Kế Toán Tổng Hợp Các Khoản Thu Chưa Qua Ngân Sách


Sơ đồ 3.2: Kế toán tổng hợp các khoản thu chưa qua ngân sách



461, 462, 441

521 - Thu chưa qua ngân sách

511

Kỳ kế toán sau ghi tăng nguồn kinh phí khi đơn vị có chứng từ ghi thu, ghi chi NS về các khoản phí, lệ phí đã thu kỳ trước phải nộp NS được để lại chi tại đơn vị

Cuối kỳ, ghi số phí, lệ phí đã thu trong kỳ phải nộp NS được để lại ghi chi nhưng chưa có chứng từ ghi thu/chi NS

Ghi tăng nguồn kinh phí khi đơn vị có chứng từ ghi thu, ghi chi NS về các khoản tiền, hàng viện trợ phi dự án đã tiếp nhận

111, 152, 153,

211, 241, 661,..

Khi tiếp nhận tiền, hàng viện trợ nhưng chưa có chứng từ ghi thu, ghi chi NS


466

661, 662

Ghi nhận kinh phí đã hình thành TSCĐ


d) Sổ kế toán sử dụng

+ Sổ kế toán tổng hợp: Tùy thuộc hình thức kế toán áp dụng mà đơn vị có thể sử dụng các sổ kế toán tổng hợp khác nhau.

- Đơn vị áp dụng hình thức Nhật ký chung: Sổ Cái, Nhật ký chung.

- Đơn vị áp dụng hình thức Nhật ký - Sổ Cái: Nhật ký - Sổ Cái.

- Đơn vị áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ Cái.

+ Sổ kế toán chi tiết: Sổ chi tiết các khoản thu (Mẫu số S52-H, Biểu 3.1) dùng để theo dõi các khoản thu sự nghiệp, thu phí, lệ phí, thu theo đơn đặt hàng, thu lãi tiền gửi, thu thanh lý, nhượng bán TSCĐ,... và việc xử lý các khoản thu này. Căn cứ ghi là các Biên lai thu phí, lệ phí, các phiếu thu và các chứng từ có liên quan tới các khoản thu của đơn vị.


Biểu 3.1: Sổ chi tiết các khoản thu


Bộ…………. Đơn vị………

Mẫu số S52-H

(Ban hành theo QĐ 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)


SỔ CHI TIẾT CÁC KHOẢN THU

Năm………

Tên khoản thu…………..


Ngày tháng ghi sổ

Chứng từ


Diễn giải


Tổng số thu

Đã phân phối


Ghi chú

Số hiệu

Ngày tháng

Nộp NS

…..

….

….

A

B

C

D

1

2

3

4

5

6






























































































Cộng







Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 237 trang tài liệu này.

Kế toán đơn vị sự nghiệp Phần 2 - 3

- Sổ này có…trang, đánh số từ trang 01 đến trang…

- Ngày mở sổ…….



Người ghi sổ

(Ký, họ tên)


Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Ngày ... tháng ... năm......

Thủ trưởng đơn vị

(Ký, họ tên, đóng dấu)


3.1.2. Kế toán các khoản chi sự nghiệp

3.1.2.1. Nội dung các khoản chi sự nghiệp

Các khoản chi sự nghiệp trong đơn vị sự nghiệp bao gồm các khoản chi hoạt động, chi chương trình, dự án, đề tài…

Trong đó:

- Chi hoạt động: Bao gồm các khoản chi hoạt động thường xuyên và không thường xuyên, theo dự toán chi đã được duyệt, như chi cho công tác hoạt động nghiệp vụ chuyên môn và quản lý bộ máy hoạt động của các cơ quan Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức xã hội, cơ quan đoàn thể, lực lượng vũ trang, các hội, liên hiệp hội, tổng hội do Ngân sách Nhà nước cấp, do thu phí, lệ phí, hoặc do các nguồn tài trợ, viện trợ, thu hội phí và do các nguồn khác đảm bảo.

- Chi chương trình, dự án, đề tài: Là những khoản chi có tính chất hành chính, sự nghiệp thường phát sinh ở những đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý, thực hiện chương trình, dự án, đề tài và được cấp kinh phí hoặc do các nguồn tài trợ, viện trợ, và do các nguồn khác đảm bảo để thực hiện chương trình, dự án, đề tài của Nhà nước, của địa phương, của ngành như:

o Các chương trình, dự án, đề tài quốc gia, địa phương hoặc của ngành.

o Các dự án đầu tư phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế…

3.1.2.2. Nguyên tắc và nhiệm vụ kế toán các khoản chi sự nghiệp

Kế toán các khoản chi sự nghiệp cần tôn trọng các nguyên tắc sau:

- Phải tổ chức hạch toán chi tiết từng loại hoạt động (thường xuyên, không thường xuyên)/(quản lý dự án, thực hiện dự án) theo từng nội dung chi và theo dự toán được duyệt, theo mục lục ngân sách.

- Phải đảm bảo sự thống nhất giữa hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết, giữa công tác hạch toán với việc lập dự toán chi về nội dung chi và phương pháp tính toán các chỉ tiêu…


- Phải tổ chức hạch toán chi tiết theo từng năm (năm trước, năm nay và năm sau), từng nguồn kinh phí (NSNN cấp, viện trợ, nguồn khác).

Riêng đối với các khoản chi chương trình, dự án thì phải hạch toán các khoản chi lũy kế từ khi bắt đầu thực hiện chương trình, dự án cho đến khi kết thúc chương trình, dự án được phê duyệt quyết toán bàn giao sử dụng.

Nhiệm vụ kế toán các khoản chi sự nghiệp:

- Tổ chức kế toán chi tiết các khoản chi theo từng nguồn kinh phí, theo niên độ kế toán và theo mục lục Ngân sách Nhà nước; đối với các khoản chi dự án phải tổ chức kế toán chi tiết theo từng chương trình, dự án, đề tài.

- Đối với các khoản chi hoạt động, kế toán các khoản chi phải đảm bảo thống nhất với công tác lập dự toán và đảm bảo sự khớp đúng, thống nhất giữa kế toán tổng hợp với kế toán chi tiết, giữa sổ kế toán với chứng từ và báo cáo tài chính.

- Đối với các khoản chi dự án, kế toán các khoản chi phải chi theo đúng tính chất, nội dung, định mức, khoản mục theo dự toán đã được phê duyệt với các chứng từ hợp lệ và hợp pháp.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện chế độ chi tiêu theo đúng quy chế của đơn vị và cơ quan quản lý Nhà nước; thực hiện nghiêm túc việc quyết toán các khoản chi với nguồn kinh phí theo quy định của cơ quan quản lý và cơ quan tài chính.

- Cung cấp thông tin phục vụ cho công tác quản lý các khoản chi tại đơn vị trên cơ sở hiệu quả, tiết kiệm.

3.1.2.3. Kế toán các khoản chi hoạt động

Chi hoạt động là các khoản chi đảm bảo cho việc duy trì các hoạt động thường xuyên và không thường xuyên theo dự toán chi đã được duyệt. Theo tính chất, chi hoạt động được chia thành chi thường xuyên và chi không thường xuyên:

- Chi thường xuyên: Bao gồm các khoản chi cho con người, cho nghiệp vụ chuyên môn, cho công tác quản lý hành chính, mua sắm,


sửa chữa TSCĐ và các khoản chi khác mang tính chất phát sinh thường xuyên bằng nguồn kinh phí thường xuyên.

- Chi không thường xuyên là các khoản chi không theo dự toán như chi thực hiện nhiệm vụ đột xuất, chi thực hiện tinh giảm biên chế, chi sửa chữa, mua sắm TSCĐ… bằng nguồn kinh phí không thường xuyên.

Kế toán các khoản chi hoạt động cần tôn trọng các qui định sau:

- Phải mở sổ kế toán chi tiết chi hoạt động theo từng nguồn kinh phí, theo niên độ kế toán và theo mục lục ngân sách nhà nước.

- Phải thực hiện chi hoạt động theo đúng qui định hiện hành của Nhà nước và qui chế chi tiêu nội bộ do đơn vị xây dựng theo qui định của chế độ tài chính. Trong kỳ các đơn vị sự nghiệp được tạm chia thu nhập tăng thêm cho công chức, viên chức và tạm trích các quỹ để sử dụng từ số tăng thu, tiết kiệm chi thường xuyên theo qui định của chế độ tài chính.

- Không hạch toán vào chi hoạt động các khoản chi cho SXKD, dịch vụ, chi phí đầu tư XDCB bằng vốn đầu tư, các khoản chi thuộc chương trình, đề tài, dự án, chi thực hiện đơn đặt hàng của Nhà nước.

- Đối với đơn vị dự toán cấp I, cấp II tài khoản 661 - Chi hoạt động, ngoài việc tập hợp chi hoạt động của đơn vị mình còn dùng để tổng hợp số chi hoạt động của tất cả các đơn vị trực thuộc (trên cơ sở quyết toán đã được duyệt của các đơn vị này) để báo cáo với cấp trên và cơ quan tài chính.

- Phải hạch toán theo Mục lục NSNN các khoản chi hoạt động phát sinh từ các khoản tiền hàng viện trợ phi dự án và từ số thu phí, lệ phí đã thu phải nộp NS được để lại chi nhưng đơn vị chưa có chứng từ ghi thu, ghi chi NS.

- Hết kỳ kế toán năm, nếu quyết toán chưa được duyệt thì toàn bộ số chi hoạt động trong năm được kết chuyển sang tài khoản năm trước để theo dõi cho đến khi báo cáo quyết toán được duyệt. Đối với số chi trước cho năm sau (nếu có), đầu năm sau kế toán phải chuyển sang năm nay để tiếp tục tập hợp chi phí hoạt động trong năm báo cáo.


a) Chứng từ kế toán sử dụng

Kế toán chi hoạt động sử dụng các chứng từ cơ bản sau:

- Bảng chấm công (C01a-HD);

- Bảng thanh toán tiền lương (C02a-HD);

- Bảng thanh toán học bổng (Sinh hoạt phí) (C03-HD);

- Bảng thanh toán tiền thưởng (C04-HD);

- Bảng thanh toán phụ cấp (C05-HD);

- Giấy đi đường (C06-HD);

- Bảng kê trích nộp các khoản theo lương (C11-HD);

- Bảng kê thanh toán công tác phí (C12-HD);

- Phiếu xuất kho (C20-HD);

- Bảng kê mua hàng (C24-HD);

- Phiếu chi (C31-BB);

- Giấy đề nghị tạm ứng (C32-HD);

- Giấy thanh toán tạm ứng (C33-HD);

- Giấy đề nghị thanh toán (C37-HD);

- Và các chứng từ khác có liên quan…

b) Tài khoản kế toán sử dụng

Kế toán sử dụng các tài khoản chủ yếu sau:

- TK 661 - Chi hoạt động: Dùng để phản ánh các khoản chi hoạt động mang tính chất thường xuyên và không thường xuyên theo dự toán chi đã được duyệt.

Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 661- Chi hoạt động:

Bên Nợ: Các khoản chi hoạt động phát sinh ở đơn vị.

Bên Có:

- Các khoản được phép ghi giảm chi và những khoản đã chi sai không được phê duyệt phải thu hồi.


- Kết chuyển số chi hoạt động với nguồn kinh phí khi báo cáo quyết toán được duyệt.

Số dư bên Nợ: Các khoản chi hoạt động chưa được quyết toán hoặc quyết toán chưa được duyệt.

Tài khoản 661- Chi hoạt động, có 3 TK cấp 2:

- TK 6611- Năm trước, dùng để phản ánh các khoản chi hoạt động thuộc kinh phí năm trước chưa được quyết toán.

TK 6611- Năm trước, có 2 TK cấp 3:

+ TK 66111- Chi thường xuyên

+ TK 66112 - Chi không thường xuyên

- TK 6612 - Năm nay, dùng để phản ánh các khoản chi hoạt động thuộc kinh phí ngân sách năm nay.

TK 6612 - Năm nay, có 2 TK cấp 3:

+ TK 66121 - Chi thường xuyên

+ TK 66122 - Chi không thường xuyên

- TK 6613 - Năm sau, TK này chỉ sử dụng ở những đơn vị được cấp phát kinh phí trước cho năm sau để phản ánh các khoản chi trước cho năm sau. Đến cuối ngày 31/12, số chi TK này được kết chuyển sang TK 6612 - Năm nay.

TK 6613 - Năm nay, có 2 TK cấp 3:

+ TK 66131 - Chi thường xuyên

+ TK 66132 - Chi không thường xuyên

Các TK liên quan: 111 - Tiền mặt, 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc, 152 - Nguyên liệu, vật liệu, 331- Các khoản phải trả; 332- Các khoản phải nộp theo lương; 334- Phải trả công chức, viên chức; 337- Kinh phí đã quyết toán chuyển năm sau; 642 - Chi phí quản lý chung; 643- Chi phí trả trước; 461- Nguồn kinh phí hoạt động; 008- Dự toán chi hoạt động…

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2023