Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2008),


Danh mục tài liệu tham khảo Chương 1


I. Tài liệu tham khảo tiếng Việt

1. Bộ Tài chính (2006), Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về chế độ kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp, Hà Nội.

2. Bộ Tài chính (2006), Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

3. Bộ Tài chính (2006), Hệ thống mục lục Ngân sách Nhà nước, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

4. Bộ Tài chính (2006), Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, ban hành theo QĐ số 19/2006/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính, được sửa đổi bổ sung theo Thông tư 185/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010.

5. Bộ Tài chính (2006), Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/08/2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội.

6. Bộ Tài chính (2006), Thông tư số 81/2006/TT-BTC ngày 06/09/2006 hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biên chế và tài chính, Hà Nội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 158 trang tài liệu này.

7. Bộ Tài chính (2008), Quyết định số 32/2008/QĐ-BTC ngày 29/05/2008 về việc ban hành Chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước, Hà Nội.

8. Bộ Tài chính (2011), Hội thảo về Hệ thống chuẩn mực kế toán công quốc tế và lộ trình xây dựng Hệ thống chuẩn mực kế toán công Việt Nam, Hà Nội, 16/12/2011.

Kế toán đơn vị sự nghiệp Phần 1 - 8


9. Bộ Tài chính (2013), Hội thảo Báo cáo tài chính Nhà nước trên cơ sở Chuẩn mực kế toán công, Thái Nguyên 12-14/08/2013.

10. Bộ Tài chính (2013), Hệ thống chuẩn mực kế toán công quốc tế, Tài liệu tham khảo.

11. Chính phủ (2006), Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội.

12. Học viện Tài chính (2002), Giáo trình quản lý tài chính Nhà nước, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

13. Học viện Tài chính (1997), Giáo trình Kế toán tài chính Nhà nước, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

14. Học viện Tài chính (2007), Giáo trình Quản lý tài chính công, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

15. Nguyễn Thị Đông (2005), Giáo trình Kế toán công trong đơn vị hành chính sự nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

16. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 30/06/2002, Hà Nội.

17. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008),

Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 ngày 13/11/2008, Hà Nội.

18. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010),

Luật Viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15/11/2010, Hà Nội.


II. Tài liệu tham khảo tiếng Anh

19. Copley, P. (2011), Essentials of Accounting for Governmental and Not-for-profit Organizations, Tenth Edition, McGraw-Hill.

20. Wilson, E.; Jacqueline, L., Susan. C. (2010), Accounting for Governmental and Notprofit Entities, Fifteenth Edition, McGraw-Hill.


CHƯƠNG 2

KẾ TOÁN TÀI SẢN TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP


Mục tiêu:

Chương này giúp sinh viên nắm được:

- Yêu cầu quản lý và các nguyên tắc kế toán tài sản trong đơn vị sự nghiệp.

- Phương pháp kế toán các loại tài sản trong các trường hợp cụ thể như thu, chi tiền mặt, tăng giảm tiền gửi và tiền đang chuyển, tăng giảm hàng tồn kho, và kế toán tài sản cố định trong đơn vị sự nghiệp.


2.1. Kế toán tiền

Tiền là một bộ phận tài sản trong đơn vị sự nghiệp phát sinh từ các giao dịch, sự kiện xảy ra trong đơn vị, bao gồm:

- Tiền mặt.

- Tiền gửi ở ngân hàng, kho bạc Nhà nước.

- Tiền đang chuyển.

Tiền trong đơn vị sự nghiệp có thể tồn tại dưới nhiều hình thái tiền tệ khác nhau như tiền Việt Nam, ngoại tệ các loại, vàng bạc, kim khí, đá quý; được sử dụng làm phương tiện thanh toán và dùng trong các hoạt động thường xuyên hàng ngày; có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành các loại tài sản khác. Chính vì điều đó tiền giữ một vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của đơn vị.

2.1.1. Yêu cầu quản lý và nguyên tắc của kế toán tiền

2.1.1.1. Đối với tiền mặt

Tiền mặt là số tiền tại quỹ của đơn vị, kể cả tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý phát sinh trong các giao dịch


thu, chi tại đơn vị. Trong đơn vị sự nghiệp, các nguồn thu tiền mặt có thể phát sinh như rút tiền gửi ngân hàng, kho bạc, nhận kinh phí hoạt động, kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí dự án, kinh phí Nhà nước cấp theo đơn đặt hàng, bán hàng hóa, dịch vụ, thanh toán công nợ… Việc chi tiền mặt trong đơn vị có thể cho các mục đích như gửi tiền mặt vào tài khoản ngân hàng, mua tài sản, hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho các hoạt động, cấp kinh phí cho cấp dưới… Mọi hoạt động thu, chi trong đơn vị sự nghiệp đều phải thông qua các cấp có thẩm quyền phê duyệt và phải căn cứ vào các chứng từ hợp lệ, hợp pháp đã được kiểm tra qua các bộ phận có liên quan.

Theo chế độ tài chính hiện hành, các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước, đơn vị giao dịch với Kho bạc Nhà nước, các xã, phường, thị trấn (gọi chung là đơn vị giao dịch) có hoạt động thu, chi bằng tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà nước phải tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý tiền mặt và những nội dung hướng dẫn có liên quan.

Theo đó các đơn vị sự nghiệp phải đăng ký kế hoạch tiền mặt với Kho bạc Nhà nước và chịu sự quản lý của Kho bạc Nhà nước trong thu, chi tiền mặt. Bên cạnh đó, phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định trong chế độ quản lý lưu thông tiền tệ và các quy định về thủ tục thu, chi nhập xuất kiểm soát, kiểm kê quỹ do Nhà nước quy định.

Kế toán tiền mặt phải tôn trọng các nguyên tắc sau:

- Kế toán tiền mặt phải sử dụng thống nhất một đơn vị tiền tệ là Việt Nam đồng; vàng, bạc, kim khí quý, đá quý và ngoại tệ phải được qui đổi ra đồng Việt Nam để ghi sổ kế toán. Trường hợp ngoại tệ của đơn vị khi nhập quĩ tiền mặt hoặc xuất quỹ gửi vào TK tại Ngân hàng, Kho bạc phải được qui đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá qui định cho từng trường hợp tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ để ghi sổ kế toán.

- Kế toán phải phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác số hiện có, tình hình biến động các loại tiền phát sinh trong quá trình hoạt động của đơn vị, luôn đảm bảo sự khớp đúng giữa giá trị ghi trên sổ kế toán và sổ quỹ. Mọi chênh lệch phát sinh phải xác định nguyên nhân, báo cáo lãnh đạo, kiến nghị biện pháp xử lý chênh lệch.


2.1.1.2. Đối với tiền gửi ngân hàng, kho bạc

Tiền gửi ngân hàng, kho bạc của đơn vị là tất cả các loại tiền của đơn vị gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quí, đá quí gửi tại ngân hàng, kho bạc. Kế toán tiền gửi ngân hàng, kho bạc phải tôn trọng các nguyên tắc sau:

- Phải tổ chức thực hiện theo dõi riêng từng loại tiền gửi (tiền gửi về kinh phí hoạt động, kinh phí dự án, kinh phí theo đơn đặt hàng của Nhà nước, tiền gửi vốn đầu tư XDCB và các loại tiền gửi khác theo từng ngân hàng, kho bạc).

- Định kỳ phải kiểm tra đối chiếu nhằm đảm bảo số liệu gửi vào, rút ra và tồn cuối kỳ khớp đúng với số liệu của Ngân hàng, kho bạc. Nếu có chệnh lệch phải báo ngay cho Ngân hàng, kho bạc để xác nhận và điều chỉnh kịp thời.

- Phải chấp hành nghiêm chỉnh chế độ quản lý lưu thông tiền tệ và những qui định có liên quan đến Luật Ngân sách hiện hành của Nhà nước.

2.1.1.3. Đối với tiền đang chuyển

Tiền đang chuyển là hình thức của tiền mặt sẽ chuyển sang TGNH nhưng chưa tới tay ngân hàng. Kế toán chỉ được hạch toán tài sản bằng tiền là tiền đang chuyển trong trường hợp sau:

- Đơn vị đã làm thủ tục chuyển tiền vào ngân hàng, kho bạc nhưng đến cuối kỳ chưa nhận được giấy báo Có của ngân hàng, kho bạc.

- Đơn vị đã làm thủ tục chuyển tiền từ tài khoản tại ngân hàng, kho bạc để trả cho các đối tượng, nhưng đến cuối kỳ chưa nhận được giấy báo Nợ của ngân hàng, kho bạc.

2.1.1.4. Đối với ngoại tệ

Các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến ngoại tệ trong đơn vị sự nghiệp thường phát sinh trong các hoạt động tiếp nhận viện trợ của nước ngoài, hoặc hoạt động xuất nhập khẩu và các hoạt động khác. Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ trong đơn vị sự nghiệp đều phải được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá phù hợp


với quy định tài chính hiện hành để ghi sổ kế toán. Tỷ giá quy đổi ra đồng Việt Nam được quy định cho từng trường hợp khác nhau.

- Trong trường hợp đơn vị có các nghiệp vụ làm tăng các đối tượng kế toán liên quan đến ngoại tệ:

+ Quy đổi theo tỷ giá do Bộ Tài chính công bố tại thời điểm ghi nhận nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến ngoại tệ thuộc các hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ do Nhà nước giao như hoạt động sự nghiệp, hoạt động dự án do NSNN cấp, thực hiện đơn đặt hàng của Nhà nước.

+ Quy đổi theo tỷ giá thực tế giao dịch hoặc tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến ngoại tệ thuộc hoạt động SXKD, cung ứng dịch vụ ngoài chức năng, nhiệm vụ Nhà nước giao như: giá trị vật tư, dụng cụ hàng hóa, TSCĐ mua bằng ngoại tệ dùng cho hoạt động SXKD…

+ Quy đổi theo tỷ giá giao dịch thực tế (hay còn gọi là tỷ giá mua - bán thực tế) giá trị ngoại tệ mua hoặc bán trong nghiệp vụ liên quan đến hoạt động mua bán ngoại tệ trực tiếp giữa đơn vị sự nghiệp với ngân hàng có quan hệ giao dịch.

- Trong trường hợp đơn vị có các nghiệp vụ kinh tế làm giảm các đối tượng kế toán liên quan đến ngoại tệ: như ngoại tệ xuất quỹ hoặc rút từ tiền gửi ngân hàng được quy đổi ra đồng Việt Nam theo một trong bốn phương pháp là: phương pháp giá thực tế đích danh; phương pháp bình quân gia quyền; phương pháp nhập trước, xuất trước; phương pháp nhập sau, xuất trước.

- Về chênh lệch tỷ giá hối đoái:

+ Đối với các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ thuộc các hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ Nhà nước giao thì phản ánh vào bên Nợ hoặc bên Có của TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái. Các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái thuộc các hoạt động SXKD không được phản ánh vào TK 413 mà phản ánh vào TK 531 - Thu hoạt động SXKD (nếu lãi tỷ giá) hoặc TK 631 - Chi hoạt động SXKD (nếu lỗ tỷ giá).


+ Trong trường hợp các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính thuộc hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ Nhà nước giao sẽ được kết chuyển vào TK 661 - Chi hoạt động và TK 662 - Chi dự án. Bút toán kết chuyển chênh lệch tỷ giá sẽ làm tăng chi (ghi Nợ TK 661, 662) nếu chênh lệch lỗ, ngược lại làm giảm chi (ghi Có TK 661, 662) nếu chênh lệch lãi. Còn đối với hoạt động SXKD thì sau khi bù trừ trên TK 413 được kết chuyển vào bên Có TK 531 (nếu lãi tỷ giá) hoặc bên Nợ TK 631 (nếu lỗ tỷ giá).

- Ngoài việc theo dõi các hoạt động thu, chi ngoại tệ bằng đồng Việt Nam trên TK tổng hợp, kế toán còn mở sổ kế toán chi tiết của các TK theo từng nguyên tệ và trên TK 007 - Ngoại tệ các loại.

2.1.2. Phương pháp kế toán tiền

2.1.2.1. Kế toán tiền mặt

a. Chứng từ kế toán:

Kế toán tiền mặt, kế toán sử dụng các chứng từ sau:

- Phiếu thu (Mẫu số C30 - BB).

- Phiếu chi (Mẫu số C31 - BB).

- Giấy đề nghị tạm ứng (Mẫu số C32 - HD).

- Giấy thanh toán tạm ứng (Mẫu số C33 - BB).

- Biên bản kiểm kê quỹ dùng cho đồng Việt Nam (Mẫu số C34 -

HD).

- Biên bản kiểm kê quỹ dùng cho ngoại tệ, vàng bạc, kim khí

quý, đá quý (Mẫu số C35 - HD).

- Giấy đề nghị thanh toán (Mẫu số C37 - HD).

- Biên lai thu tiền (Mẫu số C38 - BB).

b. Tài khoản kế toán:

Tài khoản sử dụng chủ yếu là TK 111 - Tiền mặt: Dùng để phản ánh số tiền hiện có, tình hình thu, chi tiền mặt (tiền Việt Nam, ngoại tệ) tại đơn vị trong kỳ hạch toán.


Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 111 - Tiền mặt:

Bên Nợ: Các khoản tiền mặt tăng do:

- Nhập quỹ tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý;

- Số thừa quỹ phát hiện khi kiểm kê;

- Trị giá ngoại tệ tăng khi đánh giá lại ngoại tệ (trường hợp tỷ giá tăng).

Bên Có: Các khoản tiền mặt giảm do:

- Xuất quỹ tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý;

- Số thiếu hụt quỹ phát hiện khi kiểm kê;

- Trị giá ngoại tệ giảm khi đánh giá lại ngoại tệ (trường hợp tỷ giá giảm).

Số dư Nợ: Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý còn tồn quỹ.

TK 111 - Tiền mặt có 3 TK cấp 2:

TK 1111 - Tiền Việt Nam: Phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền Việt Nam.

TK 1112 - Ngoại tệ: Phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ ngoại tệ (theo nguyên tệ và theo đồng Việt Nam).

TK 1113 - Vàng bạc, kim khí quý, đá quý: Phản ánh số hiện có và tình hình biến động giá trị vàng bạc, kim khí quý, đá quý nhập, xuất, tồn quỹ.

Ngoài ra, kế toán còn sử dụng các tài khoản liên quan: TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái, TK 441 - Nguồn kinh phí đầu tư XDCB, TK 461 - Nguồn kinh phí hoạt động, TK 462 - Nguồn kinh phí dự án, TK 465 - Nguồn kinh phí theo đơn đặt hàng của Nhà nước, TK 511 - Các khoản thu, TK 661 - Chi hoạt động, TK 662 - Chi dự án, TK 635

- Chi theo đơn đặt hàng của Nhà nước, TK 631 - Chi hoạt động SXKD….

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2023