Kế toán đơn vị sự nghiệp Phần 1 - 18


2.5. Câu hỏi ôn tập và bài tập Chương 2

2.5.1. Câu hỏi ôn tập

1. Trình bày nguyên tắc kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, kho bạc?

2. Hãy nêu các trường hợp kế toán tiền đang chuyển? Cho ví dụ minh họa?

3. Trình bày các nguyên tắc xác định giá vật liệu, dụng cụ nhập

kho?

4. Phương pháp kế toán các nghiệp vụ nhập, xuất NVL, CCDC?

Cho ví dụ minh họa?

5. So sánh sự khác nhau giữa nguyên tắc xác định giá thực tế vật liệu, dụng cụ mua ngoài nhập kho và hàng hóa mua về để kinh doanh? Cho ví dụ minh họa?

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 158 trang tài liệu này.

6. Nêu tiêu chuẩn nhận biết TSCĐ trong đơn vị hành chính sự nghiệp?

7. Trình bày các nguyên tắc kế toán TSCĐ?

Kế toán đơn vị sự nghiệp Phần 1 - 18

8. Trình bày phương pháp kế toán tăng, giảm, hao mòn, khấu hao TSCĐ?

9. Trình bày phương pháp kế toán sửa chữa lớn TSCĐ?

2.5.2. Bài tập Bài 2.1:

Tại đơn vị sự nghiệp X trong kỳ có tài liệu kế toán như sau (Đơn vị tính: 1000đ):

1. PT số 100 kèm giấy rút dự toán NSNN (kinh phí sự nghiệp) kiêm lĩnh tiền mặt số 234 ngày 2/9, số tiền: 212.000

2. PC số 150 và giấy báo Có số 1234 ngày 3/9 đơn vị gửi tiền vào ngân hàng số tiền 30.000.

3. PC số 151 ngày 3/9 chi cho hoạt động chuyên môn, ghi chi thường xuyên số tiền là 6.500.


4. PT số 101 ngày 4/9 thu tiền bán hàng tháng trước khách hàng còn nợ số tiền 12.000.

5. PC số 152 ngày 4/9 tạm ứng lương cho cán bộ phòng tổ chức số tiền là 2.000.

6. PC số 153 ngày 5/9 tạm ứng lương kỳ I cho cán bộ nhân viên số tiền là 40.000.

7. PT số 102 ngày 7/9 thu hồi khoản phải thu của khách hàng nhờ đơn vị nội bộ K thu hộ, số tiền 12.000.

8. PC số 154 ngày 8/9 mua CCDC nhập kho, giá mua 2.000 chưa bao gồm thuế GTGT 10%.

9. PC số 155 ngày 9/9 trả nợ người bán số tiền là 32.000.

10. PT số 103 ngày 15/9 thu lệ phí, số tiền là 13.000.

11. PC số 156 ngày 16/9 thanh toán tiền vệ sinh số tiền: 15.000

12. PT số 104 ngày 17/9 thu tiền tạm ứng thừa: 1.200

13. PC số 157 ngày 18/9 mua vật liệu sử dụng ngay cho dự án, giá mua: 1.000 chưa bao gồm thuế GTGT 10%. Chi phí 100 đã trả bằng tiền mặt.

14. PT số 105 ngày 18/9 NSNN cấp kinh phí hoạt động số tiền 154.000.

15. PT số 106 thu tiền bán hàng hóa cho công ty A theo hóa đơn số 51213 ngày 20/9, giá bán 120.000, chưa bao gồm thuế GTGT 10%. Công ty A thanh toán bằng chuyển khoản, đơn vị đã nhận được giấy báo Có.

16. PC số 158 ngày 24/9 mua một TSCĐ hữu hình bằng kinh phí hoạt động giá mua chưa bao gồm thuế GTGT 10% là 200.000. Tài sản được đưa vào sử dụng ngay, bàn giao cho phòng hàng chính.

17. PC số 159 ngày 25/9 thanh toán lương cho cán bộ nhân viên số tiền là 110.000

18. PT số 107 ngày 29/9 thu tiền cho đơn vị B vay tạm thời số tiền là 950.


19. Biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt phát hiện thừa số tiền 4.500 chưa rõ nguyên nhân chờ xử lý.

20. Nhận viện trợ phi dự án 12.000 USD, đã nhập quỹ tiền mặt, tỉ giá Bộ Tài chính công bố ngày phát sinh nghiệp vụ là 20.025

Biết rằng: Số dư đầu kỳ TK 111 (TM): 300.000 và các tài khoản khác có số dư hợp lý.

Yêu cầu:

1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

2. Lập sổ quỹ tiền mặt.

3. Lập sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.


Bài 2.2:

Tại đơn vị sự nghiệp X trong tháng 9/N có tài liệu kế toán như sau (Đơn vị tính: 1.000đ):

1. Giấy báo Nợ số 1100 ngày 2/9 trả nợ người bán số tiền là 18.000.

2. Mua một TSCĐ HH bằng nguồn kinh phí dự án theo giấy báo Có số 820 ngày 10/9, giá mua chưa bao gồm thuế GTGT là 200.000. Tài sản đưa vào sử dụng ngay.

3. Giấy báo Nợ số 1299 ngày 10/9 thanh toán hộ đơn vị A (đơn vị trực thuộc), số tiền: 25.000.

4. Giấy báo Nợ số 845 ngày 11/9 nộp BHXH số tiền 21.000.

5. Giấy báo Có số 1200 ngày 12/9 người mua trả nợ tiền hàng tháng trước số tiền 150.000.

6. Đơn vị cấp kinh phí cho cấp dưới theo giấy báo Nợ số 1398 ngày 14/9 số tiền: 300.000.

7. Chuyển tiền trả cho người nhận thầu sửa chữa lớn TSCĐ, số tiền: 20.000 theo giấy báo Nợ số 1402 ngày 15/9.


8. Giấy báo Nợ số 1422 ngày 17/9 nộp thuế TNDN số tiền 42.000.

9. Giấy báo Nợ số 1465 ngày 19/9 mua vật liệu không nhập kho, dùng thẳng cho bộ phận dự án, giá mua chưa bao gồm thuế GTGT 10% là 100.000.

10. Giấy báo Có số 1454 ngày 21/9 bán hàng giá bán chưa bao gồm thuế GTGT 10% là 150.000.

11. Giấy báo Nợ số 1498 nộp BHXH, số tiền 5.000.

12. Đơn vị đã nhận giấy báo Có số 1540 ngày 23/9, thu lệ phí qua kho bạc số tiền: 25.000.

13. Nhận kinh phí hoạt động từ ngân sách bằng tiền gửi kho bạc theo giấy báo Có số 1590 ngày 25/9, số tiền 180.000.

14. Rút tiền gửi ngân hàng về quỹ tiền mặt để chi lương theo giấy báo Nợ số 1513 ngày 27/9, số tiền: 121.000.

15. Giấy báo Nợ số 1534 ngày 29/9 chi cho hoạt động chuyên môn, ghi chi hoạt động thường xuyên, số tiền: 75.000.

16. Giấy báo Có số 1655 thu hồi nợ cho vay quá hạn (theo dự án), trong đó: nợ gốc 110.000, lãi cho vay 3.000.

17. Nhận sao kê của ngân hàng, phát hiện chênh lệch thiếu so với sổ kế toán của đơn vị 1.100 đang chờ xử lý.

Biết rằng: số dư đầu kỳ TK 112 (TGNH): 2.150.000 và các tài khoản khác có số dư hợp lý.

Yêu cầu:

1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

2. Lập sổ tiền gửi ngân hàng.

3. Mở và ghi vào sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ.

4. Mở và ghi sổ theo hình thức nhật ký chung.

5. Mở và ghi sổ theo hình thức nhật ký sổ cái.


Bài 2.3:

Tài liệu kế toán tại một đơn vị sự nghiệp như sau (Đơn vị tính:

1.000 đồng)

1. Rút dự toán kinh phí hoạt động mua NVL sử dụng ngay cho bộ phận sự nghiệp, giá mua 54.000, thuế suất thuế GTGT 10%. Chi phí vận chuyển đã thanh toán bằng tiền mặt 210.

2. Xuất kho NVL 8.700, CCDC 7.000 sử dụng cho bộ phận dự án.

3. Nhận kinh phí sự nghiệp cấp trên cấp bằng NVL: 120.000, bằng CCDC: 100.000

4. Cấp kinh phí cho cấp dưới bằng CCDC trị giá 18.000.

5. Nhập khẩu CCDC dùng cho bộ phận SXKD, giá nhập khẩu 100.000, thuế suất thuế nhập khẩu 30%, thuế GTGT hàng nhập khẩu 10%. Chi phí vận chuyển số CCDC trên về đến kho đơn vị là 900. Tất cả đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng.

6. Xuất kho NVL trị giá 100.000, CCDC trị giá 50.000 sử dụng cho bộ phận sản xuất loại phân bổ hai lần.

7. Nhận viện trợ phi dự án bằng NVL trị giá 150.000, đơn vị chưa nhận được chứng từ ghi thu, ghi chi.

8. Mua NVL, CCDC về nhập kho sử dụng cho bộ phận đơn đặt hàng như sau:

- NVL giá thanh toán 250.000, thuế suất thuế GTGT 10%.

- CCDC giá mua 120.000, thuế suất thuế GTGT 10%.

Đơn vị đã thanh toán một nửa bằng tạm ứng kinh phí kho bạc, số còn lại chưa thanh toán. Chi phí vận chuyển số vật tư trên về đến kho đơn vị là 2.200, đã thanh toán bằng tiền mặt.

9. Xuất kho bán NVL tồn kho thuộc nguồn kinh phí sự nghiệp, trị giá xuất kho 10.000, giá bán được khách hàng chấp nhận thanh toán 25.000, chi phí phát sinh liên quan đến quá trình bán NVL là 850. Phần chênh lệch phải nộp ngân sách, đơn vị đã nộp bằng tiền gửi ngân hàng.


10. Kiểm kê phát hiện:

- Thiếu NVL trị giá 10.000 do xuất sử dụng cho phòng hành chính kế toán quên chưa ghi sổ.

- Thừa CCDC trị giá 15.000 chưa tìm được nguyên nhân.

11. Đánh giá lại theo quyết định của Nhà nước NVL tăng 5.000, CCDC giảm 2.000.

12. Cuối năm kiểm kê: trị giá NVL 15.000, trị giá CCDC 7.000 tồn kho được quyết toán chuyển sang năm sau.

Yêu cầu:

1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

2. Ghi sổ Nhật ký chung, sổ cái TK 152, 153.

3. Nếu sang năm sau xuất CCDC tồn kho ra sử dụng thì hạch toán như thế nào? Xuất bán số NVL tồn kho với giá bán 28.000, chi phí phát sinh 2.000 thì hạch toán như thế nào?

Biết rằng các TK có số dư đầu kỳ phù hợp.


Bài 2.4:

Tại một ĐVSN có tình hình tăng giảm TSCĐ trong kỳ như sau:

I. Số dư đầu tháng 12/N của một số tài khoản (ĐVT: 1.000đ)

- TK 211: 24.792.000

- TK 466: 20.300.000

- TK 214: 4.492.000

- Các tài khoản khác có số dư hợp lý

II. Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế sau phát sinh:

1. Đơn vị tiếp nhận của đơn vị cấp trên 1 TSCĐ hữu hình dùng cho hoạt động thường xuyên trị giá 25.000, chi phí vận chuyển bằng tiền mặt 700 tính vào chi phí hoạt động thường xuyên.


2. Đơn vị mua 1 TSCĐ hữu hình qua lắp đặt, giá mua TSCĐ được lắp đặt chưa có thuế 300.000, thuế GTGT đầu vào 5% đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng, tài sản này được đầu tư bằng nguồn kinh phí dự án.

3. Ngày 20/12 đơn vị tiến hành thanh lý 1 TSCĐ sử dụng trong lĩnh vực HCSN, nguyên giá 37.680, giá trị hao mòn lũy kế 37.400, thu thanh lý bằng tiền mặt 450, chi thanh lý bằng tiền mặt 250, phần chênh lệch thu lớn hơn chi được phép bổ sung quỹ hỗ trợ phát triển sự nghiệp.

4. Tính hao mòn tài sản cố định trong năm là 210.000.

Yêu cầu:

Định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh và phản ánh lên sơ đồ tài khoản.


Bài 2.5: Tại một đơn vị sự nghiệp có các tài liệu sau (Đơn vị tính: 1000đ)

1. Nhượng bán 1 TSCĐHH dùng cho hoạt động thường xuyên có NG 40.000, giá trị hao mòn 20.000. Giá bán TSCĐ là 22.000 thu bằng TGKB. Chi phí phục vụ cho việc nhượng bán được chi trả bằng tiền mặt 400.

2. Thanh lý 1 TSCĐHH dùng cho hoạt động thường xuyên có NG là 20.000, giá trị hao mòn 20.000. Chi phí thanh lý chi trả bằng tiền tạm ứng là 100, phế liệu thu hồi nhập kho có trị giá 120.

3. Nhượng bán 1 TSCĐHH dùng cho bộ phận SXKD được hình thành từ nguồn vốn kinh doanh TSCĐ có NG 25.000, đã khấu hao

10.000. Giá nhượng bán 18.000, thuế GTGT 10%. Chi phí phục vụ cho việc nhượng bán được trả bằng tiền mặt là 300.

4. Giá trị hao mòn TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp được xác định vào cuối năm là 10.000.


5. Khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động SXKD được xác định là 800, phân bổ vào hoạt động sản xuất sản phẩm 500, hoạt động bán hàng và quản lý 300.

6. Sửa chữa lớn 1 TSCĐ dùng cho hoạt động thường xuyên. Chi phí sửa chữa bao gồm:

- Vật liệu xuất dùng: 400

- Lương phải trả cho nhân viên: 200

- Chi bằng tiền mặt: 200

7. Sửa chữa nhỏ 1 TSCĐ dùng cho hoạt động SXKD. Chi phí sửa chữa phát sinh bao gồm:

- Vật liệu xuất dùng: 60

- Chi bằng tiền mặt: 40

8. Chênh lệch thu, chi của TSCĐ nhượng bán và thanh lý được xử lý như sau:

- TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp được bổ sung nguồn kinh phí hoạt động.

- TSCĐ dùng cho hoạt động SXKD được bổ sung các quỹ của đơn vị.

Yêu cầu: Định khoản và ghi vào các tài khoản có liên quan.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2023