DANH MỤC BIỂU MẪU, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Trang | |
Biểu mẫu | |
Biểu mẫu 3.1: Sổ giao nhận chứng từ | 98 |
Biểu mẫu 3.2: Báo cáo hàng tồn kho | 103 |
Biểu mẫu 3.3: Báo cáo tình hình cung ứng hàng hóa | 103 |
Biểu mẫu 3.4: Báo cáo tính kịp thời của cung ứng hàng hóa | 103 |
Hình vẽ | |
Hình 2.1: Giao diện chứng từ mua hàng trong nước nhập kho | 70 |
Hình 2.2: Giao diện chứng từ mua hàng nhập khẩu nhập kho (trang Hàng tiền) | 70 |
Hình 2.3: Giao diện tính giá xuất kho | 72 |
Hình 2.4: Giao diện chứng từ mua hàng nhập khẩu nhập kho (trang thuế) | 77 |
Hình 2.5: Giao diện chứng từ mua hàng nhập khẩu nhập kho (Phí hàng về kho) | 78 |
Hình 2.6: Giao diện chứng từ bán hàng hóa trong nước (Hàng tiền) | 80 |
Hình 2.7: Giao diện chứng từ bán hàng hóa trong nước (Giá vốn) | 80 |
Hình 2.8: Giao diện lập báo cáo tài chính | 82 |
Hình 3.1: Giao diện thay đổi phương pháp tính giá xuất kho | 96 |
Sơ đồ | |
Sơ đồ 2.1: Quy trình nhập – xuất hàng hóa của công ty | 54 |
Sơ đồ 2.2: Trình tự kế toán chi tiết hàng tồn kho tại công ty | 72 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kế toán hàng tồn kho tại Công ty cổ phần thiết bị và phụ tùng Đông Dương - 1
- Cơ Sở Lý Luận Về Kế Toán Hàng Tồn Kho Trong Doanh Nghiệp Thương Mại
- Kế Toán Hàng Tồn Kho Dưới Góc Độ Kế Toán Tài Chính
- Kế toán hàng tồn kho tại Công ty cổ phần thiết bị và phụ tùng Đông Dương - 5
Xem toàn bộ 188 trang tài liệu này.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hàng tồn kho là một trong những bộ phận quan trọng của tài sản ngắn hạn và là bộ phận không thể thiếu được trong chuỗi các hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó cũng là điều kiện tiền đề cho tính hoạt động liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh trong bất cứ doanh nghiệp nào. Trong hoạt động quản lý kinh doanh, hàng tồn kho là khoản mục dễ bị xảy ra sai sót, gian lận từ khâu mua hàng, dự trữ đến khâu sử dụng. Vì vậy, để quản lý số lượng và giá trị hàng tồn kho một cách thuận tiện và khoa học, mỗi doanh nghiệp cần lựa chọn phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho và mô hình dự trữ hàng tồn kho phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, giá trị hàng tồn kho còn là cơ sở để xác định giá trị của chỉ tiêu “Giá vốn hàng bán” trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Đây là một chỉ tiêu quan trọng, có tầm ảnh hưởng đáng kể đến độ chính xác của kết quả kinh doanh trong kỳ. Nói cách khác, việc xác định đúng giá trị hàng tồn kho có ý nghĩa vô cùng quan trọng tới độ tin cậy của kết quả hoạt động kinh doanh. Vì vậy, việc sử dụng và quản lý hàng tồn kho một cách phù hợp sẽ có tác động lớn đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, việc cung cấp kịp thời, đầy đủ và chính xác các thông tin về hàng tồn kho sẽ giúp các nhà quản trị doanh nghiệp quản lý tốt các hoạt động liên quan đến hàng tồn kho. Các nhà quản trị có thể xác định chính xác số lượng và chất lượng hàng tồn kho cần sử dụng để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường, ổn định và giảm thiểu được tình trạng ứ đọng vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Từ đó, doanh nghiệp có thể chủ động lập kế hoạch và thực hiện quá trình mua hàng, dự trữ và sử dụng hàng tồn kho.
Công ty cổ phần thiết bị và phụ tùng Đông Dương là công ty chuyên cung cấp các loại máy móc, thiết bị và phụ tùng phục vụ cho các công trình giao thông, xây dựng, khai thác mỏ, khu công nghiệp, cầu cảng, môi trường,… Ngoài ra, công ty còn cung cấp các thiết bị đã qua sử dụng được nhập khẩu trực tiếp từ Trung Quốc phù hợp với mọi nhu cầu của quý khách hàng. Vì vậy, hàng tồn kho của công ty rất đa dạng và phong phú về mẫu mã, chủng loại và xuất xứ. Việc quản lý và hạch toán hàng tồn kho luôn được ban lãnh đạo công ty quan tâm. Tuy nhiên, trên thực tế việc
quản lý và hạch toán hàng tồn kho của công ty còn một số hạn chế như việc sắp xếp, phân loại hàng tồn kho chưa khoa học; việc cung cấp thông tin về hàng tồn kho còn chậm trễ; các thông tin kế toán hàng tồn kho cung cấp cho ban lãnh đạo chưa thực sự hữu ích,….
Xuất phát từ những phân tích trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Kế toán hàng tồn kho tại Công ty cổ phần thiết bị và phụ tùng Đông Dương” để làm đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế của mình.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu khoa học về kế toán hàng tồn kho
Trong thời gian thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế “Kế toán hàng tồn kho tại Công ty cổ phần thiết bị và phụ tùng Đông Dương”, tác giả đã tham khảo một số công trình nghiên cứu khoa học là các bài luận văn thạc sĩ kinh tế khóa trước tại trường Đại học thương mại và các bài báo khoa học về kế toán hàng tồn kho của một số tác giả trong nước.
Luận án tiến sĩ kinh tế “Tổ chức kế toán quản trị hàng tồn kho trong các doanh nghiệp sản xuất giấy Việt Nam” của tác giả Phan Hương Thảo (Đại học thương mại, 2020) đã trình bày cơ sở lý luận về tổ chức kế toán quản trị hàng tồn kho trong doanh nghiệp sản xuất gồm nội dung quản lý hàng tồn kho, nội dung tổ chức kế toán quản trị hàng tồn kho, các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức kế toán quản trị hàng tồn kho trong doanh nghiệp và kinh nghiệm tổ chức kế toán quản trị hàng tồn kho tại một số quốc gia. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã trình bày thực trạng và đánh giá thực trạng tổ chức kế toán quản trị hàng tồn kho trong các doanh nghiệp sản xuất giấy Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị hàng tồn kho trong các doanh nghiệp sản xuất giấy Việt Nam.
Luận văn thạc sĩ kinh tế “Kế toán hàng tồn kho tại Công ty cổ phần Tập đoàn Austdoor” của tác giả Nguyễn Thị Hằng (Đại học thương mại, 2020) đã làm rõ cơ sở lý luận về kế toán hàng tồn kho với các nội dung: khái niệm, đặc điểm, phân loại hàng tồn kho; yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán hàng tồn kho; kế toán hàng tồn kho theo quy định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam và chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo TT200/2014/TT-BTC của Bộ tài chính. Ngoài ra, tác giả cũng đã trình bày thực trạng kế toán hàng tồn kho tại Tập đoàn Austdoor với
những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán hàng tồn kho tại Công ty cổ phần Tập đoàn Austdoor.
Luận văn thạc sĩ kinh tế “Kế toán hàng tồn kho tại Công ty trách nhiệm hữu hạn vàng bạc và thương mại dịch vụ Tiến Lực” của tác giả Nguyễn Phương Thảo (Đại học thương mại, 2019). Kết quả nghiên cứu của tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về kế toán hàng tồn kho; đánh giá được thực trạng kế toán hàng tồn kho tại Công ty trách nhiệm hữu hạn vàng bạc và thương mại dịch vụ Tiến Lực, kết quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân theo cả góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị, từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện kế toán hàng tồn kho trong doanh nghiệp thương mại nói chung và kế toán hàng tồn kho tại Công ty trách nhiệm hữu hạn vàng bạc và thương mại dịch vụ Tiến Lực nói riêng.
Bài báo khoa học “Kế toán hàng tồn kho trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa” của tác giả Trương Thị Nhung (Tạp chí tài chính kỳ 1, 2019) với các nội dung về kế toán hàng tồn kho trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay gồm: các nguyên tắc kế toán hàng tồn kho; phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho xuất trong kỳ; các phương pháp kế toán hàng tồn kho.
Bài báo khoa học “Kế toán quản trị hàng tồn kho: Công cụ giúp doanh nghiệp hội nhập hiệu quả” của tác giả Trần Thị Quỳnh Giang (Tạp chí tài chính số 5, 2014) đã trình bày thực trạng kế toán quản trị hàng tồn kho tại các doanh nghiệp sản xuất với năm luận điểm gồm: xây dựng dự toán hàng tồn kho; xây dựng kế hoạch đặt hàng; xây dựng kế hoạch dự trữ an toàn; thu thập thông tin về hàng tồn kho; phân tích thông tin phục vụ việc ra quyết định quản lý hàng tồn kho. Từ đó, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán hàng tồn kho tại các doanh nghiệp sản xuất.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu khoa học trên đều đã chỉ ra cơ sở lý luận về kế toán hàng tồn kho trong doanh nghiệp, thực trạng kế toán hàng tồn kho trong một doanh nghiệp hoặc một nhóm doanh nghiệp, từ đó đưa ra đánh giá và giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán hàng tồn kho tại một doanh nghiệp hoặc một nhóm doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong thời gian tìm hiểu và nghiên cứu đề tài, tác giả nhận thấy các công trình nghiên cứu về kế toán hàng tồn kho nói chung và các công trình nghiên cứu khoa học đã đề cập ở trên nói riêng vẫn còn một số hạn chế như sau:
- Các công trình nghiên cứu về hàng tồn kho tập trung chủ yếu vào kế toán tài chính mà chưa quan tâm nhiều đến kế toán quản trị. Số lượng công trình nghiên cứu về hàng tồn kho theo góc độ kế toán quản trị còn hạn chế trong khi kế toán quản trị hàng tồn kho ngày càng có vai trò và vị trí quan trọng trong doanh nghiệp.
- Phạm vi không gian nghiên cứu của các công trình khoa học tập trung chủ yếu tại các doanh nghiệp sản xuất. Số lượng các công trình nghiên cứu về hàng tồn kho tại các doanh nghiệp thương mại còn khá ít trong khi các doanh nghiệp thương mại hiện nay chiếm tỷ lệ không nhỏ trong tổng số các doanh nghiệp.
- Cơ sở lý luận và thực trạng kế toán hàng hóa nhập khẩu chưa được đề cập nhiều trong các công trình nghiên cứu về kế toán hàng tồn kho trong khi hoạt động nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam hiện nay diễn ra khá rầm rộ do Việt Nam đã tham gia hội nhập kinh tế toàn cầu.
Ngoài ra, tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào về kế toán hàng tồn kho được thực hiện tại Công ty cổ phần thiết bị và phụ tùng Đông Dương. Vì vậy, để giải quyết những hạn chế nêu trên, tác giả sẽ tiếp tục tìm hiểu và nghiên cứu về kế toán hàng tồn kho trong những phần tiếp theo của luận văn này.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu chung:
Tìm hiểu thực trạng kế toán hàng tồn kho tại Công ty cổ phần thiết bị và phụ tùng Đông Dương, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán hàng tồn kho tại Công ty cổ phần thiết bị và phụ tùng Đông Dương.
Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế toán hàng tồn kho tại doanh nghiệp thương mại.
- Phân tích và đánh giá thực trạng kế toán hàng tồn kho tại Công ty cổ phần thiết bị và phụ tùng Đông Dương.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán hàng tồn kho tại Công ty cổ phần thiết bị và phụ tùng Đông Dương.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Kế toán hàng tồn kho tại Công ty cổ phần thiết bị và phụ tùng Đông Dương dưới góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Công ty cổ phần thiết bị và phụ tùng Đông Dương.
- Về thời gian: Số liệu kế toán hàng tồn kho tại Công ty cổ phần thiết bị và phụ tùng Đông Dương từ năm 2018 đến năm 2020 và tập trung nghiên cứu số liệu năm 2019.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu:
Vì đề tài tập trung nghiên cứu kế toán hàng tồn kho tại Công ty cổ phần thiết bị và phụ tùng Đông Dương nên dữ liệu được thu thập phục vụ cho đề tài nghiên cứu về cả cơ sở lý luận và thực tiễn bao gồm: Luật kế toán 2015; Chuẩn mực kế toán quốc tế về hàng tồn kho – IAS 02; Chuẩn mực kế toán Việt Nam (Chuẩn mực chung - VAS 01; Chuẩn mực kế toán hàng tồn kho - VAS 02); Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam (Thông tư 133/2016/TT-BTC; Thông tư 200/2014/TT- BTC); Các công trình nghiên cứu khoa học về kế toán hàng tồn kho, các tài liệu nội bộ của Công ty cổ phần thiết bị và phụ tùng Đông Dương, các tài liệu kế toán của công ty (Chứng từ kế toán; Sổ kế toán; Báo cáo tài chính). Trong quá trình thu thập dữ liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, tác giả đã sử dụng đồng thời ba phương pháp thu thập dữ liệu sau:
* Phương pháp phỏng vấn:
Phương pháp phỏng vấn là phương pháp thu thập thông tin dựa trên cơ sở quá trình giao tiếp bằng lời nói có tính đến mục đích đặt ra. Tác giả sử dụng phương pháp này nhằm mục đích thu thập các thông tin về đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh, đặc điểm tổ chức quản lý và đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần thiết bị và phụ tùng Đông Dương. Quá trình thu thập dữ liệu được thực hiện thành hai giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Xác định đối tượng phỏng vấn và chuẩn bị câu hỏi phỏng vấn Đầu tiên, tác giả xác định đối tượng phỏng vấn là cán bộ quản lý và các cá
nhân làm việc tại phòng kế toán (kế toán trưởng, kế toán viên). Sau đó, tác giả
chuẩn bị nội dung một số câu hỏi dự kiến sẽ trao đổi và phỏng vấn với các đối tượng được phỏng vấn. Nội dung phỏng vấn tập trung chủ yếu vào đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh, đặc điểm tổ chức quản lý và đặc điểm tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại công ty (Phụ lục 1.1).
- Giai đoạn 2: Phỏng vấn
Sau khi đã chuẩn bị nội dung câu hỏi phỏng vấn, tác giả tiến hành phỏng vấn các đối tượng liên quan. Vì thời gian tác giả thực hiện nghiên cứu và phỏng vấn diễn ra trong giai đoạn đại dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, Việt Nam thực hiện giãn cách xã hội và Công ty cổ phần thiết bị và phụ tùng Đông Dương hạn chế người ra vào nên việc phỏng vấn được thực hiện đồng thời trong quá trình tác giả tìm hiểu và nghiên cứu thông qua các hình thức chủ yếu là trao đổi qua điện thoại, zalo, gmail. Các đối tượng được phỏng vấn đã nhiệt tình cung cấp cho tác giả các thông tin liên quan đến đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh, đặc điểm tổ chức quản lý và tình hình thực hiện công tác kế toán hàng tồn kho tại công ty. Tác giả đã tổng hợp và tóm tắt lại các thông tin thu thập được từ việc phỏng vấn tại Phụ lục 1.2.
* Phương pháp quan sát:
Quan sát là phương pháp ghi lại có kiểm soát các sự kiện hoặc các hành vi ứng xử của con người. Trong quá trình tìm hiểu tại Công ty cổ phần thiết bị và phụ tùng Đông Dương, tác giả đã sử dụng phương pháp quan sát thông qua việc sử dụng các giác quan và các thiết bị hỗ trợ để ghi nhận các nội dung tổ chức công tác kế toán trong công ty như ultraview, smartphone, máy scan,…. Việc sử dụng phương pháp này sẽ giúp tác giả tiếp cận trực tiếp các nghiệp vụ kinh tế diễn ra hàng ngày và nội dung tổ chức công tác kế toán tại công ty.
* Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Để có thêm dữ liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, tác giả còn nghiên cứu các tài liệu nội bộ của công ty như: Giấy phép đăng ký kinh doanh; Quy chế nội bộ; Đặc điểm hàng tồn kho của công ty; Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới; Các báo cáo tài chính của công ty năm 2018 và 2019. Ngoài ra, tác giả còn nghiên cứu chuẩn mực kế toán quốc tế - IAS 02, chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS 01; VAS 02), chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam (Thông tư
133/2016/TT-BTC; Thông tư 200/2014/TT-BTC), giáo trình kế toán tài chính, giáo trình kế toán quản trị doanh nghiệp, tạp chí tài chính,...
Phương pháp phân tích dữ liệu:
Sau khi thu thập được các dữ liệu cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu, tác giả tiến hành phân tích dữ liệu với các bước cơ bản như sau:
- Tổng hợp và xử lý thông tin: Các tài liệu thu thập được thông qua phương pháp phỏng vấn, quan sát và nghiên cứu tài liệu được sắp xếp, phân loại thành nhóm dữ liệu thuộc cơ sở lý luận (dữ liệu về luật kế toán, chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán, văn bản hướng dẫn, chính sách tài chính kế toán) và nhóm dữ liệu thuộc cơ sở thực tiễn (các dữ liệu liên quan đến Công ty cổ phần thiết bị và phụ tùng Đông Dương như dữ liệu, thông tin chung về công ty; dữ liệu về kế toán hàng tồn kho tại công ty).
- So sánh: Tác giả so sánh cơ sở lý luận với tình hình thực tế của công ty, so sánh việc tổ chức công tác kế toán, vận dụng chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán tại công ty với quy định hiện hành để chỉ ra những vấn đề công ty đã thực hiện theo quy định, những vấn đề chưa thực hiện theo quy định hoặc thực hiện khác với quy định.
- Phân tích và đánh giá: Căn cứ vào các dữ liệu thu thập được, tác giả tiến hành phân tích dữ liệu, từ đó đưa ra các nhận xét về kế toán hàng tồn kho tại Công ty cổ phần thiết bị và phụ tùng Đông Dương. Để tiến hành phân tích, tác giả sử dụng các phương pháp như: sắp xếp thông tin theo trình tự hạch toán; dựa trên kết quả so sánh để phân tích; dùng công thức tính toán để phân tích,…. Từ kết quả phân tích được, tác giả thực hiện đánh giá, đưa ra nguyên nhân tác động đến kết quả và đề xuất một số giải pháp hữu ích.
6. Ý nghĩa đề tài nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu “Kế toán hàng tồn kho tại Công ty cổ phần thiết bị và phụ tùng Đông Dương” không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn:
- Đề tài đã làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản mang tính lý luận về hàng tồn kho và kế toán hàng tồn kho trong doanh nghiệp thương mại.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp cho Công ty cổ phần thiết bị và phụ tùng Đông Dương có cái nhìn tổng quan về thực trạng kế toán hàng tồn kho tại công