thụ 90
4.2.4. Phân tích điểm hòa vốn 92
4.2.5. Doanh thu an toàn và tỷ lệ doanh thu an toàn 98
4.2.6. Cơ cấu chi phí 99
4.2.7. Độ lớn đòn bẩy kinh doanh 101
4.3. Ứng dụng của việc phân tích khối lượng, chi phí, thu nhập để đưa ra các quyết dịnh đối với các hoạt động kinh doanh 102
4.3.1. Thay đổi chi phí bất biến 102
4.3.2. Thay đổi chi phí biến đổi và doanh thu 103
4.3.3. Thay đổi giá bán, chi phí cố định và doanh thu 105
4.3.4. Thay đổi chi phí cố định, chi phí biến đổi và doanh thu 106
4.3.5. Thay đổi cơ cấu sản phẩm tiêu thụ và doanh thu 107
BÀI TẬP 109
CHƯƠNG 5. BÁO CÁO BỘ PHẬN - PHÂN TÍCH BÁO CÁO BỘ PHẬN 124
5.1. Khái niệm và đặc điểm của báo cáo bộ phận 124
5.1.1. Khái niệm 124
5.1.2. Đặc điểm 124
5.2. Phân bổ chi phí gián tiếp cho các bộ phận 125
5.2.1. Sự cần thiết phải phân bổ chi phí gián tiếp cho các bộ phận 125
5.2.2. Nguyên tắc phân bổ chi phí gián tiếp 126
5.2.3. Hình thức phân bổ chi phí gián tiếp 126
5.3. Phương pháp xác định chi phí để phục vụ phân tích báo cáo bộ phận 129
5.3.1. Phương pháp xác định chi phí trực tiếp 129
5.3.2. Phương pháp xác định chi phí toàn bộ 129
5.4. Phân tích báo cáo bộ phận 131
5.4.1. Số lượng sản phẩm sản xuất không thay đổi, số lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi
..............................................................................................................................131
5.4.2. Số lượng sản phẩm tiêu thụ không thay đổi, số lượng sản phẩm sản xuất thay đổi
..............................................................................................................................133
BÀI TẬP 136
CHƯƠNG 6. DỰ TOÁN NGÂN SÁCH 141
6.1. Các vấn đề chung về dự toán 141
6.1.1. Khái niệm và ý nghĩa về dự toán 141
6.1.2. Tính giá thành phẩm 142
6.1.3. Cơ sở khoa học xây dựng dự toán 143
6.1.4. Trình tự xây dựng dự toán 143
6.2. Định mức chi phí 144
6.2.1. Khái niệm và ý nghĩa định mức chi phí 144
6.2.2. Nguyên tắc và phương pháp xây dựng định mức 145
6.2.3. Các định mức chi phí trong doanh nghiệp 146
6.3. Hệ thống dự toán ngân sách của doanh nghiệp 149
6.3.1. Dự toán tiêu thụ sản phẩm 149
6.3.2. Dự toán sản lượng sản xuất kinh doanh 150
6.3.3. Dự toán chi phí 151
6.3.4. Dự toán dòng tiền (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng) 155
6.3.5. Dự toán báo cáo tài chính 156
BÀI TẬP 165
CHƯƠNG 7. THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHO VIỆC 172
RA QUYẾT ĐỊNH NGẮN HẠN 172
7.1. Khái niệm, ý nghĩa, đặc điểm và tiêu chuẩn thích hợp để chọn quyết định ngắn hạn 172
7.1.1. Khái niệm quyết định ngắn hạn 172
7.1.2. Ý nghĩa của các quyết định ngắn hạn 173
7.1.3. Đặc điểm của quyết định ngắn hạn 174
7.1.4. Tiêu chuẩn thích hợp để chọn quyết định ngắn hạn 175
7.2. Các bước ra quyết định ngắn hạn 177
7.3. Phân tích thông tin thích hợp và không thích hợp cho việc ra quyết định ngắn hạn 178
7.3.1. Phân tích thông tin thích hợp cho việc ra quyết định ngắn hạn 178
7.3.2. Phân tích thông tin không thích hợp 180
7.4. Nội dung các quyết định ngắn hạn trong doanh nghiệp 182
7.4.1. Quyết định có nên chấp nhận hay từ chối đơn đặt hàng đặc biệt 182
7.4.2. Quyết định loại bỏ hay tiếp tục kinh doanh một bộ phận trong doanh nghiệp
..............................................................................................................................184
7.4.3. Quyết định tự sản xuất hay mua các chi tiết sản phẩm 188
7.4.4. Quyết định nên tiếp tục chế biến hay bán ngay bán thành phẩm 191
BÀI TẬP 192
TÀI LIỆU THAM KHẢO vii
LỜI NÓI ĐẦU
Trong hệ thống thông tin kế toán nói chung, kế toán quản trị là một bộ phận cấu thành không thể thiếu trong các doanh nghiệp kinh doanh, đơn vị sự nghiệp có thu. Kế toán quản trị với chức năng là công cụ hữu hiệu cung cấp thông tin cho các cấp quản lý để đưa ra các quyết định điều hành mọi hoạt động nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Kế toán quản trị là một môn khoa học cốt lòi, bắt buộc thuộc khối kiến thức chuyên ngành nằm trong cơ cấu kiến thức và khung chương trình đào tạo chuyên ngành kế toán của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định. Để phục vụ kịp thời nhu cầu học tập, nghiên cứu của đông đảo các đối tượng sinh viên Khoa Kinh tế - Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định tổ chức biên soạn tập bài giảng “Kế toán quản trị”. Tập bài giảng gồm 7 chương trình bày khá đầy đủ và chi tiết các phần hành kế toán trong doanh nghiệp và là tài liệu học tập cần thiết cho sinh viên. Tập bài giảng này biên soạn dựa trên cơ sở tham khảo các tài liệu kế toán quản trị của các trường Đại học khối kinh tế đầu ngành ở Việt Nam đồng thời kết hợp với thông tư hướng dẫn kế toán quản trị của Bộ Tài chính. Tham gia biên soạn tập bài giảng này
gồm có:
- ThS. Lê Thị Hồng Tâm – Chủ biên
- ThS. Phạm Thị Lê Hoa – Thành viên
- ThS. Nguyễn Thị Thu Trang – Thành viên
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng trong quá trình biên soạn tập bài giảng không tránh khỏi thiếu sót. Các tác giả mong nhận được ý kiến đóng góp có giá trị khoa học trên tinh thần xây dựng để tập bài giảng được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
TM. NHÓM TÁC GIẢ
ThS. Lê Thị Hồng Tâm
CHƯƠNG 1.
CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG DOANH NGHIỆP
Tóm tắt nội dung chương
Tất cả các đơn vị trong nền kinh tế kế toán đều có mục tiêu hoạt động, và các nhà quản lý đều cần thông tin kế toán để ra kế hoạch, điều hành và kiểm soát hoạt động nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức.
Kế toán quản trị là một bộ phận quan trọng trong hệ thống thông tin của một tổ chức. Mục tiêu chủ yếu của kế toán quản trị là cung cấp thông tin cho nhà quản trị để lập kế hoạch và ra quyết định, trợ giúp cho nhà quản trị trong việc điều hành và kiểm soát hoạt động của tổ chức, và đo lường hiệu quả hoạt động của các nhà quản trị và các bộ phận trực thuộc trong tổ chức.
Kế toán quản trị khác với kế toán tài chính ở nhiều điểm. Đối tượng sử dụng thông tin kế toán quản trị là các nhà quản trị bên trong doanh nghiệp. Kế toán quản trị không có tính pháp lệnh và không tuân thủ các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán. Trong khi đó, kế toán tài chính đặt trọng tâm vào việc cung cấp thông tin cho những người bên ngoài tổ chức như các nhà đầu tư, các chủ nợ, các chuyên gia tài chính, khách hàng. Thông tin kế toán tài chính cung cấp bị chi phối bởi các nguyên tắc kế toán, các chuẩn mực kế toán, các quy định của luật pháp và các cơ quan quản lý nhà nước và hoàn toàn dựa vào số liệu từ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá khứ.
Tổ chức kế toán quản trị cũng xuất phát từ đặc điểm kinh doanh của các doanh nghiệp và yêu cầu thông tin của nhà quản trị cung cấp.
Ngày nay kế toán quản trị được xem là một chuyên môn độc lập về lý thuyết và thực tiễn đã được xã hội thừa nhận. Các chuyên gia kế toán quản trị phải sở hữu một chứng chỉ hành nghề và tuân thủ các nguyên tắc đạo đức của nghề nghiệp.
1.1. Khái niệm, bản chất và vai trò của kế toán quản trị trong doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm kế toán quản trị
Khi nền kinh tế đã phát triển, mục tiêu số một của mọi doanh nghiệp là lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu này, trước hết mọi doanh nghiệp phải có đầy đủ ba yếu tố của quá trình kinh doanh. Đó là: Lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Nhưng, khi có đầy đủ ba yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh thì quá trình sản xuất cũng chưa thể tiến hành được mà phải có hoạt động quản lý.
Hoạt động quản lý là chủ thể tác động vào khách thể để biến từng bộ phận chấp hành trong doanh nghiệp tiếp cận được những mục tiêu đã định. Để tác động vào khách thể, trước hết chủ thể của doanh nghiệp phải dựa vào một hệ thống thông tin
kinh tế. Hệ thống thông tin kinh tế của doanh nghiệp được chia thành ba loại: Thông tin chỉ đạo, thông tin thực hiện và thông tin liên hệ.
Thông tin thực hiện là một dạng thông tin mô tả trạng thái thực tế của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã và đang diễn ra. Nguồn để tạo ra thông tin thực hiện là ba loại hạch toán: Hạch toán thống kê, hạch toán kế toán và hạch toán nghiệp vụ kỹ thuật.
Do nhu cầu ngày càng cao về số lượng cũng như chất lượng thông tin nhằm đáp ứng cho mọi nhu cầu quản lý nền kinh tế ngày càng phát triển, hạch toán kế toán được phân thành hai loại: Kế toán tài chính và kế toán quản trị.
Vậy, kế toán quản trị là một công cụ chuyên ngành kế toán nhằm thực hiện quá trình nhận diện, đo lường, tổng hợp và truyền đạt các thông tin hữu ích, giúp cho quản trị doanh nghiệp thực hiện tốt các chức năng lập kế hoạch, kiểm tra, đánh giá và ra quyết định trong quản lý.
Từ khái niệm trên cho thấy, kế toán quản trị là một bộ phận cấu thành không thể tách rời hệ thống kế toán doanh nghiệp. Cần nhấn mạnh rằng: Đối tượng sử dụng thông tin của kế toán quản trị là các cấp quản trị khác nhau trong nội bộ doanh nghiệp. Bởi vậy, nhu cầu thông tin của các cấp quản trị khác nhau trong nội bộ doanh nghiệp sẽ quyết định phạm vi thông tin của kế toán quản trị. Vì thế, việc thu thập, xử lý, thiết kế thông tin của kế toán quản trị phải xuất phát từ yêu cầu của từng đối tượng quản trị khác nhau trong nội bộ doanh nghiệp.
1.1.2. Bản chất của kế toán quản trị
Trước khi nghiên cứu bản chất kế toán quản trị, chúng ta sẽ xem xét bản chất thông tin kế toán nói chung
Thông tin kế toán là một bộ phận cấu thành cơ bản trong hệ thống các công cụ quản lý kế toán vi mô, nó có vai trò tích cực trong việc điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế của đơn vị, có ý nghĩa cho mọi đối tượng tùy theo các lợi ích khác nhau.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vai trò của kế toán càng giữ một vị thế quan trọng ở bất cứ loại hình đơn vị nào. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh, kế toán là một nguồn thông tin quan trọng để đưa ra các quyết định kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp, kế toán là công cụ theo dòi tình hình sử dụng và cấp phát nguồn kinh phí của ngân sách nhằm góp phần tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí.
Như vậy, kế toán là công cụ quan trọng để quản lý nền kinh tế nói chung và các đơn vị trong nền kinh tế nói riêng. Xét ở các đơn vị trong nền kinh tế, thông tin kế toán chia thành 2 bộ phận cơ bản: Thông tin kế toán cung cấp cho các đối tượng bên ngoài sử dụng để đưa ra quyết định hữu ích cho từng đối tượng. Ví dụ các nhà đầu tư, các cơ quan thuế… ta gọi đó là kế toán tài chính. Thông tin kế toán chỉ cung cấp cho các cấp
quản trị trong nội bộ doanh nghiệp sử dụng để đưa ra quyết định điều hành các hoạt động kinh doanh còn gọi là kế toán quản trị.
Trong các doanh nghiệp kinh doanh, mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận thu được khi đã đầu tư vào hoạt động. Nhưng để đạt lợi nhuận cao nhất các nhà quản trị doanh nghiệp cần phải có các quyết định kinh doanh một cách sáng suốt và khoa học. Muốn quyết định kinh doanh có tính khả thi cao phải dựa vào hệ thống thông tin kế toán quản trị cung cấp.
Như vậy, kế toán quản trị có nhiệm vụ theo dòi tình hình biến động của các tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, kết quả của doanh nghiệp bằng các thước đo khác nhau, gắn với các quan hệ tài chính để cung cấp cho các cấp quản trị theo yêu cầu cụ thể.
Từ những sự phân tích trên, ta có thể khái quát bản chất của kế toán quản trị như sau:
- Kế toán quản trị là một bộ phận cấu thành của kế toán nói chung trong các tổ chức kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh.
- Thông tin kế toán quản trị chủ yếu cung cấp cho các nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra các quyết định điều hành các hoạt động kinh doanh. Các cấp quản trị từ tổ trưởng sản xuất, quản đốc phân xưởng, trưởng các phòng ban đến ban giám đốc và hội đồng quản trị doanh nghiệp.
- Thông tin kế toán quản trị thường cụ thể và mang tính chất định lượng nhiều vì gắn với các hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp.
- Thông tin kế toán quản trị được cụ thể hóa thành các chức năng cơ bản cảu các nhà quản trị doanh nghiệp như: Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, phân tích, đánh giá và ra quyết định.
Chức năng cơ bản của nhà quản trị đó là chức năng ra quyết định điều phối các hoạt động kinh doanh để tối đa hóa lợi nhuận.
1.1.3. Vai trò của kế toán quản trị
Do nhiệm vụ của quản trị doanh nghiệp là ra các quyết định nhằm đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển liên tục bền vững của doanh nghiệp, đồng thời quản trị doanh nghiệp thường xuyên kiểm soát được việc ra quyết định đó thì quản trị doanh nghiệp cần phải được cung cấp đầy đủ những thông tin của kế toán quản trị. Bởi vậy, trong hệ thống quản lý doanh nghiệp, kế toán quản trị có những vai trò chủ yếu sau đây:
- Cung cấp những thông tin cần thiết giúp quản trị doanh nghiệp làm căn cứ để xây dựng kế hoạch, tổ chức điều hành, kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch.
Như vậy, kế toán quản trị có vai trò hết sức lớn trong việc cung cấp những thông tin nền tảng, giúp quản trị doanh nghiệp có những căn cứ khoa học vững chắc cho việc xây dựng kế hoạch sản xuất – kinh tế - tài chính một cách chính xác và toàn diện.
- Kế toán quản trị cung cấp những thông tin cần thiết giúp quản trị doanh nghiệp đánh giá mọi hoạt động kinh tế trong trạng thái thực tại của chúng. Trên cơ sở đó, có