Hoạch định chiến lược phát triển sản xuất dài hạn, trung hạn và kế hoạch SXKD hàng năm, bảo đảm Công ty phát triển ổn định.
Có chức năng lập kế hoạch sản xuất và kế hoạch giá thành sản phẩm theo tháng, quý, năm. Lập kế hoạch và tổ chức cung ứng kịp thời, đầy đủ số lượng và chất lượng các loại vật tư, nguyên nhiên vật liệu phụ tùng thiết bị, phân tích đánh giá việc tổng kết thực hiện kế hoạch và làm báo cáo định kǶ.
Chỉ huy điều hành các cơ quan, đơn vị tổ chức sản xuất trên các sản phẩm của Công ty bảo đảm đạt và vượt các chi tiêu kế hoạch hàng tháng, quí, năm, SXKD có hiệu quả, an toàn, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng về tiến độ, chất lượng sản phẩm.
Phòng Kinh doanh
Thực hiện các công việc về thương mại để tiêu thụ sản phẩm của Công ty sản xuất ra, nghiên cứu thị trường và đề ra các chiến lược kinh doanh của Công ty, thực hiện các công việc kinh doanh, chăm sóc khách hàng và các dịch vụ sau bán hàng đối với khách hàng.); công tác nghiên cứu & phát triển sản phẩm, phát triển thị trường; công tác xây dựng và phát triển mối quan hệ khách hàng. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các hoạt động đó trong nhiệm vụ, thẩm quyền được giao.
Phân xưởng cơ điện
Triển khai điều hành toàn bộ các hoạt động của Phân xưởng cơ điện theo đúng chức năng, nhiệm vụ đảm bảo hiệu quả, an toàn.
Triển khai Quản lý, tổ chức bố trí và sắp xếp nguồn nhân lực, chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện công việc.
Thực hiện triển khai sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng định kǶ về phần Cơ thủy lực hệ thống dây chuyền, máy móc, thiết bị sản xuất trong Công ty.
Phân xưởng sản xuất
Quản lý sử dụng các thiết bị được giao.
Nhận kiểm tra đầy đủ số lượng, chất lượng bán thành phẩm, phụ liệu và các vật tư khác phục vụ cho sản xuất, chịụ trách giao nộp đầy đủ kịp thời sản phẩm hàng hóa được giao.
Phải chịu trách nhiệm đến cuối cùng sản phẩm chuyền mình làm ra, giao
nộp đầy đủ sản phẩm theo kế hoạch cho bộ phận hoàn thành. Báo cáo sản lượng nhận bán thành phẩm, ra chuyền, nhập hoàn thành cho Phó Giám đốc sản xuất.
2.1.4. Đặc điểm tổ chức kế toán của Công ty
2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán
Công ty sử dụng mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung, toàn bộ hoạt
động kế toán tập trung tại phòng Kế toán.
Sơ đồ 2.3. Bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Đầu tư ECO BMC
(Nguồn: Phòng Tài cính kế toán) Chức năng, nhiệm vụ của từng kế toán các phần hành
Kế toán trưởng
Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty, đảm bảo bộ máy gọn nhẹ, phù hợp với tổ chức sản xuất kinh doanh và yêu cầu hoạt động có hiệu quả, thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, xây dựng đội ngǜ cán bộ nhân viên kế toán - thống kê trong Công ty. Kế toán trưởng tổ chức kiểm tra việc thực hiện chế độ ghi chép hạch toán ban đầu, chấp hành chế độ báo cáo thống kê, báo cáo quyết toán theo quy định, tổ chức bảo quản hồ sơ, tài liệu kế toán theo chế độ lưu trữ, phát huy khả năng tiềm tàng trong Công ty, đề xuất biện pháp cải tiến hình thức và phương pháp kế toán phù hợp với điều kiện kế toán hiện tại của Công ty.
Kế toán tiền lương, TSCĐ
Thực hiện tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp các số liệu về số lượng lao động, thời gian kết quả lao động, năng suất lao động, tính lương và các khoản
trích theo lương, sau đó phân bổ chi phí lao động theo các đối tượng sử dụng lao động. Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra các nhân viên hạch toán kế toán ở các bộ phận sản xuất- kinh doanh, các phòng ban thực hiện Đầy Đủ các chừng từ ghi chép ban Đầu về lao động, tiền lương đúng chế độ, đúng phương pháp. Theo dòi tình hình trả - tạm ứng tiền lương, tiền thưởng các khoản phụ cấp, trợ cấp cho người lao động. Lập các báo cáo về lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương, theo định kǶ tiến hành phân tích điều chỉnh tình hình lao động, tình hình quản lý và chi tiêu quỹ lương, cung cấp các thông tin chi tiết chính xác về lao động tiền lương cho bộ phận quản lý một cách kịp thời.
Theo dòi tình hình biến động tăng, giảm tài sản cố định và trích khấu hao tài sản cố định tháng, quý, năm theo từng đối tượng sử dụng, thực hiện kiểm kê tài sản cố định và quản lý tài sản cố định theo chế độ kế toán hiện hành. Đồng thời theo dòi nhập, xuất, tồn các loại vật tư, hạch toán quản lý theo các đối tượng đơn vị sử dụng.
Kế toán thanh toán
Lập chứng từ thu - chi cho các khoản thanh toán của Công ty đối với khách hàng và các khoản thanh toán nội bộ. Phản ánh vào các sổ sách liên quan đến phần hành kế toán hàng ngày và đối chiếu với sổ quỹ. Tiếp nhận và xử lý các chứng từ thanh toán, các chứng từ liên quan đến vốn bằng tiền của Công ty và kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chúng từ, kiểm tra việc thanh toán tạm ứng và các khoản công nợ cá nhân.
Kế toán chi phí và giá thành, thành phẩm
Kế toán chi phí, tính giá thành phụ trách tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất – kinh doanh và thực hiện liên kết với các kế toán bộ phận, phát hiện sai sót, chênh lệch của báo cáo chi tiết, tính giá thành sản phẩm.
Phản ánh và kiểm tra chặt chẽ tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất sản phẩm về số lượng, chất lượng và chủng loại mặt hàng sản phẩm, qua đó cung cấp thông tin kịp thời cho việc chỉ đạo, kiểm tra quá trình sản xuất ở từng khâu, từng bộ phận sản xuất. Phản ánh và giám đốc tình hình nhập, xuất, tồn kho thành phẩm về mặt số lượng và giá trị, tình hình chấp hành định mưc dự trữ, tình hình bảo quản thành phẩm trong kho và kiểm kê thành phẩm.
Kế toán tổng hợp
Kiểm tra các định khoản nghiệp vụ phát sinh. Kiểm tra sự cân đối giữa số liệu kế toán chi tiết và tổng hợp. Kiểm tra số dư cuối kǶ có hợp lý và khớp đúng với các báo cáo chi tiết. Hạch toán thu nhập, chi phí, khấu hao, TSCĐ, công nợ, nghiệp vụ khác, thuế GTGT và báo cáo thuế khối văn phòng Công ty, lập quyết toán văn phòng Công ty.
Theo dòi công nợ khối văn phòng Công ty, quản lý tổng quát công nợ toàn Công ty. Xác định và đề xuất lập dự phòng hoặc xử lý công nợ phải thu khó đòi toàn Công ty. In sổ chi tiết và tổng hợp khối văn phòng, tổng hợp theo Công ty theo quy định Lập báo cáo tài chính theo từng quý, 6 tháng, năm và các báo cáo giải trình chi tiết. Hướng dẫn xử lý và hạch toán các nghiệp vụ kế toán. Cung cấp số liệu cho ban giám đốc hoặc các đơn vị chức năng khi có yêu cầu. Giải trình số liệu và cung cấp hồ sơ, số liệu cho cơ quan thuế, kiểm toán, thanh tra kiểm tra theo yêu cầu. Kiến nghị và đề xuất biện pháp khắc phục cải tiến
Thủ quỹ
Thủ quỹ là người giữ tiền mặt của Công ty. Có nhiệm vụ kiểm tra nội dung trên phiếu thu, phiếu chi, Giấy đề nghị tạm ứng, Phiếu hoàn tiền tạm ứng…. chính xác về thông tin. Nếu phát sinh thu chi nhiều thì phải báo cáo Quỹ hàng ngày. Định kǶ kiểm kê quỹ phục vụ cho công tác kiểm kê theo quy định.
2.1.4.2. Các chính sách kế toán chung
- Chế độ kế toán áp dụng: Công ty đang áp dụng chế độ kế toán theo
Thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ tài chính.
- Hình thức kế toán áp dụng: hình thức kế toán Nhật ký chung.
- KǶ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/12 và kết thúc vào ngày 31/12 năm dương
lịch.
- Đơn vị tiền tệ trong hạch toán: Việt Nam Đồng.
- Phương pháp khấu hao: tính theo phương pháp đường thẳng.
- Phương pháp hạch toán thuế giá trị gia tăng: phương pháp khấu trừ.
- Chính sách kế toán đối với hàng tồn kho:
Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: hàng tồn kho được tính theo giá gốc;
Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho xuất kho: Phương pháp bình
quân cả kǶ dự trữ;
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho;
Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập vào thời điểm cuối năm, là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng.
2.1.4.3. Đặc điểm và phân loại doanh thu, chi phí của Công ty
Công ty Cổ phần Đầu tư ECO BMC chủ yếu sản xuất gạch cung cấp ra thị trường, do đó đặc điểm doanh thu của công ty như sau:
Doanh thu bán hàng: Chủ yếu phân phối các sản phẩm gạch.
Doanh thu hoạt động tài chính: là doanh thu tiền lãi, tiền gửi, chiết khấu
thanh toán được hưởng.
Thu nhập khác: Thu nhập từ những hoạt động bất thưởng của công ty, như thu nhập từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ, tiền thu từ phạt vi phạm hợp động của đối tác.
Tại Công ty thì chi phí bao gồm giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác. Trong đó, giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí hoạt động của công ty.
Giá vốn hàng bán: bao gồm giá vốn của thành phẩm xuất bán.
Chi phí bán hàng: Gồm lương, trích theo lương bộ phận bán hàng, các chi phí chi phí điện nước, điện thoại, internet, khấu hao các TSCĐ, phân bổ công cụ dụng cụ ở bộ phận bán hàng, chi phí vận chuyển hàng bán.
Chi phí quản lý doanh nghiệp: gồm những loại chi phí như: tiền lương nhân viên văn phòng; chi phí điện nước, điện thoại, internet, khấu hao các TSCĐ, phân bổ công cụ dụng cụ dùng trong văn phòng công ty.
Chi phí tài chính: gồm chi phí lãi vay, chiết khấu thanh toán cho khách
hàng…
Chi phí khác: gồm những chi phí liên quan đến việc thanh lý nhượng bán
TSCĐ, tiền phạt do vi phạm hợp đồng hay những khoản chi phí bất thường khác.
Bảng 2.1. Tỷ trọng chi phí phát sinh trong tháng 12/2019
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu | Số tiền | Tỷ trọng | |
1 | Doanh thu thuần | 3.458.456.300 | 100 |
2 | Chi phí hoạt động | 96,80 | |
2.1 | Giá vốn hàng bán | 2.745.894.840 | 79,40 |
2.2 | Chi phí bán hàng | 349.645.480 | 10,11 |
2.3 | Chi phí QLDN | 230.673.765 | 6,67 |
2.4 | Chi phí tài chính | 21.489.000 | 0,62 |
Có thể bạn quan tâm!
- Bảng Tổng Hợp Định Mức Chi Phí Sản Xuất
- Dự Toán Báo Cáo Kết Quả Kinh Doanh Theo Phương Pháp Toàn
- Đặc Điểm Tổ Chức Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty
- Quy Trình Kế Toán Doanh Thu Bán Hàng
- Phân Tích Thực Trạng Kế Toán Doanh Thu , Chi Phí Và Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Eco Bmc Dưới Góc Độ Kế Toán Quản Trị
- Định Hướng Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Eco Bmc
Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.
(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán)
2.2. Phân tích thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đầu tư ECO BMC dưới góc độ Kế toán tài chính
2.2.1. Đặc điểm doanh thu, chi phí của Công ty
2.2.1.1. Đặc điểm doanh thu của Công ty
Tại Công ty, doanh thu chủ yếu là do bán các sản phẩm gạch ta có thể khái quát các nguồn hình thành doanh thu của công ty như sau:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: chủ yếu do bán các sản phẩm gạch do công ty sản xuất. Doanh thu từ hoạt động này chiếm đến khoảng 99% tổng doanh thu của công ty.
Doanh thu hoạt động tài chính: Gồm lãi từ tiền gửi ngân hàng, chiết khấu
thanh toán được hưởng. Tỷ trọng doanh thu từ hoạt động tài chính chiếm khoảng
< 1% tổng doanh thu của công ty.
Thu nhập khác: thu nhập từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ, tiền vi phạm hợp đồng của đối tác, hay những thu nhập bất thường khác. Tỷ trọng doanh thu từ các hoạt động này chiếm < 1% tổng doanh thu của công ty.
2.2.1.2. Đặc điểm chi phí của Công ty
Tại Công ty thì chi phí bao gồm giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính và chi phí khác. Trong đó, giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí hoạt động của Công ty.
Giá vốn hàng bán: chính là trị giá gốc của thành phẩm xuất kho khi bán hàng của công ty. Chi phí giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng khoảng 81% tổng chi phí của công ty.
Chi phí bán hàng: Gồm các chi phí ở bộ phận bán hàng và phục vụ cho việc bán hàng của Công ty như chi phí điện thoại, nước, internet, khấu hao các TSCĐ, phân bổ công cụ dụng cụ dùng trong bộ phận bán hàng, chi phí vận chuyển, xăng dầu, quảng cáo. Chi phí bán hàng chiếm khoảng 10% tổng chi phí của công ty.
Chi phí quản lý doanh nghiệp: gồm tiền lương nhân viên; chi phí điện thoại, nước, internet, khấu hao các TSCĐ, phân bổ công cụ dụng cụ dùng trong bộ phận quản lý doanh nghiệp, chi phí công tác, chi phí tiếp khách… Chi phí bán hàng chiếm khoảng 10% tổng chi phí của công ty.
Chi phí tài chính: gồm chi phí lãi vay, chiết khấu thanh toán cho khách
hàng… Chi phí tài chính chiếm khoảng 0,6% tổng chi phí của công ty.
Chi phí khác: gồm những chi phí liên quan đến việc thanh lý TSCĐ, chi phí phạt do vi phạm hợp đồng hay những khoản chi phí bất thường khác. Các khoản chi phí khác phát sinh rất ít, chiếm < 1% tổng chi phí của công ty.
Chi phí thuế TNDN: phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của Công ty bao gồm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh sau thuế của Công ty trong năm tài chính hiện hành.
2.2.2. Kế toán doanh thu và thu nhập khác
2.2.2.1. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
* Chứng từ kế toán sử dụng
Để kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, Công ty sử dụng các chứng từ sau đây:
- Hợp đồng kinh tế; Hoá đơn GTGT.
- Các chứng từ khác: Phiếu thu, séc chuyển khoản, séc thanh toán, UNT, giấy báo có…
* Tài khoản kế toán sử dụng
Để kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, Công ty sử dụng các
TK kế toán:
+ TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Chi tiết TK 5112: Doanh thu bán thành phẩm. TK 5112 được chi tiết theo các sản phẩm.
+ TK 521: Các khoản giảm trừ doanh thu. Chi tiết:
Tài khoản 5211 - Chiết khấu thương mại (chi tiết theo các sản phẩm) Tài khoản 5212 - Hàng bán bị trả lại (chi tiết theo các sản phẩm)
Tài khoản 5213 - Giảm giá hàng bán (chi tiết theo các sản phẩm)
+ TK 3331: Thuế GTGT đầu ra.
+ TK 111: Tiền mặt.
+ TK 112: Tiền gửi ngân hàng.
+ TK 131: Phải thu khách hàng.
Chứng từ PT, HĐ GTGT,
GBC
Quy trình luân chuyển chứng từ theo Sơ đồ 2.4.
Khách hàng có nhu cầu mua hàng
Phòng Kinh doanh lập hợp đồng kinh tế
Kế toán Lập HĐ GTGT
Phòng Kế toán phân loại và tiến hành ghi
sổ
Sổ Nhật ký chung
Sổ tổng hợp 131 Sổ tổng hợp BH
Sổ chi tiết 131…
Sổ chi tiết BH
Sổ cái TK 131…
Sổ cái TK 511
Ghi chú:
Ghi hàng ngày Ghi cuối quý